Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 4961
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 1) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 9 I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng ( A,B,C, hoặc D) và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Biểu hiện của tính tự chủ là A. luôn luôn hành động theo ý mình. B. luôn im lặng, khép kín. C. bình tĩnh quyết định mọi công việc. D. tự ti, trầm cảm. Câu 2: Cơ sở quan trọng của hợp tác là A. bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. hợp tác, hữu nghị. C. giao lưu, hữu nghị. D. hòa bình, ổn định. Câu 3: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là A. khiêm nhường. B. dân chủ. C. trung thực. D. kỉ luật. Câu 4: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là bảo vệ A. hòa bình. B. pháp luật. C. đất nước. D. nền dân chủ. Câu 5: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của A. những nước có nền kinh tế lớn. B. những cường quốc về quân sự C. những quốc gia có vũ khí hạt nhân. D. toàn nhân loại. Câu 6: Hành vi không tự chủ là: A. bình tĩnh. B. biết điều chỉnh hành vi. C. nóng nảy. D. làm chủ bản thân. Câu 7: Hầm đèo Hải Vân là biểu tượng của sự hợp tác giữa A. Việt Nam – Nga ( Liên Xô cũ). B. Việt Nam – Hàn quốc. C. Việt Nam – Hoa Kì. D. Việt Nam – Nhật. Câu 8: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là A. bình đẳng cùng có lợi. B. hợp tác cùng phát triển. C. tình bạn bè, đồng chí, anh em. D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 9: Trong qúa trình học tập khi gặp bài toán khó em có cách giải quyết như thế nào? A. Mở sách giải ra chép vào. B. Nhờ bạn giảng để hiểu sau đó tự giải. C. Không làm bài tập đó nữa. D. Nhờ bạn giải giúp hộ mình.
  2. Câu 10: Khi chơi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì để giải quyết mâu thuẫn đó? A. Dùng vũ lực để giải quyết. B. Chủ động thương lượng hòa giải. C. Lôi kéo các bạn cùng nhóm giải quyết. D. Bắt bạn phải phục tùng theo ý mình. II/ Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào ? Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư mỗi chúng ta cần phải làm gì ? Câu 2 (2 điểm): So sánh điểm giống và khác giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa? Cho 2 ví dụ minh họa? Câu 3 (1điểm): Có quan niệm cho rằng người chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân mình, theo em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? HẾT ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm ( 5 điểm): HS khoanh tròn đúng mỗi câu (0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A B A D C D D B B II/ Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1: ( 2đ ) * Ý nghĩa: ( 1đ) - Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - Người có phẩm chất chí công vô tư được mọi người tin cậy, quý trọng. * Rèn luyện: ( 1đ) - Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. - Phê phán những hành động trái chí công vô tư. Câu 2: ( 2đ): HS trả lời được những ý chính sau: * Giống: Đều là cuộc chiến tranh, tổn thất về người và của cải vật chất ( 0,5đ) * Khác: Chiến tranh chính nghĩa( 0,5 đ) Chiến tranh phi nghĩa ( 0,5 đ) - Tiến hành đấu trạnh chống xâm lược - Gây chiến tranh giết người, cướp của - Bảo vệ độc lập tự do - Xâm lược đất nước khác. - Bảo vệ hòa bình - Phá hoại hòa bình - Cho VD : (0,5đ) Câu 3 ( 1đ): HS trả lời được những ý sau: - Người chí công vô tư có phải là người thiệt thòi không? Thì câu trả lời là không. - Người chí công vô tư thường được mọi người tôn trọng, tin tưởng rất nhiều, thường được giữ những chức vụ quan trọng. Nói về sự tôn kính, thì người chí công vô tư sẽ
  3. được mọi người kinh nể nhất. - Người chí công vô tư luôn có cuộc sống thoải mái, không phiền muộn, không cảm thấy có lỗi với đời, hỗ thẹn với bạn bè, người thân ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 2) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 9 I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng ( A,B,C, hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất A. chí công vô tư. B. khoan dung. C. tự giác, sáng tạo. D. tự chủ. Câu 2: Biểu hiện của người không tự chủ là: A. biết kiềm chế cảm xúc. B. không nao núng, hoang mang khi khó khăn. C. mất kiểm soát khi gặp chuyện D. không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực. Câu 3: Điền vào trong dấu “ ” Dân chủ “ ” để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. A. tạo cơ hội. B. là điều kiện. C. là động lực. D. là tiền đề. Câu 4: Cơ sở quan trọng của hợp tác là A. bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. hợp tác, hữu nghị. C. giao lưu, hữu nghị. D. hòa bình, ổn định. Câu 5: Con vật biểu tượng của hòa bình là A. hải âu B. bồ nông C. đại bàng. D. bồ câu Câu 6: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang. Biểu hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc được gọi là A. hợp tác. B. hòa bình. C. dân chủ. D. hữu nghị. Câu 7: Bệnh viện Trung ương Quảng Nam là biểu tượng của sự hợp tác giữa A. Việt Nam – Nga ( Liên Xô cũ). B. Việt Nam – Hàn quốc. C. Việt Nam – Nhật. D. Việt Nam – Hoa Kì. Câu 8: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ A. các nước láng giềng. B. giữa các nước có nền kinh tế phát triển.
