Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_11_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 11 – ĐỀ 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (7 ĐIỂM) Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường? A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 2: Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Mặt hạn chế của cạnh tranh. B. Mục đích của cạnh tranh. C. Mặt tích cực của cạnh tranh. D. Nguyên nhân của cạnh tranh. Câu 3: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị? A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị. B. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị. C. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan. D. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan. Câu 4: Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây? A. Cung cầu. C. Cung cầu. D. Cung = cầu. Câu 5: Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của A. đại lí phân phối sản phẩm. B. nhà nước. C. doanh nhiệp. D. người sản xuất. Câu 6: Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với A. chính sách tiền tệ, mức lãi suất của ngân hàng. B. mức tăng trường kinh tế của đất nước. C. giá cả, thu nhập xác định. D. giá cả, sự cung ứng hàng hoá trên thị trường. Câu 7: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông, tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào dưới đây? A. Tổng giá cả = Tổng giá trị. B. Tổng giá cả > Tổng giá trị. C. Tổng giá cả < Tổng giá trị. D. Tổng giá cả - Tổng giá trị. Câu 8: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất? A. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau. B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm. C. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. D. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau. Câu 9: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hoá phải phù hợp với A. tổng thời gian lao động cá nhân. B. tổng thời gian lao động xã hội. C. tổng thời gian lao động cộng đồng. D. tổng thời gian lao động tập thể. Câu 10: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  2. Câu 11: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị trao đổi của nó. B. công dụng của nó. C. giá trị sử dụng của nó. D. giá trị cá biệt của nó. Câu 12: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải A. sản xuất một loại hàng hoá. B. hợp lí hoá sản xuất, thực hành tiết kiệm. C. vay vốn ưu đãi. D. nâng cao uy tín cá nhân. Câu 13: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra theo xu hướng nào sau đây? A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau. B. Cung, cầu thường cân bằng. C. Cầu thường lớn hơn cung. D. Cung thường lớn hơn cầu. Câu 14: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 6 giờ. D. 5 giờ. Câu 15: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu? A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. B. Cung cầu tác động lẫn nhau. C. Thị trường chi phối cung cầu. D. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. Câu 16: Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tự phát từ quy luật giá trị. C. Điều tiết trong lưu thông. D. Tỉ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. Câu 17: Nghiên cứu thị trường, anh A thấy rằng tinh bột nghệ đang được người dân quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Do vậy anh đã vay mượn vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Anh A đã vận dụng quy luật kinh tế nào sau đây? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật kinh tế. C. Quy luật giá cả. D. Quy luật cung - cầu. Câu 18: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng A. phương tiện thanh toán. B. phương tiện lưu thông. C. giao dịch quốc tế. D. tiền tệ thế giới. Câu 19: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ A. khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. B. khi xã hội loài người xuất hiện. C. khi con người biết lao động. D. khi ngôn ngữ xuất hiện. Câu 20: Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Thước đo giá trị. Câu 21: Anh D rất muốn mua lô đất của anh T nhưng chưa kịp thỏa thuận thì anh H đã thỏa thuận miệng xong với anh T về giá cả. D rất tức tối, cho rằng bị H hớt tay trên nên định thuê côn đồ đánh dằn mặt anh H. Nếu là người thân của D, em sẽ khuyên D xử sự như thế nào cho phù hợp với cạnh tranh lành mạnh? A. Khuyên D nên thỏa thuận lại với T vì T vẫn chưa bán đất cho H. B. Đồng ý với cách làm của anh D vì như thế sẽ mua được đất của anh T. C. Khuyên D thỏa thuận với H rồi trả cho H một khoản tiền.
