Bài thi hùng biện về Anh hùng dân tộc La Văn Cầu

doc 2 trang thaodu 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi hùng biện về Anh hùng dân tộc La Văn Cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi_hung_bien_ve_anh_hung_dan_toc_la_van_cau.doc

Nội dung text: Bài thi hùng biện về Anh hùng dân tộc La Văn Cầu

  1. THI HÙNG BIỆN: (Đội La Văn Cầu gồm các lớp: 8A1, 9A2, 6A3, 7A4 GV phụ trách: Nguyễn Thị Thu Hương) Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh. Thay mặt đội “La Văn Cầu”, em xin kính chúc các đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt. Chúc buổi ngoại khoá thành công rực rỡ. Trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông ta, trải qua các thời đại đã có biết bao vị anh hùng dân tộc, đấng xả thân, nhiều vị anh hùng lập những chiến công vang dội, đã được sử sách ghi nhận, ngợi ca, có người cống hiến hy sinh thầm lặng, có người lập những chiến công hiển hách mà còn ít được biết đến, em rất kính phục các vị anh hùng dân tộc, một người đã trở thành thần tượng của em, đó chính là anh hùng La Văn Cầu trong kháng chiến chống Pháp. Em còn nhớ bài thơ viết về anh hùng La Văn Cầu : "Anh Cầu ra trận Giặc bắn què tay Anh chặt phăng ngay Xông lên nổ súng Mìn anh bắn trúng Vào lỗ châu mai Giặc chết sõng soài Cả đồn bị hạ Anh Cầu giỏi quá Được Bác Hồ khen Lại được nêu tên Anh hùng quân đội ” đã khiến không biết bao nhiêu thế hệ học trò yêu quý, và còn vang mãi cho đến ngày hôm nay. Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng, người dân tộc Tày. Khi ông 3 tuổi, bố ông bị Tây bắt đi làm phu xây dựng rồi bị bệnh và chết. Bước vào tuổi 16, Lã Văn Cầu làm đơn xin đi bộ đội bởi lòng căm thù giặc luôn ngự trị trong đầu. Ông là một trong những người đầu tiên của trung đoàn 174 Cao – Bắc – Lạng. Khoảng 6 giờ sáng ngày 16 -9 -1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16- 9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 17- 9, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này,
  2. cánh tay phải bị thương cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ một người đồng đội Nông Văn Thêu (là tiểu đội trưởng) giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng. rồi băng bó qua loa. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ tên Lý Văn Mưu thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ vang lên, công lao của ông đã góp phần to lớn cho trận thắng Đông Khê lịch sử. Hiện nay, ở tuổi ngoài 80, anh hùng La Văn Cầu vẫn còn rất minh mẫn Ông – người anh hùng trong trái tim của bao thế hệ Việt Nam, là minh chứng hào hùng nhất cho sự hy sinh quên mình vì tổ quốc, là niềm tự hào lớn lao của lớp lớp trẻ phía sau bởi những gì đang hiện hữu trên con người ông chính là nhân chứng rõ ràng nhất mà chiến tranh đã để lại. Chính những mất mát ấy cho chúng ta hôm nay được sống bình yên. Cảm phục và mến mộ gương chiến đấu dũng cảm của ông, chỉ cần còn hơi thở cuối cùng cũng cống hiến cho Tổ quốc, em nguyện cố gắng chăm ngoan học giỏi để luôn xứng đáng là thế hệ măng non của đất nước, rèn đức luyên tài để tiếp bước cha anh xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Cuối cùng một lần nữa, em xin chúc buổi ngoại khoá thành công tốt đẹp.