Tổng ôn kiến thức Ngữ văn Lớp 12 - Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 - Phạm Minh Nhật

pdf 113 trang thaodu 5335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng ôn kiến thức Ngữ văn Lớp 12 - Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 - Phạm Minh Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_on_kien_thuc_ngu_van_lop_12_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_20.pdf

Nội dung text: Tổng ôn kiến thức Ngữ văn Lớp 12 - Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 - Phạm Minh Nhật

  1. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Đọc - hiểu 6 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN VÀ CÁCH NHÂṆ BIẾ T 1, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: – Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, Note: Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé. 2, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: – Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương Note: Trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao, và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 2
  2. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) 3, Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Note: Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , 4, Phong cá ch ngôn ngữ khoa hoc̣ - Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH. 5, Ngôn ngữ báo chí: – Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình ] & viết [ báo viết ] – Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc, Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Note: Các bài có trı́ch dâñ nguồn báo Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 3
  3. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) 6, Phong cá ch ngôn ngữ hành chı́nh - VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lı́. Note: Các mâũ đơn xin phép, có tiêu đề, biểu ngữ (đơn xin nghı̉ hoc,̣ đơn khiếu nai )̣ Cá c biêṇ phá p nghê ̣thuâṭ 1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 4
  4. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) 3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc 6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 7. Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 8. Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 5
  5. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) 6 PHƯƠNG THỨ C BIỂU ĐAṬ 1. Tư ̣ sư:̣ Kể laị môṭ chuỗi các sư ̣ viêc,̣ sư ̣ viêc̣ này dâñ đến sư ̣ viêc̣ kia, taọ nên môṭ macḥ hoàn chı̉nh, không quan tâm đến thái đô ̣và quan điểm của tác giả. 2. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 3. Biểu cảm: dùng ngôn ngữ để bôc̣ lô ̣cảm xúc, tı̀nh cảm của mı̀nh về môṭ sư ̣ vât,̣ sư ̣ viêc.̣ 4. Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải, những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết. 5. Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 6
  6. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) 6. Hành chính- công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng ) Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 7
  7. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 8
  8. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích luỹ cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm. Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật “hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng có những lúc sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Viết tuỳ bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy tuỳ theo cảm hứng”, đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, khi ông so sánh “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 9
  9. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hương là đứa con của rừng già với một tâm hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Với đôi mắt khảo sát nghiêm túc của nhà địa lí có một tầm văn hoá sâu rộng, kết hợp vốn ngôn từ nghệ thuật phong phú mượt mà giàu chất thi họa, Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện thủy trình của sông Hương từ vùng trung du trở xuống, nó liên tục chuyển dòng, “theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Nhà văn đã đặt sông Hương vào giữa cảnh quan núi đồi, lăng tẩm, bãi biển vùng ngoại ô tây-nam thành phố Huế, gương mặt Hương Giang trong xanh phẳng lặng tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 10
  10. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương như một chủ thể có ý thức góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của xứ Huế. Và trước khi về với Huế, sông Hương trôi lặng thầm giữa một vùng không gian “Bốn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”. Giữa đám quần sơn lô xô, ở phía tây thành Huế, nơi dành cho giấc ngủ ngàn năm của các bậc vua chúa thời Nguyễn, sông Hương hiện ra với vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi kéo dài mãi “giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc , nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”. Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô. Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga, Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 11
  11. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.” Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn hoá Huế, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong thì hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hoà, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử. Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”. Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 12