  3. D. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là việc của anh D. Câu 22: Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây? A. Giá trị thương hiệu. B. Giá trị trao đổi. C. Giá trị sử dụng. D. Giá trị, giá trị sử dụng. Câu 23: K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ A. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z. B. chuyển từ bia X sang bia Z để bán. C. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng. D. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác. Câu 24: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây? A. Mục đích của cạnh tranh. B. Nguyên nhân của cạnh tranh. C. Mặt hạn chế của cạnh tranh. D. Mặt tích cực của cạnh tranh. Câu 25: Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. nhân tố cơ bản. B. động lực kinh tế. C. cơ sở quan trọng. D. hiện tượng tất yếu. Câu 26: Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên facebook để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên mạng facebook nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên facebook. L chia sẻ bài viết của R và L cho H. Trong trường hợp này, hành vi của ai là cạnh tranh không lành mạnh? A. Anh K, R và Y. B. Anh K, R, Y và L. C. Anh K. D. Chị R và Y. Câu 27: Trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây? A. Giá cả giữ nguyên. B. Giá cả tăng. C. Giá cả giảm. D. Giá cả bằng giá trị. Câu 28: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM) Tình huống:Gia đình bác A có nghề mây tre đan thủ công nổi tiếng. Trước đây, mỗi ngày bác đan được 10 chiếc ghế mây trong vòng 15 giờ, thời gian gần đây bác nghiên cứu thay đổi quy trình đan nên năng suất tăng lên 15 chiếc ghế trong vòng 15 giờ. Câu hỏi: Theo em,bác A đã vận dụng tác động nào của Quy luật giá trị?Em hãy trình bày hiểu biết của em về tác động đó. HẾT ĐÁP ÁN 1 D 6 C 11 A 16 C 21 A 26 C 2 A 7 A 12 B 17 D 22 D 27 C 3 C 8 C 13 A 18 A 23 A 28 D 4 B 9 B 14 B 19 A 24 D 5 B 10 B 15 B 20 A 25 B
  4. PHẦN TỰ LUẬN - Gia đình bác A đã vận dụng tác động: Kích thích LLSx phát triển,năng suất lao động tăng lên. - Muốn phát triển kinh tế phải dựa vào sự phát triển của lực lượng SX vì vậy muốn thu được lợi nhuận nhiều người SX kinh doanh phải tìm cách phát triển lực lượng SX bằng cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người LĐ, làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 11 – ĐỀ 2 Câu 1: . Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề? A. Kinh tế tư bản nhà nước B. Kinh tế tập thể C. Kinh tế tư nhân D. Kinh tế nhà nước Câu 2: . Sau đợt dịch tả lợn Châu Phi ở nước ta; hiện nay trên thị trường, giá thịt lợn rất đắt, giao động từ 100- 150 ngàn đồng/1kg . Là người tiêu dùng em sẽ sử dụng quy luật cung cầu như thế nào để có lợi cho mình. A. Vẫn mua thịt lợn bình thường B. Chuyển sang mua tôm, cá và những thực phẩm khác C. Chỉ ăn rau D. Không mua Câu 3: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa B. tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch C. tiền dùng để cất trữ D. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa Câu 4: . Anh B là một thợ mộc. Anh đóng được chiếc tủ đẹp với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán, đã có người hỏi mua với giá cả hợp lí nên anh B đã đồng ý bán. Vậy, trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì với chiếc tủ của anh B? A. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa B. Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua - bán C. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất. D. Chức năng thông tin cho người mua, người bán Câu 5: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động? A. Máy cưa B. Vật liệu xây dựng C. Gỗ để đóng bàn ghế D. Không khí Câu 6: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước B. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên Câu 7: Xét đến cùng,sự vận động và phát triển của toàn bộ đời sống xã hội là do A. nhu cầu con người quyết định B. sản xuất vật chất quyết định C. con người quyết định D. nhà nước quyết định Câu 8: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định
  5. A. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa B. giá cả và số lượng hàng hóa C. chất lượng và số lượng hàng hóa D. gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Câu 9: . Tôi làm 10 công ruộng lấy Lúa bán rồi dùng tiền đó mua lại thực phẩm. Vậy tiền đã thực hiện chức năng nào ? A. Phương tiện thanh toán B. Phương tiện lưu thông C. Tiền tệ thế giới D. Thước đo giá trị Câu 10: . Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta? A. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa B. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển C. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống C. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng D. Phân biệt giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa Câu 12: . Việt Nam gia nhập WTO và thành viên của tổ chức kinh tế APEC thì CNH, HHĐH đất nước là việc A. cần thiết , cấp bách B. bình thường C. cần xem xét D. tất yếu Câu 13: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Quan hệ sản xuất B. Sở hữu tư liệu sản xuất C. Lực lượng sản xuất D. Các quan hệ trong xã hội Câu 14: Doanh nghiệp B và doanh nghiệp C đều sản xuất hàng may mặc, cùng cạnh tranh về giá cả Tuy nhiên, doanh nghiệp B chấp nhận chịu lỗ để bán giá hàng may mặc thấp hơn so với giá hàng may mặc có trên thị trường. Hành vi của doanh nghiệp B thuộ loại cạnh tranh nào? A. Tự do cạnh tranh B. Cạnh tranh không lành mạnh C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh D. Chủ động tìm kiếm thị trường Câu 15: Để sản xuất ra bánh in cùng chất lượng và mẫu mã, thời gian lao động của chi H là 1 giờ/1 cái, chị K là 2 giờ/1 cái, chị N là 3 giờ /1 cái. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua và bán với thời gian là 2 giờ/1 cái. Vậy trong 3 người trên, ai là người không thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị ? A. Chị K B. Chị H và chị K C. Chị H D. Chị N Câu 16: . Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường B. Nhu cầu của người sản xuất C. Số lượng hoàng hóa trên thị trường D. Nhu cầu của người tiêu dùng Câu 17: . Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Ông M là bố của H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H là bà N thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, còn chị cả trong gia đình là chị L thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có thêm lợi nhuận?
