Bài tập tự luyện môn Vật lý Lớp 9

docx 4 trang thaodu 8200
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_luyen_mon_vat_ly_lop_9.docx

Nội dung text: Bài tập tự luyện môn Vật lý Lớp 9

  1. I. ĐỊNH LUẬT ÔM + Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 푈 Trong đó: = 푅 U: hiệu điện thế, đơn vị đo là V I: cường độ dòng điện, đơn vị đo là A R: điện trở, đơn vị đo là Ω II. CÁC CÔNG THỨC ĐOẠN MẠCH U I R (V) (A) (Ω) R = R1 + R2 + 퐔 퐑 NỐI TIẾP U = U1 + U2 + I = I1 = I2 = = 푼 푹 = + + 푹 푹 푹 퐈 퐑 SONG SONG U = U1 = U2 = I = I1 + I2 + = 퐈 푹 퐑 퐑 hay 퐑 = 푹 + 퐑 TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm. Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ A. luân phiên tăng giảm B. không thay đổi C. giảm bấy nhiêu lần D. tăng bấy nhiêu lần Câu 3: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? A. 0,5A B. 1,5A C. 1A D. 2A Câu 4: Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn như hình. Hãy chọn các giá trị thích hợp để điền vào các ô trống U (V) 0 5 18 25
  2. I (A) 0,24 0,4 0,64 Câu 5: Nội dung định luật Ôm là: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 6: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. . của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt. A. Điện trở B. Chiều dài C. Cường độ D. Hiệu điện thế Câu 7: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở? A. Ôm B. Oát C. Vôn D. Ampe Câu 8: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây? A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở. B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở. C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ. D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ. Câu 9: Ba điện trở có các giá trị là 10Ω , 20Ω , 30Ω . Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A? A. Có 1 cách B. Có 2 cách C. Có 3 cách D. Không thể mắc được Câu 10: Một mạch điện gồm 3 điện trở R 1 = 2Ω , R2 = 5Ω , R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là: A. 10V B. 11V C. 12V D. 13V Câu 11: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15 Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là: A. 2A B. 2,5A C. 4A D. 0,4A Câu 12: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R 1, R2 mắc song song? Câu 13: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6 Ω , R 2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
  3. A. R = 9 Ω , I = 0,6A B. R = 9 Ω , I = 1A C. R = 2 Ω , I = 1A D. R = 2 Ω , I = 3A Câu 14: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω , trong đó các điện trở R 1 = 7 Ω ; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây? A. 9 Ω B. 5Ω C. 15 Ω D. 4 Ω Câu 15: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau? A. 45V B. 60V C. 93V D. 150V TỰ LUẬN Bài 1 Đoạn mạch nối tiếp. Biết R1 = 4 Ω, R2 = 10 Ω, R3 = 12 Ω, R4 = 24 Ω. Tính Rtd Bài 2 Cho hai điện trở R1 = 15 Ω, R2 = 10 Ω mắc nối tiếp với nhau. a) Tính điện trở tương đương R12 b) Mắc thêm R = 30 Ω vào nối tiếp hai điện trở trên. Tính điện trở tương đương của toàn mạch. So sánh điện trở tương đương toàn mạch với mỗi điện trở thành phần. Bài 3 Tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song, biết R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; R3 = 12Ω. Bài 4 Cho 5 điện trở R có giá trị như mắc song song. Tính điện trở tương đương ? Bài 5 Đoạn mạch gồm hai điện trở măc song song với nhau. Biết giá trị của điện trở này lớn gấp bốn lần điện trở kia và điện trở tương đương của đoạn mạch là này bằng 4 Ω. Tìm giá trị của mỗi điện trở. Bài 6 Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó. Bài 7 Ba đện trở R 1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 44 V. Biết R1 = 2R2 = 3 R3=. Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch là 4A. Tính giá trị các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. Bài 8 Tính điện trở tương đương của mạch điện, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = R4 = 6 Ω. Bài 9 Cho mạch điện có R 1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω có sơ đồ như hình vẽ. Tính Rtd
  4. Bài 10 Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V ? Bài 11 Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6 I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu ? Bài 12 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 3Ω , R2 = 8Ω , điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V. a) Cho R3 = 7 Ω . Tính cường độ dòng điện trong mạch. b) Điều chỉnh R 3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi hai lần so với ban đầu. Tính giá trị của R’ khi đó. Bài 13 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Trong đó điện trở R 1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.