Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Chính (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 3831
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Chính (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_chuong_tr.doc

Nội dung text: Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Chính (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2016 – 2017. Thời gian: 90 phút Câu 1(3điểm): Em hãy đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ được tác giả sử dụng trong bài thơ trên ? b. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong bốn dòng đầu của bài thơ ? c.Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về nội dung hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Câu 2(7 điểm): Viết bài văn cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1(3điểm): a.Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm -Thể thơ: Tự do (1đ) b. Hai biện pháp tu từ: Điệp ngữ - lặp cấu trúc (ở hai câu thơ “Những mùa quả” ), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”). (0,5đ) - Tác dụng: Tác giả nhắc lại hai lần "những mùa quả" ở câu thơ thứ nhất và câu thơ thứ ba trong khổ thơ đầu nhằm nhấn mạnh thành quả đạt được trong lao động (thứ quả) mà mẹ vẫn chăm sóc và vun trồng trong khu vườn của mình. Đồng thời sử dụng biện pháp so sánh những mùa quả ấy có thể mọc như mặt trời, lặn như mặt trăng để gợi tả sự tần tảo, vất vả bao năm qua mẹ đã chăm sóc cho vườn quả và cho các con mà không quản ngại khó khăn, nhọc nhằn, lam lũ. Qua đó, khẳng định 1
  2. niềm tin, sự trông chờ, niềm hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã chăm sóc, vun trồng. Sự trưởng thành và thành công trong cuộc sống của các con chính là thứ “quả” mà mẹ trông đợi và chờ mong nhất. (0,5đ) c.Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận về nội dung của hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. - Bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh ‘bàn tay mẹ mỏi” và biện pháp ẩn dụ “ quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm băn khoăn, lo lắng khi nghĩ đến ngày mẹ đã già và không còn ở bên cạnh để chăm sóc cho con mà bản thân thì vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, con vẫn là “ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong và khi vắng mẹ, xa mẹ con sợ mình sẽ không còn ai bên cạnh bảo ban, sẻ chia, động viên, an ủi làm chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. (0,5đ) - Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, chúng ta càng thấm thía hơn sự hi sinh của mẹ dành cho con. Từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết trân trọng, biết ơn và sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha (0,5đ) Câu 2(7 điểm): * Hình thức : Đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục ba phần, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, biết vận dụng dẫn chứng để làm rõ nội dung, không mắc lỗi diễn đạt - (1,0 đ) * Nội dung : Bài viết thể hiện được tình yêu làng luôn gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. - Tình yêu làng đã trở thành niềm tự hào, say mê, hãnh diện của ông, càng tự hào về làng bao nhiêu thì ông lại càng đau khổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo tây làm Việt gian bấy nhiêu (trích dẫn chứng về tâm trạng của ông Hai) - (2,5 đ) - Tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước sâu sắc của ông Hai được thể hiện qua lời tâm sự với đứa con út và khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính(trích dẫn chứng và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét đối với nhân vật ông Hai) - (2,5 đ) - HS đánh giá được tác dụng của NT xây dựng tình huống, MT tâm lí nhân vật của nhà văn(câu chuyện sinh động, hấp dẫn và bộc lộ rõ tính cách nhân vật)-(1,0 đ). * Biểu điểm : Bài làm đúng nội dung, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật. Lời văn trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt, nêu rõ dẫn chứng, giáo viên cho điểm tối đa. Những trường hợp còn lại, giáo viên tự linh điểm. * Lưu ý : Đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn nghị luận (HS chủ yếu kể) chỉ cho tối đa 2/7 số điểm. Khuyến khích những bài làm sáng tạo và có cảm nhận riêng về nhân vật. 2
