Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9

doc 7 trang thaodu 4533
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_chuong_i_mon_vat_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9

  1. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21) Đề số 1 Câu 1. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào độ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu? A. R3 = 240Ω.B. R 3 = 120Ω. C. R 3 = 400Ω. D. R 3 = 600Ω. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì A. cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau. B. hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau. C. hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. D. điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần. Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có S1 tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số bằng S2 1 1 A. . B. 2.C. . D. 3. 2 3 Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là A. 20m. B. 30m. C. 40m. D. 50m. Câu 5. Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I, công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là: A. A = R.I.t B. A = P.t/R C. A = U.I.t D. A = P 2/R Câu 6. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song là A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω. Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V-3W, cường độ dòng điện qua bóng khi nó sáng bình thường là bao nhiêu? A. 0,5A. B. 2A. C. 18A. D. 12A. Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là: A. R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. B. R 1 = 4 Ω; R2 = R3 = 8 Ω . C. R1 = 3 Ω; R2 = R3 = 6 Ω. D. R 1 = 2 Ω; R2 = R3 = 4 Ω. Câu 9: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, phát biểu nào sau đây là đúng? Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi A. biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện. B. biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. biến trở được mắc song song với mạch điện. D. biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế. 1
  2. Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikelin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U=220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là A. 99,79W. B. 9,979W. C. 997,9W. D. 0,9979W. Câu 11. Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720kJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu? A. P = 800W. B. P = 800kW.C. P = 800J. D. P = 800N. Câu 12. Có bốn điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là A. I = 2A. B. I = 1,5A. C. I = 1A. D. I = 4,5A. Câu 13. Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm với cơ thể người A. 6V.B. 12V.C. 39V.D. 220V. Câu 14. Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành A. cơ năng.B. hóa năng. C. năng lượng ánh sáng.D. nhiệt năng. Câu 15. Trong kĩ thuật, đơn vị công suất còn được tính bằng A. kJ. B. kW. C. W/h. D.W/s. Câu 16. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu? A. I = 1,0 A.B. I = 1,5 A. C. I = 2 A. D. I = 2,5 A. Câu 17: Một bóng đèn có ghi 220V-75W. Công suất điện của bóng đèn băng 75 W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế A. nhỏ hơn 220V. B. bằng 220V. C. lớn hơn hoặc bằng 220V. D. bất kì. Câu 18: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85% . Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1h là bao nhiêu? A. 2190,6kJ. B. 2109,6kJ. C. 2019,6kJ. D. 2106,9kJ. Câu 19: Phát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng A. Điện năng là năng lượng của dòng điện. B. Điện năng là công của dòng điện sinh ra. C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn. D. Điện năng chỉ năng lượng chuyển hóa thành dạng khác của năng lượng. Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dòng điện có vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. A. năng lượng. B. điện thế. C. điện tích. D. điện lượng. Hết 2
  3. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21) Đề số 2 Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai? A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo. B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo. C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo. D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó. Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp? 1 1 A. R= +B. R = R 1+R2 R1 R 2 1 1 1 R R C. = +D. R = 1 2 R R1 R 2 R1 R 2 Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 4Ω. B .6 Ω. C. 8 Ω. D. 10Ω. Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R 1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R 3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn? A. R3 > R2 > R1. B. R 1 > R3 > R2. C. R2 > R1 > R3. D. R 1 >R2 >R3. Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây là đúng? Công suất điện để chỉ A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít. B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé. D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện. Câu 6. Mắc điện trở R 1 = 40Ω và R 2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là A. 0,1A. B. 0,15A. C. 0,45A. D. 0,3A. Câu 7: Một bàn là điện có ghi 220V – 800W mắc vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là A. 3,6A. B. 0,5A. C. 2,6A. D. 4,2A. Câu 8: Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Hiệu điện thế hai đầu R3 và hiệu điện thế hai đầu mạch là A. U3 = 6V và U = 16V.B. U 3 = 4V và U = 14V. C. U3 = 5V và U = 12V.D. U 3 = 8V và U = 18V. Câu 9: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường ta chọn hai bóng đèn như thế nào? A. Có cùng hiệu điện thế định mức.B. Có cùng công suất định mức. C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.D. Có cùng điện trở. Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là A. 898011J.B. 898110J. C. 898101J. D. 890801J. Câu 11. Mối liên hệ giữa công A và công suất P: A. P = A.t B. P = A+ tC. A = P.tD. t = P.A Câu 12. Có bốn điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào sau đây? A. R5 = 25Ω.B. R 5 = 40Ω C. R 5 = 60Ω.D. R 5 = 90Ω. Câu 13. Đơn vị công của dòng điện là A. ampe (A).B. jun (J).C. vôn (V).D. oát (W). Câu 14. Trong số các vật liệu: đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất? A. đồng.B. nhôm.C. sắt.D. nicrom. 3
  4. Câu 15. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A nữa thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là A. U = 10V. B. U = 12,5V. C. U = 15V. D. U = 20V. Câu 16. Công suất của dòng điện (P) trên đoạn mạch chứa điện trở R là: A. P = R.IB. P = I 2. RC. P = I.R 2 D. P = I2. R2 Câu 17: Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn A. sáng bình thường.B. sáng mạnh hơn bình thường. C. sáng yếu hơn bình thường.D. sáng lúc mạnh lúc yếu. Câu 18: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây? A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình. B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng. C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình. D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. Câu 19: Có ba điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. I = 6A.B. I = 1,5A.C. I = 3,6A.D. I = 4,5A. Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Biến trở là có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch? A. điện kế. B. biến thế.C. điện trở.D. ampe kế. Hết 4
  5. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21) Đề số 3 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phát biểu dưới đây phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. C. có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. D. luôn bằng một nửa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 2. Có hai điện trở R1 và R2 (với R1 = R2 = r). Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp (nt) và mắc song song (ss). Kết quả nào sau đây là đúng? A. Rnt = 2.Rss. B. R nt = 4.Rss.C. R ss = 2.Rnt.D. R ss = 4.Rnt. Câu 3. Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6 Ω. Dây thử nhất dài 15m, chiều dài của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 16 m. B .17 m. C. 18 m. D. 20 m. Câu 4. Công thức nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn (l), tiết diện dây dẫn (S), điện trở suất (ρ) vật liệu làm dây là đúng? S l 2 S2 A. R = .B. R = . C. R = .D. R = . S l S l l Câu 5. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 =10Ω và R2 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là A. I = 0,2A.B. I = 0,3A.C. I = 0,4A. D. I = 0,6A. Câu 6. Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguồn điện 12V. Điện trở của bóng đèn là A. 12Ω. B. 36Ω.C. 48Ω.D. 24Ω. Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R2= 2R3 vôn kế V chỉ 12 V, ampe kế A chỉ 2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là A. U = 15V. B. U =18V.C. U = 20V.D. U = 24V. Câu 8: Bóng đèn treo bị đứt dây tóc cần phải thay bóng đèn khác. Những việc làm sau đây không đảm bảo an toàn điện? A. Nếu đèn dùng phích cắm, phải rút phích cắm trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác. B. Nếu đèn không dùng phích cắm, phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác. C. Đảm bảo cách điện giữa cơ thể người và nền nhà, tường gạch (đứng trên ghế nhựa hay bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. D. Không rút phích cắm, không ngắt công tắc, không tháo cầu chì, không đảm bảo cách điện giữa cơ thể người và nền nhà, tường gạch trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác. Câu 9: Nếu đồng thời tăng điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng lên như thế nào? A. 4 lần.B. 8 lần.C. 12 lần.D. 16 lần. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 10. Có hai điện trở R1 và R2 được mắc vào giữa hai điểm A và B. Khi chúng được mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của mạch là 9Ω. Khi chúng được mắc song song thì điện trở của mạch là 2 Ω. Tính điện trở R1 và R2 ? Câu 11. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. Theo cách mắc đó, hãy tính: a) Điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút. Hết 5
