Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 10

docx 2 trang thaodu 6160
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 10

  1. Câu 236. Nồng độ mol / lit của dung dich HCl 3,65% ( d= 1,2g/ml) là: A. 0,6M. B. 2M. C. 1,8M. D. 1,2M. Câu 237. Sản phẩm tạo thành khi điện phân dung dịch NaCl loãng nguội, có màng ngăn là: A. NaOH, H2. B. NaClO3, H2; Cl2. C. NaClO, H2. D. NaOH, Cl2, H2. Câu 238. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Trong hợp chất khí của R với hiđrô, R chiếm 94,12% về khối lượng. Tên của R là: A. P. B. O. C. S. D. N. Câu 239. Hoà tan 2gam sắt ôxit cần 26, 07ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05gam/ml). Công thức ôxit sắt là: A. FeO2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 240. ứng dụng nào sau đây không phải là của Clorua vôi. A. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi. B. Xử lí các chất độc. C. Sản xuất CaO. D. Tẩy trắng sợi, vải, giấy. Câu 241. Fe tác dụng với Cl2 tạo sản phẩm là A. Fe2Cl3. B. FeCl2. C. FeCl3. D. FeCl. Câu 242. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với HCl dư thấy có 1 gam H2 thoát ra. Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là bao nhiêu gam? A. 55,5 gam. B. 65,5 gam. C. 45,5 gam. D. 40,5 gam. Câu 243. Cho sơ đồ phản ứng Cu + H2SO4đ CuSO4 + SO2 + H2O. Trong đó Cu đóng vai trò là A. Chất khử. B. Không là chất khử, không là chất oxi hoá. C. Chất oxi hoá. D. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Câu 244. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất là: A. Ba và At. B. Cs và F. C. Ca và Cl. D. Na và O. Câu 245. Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình e của ion Cl - là: A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p2. Câu 246. Cộng hoá trị của N trong NH3 là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 247. Chọn câu đúng. A. H2O2 không có tính oxi hoá lẫn tính khử. B. H2O2chỉ có tính khử. C. H2O2chỉ có tính oxi hoá. D. H2O2vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 248. Hãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần. A. HF, HI, HBr, HCl. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HC,l HI, HBr, HF. D. HI, HBr, HF, HCl. Câu 249. Hoà tan 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0, 672l khí bay ra ở đktc. Khi cô cạn dung dịch A khối lượng muối khan thu được là: A. 11,33g. B. 9,33g. C. 10,33g. D. 12,33g. Câu 250. Cho dung dịch chứa 2 gam NaOH vào 150 ml dung dịch HCl 2M. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Màu xanh. B. Màu đỏ. C. Không đổi màu. D. Không xác định được. Câu 251. Nguyên tử O trong phân tử H2O lai hoá kiểu nào? A. không lai hoá. B. sp2. C. sp. D. sp3. Câu 252. Có 16ml dung dịch axit HCl nồng độ x mol/lít, gọi là dung dịch A. Người ta thêm nước vào dung dịch axit trên cho đến khi được 200 ml dung dịch mới có nồng độ 0, 1 mol. x có giá trị là A. 1,5M. B. 1,25 M. C. 1,21. D. 1,2 M. Câu 253. Khí O2 lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí O2? A. Al2O3. B. Dung dịch NaOH. C. Nước vôi trong. D. H2SO4 đặc. Câu 254. Để tạo ion Al3-, nguyên tử Al: A. Nhường 3electron. B. Không mất electron. C. Mất hết electron. D. Nhận 3 electron. Câu 255. Nguyên tử C trong phân tử CH4 lai hoá kiểu: A. sp3. B. sp3d. C. sp2. D. sp. Câu 256. Đổ dung dịch chứa 0, 1mol HBr vào dung dịch chứa 0, 2 mol NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào. A. Màu xanh. B. Không đổi màu. C. mất màu. D. Màu đỏ. Câu 257. Nhận định nào sau đây không đúng về iot: A. Phản ứng đựoc với 1 số kim loại khi có xúc tác hoặc nhiệt độ. B. ở đk thường, là chất rắn, màu tím đen. C. Số oxi hoá: _1; 0; +1; +3; +5; +7. D. Iot tan nhiều trong nước. Câu 258. Cho các chất sau đây:FeCl3,Cl2,HCl,HF,H2S,Na2SO4. Chất nào có thể tác dụng với dung dịch KI để tạo ra I2:
  2. A. HF và HCl. B. Cl2, HCl. C. Na2SO4 và H2S. D. FeCl3 và Cl2. Câu 259. Trong dãy các chất sau:HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, số oxihoa của clo lần lượt là: A. -1; +4; +5; +7; +3. B. -1; +2; +3; +4; +5. C. -1; +1; +2; +3;+4. D. -1; +1; +3; +5; +7. Câu 260. Những chất nào sau đây tác dụng với HCl để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm. A. KMnO4, MnO2. B. KCl, MnO2. C. NaCl, BaCl2. D. NaCl, H2SO4. Câu 261. ở nhiệt độ thường, Nitơ phản ứng được với: A. Li. B. F2. C. Al. D. Cl2. Câu 262. Axit nào có tính Oxh mạnh nhất? A. HClO2. B. HClO4. C. HClO. D. HClO3. Câu 263. để hở lọ dung dịch H2S lâu ngày trong không khí thấy có hiện tương. A. vẩn đục vàng. B. vẩn đục đen. C. kết tủa trắng. D. không hiện tượng. Câu 264. Muối thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch axit HCl là: A. FeCl2 và FeCl3. B. FeCl2. C. FeCl3. D. FeCl. Câu 265. Trong các chất sau: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3. Chất nào chỉ có tính khử, chất nào có cả 2 tính chất oxyhoá và khử cho kết quả theo thứ tự. A. Fe, Fe2 (SO4)3. B. Fe, FeSO4. C. FeSO4, Fe2 (SO4)3. D. FeSO4, Fe.