  6. A. Ông M B. Chị L C. Bà N và chị L D. Bà N Câu 18: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. giành hàng hóa tối về mình B. giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác D. giành thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 19: . Cung - cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây? A. Hàng hóa B. Người sản xuất C. Tiền tệ D. Giá cả Câu 20: . Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng? A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp B. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả Câu 21: . Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây? A. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển B. Tạo ra một thị trường sôi động C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 22: Giá trị hàng hóa được tạo ra A. trong sản xuất B. trong tiêu dùng C. trong lưu thông D. trên thị trường Câu 23: . Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây? A. Cung giảm, cầu tăng B. Cung giảm, cầu giảm C. Cung tăng, cầu tăng D. Cung tăng, cầu giảm Câu 24: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Phương tiện lưu thông B. Phương tiện thanh toán C. Thước đo giá trị D. Phương tiện cất trữ Câu 25: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ A. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường B. đã có mặt trên thị trường C. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường D. đang lưu thông trên thị trường Câu 26: . Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế tư nhân Câu 27: Giá trị XH của hàng hoá bao gồm lợi nhuận và A. giá trị sử dụng của hàng hoá B. giá trị tăng thêm của hàng hoá C. giá trị sức lao động của người sản xuất D. chi phí sản xuất Câu 28: Do sản phẩm bánh đậu xanh của gia đình anh N bán ra thị trường chậm, ít có lãi trong khi đó nhu cầu thị trường về bánh trung thu ( dịp rằm tháng 8 âm lịch) tăng mạnh. Cơ sở sản xuất của gia
  7. đình anh N đã giảm số lượng sản xuất bánh đậu xanh chuyển sang sản xuất thêm mặt hàng bánh trung thu để bán. Gia đình anh N đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị ? A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa C. Tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển Câu 29: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương B. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng D. Gây rối loạn thị trường Câu 30: Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước? A. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường vai trò của nhà nước B. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước, tiếp tục cải cách hành chính bộ máy nhà nước C. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tiếp tục cải cách hành chính bộ máy nhà nước D. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước Câu 31: . Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Chị B là vợ anh A khuyên anh nên chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã làm theo lời chị B. Vậy anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển B. Tạo năng suất lao động cao hơn C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Câu 32: . Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung - cầu? A. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp B. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất D. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng Câu 33: Em phát hiện cửa hàng của bà X (là cửa hàng thân thiết với gia đình em) trên địa bàn xã Y chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ làm theo phương án nào dưới đây? A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác B. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó C. Báo cho cơ quan chức năng biết D. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa Câu 34: Bạn An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây? A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ B. An gửi số tiền đó vào ngân hàng C. An bỏ số tiền đó vào lợn đất D. An mua vàng rồi cất Câu 35: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác B. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả C. Do yêu cầu phải phát triển đất nước D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức
  8. Câu 36: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. giá trị hàng hóa B. giá trị trao đổi C. thời gian lao động cá biệt D. giá trị sử dụng của hàng hóa Câu 37: Trao đổi hàng hóa theo công thức: H-T-H là nói đến chức năng nào của tiền tệ? A. Phương tiện thanh toán B. Tiền tệ thế giới C. Phương tiện lưu thông D. Phương tiện cất trữ Câu 38: Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần A. huyển dịch lao động B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế C. chuyển đổi hình thức kinh doanh D. chuyển đổi mô hình sản xuất Câu 39: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của A. Sản xuất B. Cạnh tranh C. Thi đua D. Kinh doanh Câu 40: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa B. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa HẾT ĐÁP ÁN 1 C 6 D 11 D 16 A 21 D 26 A 31 D 36 A 2 B 7 B 12 A 17 A 22 A 27 D 32 D 37 C 3 D 8 B 13 B 18 C 23 A 28 B 33 C 38 B 4 A 9 B 14 B 19 D 24 D 29 C 34 D 39 B 5 A 10 A 15 D 20 D 25 A 30 B 35 A 40 B ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 11 – ĐỀ 3 Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường B. Chị B tham gia phê bình văn học C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan Câu 2: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ A. Phổ biến nhất trong lịch sử B. Tuyệt đối nhất C. Rộng rãi nhất và triệt để nhất D. Hoàn bị nhất Câu 3: Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của A. Nhà nước B. Cá nhân C. Công chức D. Nhân dân Câu 4: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển A. Lợi thế hơn các xã hội trước B. Nhanh chóng C. Ưu việt hơn các xã hội trước D. Tự do Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp? A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường. B. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. C. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương. D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật.