  12. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Tản Đà thấy “dòng sông trắng, lá cây xanh”. Hàn Mặc Tử thì lại so sánh tôn vinh sông Hương như một dải ngân hà tuyệt vĩ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay”. Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng “con sông dùng dằng con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần mê đắm: “Con sông đám cưới Huyền Trân Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn Hèn chi thơm thảo nỗi buồn Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ Con sông nửa thực nửa mơ Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên” Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 13
  13. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: "Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 14
  14. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam. NHỮ NG NÉ T ĐĂC̣ SẮC NGHÊ ̣ THUÂṬ TRONG PHONG CÁCH HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG THỂ HIÊṆ QUA BÚ T KÍ “AI ĐA ̃ ĐĂṬ TÊN CHO DÒNG SÔNG” Tâm hồn Hoàng Phủ Ngoc̣ Tường rất tinh tế, nhaỵ cảm trướ c cái đep̣ trữ tı̀nh sâu lắng của thiên nhiên cảnh vât.̣ Nhà văn không chı̉ nhı̀n nó bằng đôi mắt mà còn cảm nhâṇ nó bằng tâm hồn. Dòng Hương giang trong bài kı́ có cả gương măṭ phóng khoáng, Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 15
  15. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) hoang daị (khi chảy qua rừ ng già) nhưng chủ yếu đươc̣ phát hiêṇ qua vẻ đep̣ trữ tı̀nh thơ mông,̣ mềm maị duyên dáng như “ngườ i đep̣ mơ màng ngủ giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dai”.̣ Văn của Hoàng Phủ Ngoc̣ Tườ ng rất gần vớ i thơ ca, đó là những tiếng nói diụ dàng rất Huế. Không chı̉ khai thác vẻ đep̣ giàu chất thơ của thiên nhiên cảnh vât,̣ mà ông còn thiên về khám phá sư ̣ vât,̣ hiêṇ tương̣ ở chiều sâu văn hóa. Ai đa ̃ đăṭ tên cho dòng sông? Là lờ i ngơị ca, lờ i giớ i thiêụ đầy tư ̣ hào về sông Hương - dòng sông gắn bó vớ i licḥ sử văn hóa Huế. Nhà văn không những miêu tả vẻ đep̣ tư ̣ nhiên mà còn lôṭ tả vô cùng xuất sắc thần thái của Hương giang. Đăc̣ sắc trong phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngoc̣ Tườ ng là sứ c liên tưở ng phong phú, kı̀ diêu.̣ Đó là sư ̣ kết hơp̣ giữa vốn tri thứ c rông̣ lớ n, đa dang̣ về licḥ sử , điạ lı́, âm nhac,̣ kiến trúc và môṭ tâm hồn nghê ̣sı ̃ tài hoa, bay bổng, môṭ tı̀nh yêu thương gắn bó thiết tha vớ i dòng sông quê hương mı̀nh. Sông Hương hiêṇ lên trong tác phẩm không chı̉ là môṭ hiêṇ tương̣ thiên nhiên đơn thuần mà khi giống bản trườ ng ca của rừ ng già, khi như cô gái Digan phóng khoáng và man dai,̣ như môṭ ngườ i đep̣ ngủ mơ màng, như môṭ tấm luạ mềm, môṭ tài nữ gảy đàn như nàng kiều đang trên đườ ng tı̀m đến Kim Trong.̣ Âm thanh, màu sắc, dòng nướ c hiêṇ lên lung linh, kı̀ ảo qua những liên tưở ng tài hoa. Ngoài môṭ hê ̣ thống ngôn từ đa dang̣ để biểu đaṭ vẻ đep̣ của dòng sông và những xúc cảm trong lòng ngườ i, Hoàng Phủ Ngoc̣ Tườ ng còn sử dung̣ nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 16
  16. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) hóa, ẩn du ̣ khiến những trang văn “Ai đa ̃ đăṭ tên cho dòng sông?” tươi tắn và sống đông̣ hơn. Uyên bác trong chiều sâu tri thứ c văn hóa, tài hoa trong lối dùng ngôn ngữ nghê ̣thuâṭ và đầy chất thơ trong cảm xúc, Hoàng Phủ Ngoc̣ Tườ ng đa ̃ ve ̃ lên môṭ bài thơ đep,̣ môṭ bứ c hoạ tuyêṭ mı ̃ về dòng sông thơ mông̣ Hương giang vớ i “Ai đa ̃ đăṭ tên cho dòng sông?” Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 17
  17. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hình tượng con sông Đà "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát Người ta đến hát khi trèo đò vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi" Đến vớ i mảnh đất cưc̣ Tây tổ quốc, Nguyêñ Tuân như đươc̣ ùa vào thế giớ i của mı̀nh như “nai về suối cũ”, bở i khác vớ i những nhà văn cùng thờ i, Nguyêñ Tuân lên Tây Bắc không phải là lần đầu, vı̀ trướ c Cách mang,̣ ông đa ̃ lên đây để viết tác phẩm “thiếu quê hương” và “môṭ chuyến đi”. Ông say sưa viết về thiên nhiên mı ̃ lê,̣ nên thơ, nhưng ông dùng bút lưc̣ nhiều hơn cả để miêu tả vẻ đep̣ của Đà giang, ông đa ̃ đăṭ tên cho thiên tùy bút của mı̀nh là “Tùy bút sông Đà’. Bở i theo Nguyêñ tuân, chı̉ có dòng sông Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 18
  18. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Đà mớ i là nơi hôị tu ̣ tâp̣ trung đầy đủ nhất toàn bô ̣ vẻ đep̣ của thiên nhiên Tây Bắc. Sông Đà mang trong mı̀nh hai tı́nh cách tuy trái ngươc̣ nhau, nhưng laị thống nhất vớ i nhau trong môṭ cơ thể sống của Đà giang: vừ a hung baọ vừ a dữ đôị khác thườ ng nhưng cũng thơ mông̣ trữ tı̀nh, nên hoạ nên thơ. Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhâp̣ quốc ticḥ Viêṭ Nam phải qua rất nhiều các triền núi đá. Vı̀ vây,̣ phần thương̣ lưu của sông Đà, lòng sông rất hep,̣ đô ̣ dốc nhiều. Điều này toát lên vẻ đep̣ hung baọ của Đà giang, nhưng khi xuôi về phı́a ha ̣ lưa, lòng sông như đươc̣ mở rông̣ ra, đô ̣ dốc cũng không còn nữa. Dòng nướ c êm đềm lăng̣ le ̃ trôi giữa đôi bờ cỏ tươi tốt, làm toát lên vẻ đep̣ thơ mông,̣ trữ tı̀nh của Đà giang. Viết về con sông Đà hung bao,̣ ngòi bút của Nguyêñ Tuân vô cùng phóng túng thoải mái, ông chẳng khác nào môṭ tay quay phim laõ luyên.̣ Có khi ông nhı̀n con sông Đà từ phı́a xa, từ phı́a viêñ cảnh, nhı̀n từ trên cao, sông Đà loằng ngoằng như môṭ sơị dây thừ ng.Tuy nhiên, ống kı́nh của nhà văn laị lia ra để cắt từ ng đoaṇ sông nhỏ để mô tả sư ̣ hung baọ con sông trong từ ng đoaṇ sông ấy. Nhà văn tâp̣ trung miêu tả những quang̃ sông hep,̣ đó là “đá bờ sông dưng̣ vách thành, măṭ sông ở chỗ ấy chı̉ đúng ngo ̣ mớ i có măṭ trờ i”. “Vá ch đá thà nh cheṭ trong lò ng sông Đà như những cá i yết hầu” có quang̃ sông hep̣ đến mứ c: “ đứ ng bên nà y bờ , nhe ̣ tay né m hò n đá qua bên kia vá ch”. Có quang̃ hep̣ mà “con nai con hổ đã có lần voṭ từ bờ bên nà y sang bờ bên kia”. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 19