  3. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2016 – 2017. Thời gian: 90 phút Câu 1(3điểm): Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận giữ ” (Biển đẹp - Vũ Tú Nam) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? b. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và những câu ghép được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép mà em vừa tìm được ? c.Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu thể hiện thái độ, tình cảm của em đối với biển hiện nay. Câu 2(7 điểm): Viết bài văn cảm nhận về phẩm chất của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 Câu 1(3điểm): a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: miêu tả (0,25đ) b. Từ tượng hình: HS trả lời được 2 từ tượng hình cho (0,25đ) (mơ màng, xám xịt, nặng nề, chắc nịch, âm u) Từ tượng thanh: ầm ầm (0,25đ) - HS liệt kê (hoặc phân tích cấu tạo NP) (1,0đ) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận giữ - HS chỉ ra được quan hệ điều kiện(giả thiết) của các câu ghép (0,25đ) c. HS bộc lộ tình cảm đối với biển: Biển thật đẹp. Việt Nam ta hãnh diện vì sỡ hữu nhiều vùng biển đẹp có thể sánh với các nước trên thế giới. Vẻ đẹp của biển thật sinh động, lúc xanh thẳm - âm u, lúc mơ màng - giận giữ (0,5đ) - HS thể hiện thái độ đối với biển: Hãy luôn giữ gìn vẻ đẹp của biển và bảo vệ vùng biển xinh tươi của quê hương, đất nước. (0,5đ) Câu 2(7 điểm): * Hình thức : 3
  4. Đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề phẩm chất của nhân vật lão Hạc. Bài viết có bố cục ba phần, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, biết cảm nhận và vận dụng dẫn chứng để làm rõ nội dung, không mắc lỗi diễn đạt - (1,0 đ) * Nội dung : Bài viết thể hiện được một số ý cơ bản sau : - Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ : Vợ mất sớm, cuộc sống khó khăn, cái đói luôn đeo bám, không đủ tiền dựng vợ cho con nên người con trai duy nhất phải bỏ đi đồn điền cao su. - (1,5 đ) - Lão Hạc là người cha yêu thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, lão quyết định bán cậu Vàng để không phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọn vẹn cho anh con trai, lão chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn ấy. - (1,5 đ) - Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thủy : Lão ăn năn, day dứt vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Lão vô cùng đau đớn, xót xa khi phải bán đi cậu Vàng. - (1,5 đ) - Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng : Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng> Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình. - (1,5 đ) * Lưu ý : Đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn nghị luận (HS chủ yếu kể) chỉ cho tối đa 2/7 số điểm. 4
  5. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I. MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1:(3 điểm) Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc (Trích “Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị”-Minh Nguyễn) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn văn trên. b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên? c. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh) B. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1:(3 điểm) a.Hs xác định đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Biểu cảm.(0,5 điểm) HS cần nêu ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của đoạn văn trên: Đoạn văn đã thể hiện tình yêu Tổ quốc của tác giả từ những điều giản dị, gần gũi trong cuộc sống. Đặc biệt, tình yêu Tổ quốc gắn liền với lòng biết ơn sâu sắc đối với những con người đang lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoạn văn đã nhắc nhở chúng ta về ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (1 điểm) b. Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên là điệp ngữ “mồ hôi rơi”. (0,5 điểm) c. Về hình thức: HS cần viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. Nội dung: HS cần phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên: nhấn mạnh nỗi vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của những con người đang âm thầm cống hiến công sức cho đất nước, cho cuộc đời. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, lòng biết ơn của tác giả với những con người lao động. (1 điểm) Câu 2 (7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh) * Yêu cầu chung: - Chấp nhận, khuyến khích các bài sáng tạo có sức thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu định hướng chung, tránh đếm ý cho điểm. * Yêu cầu cụ thể: -Về kiến thức: Chấp nhận mọi cách hiểu, cách làm bài có thể không giống nhau miễn sao bày tỏ được những cảm xúc suy nghĩ của người viết về tác phẩm, với những định hướng như sau: a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”. Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ (0,5 điểm) b. Thân bài. (5 điểm) 5
