10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 2

pdf 10 trang thaodu 129440
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_mon_ngu_van_lan_2_thien_h.pdf

Nội dung text: 10 Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Ngữ Văn Lớp 9 lần 2

  1. . ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 1 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Các tác phẩm “Làng” của Kim Lân “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có chung điểm nào sau đây ? A. Cùng viết về chủ đề yêu nước của con người Việt Nam trong kháng chiến. B. Ra đời trong kháng chiến chống Pháp. C. Đều viết về hình ảnh người lính. D. Viết về người phụ nữ. Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” được viết vào thời gian nào ? A. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Ba năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. D. Trước cách mạng tháng Tám, 1945. Câu 3. Từ “Ơi” trong câu thơ: “Ơi chiếc xe vận tải / Ta cầm lái đi đây ” (Tố Hữu–Bài ca lái xe đêm) thuộc thành phần nào ? A. Tình thái C. Gọi - đáp B. Cảm thán D. Phụ chú Câu 4. Câu nào sau đây không chứa khởi ngữ ? A. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng. B. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. C. Hiểu thì tôi hiểu, nhưng giải thì tôi chưa giải được. D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. II. Tự luận: (8.0 điểm) Câu 1: Cho câu thơ sau: “ Không có kính, rồi xe không có đèn” a. Hãy chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ ? Những câu thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào ? của ai ? b. Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ ? c. Viết đoạn văn (7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ vừa chép ? Câu 2: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận ? 1
  2. . ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 2 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (1,25 điểm). Xác định từ “ đầu” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? dùng với nghĩa chuyển? phương thức chuyển nghĩa của từ? a. “ Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca nô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ” (Tố Hữu) b. “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu” (Chính Hữu) c. “ Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu) Câu 2 (2,75 điểm). a. Cho đoạn thơ sau: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi ” - Đoạn trích trên trong bài thơ nào? của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn? b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” (“ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận) c. Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương. Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương ? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) Câu 3 (6 điểm). “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, viết về những phẩm chất tốt đẹp và số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ! Họ tên thí sinh Số báo danh 2
  3. . ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 3 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má”. (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2011) a) Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên. b) Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt đó. Câu 2. (3,0 điểm) a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh ” b) Hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ có ý nghĩa gì? c) Từ nội dung khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Câu 3. (5,0 điểm) Thông qua việc miêu tả cảnh đánh cá đêm của một đoàn thuyền trên biển, tác giả ca ngợi không khí lao động mới, khẩn trương, hiên ngang tràn đầy niềm lạc quan của những con người làm chủ công việc, làm chủ biển cả bao la hùng vĩ. Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm rõ nhận xét trên. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh SBD Phòng thi 3
  4. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 4 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” (Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục năm 2014) a) Xác định phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên. b) Phần in đậm trong câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao? c) Hãy viết lại câu “Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.file word đề-đáp án Zalo: 0986686826 d) Khái quát phẩm chất của lão Hạc trong đoạn văn trên bằng một câu đơn. Câu 2. (3,0 điểm) a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. “Người đồng mình thô sơ da thịt ” b) Giải thích nghĩa của từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ trên. c) Từ nội dung đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh hiện nay. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của cha con ông Sáu. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh SBD Phòng thi: 4
  5. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 5 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có trong bài thơ “Đồng chí”? A. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. C. Hun hút cồn mây súng ngửi trời. B. Lướt giữa mây cao với biển bằng. D. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Câu 2: Thành phần biệt lập là gì? A. Thành phần đứng đầu câu. B. Thành phần tách rời, biệt lập ra. C. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. D. Thành phần đứng cuối câu. Câu 3: Câu “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” thuộc kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến. Câu 4: Trong câu văn Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” phần in đậm là gì? A. Ý dẫn trực tiếp. B. Lời dẫn gián tiếp. C. Lời dẫn trực tiếp. D. Ý dẫn gián tiếp. PHẦN II: TỰ LUẬN. Câu 5: Đọc đoạn văn sau: “Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt của con bé bỗng xôn xao”. a) Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? b) Nhân vật “ tôi” được nhắc đến trong đoạn trích là ai? Nêu tên tác dụng của ngôi kể trong đoạn văn? c) Từ đoạn trích và bằng những hiểu biết trong tác phẩm em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử. Câu 6: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.” (Trích “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1) Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm 5
  6. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 6 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (1,0 điểm) Phần in đậm trong các câu sau là thành phần gì? a, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê) b, Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (“Lão Hạc” - Nam Cao.) c, Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. (“Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê) d) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long) Câu 2: (3,5 điểm) Cho đoạn trích: “ Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” (“ Truyện Kiều”- Nguyễn Du) a, Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về ai? Giải nghĩa cụm từ: “Quạt nồng ấp lạnh”? b, Từ tấm lòng của Kiều, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong xã hội ngày nay? c, Chép thuộc 8 câu thơ tiếp theo và trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đó bằng một đoạn văn. Câu 3: (5,5 điểm). Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng quê hương. Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện để làm sáng tỏ. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) 6
  7. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 7 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: Cho câu thơ sau: Không có kính, rồi xe không có đèn, a) Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên và cho biết những câu thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b) Trong đoạn thơ vừa chép có hình ảnh hoán dụ đặc sắc, đó là hình ảnh nào? Nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy? Câu 2: Từ bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Trong đoạn văn có một câu có thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần đó). Câu 3: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa pa” Nguyễn Thành Long. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi khảo sát không giải thích gì thêm. 7
  8. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 8 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nhưng tạnh rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh.” (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? b) Xét về cấu trúc, câu văn “Sao chóng thế?” thuộc kiểu câu gì? c) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên Câu 2. (1,0 điểm) Viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì): a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Câu 3. (2,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học của học sinh. (Trong đó sử dụng hai thành phần biệt lập, gạch chân và chỉ rõ đó là thành phần biệt lập nào?) Câu 4. (4.5 điểm) Suy nghĩ của em về bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của chị em Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 8
  9. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 9 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? b. “Chúng tôi” ở đây gồm những nhân vật nào? Họ làm công việc gì? c. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng những phép liên kết nào? (Chú ý: chỉ rõ những từ ngữ được dùng để liên kết). Câu 2: (2.0 điểm) “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” (Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập I) a. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 -10 câu, có đánh số thứ tự sau mỗi câu) phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ trên. b. Trong bài thơ Viếng lăng Bác (SGk Ngữ văn 9, tập II), tác giả Viễn Phương cũng có một câu thơ viết về hình ảnh mặt trời (theo nghĩa gốc). Hãy chép chính xác câu thơ đó. Câu 3. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. (Viết khoảng 8 đến 12 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu, gạch chân các phép liên kết đó). Câu 4: (4.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 9
  10. ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 2 ĐỀ 10 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”. (Ngữ văn 9, tập2) a) Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? c) Nêu nội dung chính của đoạn văn. d) Ghi lại câu văn có chứa khởi ngữ và gạch chân khởi ngữ đó. Câu 2. (3.0 điểm) Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về thói a dua của giới trẻ hiện nay. Trong đoạn văn có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó). Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. . Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 10