  19. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Để khẳng đinḥ con sông Đà hung bao,̣ ông sử dung̣ kiến thứ c về võ thuât,̣ quân sư,̣ sử dung̣ những câu văn khá ngắn, vớ i khoảng 300 đông̣ từ để mô tả sư ̣ vâṇ đông̣ của dòng sông này. (dâñ chứ ng SGK) Viết về sông Đa, Nguyêñ Tuân không chı̉ dùng thi ̣giác của con ngườ i mà bằng nhiều giác quan. Môṭ nhà thơ Ba Lan đa ̃ từ ng nói “ đep̣ vâỵ thay tiếng hát dòng sông”, nhưng trên dòng sông Đà này, âm thanh ấy là tiếng ai oán của dòng nướ c, tiếng đe doạ của những tướ ng đá, bộ măṭ ngỗ nghicḥ khi bày ra ba trùng vi thacḥ trâṇ để lừ a ngườ i lái đò nào đó qua đây. Nhà văn còn mô tả sư ̣ hung baọ của con sông Đà thông qua những câu Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 20
  20. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) văn có kết cấu trùng điêp̣ mô tả sư ̣ vâṇ đông̣ khẩn trương, gấp gáp của đá, của nướ c, của sóng của gió, nhất là những đoaṇ ở măṭ ghềnh sông Hát Loóng: Đoaṇ qua sông dài hàng ngàn cây số mà “nướ c xô đá , đá xô só ng, só ng xô gió , cuồn cuôṇ gù n ghè suốt năm như lú c nà o cũng đò i nơ ̣ xuý t bất cứ ngườ i lá i đò nà o qua đây.” Hung baọ của Đà giang còn tâp̣ trung ở những luồng chết, ở những vưc̣ xoáy vớ i liên tưở ng vô cùng táo baọ của Nguyêñ Tuân, khi ông tâp̣ trung miêu tả những hút nướ c ở quang̃ Tà Mườ ng Vát: “Có những con thuyền bi ̣ cá i hú t nó hú t xuống, thuyền giồng ngay cây chuối ngươc̣ rồi vuṭ biến đi, bi ̣dı̀m và đi ngầm dướ i lò ng sông đến mươi phú t sau mớ i thấy tan xá c ở khuỷu sông dướ i.” Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 21
  21. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Sư ̣ hung baọ của Đà giang đươc̣ Nguyêñ Tuân vı́ là kẻ thù số môṭ của ngườ i dân Tây Bắc laị tap̣ trung ở trong những ngày luṭ của sông Đà. “ Cổng châu Quỳ nh Nhai vâñ cò n cá i ngấn nướ c” trong những ngày luṭ sông Đà. Những ngày ấy, trên măṭ sông nổi lên là những “xá c hươu nai cù ng vớ i gô ̃ trò vẩy, gô ̃ trò hoa” trôi lềnh bềnh trên măṭ sông. Đà giang lúc này là môṭ mu ̣ phù thủy, là kẻ thù số môṭ của loài ngườ i. Viết về sông Đà hung bao,̣ Nguyêñ Tuân còn bôc̣ lô ̣ rõ tı̀nh yêu quê hương đất nướ c của mı̀nh. Điều đó thể hiêṇ rất rõ ở thái đô ̣ của ông khi nhâṇ thấy: sư ̣ hung baọ của sông Đà là do con ngườ i gây nên. Đó là boṇ thổ ti lang taọ ở nơi đây đắp bến ngăn sông, chia cắt dòng chảy sông Đà, và lũ thưc̣ dân Pháp nơi đây đa ̃ đóng đồn bốt ven sông. Tất cả những điều này đa ̃ làm cho dòng sông thay đổi dòng chảy, trở nên hung baọ hơn. Sông Đà qua ngòi bút của Nguyêñ Tuân không chı̉ hiêṇ lên hung ba,̣ dữ dôị mà còn là môṭ vẻ đep̣ vô cùng thơ mông,̣ trữ tı̀nh. Đó là đoaṇ sông dướ i ha ̣lưu của Đà giang. Như đa ̃ nói, khi chay về phı́a ha ̣ lưu, dô ̣ dốc của con sông không còn nữa, lòng sông đươc̣ mở rông̣ ra, dòng nướ c trôi chảy êm đềm hiền hòa giữa đôi bờ cỏ tươi tốt làm toát lên vẻ đep̣ trữ tı̀nh của dòng sông. Nếu như viết về con sông Đà hung bao,̣ nhà văn sử dung̣ hơn 300 đông̣ từ manḥ huy đông̣ kiến thứ c về quân sư,̣ võ thuât,̣ điêṇ ảnh vướ i những câu văn ngắn, thı̀ khi viết về sông Đà thơ mông,̣ trữ tı̀nh, ông laị chủ yêu huy đông̣ kiến thứ c văn học, du lịch với những câu văn rất dài, nhịp nhàng, nhẹ nhàng như nhịp chèo Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 22
  22. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) khoan thai của "thuyền tôi trôi trên sông Đà" Từ trên tàu bay nhı̀n xuống, Nguyêñ Tuân thấy con sông Đà tuôn dài như môṭ áng tóc trữ tı̀nh, đầu tóc, chân tóc ẩn hiêṇ trong mây trờ i Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gaọ tháng hai và cuồn cuôṇ khói núi mèo đốt nương xuân. Điêp̣ từ tuôn dài cùng nhip̣ văn mềm maị như du như ngân đa ̃ gơị ra vẻ êm đềm lững lờ thướ t tha của sông. Phép so sáng dòng sông như môṭ áng tóc trữ tı̀nh là môṭ sáng taọ nghê ̣ thuâṭ đôc̣ đáo. Phép so sánh giàu chất thơ, chất hoạ này chẳng những phô ra vẻ diụ dang, duyên dáng kiêu sa, kiều diêm̃ của sông Đà mà còn bô ̣ lô ̣ chất phong tı̀nh, lang̃ maṇ của ngườ i nghê ̣ sı.̃ Qua phép so sánh, sông Đà mang dáng vẻ của thiếu nữ, môṭ nữ nhân xuân sắc đang buông hờ mái tóc làm duyên, làm dáng giữa cánh rừ ng hoa, hoa gaọ và Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 23