  6. + Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc nên thơ, sống động với âm thanh tiếng suối trong trẻo, vang vọng; không gian tràn ngập ánh trăng, cảnh vật quấn quýt, hòa quyện. (2 điểm) + Cảm nghĩ về hình ảnh nhân vật trữ tình với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên tha thiết; phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời; con người thao thức vì lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Chất thơ và tinh thần thép hòa quyện trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. (2 điểm) + Cảm nghĩ về những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; biện pháp so sánh, điệp ngữ; nghệ thuật lấy động tả tĩnh; hình ảnh thơ vừa gần gũi, giản dị vừa giàu giá trị tạo hình, biểu cảm; kết hợp màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. (1 điểm) c. Kết bài (0,5 điểm) + Khẳng định tình cảm của bản thân với bài thơ, ý nghĩa của tác phẩm. - Kĩ năng: Học sinh biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập được một văn bản biểu cảm có bố cục ba phần, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả (1 điểm) - Về tư duy: Qua bài viết giáo viên đánh giá năng lực tư duy của học sinh trên các phương diện: Phát hiện ý, lập ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản, giọng văn của bài văn biểu cảm - Lưu ý: Đối với bài làm sa vào phân tích tác phẩm, Gv không cho quá 2 điểm 6
  7. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I. MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn: “Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.” (Trích “Vầng trăng quê em”- Phan Sĩ Châu) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Em thích nhất hình ảnh nào trong đoạn văn trên? Vì sao em thích hình ảnh đó? b. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu: “Những mắt lá ánh lên tinh nghịch” c. Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 4 câu) cảm nhận về nội dung của đoạn văn trên. Câu 2: (7 điểm) Kể về một người thân của em. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (3 điểm): a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả. (0,25 điểm) HS chọn được hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và biết cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh đó, cần chú ý hình ảnh trăng, mắt lá được nhân hóa trở nên sống động, gần gũi gắn bó, thấm đượm tình cảm với con người. (1 điểm) b. HS xác định đúng danh từ: “mắt, lá”, động từ: “ánh”, tính từ: “tinh nghịch” (0,75 điểm) c. Về hình thức: HS cần viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. (1 điểm) Nội dung: HS cần thể hiện những cảm nhận về nội dung của đoạn văn: Đoạn văn đã miêu tả vẻ đẹp yên bình, nên thơ của làng quê vào đêm trăng với cảnh vật sinh động, được tắm đẫm trong ánh trăng. Qua đó, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên tha thiết. (1 điểm) Câu 2: (7 điểm) Kể về một người thân của em. * Yêu cầu chung: - Chấp nhận, khuyến khích các bài viết có sáng tạo có sức thuyết phục, có giọng điệu, cảm xúc riêng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu định hướng chung, tránh đếm ý cho điểm * Yêu cầu cụ thể: -Về kiến thức: Học sinh có thể kể theo các trình tự khác nhau nhưng cần làm nổi bật: a. Mở bài: Giới thiệu về người thân em định kể (0,5 điểm) b. Thân bài. (5 điểm) – Kể cụ thể về một người thân của em, cần làm nổi bật công việc, độ tuổi, ngoại hình, tính cách của người thân thông qua những câu chuyện cụ thể, từ đó thấy được tình cảm của người viết đối với người thân. Học sinh cần thể hiện những cảm nhận chân thực của bản thân. - Học sinh cần chú ý kết hợp yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm. c. Kết bài (0,5 điểm) + Khẳng định tình cảm của em với người thân đó 7
  8. - Kĩ năng: Học sinh biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập được một văn bản tự sự có bố cục ba phần, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả (1 điểm) - Về tư duy: Qua bài viết giáo viên đánh giá năng lực tư duy của học sinh trên các phương diện: Phát hiện ý, lập ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản, giọng văn của bài văn biểu cảm - Bài làm đúng kiểu bài tự sự, đáp ứng đủ yêu cầu về kĩ năng, tư duy; lời văn trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt, biết vận dụng linh hoạt yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự, giáo viên cho điểm tối đa. Những trường hợp còn lại, giáo viên tự linh điểm. - Lưu ý: Đối với bài làm sa vào miêu tả về người thân, GV không cho quá 2 điểm 8