Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11: Khúc xạ ánh sáng - Mắt và dụng cụ quang học

docx 2 trang thaodu 6681
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11: Khúc xạ ánh sáng - Mắt và dụng cụ quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_11_khuc_xa_anh_sang_mat_v.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11: Khúc xạ ánh sáng - Mắt và dụng cụ quang học

  1. ÔN TẬP KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - MẮT VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC Câu 1. Trong hiện tượng khúc xạ A. góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới.B. góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. góc khúc xạ không thể bằng 0.D. góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. Câu 2. Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 60 0 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là: A. 300.B. 35 0.C. 40 0.D. 45 0. Câu 3 Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần. B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất. D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Câu 4 Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9 0 thì góc khúc xạ là 8 0. Tính vận tốc ánh sáng trong môi trường A. Biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s. A. 2,25.105 km/s.B. 2,3.10 5 km/s.C. 1,8.10 5 km/s.D. 2,5.10 5 km/s. Câu 5. Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f = 30 cm. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là A. 60 cm.B. 45 cm.C. 20 cm.D. 30 cm. Câu 6. Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh ngược chiều lớn gấp 3 lần AB và cách nó 80 cm. Tiêu cự của thấu kính là A. 25 cm.B. 15 cm.C. 20 cm.D.10 cm. Câu 7. Vật sáng được đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Ảnh của vật qua thấu kính có số phóng đại ảnh k = - 2. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là A. 30 cm.B. 40 cm.C. 60 cm.D. 24 cm. Câu 8. Vật thật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng 2f thì ảnh của nó là A. ảnh thật nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo lớn hơn vật. C. ảnh thật bằng vật. D. ảnh thật lớn hơn vật. Câu 9. Một vật sáng AB cách màn ảnh E một khoảng L = 100 cm. Đặt một thấu kính hội tụ trong khoảng giữa vật và màn để có một ảnh thật lớn gấp 3 lần vật ở trên màn. Tiêu cự của thấu kính là A. 20 cm.B. 21,75 cm.C. 18,75 cm.D. 15,75 cm. Câu 10. Mắt cận thị khi không điều tiết thì có tiêu điểm A. nằm trước võng mạc. B. cách mắt nhỏ hơn 20cm. C. nằm trên võng mạc.D. nằm sau võng mạc. Câu 11. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì người đó phải đeo sát mắt một thấu kính có tụ số bằng A. -0,02 dp.B. 2 dp.C. -2 dp.D. 0,02 dp. Câu 12. Khi mắt nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận thì A. tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất.B. mắt không điều tiết vì vật rất gần mắt. C. độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất.D. khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất. Câu 13. Mắt cận thị điều tiết tối đa khi quan sát vật đặt ở A. Điểm cực cận. B. vô cực. C. Điểm cách mắt 25 cm. D. Điểm cực viễn. Câu 14. Một kính lúp là thấu kính hội tụ có độ tụ 10 dp. Mắt người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là A. 2,5.B. 4.C. 5.D. 2. Câu 15. Mắt bị tật viễn thị A. có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc. B. nhìn vật ở xa phải điều tiết mắt. C. phải đeo thấu kính phân kì thích hợp để nhìn các vật ở xa. D. điểm cực cận gần mắt hơn người bình thường. Câu 16. Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật, ta phải đặt vật cách kính một khoảng A. d = f.B. d ≤ f.C. f 2f.
  2. Câu 17. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10 cm quan sát vật qua kính lúp có tiêu cự f = 5 cm ở trạng thái mắt điều tiết tối đa. Vật đặt cách kính bao nhiêu nếu kính đặt cách mắt 2 cm? A. 4,25 cm.B. 5 cm.C. 3,08 cm.D. 4,05 cm. Câu 18. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ. D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới Câu 20. Nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì là đúng? A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật. Câu 21. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật. Câu 22. Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật. Câu 23. Đặt vật sáng AB cao 2 cm vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = –12 cm, trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng 12 cm thì ta thu được A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn. B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 0,75cm. C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm. D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm. Câu 24. Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính. B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật. C. tiêu cự của kính và độ cao vật. D. độ cao ảnh và độ cao vật. TỰ LUẬN: Một kính lúp mà trên vành kính có ghi 5X. Một người sử dụng kính lúp này để quan sát một vật nhỏ, chỉ nhìn thấy ảnh của vật khi vật được đặt cách kính từ 4 cm đến 5 cm. Mắt đặt sát sau kính. Xác định khoảng nhìn rõ của người này.