  23. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) vẻ bồng bềnh mây khói. Bao nhiêu vẻ đep̣ thơ mông,̣ quyến rũ của đất trờ i đa ̃ ùa về thưc̣ dâỵ trong câu văn Nguyêñ Tuân. Hı̀nh ảnh so sáng của Nguyêñ Tuân gơị ta nhớ đế dòng sông trữ tı̀nh, diêm̃ lê ̣ à bóng dáng của những dòng sông ấy đa ̃ in sâu trong những trang văn, trang thơ. Đó là dòng sông Hương trong nét ve ̃ của Hoàng Phủ Ngoc̣ Tườ ng như ngừ oi gái đep̣ ngủ mơ màng giữa cánh đồng duyên dáng. Đó là con sông duyên dáng như áng tóc huyền dướ i chân núi Duc̣ Thúy trong ngòi bút thơ Nguyêñ Trai.̃ Mê dắm vẻ đep̣ kiều diêm̃ của sông Đà, Nguyêñ Tuân đa ̃ phát hiêṇ ra mı ̃ nhân sông Đà luôn muốn làm đep̣ vớ i mı̀nh, sắc nướ c sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa môṭ sắc. Mùa xuân nướ c sông xanh màu xanh ngoc̣ bı́ch, mùa thu thı̀ lừ lừ chı́n đỏ. Chưa bao giờ sông Đà có màu đen xấu xı́ như cách thưc̣ dân Pháp goị con sông này. Chı̉ bằng vài nét phác hoa,̣ chấm phá, thiên nhiên Tây Bắc mà linh hồn của sông Đà hiêṇ lên như bứ c hoạ nên thơ quyến rũ. Đối vớ i cảm nhận của mỗi người, sông Đà laị trở nêngơị cảm. Vớ i Nguyêñ Tuân, đi rừ ng lâu này găp̣ laị thấy con sông Đà đằm đằm ấm ấm như môṭ cố nhân. Gương măṭ cố nhân sông Đà tươi sáng rưc̣ rỡ như môṭ miếng sáng, lóe lên màu nắng tháng ba Đườ ng: "Yên hoa tam nguyêṭ há Dương Châu”. Găp̣ laị cố nhân, ngườ i nghê ̣ sı ̃ không giấu đươc̣ niềm hân hoan, háo hứ c. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kı̀ mưa dần, vui như nối laị chiêm bao đứ t quang.̃ Chı̉ bằng vài nét chấm phá mà diêṇ maọ của cố nhân bỗng hiêṇ lên sống đông,̣ tâm trang,̣ cảm xúc của ngườ i nghê ̣sı ̃ cũng chan chứ a, tràn khắp câu văn. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 24
  24. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Đắp đuối trướ c vẻ trữ tı̀nh thơ mông̣ của Đà giang trong phong thái của môṭ khách lang̃ du, mê đắm, thưở ng ngoan,̣ Nguyêñ Tuân đa ̃ khám phá ra bao vẻ nên thơ, nên hoạ của dòng sông. Xuôi về ha ̣ lưu, dòng sông lững lờ i, êm trôi như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để laị trên phı́a thương̣ nguồn Tây Bắc. Cảnh ven sông ở đây lăng̣ tờ , cổ kı́nh, hoang sơ. Tưở ng như từ đờ i Lı́, Trần, Lê, quang̃ sông này cũng lăng̣ tờ đến thế mà thôi. Con sông Đà dương như chı̉ biết tồn taị trong không gian mà không hề biết đến thờ i gian. Thờ i gian mải miết trôi, sông Đà vâñ maĩ vẻ đep̣ nguyên sơ, hoang daị bở tiền sử , bờ sông hồn nhiêu như nỗi niềm cổ tı́ch tuổi xưa. Hai bên bờ sông tinḥ không môṭ bóng ngườ i. Chı̉ có những nương ngô mớ i nhú lên những là ngô non đầu mùa, những đồi cỏ gianh đang ra nõn búp. Môṭ đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đâm̃ sương đêm. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 25
  25. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Thı̉nh thoảng, con hươu thơ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhı̀n ông khách sông Đà mà như muốn hỏi rằng: Có phải ông cũng vừ a nghe thấy môṭ tiếng cói sương”. Vaṇ vâṭ như đang chı̀m vào cõi mông̣ mơ. Dướ i lòng sông, những đàn cá đầm xanh thi thoảng quâỹ voṭ lên bung̣ trắng như bac̣ rơi thoi. Những câu văn xuôi của Nguyêñ Tuân vút lên như vần thơ mềm mai,̣ du dương, như nét ve ̃ thanh nhe,̣ hư ảo. Dướ i ngòi bút daṭ dào, chất thơ, chất hoa,̣ vẻ đep̣ của dòng nướ c sông Đà hiêṇ lên như môṭ bứ c tranh kı̀ thù như những thướ c phim huyền ảo. Nguyêñ Tuân như đưa ngườ i đoc̣ vào thế giớ i thần tiên cổ tı́ch, thơ mông,̣ cảnh vừ a hoang sơ, cổ kı́nh, vừ a thơ mông,̣ trữ tı̀nh, vừ a lăng̣ tờ , êm ả, vừ a ẩn chứ a sứ c sống tươi non. Không phải “Ngườ i lái đò sông Đà" là tác phẩm đầu tiên đưa dòng sông Đà đi vào văn chương nghê ̣thuât.̣ Thưc̣ ra từ lâu, sông Đà đa ̃ trở thành nguồn cảm hứ ng daṭ dào cho cá văn nghê ̣ sı.̃ Thế nhưng, chı̉ dướ i ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyêñ Tuân, vẻ đep̣ hoang daị mà thơ mông,̣ bı́ ẩn mà diêñ lê ̣của con sông Tây Bắc mớ i thưc̣ sư ̣ hiêṇ ra, nổi hı̀nh, nối sắc, mớ i trẻ nên có thần, có hồn và lay đông̣ ngườ i đoc.̣ Khám phá vẻ đep̣ sông Đà trong trang văn Nguyêñ Tuân, ta mớ i thêm thấm thı́a chân lı́ nghê ̣ thuât:̣ "Thế giớ i không phải đươc̣ taọ lâp̣ môṭ lần mà mỗi môṭ lần ngườ i nghê ̣ sı ̃ đôc̣ đáo xuất hiêṇ là môṭ lần thế giớ i laị đươc̣ taọ lâp”̣ Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 26
  26. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) . Hı̀nh tương̣ nhân vâṭ người lái đò Nguyêñ Tuân (1910 – 1978) là môṭ nhà văn suốt đờ i đi tı̀m cái đep.̣ Trướ c cách mang,ông̣ quan niêṃ cái đep̣ chı̉ có trong quá khứ “vang bóng môṭ thờ i” và tài hoa của ngườ i nghê ̣sı ̃ chı̉ có ở Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 27
  27. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) những con ngườ i xuất chúng của thờ i trướ c còn vương sót lai.̣ Còn sau cách mang,̣ ông không đối lâp̣ quá khứ vớ i hiêṇ taị nữa, mà đối vớ i ông bây giờ , cái đep̣ có cả ở quá khứ , hiêṇ tai,̣ đăc̣ biêṭ là phẩm chất tài hoa có thể có ở cả nhân dân đaị chúng, những con ngườ i lao đông̣ phi thườ ng. Tùy bút “Ngườ i lái đò sông Đà”là môṭ trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyêñ Tuân viết sau Cách mang,̣ đươc̣ in trong tâp̣ “Sông Đà” (1960). Ở tùy bút này, ngườ i lái đò sông Đà là môṭ hı̀nh tương̣ đôc̣ đáo, hấp dâñ mang rõ dấu ấn phong cách nghê ̣ thuâṭ của Nguyêñ Tuân. Trướ c hết ông lái đò là ngườ i rất mưc̣ tài trı́, dũng cảm trong những chuyến vươṭ thác đầy hiểm nguy. Đẩ làm nổi bâṭ phẩm chất này, Nguyêñ Tuân đa ̃ có dung̣ ý nghê ̣thuâṭ sâu xa là để cho ngườ i lái đò xuất hiêṇ trong môṭ hoàn cảnh đầy thử thách khốc liêt.̣ Nguyêñ Tuân khẳng đinḥ “Ông muốn ghi laị đoaṇ nà y cá i hı̀nh ảnh chiến đấu gian lao của ngườ i lá i đò trên chiến trườ ng sông Đà , trên môṭ quãng thủy chiến ở măṭ trâṇ sông Đà ”. Nguyêñ Tuân đa ̃ mô tả môṭ cách chân thưc̣ vừ a trân trong,̣ vừ a yêu thương, vừ a cảm phuc̣ nhân vâṭ ông laõ lái đò vô cùng hiên ngang, trı́ dũng trong cuôc̣ chiến đấu vớ i những con sóng, côn thác đầy hung dữ, nguy hiểm. Cuôc̣ vươṭ thác, dướ i ngòi bút của Nguyêñ Tuân diêñ ra như môṭ trâṇ đánh dữ dôị có nhiều hồi, nhiều đơt,̣ mỗi đơṭ laị có những thử thách ác liêṭ khác nhau, dòng sông bày ra những thacḥ trâṇ hiểm hóc : “Đá ở đây từ ngà n năm vâñ mai phuc̣ trong lòng sông để vồ lấy con thuyền. Đá bà y thacḥ trâṇ trên sông vớ i những boongke chı̀m và phá o Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 28
