Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn Âm nhạc Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn Âm nhạc Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_cau_hoi_trac_nghiem_va_tu_luan_mon_am_nhac_lop_8.doc
Nội dung text: Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn Âm nhạc Lớp 8
- A. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 8 Câu 1 Bài hát “Lí dĩa bánh bò” là dân ca gì A. Nam Bộ B. Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Quảng Nam Câu 2: Bài hát “Hò ba lí” viết ở nhịp A. 3/4 B. 2/4 C. 4/4 D. 3/8 Câu 3: Bài hát “Mùa thu ngày khai trường” thuộc chủ đề A. Quê hương B. Tình bạn C. Mái trường D. Hòa bình - hữu nghị - đoàn kết Câu 4: Bài hát “Tuổi hồng” thuộc chủ đề A. Hòa bình - hữu nghị - đoàn kết B. Gia đình C. Quê hương D. Tuổi học trò Câu 5: Bài Tập đọc nhạc số 4 “Chim hót đầu xuân” do ai sáng tác A. Nguyễn Đình Tấn B. Hoàng Lân C. Hoàng Vân D. Phạm Tuyên Câu 6: Bài Tập đọc nhạc số 2 “Trở về su-ri-en-tô” viết ở nhịp gì A. 2/4 B. 3/4 C. 4/4 D. 3/8 Câu 7: Bài TĐN số 1 “Chiếc đèn ông sao” sử dụng ký hiệu A. Khung thay đổi B. Dấu quay lại C. Dấu nhắc lại D. Dấu nhắc lại và khung thay đổi Câu 8: Bài TĐN nào sử dụng ký hiệu thường gặp trong bản nhạc A. TĐN số 4 B. TĐN số 3 C. TĐN số 2 D. TĐN số 1 Câu 9: Giọng song song là một giọng trường và một giọng thứ A. Cùng hóa biểu, khác âm chủ B. Cùng hóa biểu, cùng âm chủ C. Khác hóa biểu, khác âm chủ D. Cùng âm chủ, khác hóa biểu
- Câu 10: Giọng cùng tên là một giọng trường và một giọng thứ A. Cùng hóa biểu, khác âm chủ B. Cùng âm chủ, khác hóa biểu C. Khác hóa biểu, khác âm chủ D. Cùng hóa biểu, cùng âm chủ Câu 11: Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” là sáng tác của nhạc sĩ A. Văn Cao B. Đỗ Nhuận C. Trần Hoàn D. Hoàng Vân Câu 12: Bài hát “Hò kéo pháo” là sáng tác của nhạc sĩ A. Hoàng Việt B. Trần Hoàn C. Đỗ Nhuận D. Hoàng Vân Câu 13. Câu hát Khoảng trời bình yên rộng cánh chim bay có trong bài hát nào? A. Mùa thu ngày khai trường C. Tuổi hồng B. Lí dĩa bánh bò D. Hò ba lí Câu 14. Giọng La thứ hoà thanh là gì? A. Giọng thứ có âm bậc IV nâng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. B. Giọng thứ có âm bậc V nâng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. C. Giọng thứ có âm bậc VI nâng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. D. Giọng thứ có âm bậc VII nâng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên. Câu 15. Hoá biểu có hai dấu thăng gồm những âm nào thăng? A. Pha thăng, Rê thăng C. Đô thăng, Pha thăng B. Pha thăng, Đô thăng D. Đô thăng, Rê thăng Câu 16. Đây là tiết tấu mở đầu của bài TĐN nào? A. TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao C. TĐN số 3- Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót B. TĐN số 2- Trở về Su-ri-en-tô D. TĐN số 4- Chim hót đầu xuân Câu 17. Bài TĐN nào viết ở nhịp ? A. TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao C. TĐN số 4- Chim hót đầu xuân B. TĐN số 2- Trở về Su-ri-en-tô D. Cả A và C Câu 18. Nhạc sĩ Trần Hoàn là tác giả bài hát nào? A. Một mùa xuân nho nhỏ C. Mùa thu ngày khai trường B. Bóng cây kơ-nia D. Tuổi hồng Câu 19. Nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam là nhạc cụ nào? A. Trống C. Đàn t’ rưng B. Cồng, chiêng D. Đàn đá Câu 20: Bài hát “Mùa thu ngày khia trường” viết ở nhịp A. 3/4 B. 2/4 C. 4/4 D. 3/8 Câu 21: Bài TĐN số 1 “Chiếc đèn ông sao” do ai sáng tác
- A. Hoàng Việt B. Trần Hoàn C. Đỗ Nhuận D. Phạm Tuyên Câu 22. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là sinh năm nào? A. 1914 B. 1924 C. 1934 D. 1944 Câu 23: Bài hát “Hò Ba Lí” là dân ca nào? A. Quảng Nam B. Quảng Ninh C. Quảng Trị D. Quảng Bình Câu 24. Nhạc sĩ Hoàng Vân là tác giả bài hát nào? A. Hò Kéo Pháo B. Hò Ba Lý C. Hò giã gạo D. Hò hụi Câu 25: Bài Tập đọc nhạc số 3 là của nước nào? A. Ba Lan B. Việt Nam C. Nga D. Pháp
- B. BỘ CÂU HỎI TỰ LUẬN ÂM NHẠC 8 I. NHẬN BIẾT (15 CÂU) Câu 1: Kể tên 1 vài bài Lí? Câu 2: Kể tên 1 số bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn? Câu 3: Bài hát Tuổi Hồng do ai sáng tác? Câu 4: Bài hát Hò ba lí thuộc thể loại gì? Thuộc vùng nào của nước ta? Câu 5: Ai là tác giả của Bài hát Chiếc đèn ông sao ? Câu 6: Bài hát Bóng cây kơ-nia do ai sáng tác? Câu 7: Kể tên 1 số loại nhạc cụ bằng nứa mà em biết? Câu 8: Gam thứ là gì? Câu 9: Bài Tập đọc nhạc số 3 nhạc nước nào? Câu 10: Kể tên 1 số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân mà em biết? Câu 11: Giọng thứ là gì? Câu 12: Em hãy kể đôi điều về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều? Câu 13: Bài Tập đọc nhạc số 1 tên là gì? Do ai sáng tác? Câu 14: Bài hát Hò kéo pháo do ai sáng tác? Và viết ở nhịp bao nhiêu? Câu 15: Hãy kể tên 1 số bài hát về mùa thu? II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) Câu 1: Đặt lời mới theo điệu Lý dĩa bánh bò? Câu 2: Phát biểu cảm nhận của em về bài hát “Mùa thu ngày khai trường” ? Câu 3: Phát biểu cảm nhận của em về bài hát “Hò kéo pháo” ? Câu 4: Tìm một vài bài hát thiếu nhi viết ở giọng thứ? Câu 5: So sánh giọng song song và giọng cùng tên? Câu 6: So sánh giọng Đô trưởng và Đô thứ? Câu 7: Em hiểu như thế nào là giọng La thứ hòa thanh? Câu 8: Nội dung lời bài TĐN1 là gì ? Câu 9: Phát biểu cảm nhận của em về bài hát “Tuổi Hồng” ? Câu 10: Bài Tập đọc nhạc số 2 viết ở giọng gì? III. VẬN DỤNG (8 CÂU) Câu 1 : Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 1. Câu 2 : Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 2 Câu 3 : Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 3 Câu 4 : Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 4 Câu 5 : Em hãy hát bài hát Mùa thu ngày khai trường? Câu 6 : Em hãy trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò? Câu 7 : Hãy biểu diễn bài hát Tuổi Hồng ? Câu 8: Em hãy hát bài Hò Ba Lí?