Bộ đề minh họa thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề minh họa thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_minh_hoa_thi_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Bộ đề minh họa thi cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
- ĐỀ MINH HOẠ THI CUỐI KÌ I. ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than? Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời Sáng hôm sau, Điền ngồi viết, giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. (Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, Tập một, NXB Văn học, 2003, tr.317-318) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, trăng được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật nhà văn Điền khi nói về nghệ thuật, về văn chương trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích sau: Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên
- đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. - Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. - Thôi đi ngủ đi chị. Liên vỗ vai em, ngồi xuống chỏng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đèn lồng với bóng người đi về; chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ. Liên quay lại nhìn em thấy An cũng đã ngủ say, tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoáng lạnh và đom đóm không còn nữa. Chị cúi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa cẩn thận và vặn nhỏ ngọn đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ . (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 100 -101) HẾT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu tả, 0,75 biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 3 phương thức biểu đạt: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 phương thức biểu đạt: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 phương thức biểu đạt: 0,25 điểm.
- 2 Trong đoạn trích, trăng được miêu tả qua những chi tiết: Trăng đẹp lắm! 0,75 Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 4 chi tiết trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 3 chi tiết: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1-2 chi tiết: 0,25 điểm. 3 Tâm trạng của nhân vật nhà văn Điền khi nói về nghệ thuật, về văn chương trong1,0 đoạn trích: - Ðiền tự ý thức được không thể nào mơ mộng được nữa: bởi vì, biết bao tiếng đau khổ đã “giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi” - Điền còn tự nhận thức về việc sáng tác nghệ thuật, văn chương: không nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực để viết ra những điều giả dối, phù phiếm mà phải đồng cảm và phản ánh “tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được các nét tâm trạng của nhân vật hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 hoặc 2 nét tâm trạng: 0,5 điểm. 4 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao trong đoạn 0,5 trích: miêu tả tinh tế các sắc thái tâm trạng; ngôn ngữ tạo hình, gợi cảm; giọng điệu sâu lắng, triết lí; Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 2 Phân tích diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
- c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 5.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và nhân vật (0,25 0,5 điểm) * Phân tích 4,0 - Khi tàu đến: Hai chị em vui sướng, đứng dậy để được chiêm ngưỡng đoàn tàu vụt qua “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”, “ những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. - Khi tàu đi qua: + Hai chị em đứng im lặng, ngẩn ngơ, tiếc nuối: “nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. + Liên lặng theo mơ tưởng về Hà Nội: “xa xăm, sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. + Đối với Liên, con tàu thật mới lạ, hấp dẫn, đem đến một thế giới khác đi qua: “khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. + Đặc biệt, Liên tự cảm nhận kiếp sống của mình nhỏ nhoi, quẩn quanh, tăm tối: “như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. + - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật: xây dựng cốt truyện đơn giản; miêu tả tinh tế những biến đổi tâm trạng nhân vật; ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, giàu sức tạo hình, biểu cảm; giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng; 2 * Đánh giá: 0,5 10,0 - Tuy nhỏ tuổi nhưng Liên và An là những đứa trẻ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc, luôn trân trọng niềm vui trong cuộc sống và luôn khao khát, ước mơ về tương lai tươi sáng - Qua câu chuyện về hai nhân vật Liên và An nói riêng và cư dân ở phố huyện nói chung, nhà văn Thạch Lam xót thương những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng; trân trọng ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ của con người; Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
- d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU(3.0 điểm) Đọc văn bản: Hành trình từ bản người Dao đến học bổng châu Âu của một cô gái dân tộc thiểu số sẽ truyền cảm hứng tới mọi người về khát khao chinh phục những chân trời, dù bạn là ai và sinh trong hoàn cảnh nào. Chọn con đường ngược chiều so với suy nghĩ của bản làng, Chảo Thị Yến quyết tâm học hết cấp 3, sau đó cô trở thành sinh viên Đại học Lâm nghiệp. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Yến dành được học bổng toàn phần trị giá 50.000 USD tức khoảng 1,2 tỷ đồng, đào tạo Thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đức và Italy, trở thành cô gái miền núi đầu tiên của xã vùng biên giới Việt - Trung đi du học. Tất cả hành trình đầy gian nan nhưng vô cùng tự hào ấy được Chảo Yến ghi lại trong cuốn tự truyện Đường ngược chiều. Du học và quay trở về Việt Nam, Chảo Thị Yến hiện là một cán bộ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên với những dự án giúp ích cho các vùng khó khăn. Dám mơ, dám đi và dám thử một lần ngược chiều, những điều ấy đã tạo nên một Chảo Thị Yến khác biệt, bản lĩnh và truyền cảm hứng. (Chảo Thị Yến, Cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu , Nguyễn Nga, Trung tâm tin tức vtv24 - VTV News, thứ 4, ngày 01/04/2020) Thực hiện các yêu cầu sau:
- Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2: Văn bản trên cung cấp cho anh/chị thông tin gì? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về đường ngược chiều trong suy nghĩ của Chảo Thị Yến? Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Phân tích nhân vật viên quản ngục trong đoạn trích sau: Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Ðến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này. Ngục quan đã làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu:" Xin lĩnh ý ". Và từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa; duy chỉ có y là không đặt chân vào buồng giam ông Huấn. Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa: năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như thế cả. Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục:"Hay là hắn muốn dò đến những điều bí mật của ta?"." Không, không phải thế, vì bao nhiêu điều quan trọng, ta đã khai bên ty Niết cả rồi. Ta đã nhận cả. Lời cung ta kí rồi. Còn có gì nữa mà dò cho thêm bận". Trong đề lao, ngày đêm của tử tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài. Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của ông Huấn. Y cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù. Quản ngục chỉ mong mỏi một ngày rất gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết lại, thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. Thế là y mãn nguyện. Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời. ( Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112-113) Hết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm
- I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ: báo chí 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác: không cho điểm 2 Văn bản cung cấp thông tin: Chảo Thị Yến - Cô gái từ bản người Dao 0,75 đến học bổng châu Âu Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc thể hiện ý hiểu về nội dung thông tin đầy đủ, khái quát từ văn bản: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời chưa đầy đủ thông tin từ văn bản: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin: không cho điểm 3 1.0 Đường ngược chiều trong suy nghĩ của Chảo Thị Yến chính là cách nghĩ, cách làm khác biệt so với suy nghĩ và hành động của dân làng - theo đuổi con đường học tập, dám mơ, dám đi và dám thử một lần ngược chiều để phát triển, cống hiến và khẳng định bản thân, để khác biệt, bản lĩnh và truyền cảm hứng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có được 2/3 số ý nhưng diễn đạt chưa sáng rõ: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có một ý nhưng diễn đạt còn chưa sáng rõ: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác nội dung: Không cho điểm 4 Học sinh nêu được thông điệp và có lí giải phù hợp 1,0 Ví dụ: + Cần dũng cảm lựa chọn con đường của riêng mình + Dám mơ ước, sống có bản lĩnh + Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được thông điệp: 0,5 điểm - Học sinh lí giải hợp lí: 0,5 điểm - Học sinh không nêu được thông điệp: không cho điểm - Học sinh lí giải nhưng chưa thấu đáo, rõ rãng: 0,25 điểm - Học sinh không lí giải được: Không cho điểm II LÀM VĂN Phân tích nhân vật Viên quản ngục 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
- b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật Viên quản ngục 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm 5.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm (0,25 điểm). 0,5 Phân tích 4.0 - Hoàn cảnh: + Quản ngục là quan coi ngục, thực thi pháp luật của xã hội phong kiến; + Sống trong cảnh đề lao đầy tàn nhẫn, giữa cái xấu, cái ác, khiến con người dễ mất đi thiên lương và rất khó có được tri âm, tri kỉ. + Quản ngục gặp Huấn Cao - người ông luôn ngưỡng mộ trong hoàn cảnh éo le, đặc biệt: giữa ngục tù trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao. + Bị Huấn Cao khinh bạc đến điều. - Phẩm chất, tính cách của nhân vật: + Quý trọng người tài, dũng cảm biệt đãi người tài; tính cách dịu dàng, biết giá người; bao dung và kiên trì, nhẫn nại; + Tự ý thức về bản thân và vị trí nghề nghiệp của mình; + Yêu cái đẹp, ao ước sống cùng cái đẹp; + Luôn khổ tâm vì chưa thể gần Huấn Cao để xin chữ và tìm được sự đồng điệu giữa những tâm hồn. - Nghệ thuật: + Khắc họa nhân vật trong tình huống độc đáo; + Sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi không khí trang trọng, thiêng liêng; + Miêu tả nhân vật bằng độc thoại nội tâm, điểm nhìn từ bên trong; + Chi tiết sự việc tiêu biểu; + Giọng kể chân thành, giàu cảm xúc. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 – 4,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,0 – 2,5 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm. * Đánh giá 0,5 - Nhân vật được khắc họa rõ nét với vẻ đẹp lí tưởng, hiện ra trong hình ảnh cuả người ngưỡng mộ, trân trọng cái đẹp, người tài. - Nhân vật viên quản ngục thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ, lòng yêu nước thầm kín và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm:
- - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ĐỀ 3. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn. Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này.Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình.Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần. (Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Trong đoạn trích,cây hoàng lanđược miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thanh khi trở về dưới bóng hoàng lan trong đoạn trích. Câu 4.Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích sau:
- Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói nên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân,Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 113-114) Hết
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu 0,75 tả, biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 3 phương thức biểu đạt: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 phương thức biểu đạt: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 phương thức biểu đạt: 0,25 điểm. 2 Những nhữngchi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích: lá cây 0,75 rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 3 chi tiết trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 chi tiết: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 chi tiết: 0,25 điểm. 3 Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích: cảm thấy nhẹ nhàng, 1,0 thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà. Hướng dẫn chấm: -Học sinh nêu được các nét tâm trạng của nhân vật (nhẹ nhàng, thư thái, bình yên) hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 hoặc 2 nét tâm trạng: 0,5 điểm. 4 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạngnhân vật của Thạch Lam trong 0,5 đoạn trích: miêu tả tinh tế các sắc thái tâm trạng; ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm; giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. Lưu ý:Học sinh trả lời các ý trongĐáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân 2,0 về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống.