  28. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) đà i nổi, phối hơp̣ vớ i đá , nướ c thá c reo hò là m thanh viêṇ cho đá phải tiêu diêṭ thuyền trương thủy tủ ngay ở chân thá c.” Kho từ vưng̣ giàu có và vốn kiến thứ c văn hóa khoa hoc̣ phong phú, uyên bác như quân sư,̣ võ thuât,̣ thể duc̣ thể thao, điêṇ ảnh của Nguyêñ Tuân đươc̣ dip̣ huy đông̣ tối đa để miêu tả cuôc̣ thủy chiến ác liêṭ giữa ngườ i lái đò sông Đà và sóng thác sông Đà “só ng nướ c thú c gối và o bung̣ và thân thuyền có lú c chú ng đôị cả thuyền lên só ng thá c đã đá nh đến miếng đòn hiểm đôc̣ nhất.” Có lúc tưở ng như ông laõ lái đò se ̃ bi ̣con thủy quái sông Đà vô cùng hung baọ ấy nuốt chử ng. Nhưng không, ông laõ vần không hề nao núng, trái laị vâñ bı̀nh tınh̃ chủ đông̣ chiến đấu môṭ cách dũng cảm đầy mưu trı́ như môṭ vi ̣chı̉ huy tuyêṭ vờ i, điều khiển con thuyền lần lươṭ vươṭ qua các thác nghềnh như “phá cá i trâṇ đồ bá t quá i của dò ng sông hung baọ ” ”Dòng nướ c hù m beo đang hồng hôc̣ tế manḥ trên sông Đà .” Nhưng ngườ i lái đò vâñ “cưỡi lên thá c sông Đà đến cù ng như là cưỡi hổ.” Ngườ i lái đò tài hoa tuyêṭ vờ i. Ông laõ lái đò còn là ngườ i rất mưc̣ tài hoa, có phong thái ung dung, pha chút nghê ̣ sı.̃ Sóng, thác sông Đà rất khắc ghiêt,̣ chı̉ cần ngườ i lái đò môṭ phút thiếu chı́nh xác, môṭ tı́ch tắc thiếu bı̀nh tınh,̃ nhỡ tay hoa mắt là có thể phải trả giá bằng chı́nh sinh mênḥ của mı̀nh. Nhưng sóng, thác sông Đà dù có hung dữ đến đâu, cũng bi ̣khuất phuc̣ bở i ngườ i lái đò thờ i nay, bở i ngườ i lái đò là môṭ nghê ̣sı ̃ có nghê ̣thuâṭ chở đò kı̀ diêu.̣ Nghê ̣ thuâṭ ấy đươc̣ biểu hiêṇ rõ nhất ở khả năng nắm chắc cấc quy luâṭ tât yếu của dòng sông, nhờ thế mà ngườ i lái đò trở thành ngườ i tư ̣ do, ngườ i chiến thắng. Ông laõ đa ̃ nắm Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 29
  29. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) chắc đươc̣ binh pháp của thần sông, thần đá, thuôc̣ lòng vi ̣trı́ các luồng sinh, luồng tử mà chủ đông̣ trong moị tı̀nh huống. Lúc thı̀ “Ông cưỡi thá c nắ m lấy bờ m sóng mà phóng nhanh qua cử a tử ”, lúc laị “Ghı̀ cương đè sấn lên mà chăṭ đôi con thá c để mở đườ ng tiến”. Thế là, bằng những đông̣ tác nhuần nhuyêñ hoàn hảo rất tinh thông trong nghề nghiêp̣ của mı̀nh, ông laõ lái đò đa ̃ lái con thuyền “như môṭ mũi tên tre xuyên qua hơi nướ c”, xuyên qua biết bao nghềnh thác hiểm ác của dòng sông hung baọ này. Nguyêñ Tuân goị ngườ i lái đò của mı̀nh có “tay lái ra hoa” là như vây.̣ Ngườ i lái đò đa ̃ trơ thành môṭ ngườ i nghê ̣ sı,̃ môṭ ngườ i anh hùng chiến thắng thiên nhiên. Trướ c Cách mang̣ tháng Tám, con ngườ i Nguyêñ Tuân hướ ng tớ i và ca ngơị là những “con ngườ i đăc̣ tuyển, những tı́nh cách phi thườ ng”. Sau Cách mang,̣ nhân vâṭ tài hoa nghê ̣ sı ̃ của Nguyêñ Tuân có thể tı̀m thấy ngay trong cuôc̣ chiến đấu, lao đông̣ hàng ngày của nhân dân. Trướ c Cách mang̣ tháng Tám, Nguyêñ Tuân là môṭ ngườ i tài tử , thı́ch chơi “Ngông”, mắc cái bênḥ ham mê thanh sắc, thı́ch chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đep̣ và nhấm nháp những cảm giác mớ i la ̣ thı̀ sau Cách mang,̣ nhà văn nhaỵ cảm vớ i con ngườ i mớ i, cuôc̣ sống mớ i từ môṭ góc đô ̣ thẩm mı ̃ khác. Ông không còn là môṭ Nguyêñ Tuân “Nghê ̣thuâṭ vi nghê ̣thuât” nữa, ông đa ̃ nhı̀n cái đep̣ của con ngườ i là cái đep̣ gắn vớ i nhân dân lao đông,̣ vớ i cuôc̣ sống dang nảy nở sinh sôi, đồng thờ i lên án, tố cáo chế đô ̣cũ, khẳng đinḥ bản chất nhân văn của chế đô ̣mớ i. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 30
  30. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài viết vào những năm 1952, 1953, sau chuyến đi thực tế bộ đội và nhân dân vào chiến dịch Tây Bắc. Đây là tác phẩm được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến. Vợ chồng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương. Tiêu biểu cho những con người, những số phận ấy chính là Mị, một phụ nữ đã chịu muôn vàn đắng cay, tủi cực. Song, cũng chính người phụ nữ ấy luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã trỗi dậy mạnh mẽ. Mị xuất hiện ngay từ những dòng đầu của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đó là hình ảnh một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra. Nhưng thực ra, đây là một cô Mị khác, còn cô Mị ngày xưa dường như đã chết rồi. Ngày xưa, lúc còn ở nhà với cha, Mị là cô gái trẻ, dẹp, yêu đời, có tài thổi sáo hay, có bao nhiêu trai làng mê. Nhà Mị cũng như những nhà có con gái khác, mỗi năm đến Tết, bố mẹ không thể ngủ dược vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến đứng thổi sáo chung quanh vách. Mị được yêu và cũng đáng yêu. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 31
  31. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Từ đó người ta bắt gặp chân dung một cô Mị khác: Mấy năm sau, cha cô chết, nhưng cô cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Dùng từ an phận đối với Mị dường như chưa đúng. Mị đã tê liệt sức phản kháng. Cô chấp nhận kiếp sống trâu ngựa ấy, nhưng Mị buồn, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rười. Thậm chí, mỗi ngày Mị càng không nói, không nghĩ ngợi gì nữa, bởi lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, và dù lúc đi hái củi, lúc giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 32
