Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

docx 8 trang thaodu 4011
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_truong_thpt_tra.docx

Nội dung text: Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 02 trang Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? Câu 3: Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ? Câu 4: Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ? Phần II: Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1: Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay. Câu 2: (5.0 điểm) Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn
  2. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ .” (Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118) Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng ”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118) HẾT
  3. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm) Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. Câu 2: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị. Câu 3: Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn: Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt. Câu 4: Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến. Phần II: Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1: Đoạn văn cần đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội. - Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ? - Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực? - Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động? Câu 2: Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng và ý nghĩa của đoạn trích. Thân bài:
  4. – Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: văn hóa, địa lý, lịch sử. + Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình dị, gần gũi với mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những hình ảnh rất đời thường, ). + Ở phương diện địa lý, Đất Nước là không gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi lứa, Rộng hơn, Đất Nước là không gian bao la với núi, sông, rừng biển tươi đẹp, phong phú, + Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những huyền thoại, truyền thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt, *Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại, . – Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm được tạo nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng. + Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ: Tình yêu đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc. + Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ: hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi con người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. + Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu sắc rằng Đất Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần gũi, Đất Nước hiện diện trong cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó, nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến một cách tự nhiên. Kết bài: Đánh giá chung lại nội dung trên. HẾT
  5. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang I. ĐỌC - HIỂU. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mỵ đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ? 4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ? 5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay. Câu 2: Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường” Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. HẾT
  6. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU. Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. Câu 2: Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. Câu 3: Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị Câu 4: Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản : - Ý nghĩa tả thực: nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt. - Ý nghĩa tượng trưng: Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do toả sáng từ trong cái chết. Câu 5: Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì “liều”. Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài. II. LÀM VĂN. Câu 1: Đoạn văn đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tậm trạng và hành động cởi trói. - Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng?
  7. - Ý nghĩa của thình yêu thương con người của tuổ trẻ? - Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó? - Bài học nhận thức và hành động? Câu 2: Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. *Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Yêu cầu về nội dung: Có thể trình bày theo định hướng sau: 1, Giới thiệu chung: – Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng” – Trích dẫn nhận định 2, Cảm nhận bài thơ Sóng để làm rõ nhận định 2.1 Giải thích ý kiến: -Ý kiến khái quát về thơ và con người thơ của Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thowtheer hiện vr đẹp tâm hoonfcuar nhà thơ: tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người. -Thơ XQ tiêu biểu cho tâm tư và tình cảm giới mình. 2.2 Chứng minh: *Nội dung: -Một tâm hồn rung động mãnh liệt, khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu. -Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu say đắm trong sáng và thủy chung. -Một tâm hồn hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách của thời gian. -Một tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hòa nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn. *Nghệ thuật: -Sử dụng thể thơ năm chữ, âm đệu bằng trắc phù hợp với nhịp sóng, nhịp lòng. -Hình tượng Sóng thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng của người phụ nữ đang yêu. 2.3 Đánh Giá: -Ý kiến chính xác về phong cách thơ XQ -Ý kiến giúp bạn đọc sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời. HẾT