  4. C. bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác D. bạn bè, đồng chí, anh em. Câu 9: Xu thế chung của thời đại ngày nay là gì? A. Đối đầu. B. Chạy đua vũ trụ. C. Sản xuất vũ khí hạt nhân. D. Hòa bình,hữu nghị. Câu 10: Để thể hiện yêu hòa bình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? A. Yêu cầu mọi người phải phục tùng theo ý mình. B. Quan hệ tiếp xúc với những dân tộc văn minh, phát triển. C. Biết lắng nghe, thừa nhận những điểm mạnh của người khác. D. Đối với kẻ xấu cần dùng bạo lực để giải quyết. II/ Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Cho ví dụ ? Để thể hiện tình hữu nghĩ giữa các dân tộc trên thế giới chúng ta cần phải làm gì ? Câu 2 (2 điểm): Phân biết sự đối lập giữa chiến tranh và hòa bình? Hãy kể 2 việc làm thể hiện bảo vệ hòa bình Câu 3 (1 điểm): Có quan niệm cho rằng người chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân mình, theo em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? HẾT ĐÁP ÁN I/ Phần trắc nghiệm( 5 điểm): Câu khoanh tròn: HS trả lời đúng mỗi ý (0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C A A D B B C D C II/ Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1 ( 2đ) : HS nêu được những ý chính sau : * Khái niệm ( 1đ) - Tình hữu nghị các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. VD : VN- Lào, VN- Cu-ba ; VN – Nga, * Rèn luyện: ( 1đ) - Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè với người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày. Câu 2 ( 2đ) : HS nêu được những ý chính sau :
  5. Hòa bình ( 0,75đ) Chiến tranh ( 0,75đ) Đem lại cuộc sống bình yên, tự do - Gây đau thương, chết chóc - Nhân dân được no ấm, hạnh phúc - Đói nghèo, bệnh tật, không được học - Là khác vọng của loài người. hành. - Thành phố làng mạc, nhà máy bị thiêu cháy. - Là thảm họa của loài người - Cho VD : 0,5đ) Câu 3 ( 1đ): HS trả lời được những ý sau: - Người chí công vô tư có phải là người thiệt thòi không? Thì câu trả lời là không. - Người chí công vô tư thường được mọi người tôn trọng, tin tưởng rất nhiều, thường được giữ những chức vụ quan trọng. Nói về sự tôn kính, thì người chí công vô tư sẽ được mọi người kinh nể nhất. - Người chí công vô tư luôn có cuộc sống thoải mái, không phiền muộn, không cảm thấy có lỗi với đời, hỗ thẹn với bạn bè, người thân ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 3) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 9 I/ Trắc nghiệm:(5đ): Chọn một chữ cái duy nhất trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tự chủ là làm chủ: A. gia đình. B. tập thể. C. xã hội. D. bản thân. Câu 2: Hầm cầu Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là sự hợp tác xây dựng giữa Việt Nam và: A. Ô-xtrây-li-a. B. Nhật Bản. C. LB Nga. D. Pháp. Câu 3: Hòa bình là: A. tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. B. mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia. C. khát vọng của toàn nhân loại. D. Cả 3 phương án đều đúng. Câu 4: Câu nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ’’ thề hiện đức tính: A. Chí công vô tư. B. Đoàn kết. C. Tự chủ. D. cả 3 đức tính. Câu 5: Theo em hiểu Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào sau đây? A. UNICEF. B. FAO. C. UNDP. D. EU. Câu 6: 6/ Hãy chọn cụm từ thích hợp cho sẵn để điền vào chỗ ( ) trong bài làm phù hợp nhất với kiến thức mà em đã học:
  6. Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng với tất cả các nước trên thế giới A. bờ cõi và chiến tranh. B. hòa bình và phát triển. C. giao lưu và hợp tác. D. dân chủ và kỉ luật. Câu 7: Tính đến tháng 12/2002, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ: A. 150 quốc gia. B. 167 quốc gia. C. 193 quốc gia. D. 200 quốc gia. Câu 8: Câu nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” của: A. Trần Trung Tá. B. Hồ Chí Minh. C.Vũ Tán Đường. D. Nguyễn Trãi. Câu 9: Theo báo quốc tế (dẫn chứng ở SGK GDCD 9) từ năm 1900 đến năm 2000, trẻ ở độ tuổi thiếu niên trên toàn thế giới phải đi lính khoảng: A. 200 000 người. B. 250 000 người. C. 300 000 người. D. 500 000 người. Câu 10: Việt Nam gia nhập WTO vào: A. 2005. B. 2007. C. 2008. D. 2010. Câu 11: Hành vi nào trái với tính tự chủ? A. Luôn có thái độ bình tỉnh, tự tin B. Thiếu cân nhắc, chín chắn. C. Làm chủ được những suy nghĩ. D. Làm chủ được bản thân. Câu 12: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân’’ A. Chí công vô tư. B. Bảo vệ hòa bình. C. Tự chủ. D. Liêm khiết. Câu 13: Hành vi nào thể hiện tính dân chủ? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ. B. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ. C. Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu Quốc hội. D. Các hộ gia đình không chịu phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở địa phương. Câu 14: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật: Kỉ luật là đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Chọn cụm từ thích hợp với chỗ dấu chấm? A. điều kiện. B. cơ hội. C. phát huy. D. đóng góp. Câu 15: Biều hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày: A. ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. B. chế giễu người tàn tật. C. hay gây gỗ đánh nhau với các bạn trong lớp. D. Tất cả các phương án trên. II/ TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là chí công vô tư? Nêu một vài hành vi thể hiện chí công vô tư của bản thân em? Câu 2: (2,0 điểm) Việc thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật mang lại ý nghĩa (tác dụng) gì?
  7. Em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến nào sau đây về tình hữu nghị và giải thích tại sao? a/ Thiếu lịch sự, thiếu tế nhị với khách nước ngoài. b/ Cần trao đổi học hỏi và giúp đỡ bạn bè những lúc gặp khó khăn. Câu 3: (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: nước ta hiện nay có kinh tế tăng trưởng khá vì vậy không cần hợp tác với nước ngoài, ý kiến này đúng hay sai? Vì sao? Hướng dẫn chấm: I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B D A D C D B C B B C C A A II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2.0đ) * Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.(1,25đ) * Một số biểu hiện của chí công vô tư: (0,75) - Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng - Giải quyết công việc công bằng, khách quan. Câu 2: (2.0đ) * Ý nghĩa của việc thực hiện tốt dân chủ: (0,75) - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động - Tạo cơ hội cho mọi người phát triển - Xây dựng được quan hệ XH tốt đẹp, nâng cao được hiệu quả công việc * Không đồng ý với hành vi: Thiếu lịch sự, thiếu tế nhị với khách nước ngoài. Vì khách nước ngoài đến tham quan hoặc công tác đó là niềm vinh dự, tự hào. Nếu thiếu lịch sự, thiếu tế nhị với khách nước ngoài thì vô tình làm xấu hình ảnh đất nước con người VN (0,75) * Đồng ý với hành vi: Cần trao đổi học hỏi và giúp đỡ bạn bè những lúc gặp khó khăn. Vì bạn bè là nghĩa tương thân trao đổi học hỏi và giúp đỡ bạn bè những lúc gặp khó khăn là trách nhiệm. Qua trao đổi học hỏi ở bạn ta học được ở bạn rất nhiều điều giúp cả 2 cùng tiến bộ (0,5) Câu 3: (1,0 điểm) Không đồng ý. Vì kinh tế một đất nước dù giàu bao nhiêu cũng cần có sự hợp tác giữa các quốc gia. Hiện nay có nhiều vấn đề mà 1 quốc gia giải quyết không được Qua hợp tác học hỏi được kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, giúp các nước phát triển vững chắc và cùng nhau xây dựng khu vực và toàn cầu ngày một phát triển bền vững