  32. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) ngồ, lúc nào cũng gài một bó day trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế Mị trở thành con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. Mị trở thành con người vô thức trước thời gian, về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm, cô không nhớ. Mị mất cảm giác cả về không gian. Thời gian và không gian chẳng có ý nghĩa gì, bởi đời của Mị như chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay ở cái buồng kín mít của cô, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Đôi lúc Mị đã nghĩ, cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi. Cái ô vuông ấy là một ngục thất giam hãm tinh thần của Mị. Mà Mị muôn chết cũng không đuợc, vì đời cô chỉ biết đi theo đuôi ngựa của chồng, ngay cả thân của Mị cũng không bằng con ngựa. Vậy là sự dày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong cô Mị trẻ đẹp ngày nào. Trong con mắt của cha con nhà thống lí Pá Tra, những người như Mị đâu còn là con người. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt. Mỗi khi bước vào buồng, Mị lại ngồi xuống giường trông ra cửa sổ. Chi tiết ấy cho thấy Mị luôn hướng vọng ra bên ngoài, có những khát khao mong manh mơ hồ. Sức sống trong Mị sẽ trỗi dậy khi có tác động. Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 33
  33. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa. Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ. MỊ nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi. Mị ngồi nhẩm lại bài hát người đang thổiằ Tất cả gợi cho Mị nhớ lại thời xa xưa. Ngày xưa, Tết Mị uống rượu. Bây giờ, Mị cũng uống rượu. Rồi Mị say. Khi say thì Mị lại sống về ngày trước. Ngày trước, Mị vui sướng biết bao. Tai Mị vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Đấy là tiếng sáo của tình duyên, của tuổi thanh xuân càng đầy sức sống. Mị không còn là cô con dâu gạt nự nhà thống lí Pá Tra nữa. Mị đang uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Ra thế, Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Nhưng thực ra, Mị vẫn đang ở nhà của thông lí Pá Tra. Mị vẫn đang sống kiếp đọa đầy với A Sử. Ước gì có nắm lá ngón ở trong tay, MỊ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Càng nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. ôi chao, tiếng sáo ấy, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. MỊ đang muốn quên đi. Mị không muốn nhớ lại cái ngày trước mà không được. Tiếng sáo ấy lửng lơ; tiếng sáo ấy làm Mị thiết tha bồi hồi. Mị muốn đi chơi. Mị muốn thoát ra ngoài cái ô cửa mờ đục, trăng trắng này! Mị thực hiện ý định giải thoát lần thứ nhất một cách lặng lẽ mà mãnh liệt: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách Mị rút thêm cái áo. Mị làm tất cả, thật bình thản và quyết liệt như ngày xưa, khi trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 34
  34. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Trông thấy Mị, A Sử lấy làm lạ. Nó chỉ biết rằng Mị muốn đi chơi. Thằng chồng ác hơn con hổ ấy không biết trước mặt mình đã là một cô Mị khác, cô Mị của ngày mà hắn đã từng lừa lọc để đánh cắp đem về. Hắn thẳng tay vùi dập tàn nhẫn sự trở về đó: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa Nhưng A Sử chỉ trói được thể xác Mị: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cử động được. Khi ấy, Mị mới biết mình đang bị trói, đang ở trong căn nhà tù ngục này. Lòng Mị đau đớn,' thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành. Mị không thoát khỏi căn nhà ấy, dù chỉ một phút giây. Nhưng Mị đã không còn là con ngựa, con rùa lùi lũi trong xó cửa nữa. Mị đã sông lại những thời khắc của tuổi thanh xuân tươi trẻ và tự do. Vì thế, khi bị A Sử trói, lúc bàng hoàng tỉnh, Mị chợt nhớ đến câu chuyện một người vợ trong nhà thống lí Pá Tra bị trói đă chết không ai hay. Và, MỊ sợ quá. Mị còn muốn sông. MỊ còn ham sông. Cuộc trỗi dậy ấy như một đợt sóng dâng lên rồi tan ra. Nó không mảy may thay đổi cuộc đời Mị. Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫn không mất. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệt hơn lúc nào hết! Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lí Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn, nếu không có chuyện A Phủ - người từng đánh lại A Sử, bị Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 35
  35. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) phạt vạ, phải đi ở cho nhà thống lí Pá Tra trừ nợ - làm mất một con bò bị trói, bị đánh, bị bỏ đói nhiều ngày, chỉ đợi cái chết. Thực ra những đêm đầu Mị đã thấy A Phủ bị trói đứng nhưng cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra ngồi sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã ngay xuống cửa bếp, hôm sau cô vẫn thản nhiên ra sưởi như đêm trước. Nhưng dường như đó là cách Mị chống lại cuộc sống đọa đày ở đây. Còn trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. MỊ rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đốì với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo. Và cũng chính nhờ ngọn lửa, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuông má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến MỊ chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng chịu trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không thể lau đi được. Rồi MỊ phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở dây thôi Người kia việc gì phải chết thế. Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói thay Mị vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Cô cởi trói cho A Phủ và đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng di. Vì ở đây thì chết mất. Không thể nói đó là hành động hoàn toàn bản năng. Đúng hơn, Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 36