  6. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21)- Đề số 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trên hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai? A. Khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A. B. Khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3A. C. Khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1A. D. Giá trị của hiệu điện thế luôn gấp 20 lần giá trị của cường độ dòng điện. Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi một nửa? Biết rằng hiệu điện thế không đổi? A. Tăng lên gấp đôi.B. Không thay đổi.C. Giảm đi một nửa.D. Giảm đi còn 1/4. Câu 3. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Biết điện trở suất của nicrom =1,1.10-6Ωm. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là A. I = 2A. B. I = 4A. C. I = 6A. D. I = 8A. Câu 4. Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của hai dây dẫn: A. Rđồng = Rnhôm. B. R đồng > Rnhôm.C. R đồng < Rnhôm.D. R đồng = 2Rnhôm. Câu 5. Công suất điện cho biết A. khả năng thực hiện công của dòng điện. B. năng lượng của dòng điện. C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 6. Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 24Ω, mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là A. 5,4V và 6,6V. B. 4,8 và 7,2V. C. 3,6V và 8,4V.D. 2,4V và 9,6V. Câu 7: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ là bao nhiêu? A. 0,5A. B. 1,5 A.C. 2A.D. 18A. Câu 8: Hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 2Ω mắc nối tiếp. Dòng điện chạy qua R1 là I = 1,25A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là A. U = 7,5 (V).B. U = 8 (V).C. U = 12 (V).D. U = 6,25 (V). Câu 9: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất. B. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này. C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường. D. nếu chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ. Câu 10: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ là A. 2374kJ.B. 2376kJ.C. 2387kJ.D. 2372kJ. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ bên: Biết R1 = 6Ω; R 2 = 30Ω; R 3 = 15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V. a) Tính điện trở tương đương của mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở? Câu 12. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. theo cách mắc đó, hãy tính : a) Điện trở tương đương của đoạn mạch b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở . c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút Hết 6
  7. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21)- Đề số 5 Câu 1. Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật ôm với một đoạn mạch? Câu 2. Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích gì? Câu 3. Một bạn học sinh cho rằng công của dòng điện sản ra khi nó chay qua một vật đẫn tỉ lệ với điện trở của vật dẫn đó. Ý kiến của bạn đó có đúng không? Câu 4. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 9Ω; R2 = 6Ω mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trong mạch chính. b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mach rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính. Câu 5. Một gia đình sử dụng 10 bóng đèn 220V- 40W, một bếp điện 220V- 1000W, một máy giặt 220V – 1400W, một tủ lạnh 220V – 200W một tivi 220V – 100W trong thời gian 30 phút. Biết hiệu điện thế ở hai đầu ổ điện là 220V. a) Tính điện năng đã tiêu thụ trong thời gian trên. b) Tính số tiền phải trả cho số điện năng trên biết giá 1kW.h là 800 đồng. Kiểm tra Vật lí lớp 9 - Chương 1 (tiết 21)- Đề số 6 Câu 1. Phát biểu, viết biểu thức và nói rõ các đại lượng và đơn vị đo trong công thức của định luật Jun-Len-xơ. Câu 2. Trình bày sơ đồ cách mắc các dụng cụ cần thiết, quá trình thao tác dùng để đo điện trở của một dây đẫn bằng vôn kế và ampe kế lí tưởng. Câu 3. Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện. Một dây dẫn dài l1 có điện trở R1 và dây kia dài l2 có điện trở R2 (biết l2 = 8l1). Hãy tính tỉ số R1/R2. Câu 4. Hai điện trở R1 = 50Ω; R2 =100Ω mắc nối tiếp; cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A . a) Vẽ sơ đồ mạch điện. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Câu 5. Một khu dân cư có 100 hộ gia đình. Trung bình mỗi tháng mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120W trong 5 giờ/1 ngày. a) Tính công suất trung bình của cả khu dân cư. b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong một tháng (30 ngày). c) Tính tiền điện mà mỗi khu dân cư phải trả trong một tháng với giá 800 đồng /1kW.h. Hết Một số công thức cần nhớ U U Định luật Ôm: I = R = ; U = I.R; R I trong đó: U đo bằng vôn (V), I đo bằng ampe (A), R đo bằng ôm (). Đoạn mạch mắc nối tiếp Đoạn mạch mắc song song - Cường độ dòng điện: I = I1 = I2. - Cường độ dòng điện: I = I1 + I2. - Hiệu điện thế: U = U1 + U2. - Hiệu điện thế: U = U1 = U2. 1 1 1 R1R 2 - Điện trở tương đương: Rtđ = R1 + R2. - Điện trở tương đương: = + ; Rtđ = . R td R1 R 2 R1 R 2 l Công thức tính điện trở của dây dẫn: R = ; (chú ý khi đổi đơn vị: 1mm2 = 1.10 6 m2). S trong đó: là điện trở suất (.m), l là chiều dài dây dẫn (m), S là tiết diện dây dẫn (m2). Công thức tính công suất điện (P): P = UI, trong đó: P đo bằng oát (W), U đo bằng vôn (V), I đo bằng ampe (A). 1W = 1V.1A. U2 Áp dụng trong đoạn mạch có điện trở R: P = I2R = ; (mắc nối tiếp, mắc song song). R Công thức tính công của dòng điện: A = Pt = UIt, trong đó: U đo bằng vôn (V), I đo bằng ampe (A), t đo bằng giây (s), thì công A của dòng điện đo bằng jun (J). 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s. Nếu đo bằng đơn vị kilôoat giờ (kW.h): 1kW.h = 1000W.3600s = 3.600.000J = 3,6.106J. Định luật Jun- Len xơ: Q = I2Rt , Q nhiệt lượng tính bằng jun (J). Nếu đo nhiệt lượng bằng đơn vị calo (cal): Q = 0,24.I2Rt. 7