  9. Câu 6. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế nào dưới đây? A. Chế độ công hữu về TLSX. B. Chế độ tư hữu về TLSX. C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa. D. Kinh tế nhiều thành phần. Câu 7. Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào dưới đây? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp tư sản. D. Hệ tư tưởng Mác – Lênin. Câu 8: Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là A. Chủ nghĩa xã hội B. Chủ nghĩa vô sản C. Chủ nghĩa tư bản D. Chủ nghĩa quốc tế Câu 9: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Rủ thêm một sso người tham gia B. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó C. Báo cho cơ quan nhà nước có thảm quyền biết D. Lờ đi coi như không biết Câu 10: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta A. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc B. Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh C. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công D. Do dân làm chủ Câu 11: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là A. Biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc B. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam C. Đặc điểm quan trọng cúa đất nước D. Điểm mới trong xã hội Việt Nam Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn? A. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột B. Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ áp lực, bóc lột C. Đi lên chủ nghĩa xã hội la nhu cầu của nhiều nước trên thế giới D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng Câu 13: Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Hợp pháp. D. Thống nhất. Câu 14: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ A. Của nhân dân lao động B. Của giai cấp công nhân C. Của tất cả mọi người trong xã hội D. Của những người lãnh đạo Câu 15: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã B. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng D. Anh B tham gia vào các lệ hội ở địa phương Câu 16: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với A. Đạo đức B. Pháp luật C. Phong tụcD. Truyền thống Câu 17: Khẳng định nào dưới đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A.Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. B.Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Công dân có quyền quyết định mọi vấn đề chung của Nhà nước. D.Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Câu 18: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức A.trực tiếp B. gián tiếp C. nhảy vọt D. nửa trực tiếp Câu 19: Chủ trương “ hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Là một xã hộ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
  10. B. Do nhân dân làm chủ C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới D. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 20: Nhà nước xuất hiện từ khi A. Con người xuất hiện B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được D. Phân hóa lao động Câu 21: Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội A. Kế hoạch B. Chính sách C. Pháp luật D. Chủ trương Câu 22. Nhiệm vụ nào sau đâu không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ? A. Xây dựng, bảo vệ chính quyền. B. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật. C. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước. D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Câu 23. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng ? A. Có thể tuyên truyền . B. Là nhiệm vụ của công dân. C. Không bắt buộc. D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền . Câu 24. Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây? A. Góp ý vào các dự thảo luật. B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt. C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. D. Tham gia các hoạt động xã hội. Câu 25. Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây? A. Tố cáo hànhvi tham nhũng. B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt. C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. D. Tham gia các hoạt động xã hội Câu 26. K phê phán hành vi xả rác ra môi trường của ông A là thể hiện điều gì trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Trách nhiệm. B. Nghĩa vụ. C. Lí tưởng của công dân.D. Sự chân thành. Câu 27. M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Trách nhiệm của công dân. B. Nghĩa vụ của công dân. C. Lí tưởng của công dân. D. Trí tuệ của công dân. Câu 28. Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp nàye sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Lơ đi xem như không biết gì. B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. C. Trao đổi với bạn bề về hành vi này. D. Đưa sự việc này lên Facebook. Câu 29. N tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp là việc làm thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị việc làm đó đảm bảo quyền nào dưới đây? A. Sáng tác, phê bình văn học. B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Được tham gia vào đời sống văn hóa. D. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Câu 30. N tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền nào dưới đây? A. Sáng tác, phê bình văn học. B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Được tham gia vào đời sống văn hóa. D. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.