  36. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Chính vốn sống, sự hiểu biết tinh tế và đặc biệt tình yêu con người đã tạo cho ngòi bút của Tô Hoài rất vững vàng khi lí giải những đột biến của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Qua đó, nhà văn đã đặt ra những vấn đề nhân sinh sâu sắc: chế độ phong kiến là chế độ trói buộc, giam hãm sức sống con người nhưng sức sống con người dù bị giẫm đạp, đè nén đến đâu cũng không bị mất đi. Điều ấy càng khiến ta thêm tin, thêm yêu mến con người. Tô Hoài đã khá thành công khi phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sảo. Sự thành công ấy, ngoài vốn sống, vốn hiểu biết về con người và vùng đất Tây Bắc còn là do tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người dân nghèo miền núi thuở trước. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 37
  37. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Chiếc thuyền ngoài xa Một trong những cái tên nổi tiếng của làng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới chính là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 38
  38. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) người "mở đường tinh anh và tài năng nhất". Trước năm 1975, ông là một cây bút sử thi lãng mạn, viết nhiều về đề tài người lính. Tuy nhiên, sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề đạo đức, và triết lý chân thực. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là 'Chiếc thuyền ngoài xa'. Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái. Tác giả đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người lao động trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Những “hạt ngọc tâm hồn” không hiện ra trong lửa đạn chiến tranh, mà lẩn khuất giữa đời thường đầy sóng gió. Nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn, người ta thường nhắc đến ba yếu tố: Nhân vật, giọng điệu trần thuật và tình huống truyện. Trong đó, việc sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo đóng vai trò then chốt, quyết định thành công của tác phẩm. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 39
  39. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật. Chiếc thuyền ngoài xa sở dĩ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc bởi tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức độc đáo. Đó là tình huống nhận thức và khám phá về cuộc sống và nghệ thuật của hai nhân vật Đẩu và Phùng. Tình huống bất ngờ trong truyện đã làm thay đổi nhận thức của hai người trước những nghịch lí của cuộc sống. Trong khi thiên nhiên có vẻ đẹp toàn bích thì cảnh đời lại u ám, đáng buồn. Người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt. Người vợ bị chồng hành hạ, ngược đãi, thế nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng mà lại còn bênh vực. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày nào cũng hành hạ vợ. Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển sớm mai để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh về lại vùng ven biển miền Trung, nơi trước đây đã từng tham gia chiến đấu chống Mĩ. Phùng gặp lại Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa giờ là chánh án tòa án huyện và được Đẩu tận tình giúp đỡ. May mắn thay, sau mấy buổi sáng kiên nhẫn “mai phục”, Phùng đã bắt gặp khoảnh khắc kì diệu của Cái Đẹp nghệ thuật: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đất" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 40
  40. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hưởng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trải tim như có gì bóp thắt vào. Đoạn văn trên đẹp như một bài thơ. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng ngôn ngữ rất tài tình để vẽ lên bức tranh cảnh biển buổi sáng mờ sương có đủ đường nét, ánh sáng, sắc màu và cả hình ảnh của con người. Trong màn sương sớm trắng như sữa, phớt chút ánh hồng ấm áp của ban mai, hình ảnh chiếc thuyền từ ngoài xa đang hướng mũi vào bờ đẹp như mơ. Trên mui thuyền, những dáng người ngồi im lặng đầy chất tạo hình. Cận cảnh là tấm lưới vó, viễn cảnh là chiếc thuyền thấp thoáng trong sương. Khung cảnh hài hòa đến độ toàn bích khiến trái tim người nghệ sĩ nhiếp ảnh như thắt lại vì cảm giác sung sướng và hạnh phúc. Đó chính là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận trước Cái Đẹp tuyệt diệu. Dường như khi nhìn thấy hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh giữa trời biển mờ sương, Phùng cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên. Chẳng phải lựa chọn, xê dịch gì, anh Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 41
  41. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) nhanh nhẹn gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hồng, bấm máy liên tục, thu vào một phần tư cuộn phim niềm hạnh phúc tột đỉnh của sự khám phá, sáng tạo ấy. Khi cái cảm giác ngất ngây, thỏa mãn do cảnh đẹp tuyệt vời vừa mang lại cho mình chưa kịp tan đi thì ngay sau đó, Phùng tình cờ chửng kiến một cảnh tượng đau lòng xảy ra ngay trước mắt: Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phả nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát : “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Họ hiện ra ở một khoảng cách rất gần, đủ để Phùng nhận ra từng nét rõ trên khuôn mặt của người đàn bà và vẻ mặt độc ác đáng sợ của người đàn ông : Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rõ mặt Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 42