- a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Sự trải nghiệm đem lại hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, giúp con người trưởng thành, vững vàng;cuộc sống trở nên phong phú, sâu sắc hơn; Hướng dẫn chấm: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích. 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
- b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và nhân vật 0,5 (0,25 điểm) * Phân tích 3,5 - Hoàn cảnh: + Tử tù Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Quản ngục biệt đãi Huấn Cao để bày tỏ sự ngưỡng mộ, trân trọng. + Huấn Cao đáp lại bằng thái độ khinh bạc. Đêm trước khi bị giải về kinh chịu án chém, Huấn Cao hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục và đồng ý cho chữ ngay trong buồng giam chật hẹp, ẩm ướt - Tư thế, hành động, ngôn ngữ: + Tư thế, hành động: người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đangdậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinhtoát lên phong thái ung dung, uy nghi, đĩnh đạccủa người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang. + Ngôn ngữ: khuyên viên quản ngụcthay chốn ở,thoát khỏi nghề cai ngục, giữ thiên lương cho lành vững; lời khuyênbộc lộ thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp của nhân vật. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo; sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, bút pháp lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm -Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm. -Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Nhân vật Huấn Cao được khắc họa với vẻ đẹp lí tưởng, hiện ra trong hình ảnh của người sáng tạo và ban phát cái đẹp. - Nhân vật Huấn Cao thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ, lòng yêu nước thầm kín và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm:
- -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. ĐỀ 4. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. (Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr18&19) Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ. Câu 3 (1.0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 4 (0.5 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trong truyện “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam viết:
- Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. . Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.108-109) Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của nhân vật Liên trong đoạn trích trên. HẾT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,75 2 Các từ ngữ/ hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ 0,75 khoai, rơm, rạ (Thí sinh chỉ ra được 1 đến 2 từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ 3 từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm, từ 4 từ trở lên cho 0,75 3 Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời 1,0 - Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 4 Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh 0,5 mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình ) 2 Cảm nhận bức tranh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên 7,0 trong đoạn trích a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận bức tranh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên . Hướng dẫn chấm:
- - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: c.1. Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần 0,5 nghị luận (0,25 điểm) c.2. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của nhân vật 3,5 Liên trong đoạn trích. * Cảnh thiên nhiên: Bức tranh phố huyện còn được tác giả dựng lại bằng khá nhiều âm thanh: + Tiếng trống thu không (Từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều)- >, thưa thớt, chậm rãi, gợi buồn . + Tiếng ếch nhái từ xa vọng lại ->rộn ràng, náo động nhưng gợi buồn,vắng lặng. +Tiếng muỗi vo ve, tả âm thanh gần, gợi sự cái tăm tối, tù đọng. =>Tất cả các âm thanh cộng hưởng lại không mang lại sự vui tươi, náo nhiệt mà càng gợi buồn, tĩnh lặng của vùng quê. - Màu sắc: + Phương tây đỏ rực như lửa cháy + Đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn, + Dãy tre làng đen lại, =>Bức tranh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi, êm ả nên thơ nhưng gợi buồn. - Đèn: đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách-> tánh sáng yếu ớt của cuộc sống mòn mỏi, nghèo khó và tù đọng. *Tâm trạng của Liên: - Cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơ của Liên, chị thấy lòng buỗn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. -Nỗi buồn trong lòng Liên là nỗi buồn mơ hồ của tuổi mới lớn, của một tâm hồn quá đỗi nhạy cảm, trắc ẩn khi bắt gặp ngoại cảnh buồn. 0,5
- -Nghệ thuật: thủ pháp đối lập:lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối; giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, đậm chất thơ; những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, * Đánh giá: 0,5 -Bức tranh phố huyện được gọi về bằng rất nhiều âm thanh, ánh sáng nhưng tất thảy các âm thanh, ánh sáng đó đều không đủ sức để soi sáng hay làm náo động phố huyện nghèo vốn tịch mịch và đầy bóng tối. - Trước giờ khắc của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện. Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết