Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Chủ đề 1: Thấu kính phân kỳ và ảnh của thấu kính phân kỳ

doc 3 trang thaodu 5650
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Chủ đề 1: Thấu kính phân kỳ và ảnh của thấu kính phân kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_vat_ly_lop_9_chu_de_1_thau_kinh_phan_ky_va_anh_cua_th.doc

Nội dung text: Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Chủ đề 1: Thấu kính phân kỳ và ảnh của thấu kính phân kỳ

  1. CHỦ ĐỀ 1 : THẤU KÍNH PHÂN KỲ VÀ ẢNH CỦA TKPK Lưu ý - Mục I đặc điểm của thấu kính phân kỳ không làm thí nghiệm – HS coi SGK - Mục III bài 44 học sinh tự làm ở nhà - Facebook của thầy các em tạo 1 nhóm trong lớp của mình sau đó vào mục nguyễn thạch covid để nộp bài - HS học và coi bài trên SGK chủ đề 1 thứ 3 thầy đưa bài để kiểm tra I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Đặc điểm của thấu kính phân kì - Thấu kính phân kì được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa. - Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ: - Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự. Trên hình vẽ ta quy ước gọi: (Δ) là trục chính O là quang tâm F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh. Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính. 2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính phân kì - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính. - Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:
  2. + Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. + Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh F’. + Tia tới hướng tới tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính. 3. Ứng dụng Kính cận là thấu kính phân kì, đặt thấu kính gần dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ nhỏ hơn khi nhìn trực tiếp vào dòng chữ đó. 4. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
  3. 5. Cách dựng ảnh của vật qua thấu kính phân kì a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính phân kì Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính. Hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S. b) Cách dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Cách xác định vị trí của ảnh khi biết vị trí của vật và tiêu cự hay xác định vị trí của vật khi biết vị trí của ảnh và tiêu cự hay xác định tiêu cự khi biết vị trí của ảnh và vị trí của vật. Cách 1: Vẽ ảnh của một vật theo phương pháp nêu trên. Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng để suy ra đại lượng cần xác định. Cách 2: Áp dụng công thức để xác định. Trong đó: vật là vật thật. f là tiêu cự của thấu kính phân kì (f < 0). d là khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính. d’ là khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính (ảnh ảo nên d’ < 0).