  8. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 4) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 9 I/ Trắc nghiệm: (5đ) Chọn một chữ cái duy nhất trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tính đến tháng 3/2003, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia trên thế giới? A. 147 quốc gia. B. 157 quốc gia. C. 167 quốc gia. D. 200 quốc gia. Câu 2: Đảng và nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường hợp với các nước theo nguyên tắc: A. dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. B. không tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. C. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Theo báo quốc tế (dẫn chứng ở SGK GDCD 9) từ năm 1900 đến năm 2000, trẻ ở độ tuổi thiếu niên trên toàn thế giới phải đi lính khoảng: A. 200 000 người. B. 300 000 người. C. 350 000 người. D. 400 000 người. Câu 4: Việt Nam gia nhập WTO vào: A. 2005. B. 2006. C. 2007. D. 2010. Câu 5: Hãy chọn cụm từ thích hợp cho sẵn để điền vào chỗ ( ) trong bài làm phù hợp nhất với kiến thức mà em đã học: Chúng ta đã, đang và sẽ tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới A. nỗ lực. B. phấn đấu. C. cố gắng. D. tích cực. Câu 6: Câu ca dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” thuộc hành vi đạo đức: A. Đoàn kết. B.Trung thực. C. Tự chủ. D. Bất khuất. Câu 7: Người phi công Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: A. Phạm Tuân. B. Nguyễn Trung Thành. C. Nguyễn Viết Xuân. D. Nguyễn Thành Trung. Câu 8: Tự chủ là làm chủ: A. gia đình. B. tập thể. C. lớp học. D. bản thân. Câu 9: Theo em hiểu Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào sau đây? A. UNICEF. B. EU. C. UNDP. D. FAO. Câu 10: Hầm đường bộ đèo Hải Vân là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với: A. Ô-x trây-li a. B. Liên bang Nga. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản Câu 11: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật: Kỉ luật là đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Chọn cụm từ thích hợp với chỗ dấu chấm? A. điều kiện. B. cơ hội. C. phát huy. D. đóng góp. Câu 12: Hành vi nào thể hiện tính dân chủ?
  9. A. Các hộ gia đình không chịu phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở địa phương. B. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ. C. Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương. D. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ. Câu 13: Câu nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” của: A. Vũ Tán Đường. B. Hồ Chí Minh. C. Trần Trung Tá. D. Nguyễn Trãi. Câu 14: Câu ca dao: “Việt - Lào hai nước chúng ta. Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long”. Nói về: A. sự hợp tác. B. tình hữu nghị. C. sông nước. D. Bất khuất. Câu 15: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm chết khoảng: A. 60 triệu người. B. 65 triệu người. C. 70 triệu người. D. 80 triệu người. II/ Tự luận: (5đ) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là chí công vô tư? Nêu một vài hành vi thể hiện chí công vô tư của bản thân em? Câu 2: (2,0 điểm) Sự hợp tác giữa các nước mang lại ý nghĩa gì? Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và nước khác? Cho ví dụ cụ thể? Câu 3: (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: nước ta hiện nay có kinh tế tăng trưởng khá vì vậy không cần hữu nghị với các nước trên thế giới, ý kiến này đúng hay sai? Vì sao? ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C B C D C A D B D A C B B A II/ Tự luận (5đ) Câu 1: (2.0 điểm) * Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.(1,25đ) * Một số biểu hiện của chí công vô tư: (0,75) - Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng - Giải quyết công việc công bằng, khách quan. Câu 2: (2,0 điểm) * Ý nghĩa của sự hợp tác: (1đ) - Để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. - Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
  10. - Để đạt được mục đích hòa bình cho toàn nhân loại. * Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và nước khác: (1đ) - Qua hợp tác học hỏi được kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, giúp các nước phát triển vững chắc và cùng nhau xây dựng khu vực và toàn cầu ngày một phát triển bền vững Cho ví dụ cụ thể: HS tự cho ví dụ Câu 3: (1,0 điểm) Không đồng ý. Vì tình hữu nghị tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế Tạo hiểu biết lẫn nhau tranh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Hiện nay có nhiều vấn đề mà 1 quốc gia giải quyết không được, cần sự chung tay của nhiều quốc gia