  42. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Những gì xảy ra trước mắt khiến Phùng không thể tưởng tượng nổi. Bãi cát, nơi có xác chiếc xe rà phá mìn bị hỏng đã trở thành nơi hành tội : Khi người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng thì : Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rĩ đau đớn : “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ồng nhờ!”. Thật kì lạ là người đàn bà khốn khổ ấy không hề kêu rên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy mà nhẫn nhục cam chịu. Cảnh tượng đó đã làm cho Phùng kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Khi anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới thì một thằng bé con giận dữ như một viên đạn lao tới đích đã nhắm thẳng vào lão đàn ông. Đứa bé với sức mạnh ghê gớm đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của lão. Giằng không được cái thắt lưng da, lão ta liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát Đứa con đã liều lĩnh lao đến cứu mẹ, để chặn bàn tay tàn bạo của người cha đang trong cơn giận dữ điên cuồng. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 43
  43. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Khi biết có người lạ chứng kiến cảnh bạo hành vừa xảy ra, người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Tiếng gọi: Phác, con ơi! của người đàn bà tội nghiệp cất lên đầy tủi nhục và cay đắng. Hình ảnh người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy thật khác thường và cũng thật xúc động. Chị ta lạy đứa con mình vì sợ nó thương mẹ, bênh mẹ mà đánh bố là phạm vào tội bất hiếu. Và hình ảnh thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mật người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt đã để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí Phùng. Cảnh tượng diễn ra và kết thúc quá nhanh khiến Phùng ngơ ngác nhìn ra bờ phả khi người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. Điều kì lạ là : Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất khiến Phùng bàng hoàng, sững sờ không hiểu vì sao! Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một nghịch lí của cuộc sống: khung cảnh thiên nhiên thì toàn bích nhưng cảnh tượng đời thường thì tăm tối, đáng buồn. Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành, Phùng chạy tới bênh vực người đàn bà. Lão đàn ông đánh anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện và tình cờ anh đã được nghe người đàn bà bất hạnh kể về gia cảnh của mình. Phùng và Đẩu lắng nghe với sự cảm thông và thương xót thật sự. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 44
  44. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu với tư cách là chánh án đã mời người đàn bà đến tòa án để trao đổi về vấn đề này. Tuy đây là lần thứ hai được mời đến tòa, nhưng người đàn bà vẫn có vẻ sợ sệt, lúng túng. Lúc đầu, chị ta chỉ dám ngồi ở góc tường, Đẩu mời lần nữa mới rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Khi nghe vị chánh án hòi : Thế nào, chị đã nghĩ kĩ chưa ? thì người đàn bà ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống đáp nhò: Thưa Chánh án Đẩu tưởng người đàn bà hiểu được ý mình nên có thái độ thân tiện và chân thành hơn : Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà đang ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án : – Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị : Chị sống không nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ? Đẩu khuyên chị ta nên li hôn để khỏi bị lão chồng hành hạ, ngược đãi. Có lẽ Đẩu tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng, nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh ta đều bị người đàn bà khốn khổ ấy bác bỏ. Vị chánh án vừa dứt lời thì người đàn bà sợ hãi ngước lên nhìn rồi lại cúi mặt xuống. Chị ta chắp tay vái lia lịa và xưng con với Đẩu : Con lạy quý tòa Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó Đẩu ngạc nhiên bật hỏi : Sao, sao ? tỏ vẻ không hiểu được sự éo le đó. Còn Phùng, sau câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy gian phòng ngủ lồng Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 45
  45. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá. Khi nghe vị chánh án đang gọi mình bằng chị bỗng chuyển sang gọi bằng bà và nói rõ chủ trương kêu gọi hòa thuận – nghĩa là đồng ý với sự cầu xin của mình thì người đàn bà ngơ ngác hết nhìn Đẩu lại nhìn Phùng. Đến lúc hiểu ra, chị ta liền thay đổi cách xưng hô, tự xưng là chị, gọi Đẩu, Phùng là các chủ bằng giọng điệu thân mật, chân tình: Chị cám ơn các chú ! Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chủ đâu có phải là người làm ăn cho nên các chủ đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc Rồi chị ta tâm sự về chuyện lấy chồng của mình. Thời trẻ, vì xấu gái nên chị không được ai để mắt tới. Rồi chị có mang với anh chàng làm nghề đánh cá cục tính nhưng hiền lành lắm, tức là lão chồng hung dữ bây giờ.Chị ta than thở về gia cảnh nghèo nàn, chiếc thuyền lưới vó thì quá nhỏ hẹp. Chị lại đẻ nhiều quá, nuôi không xuể. Vì thế mà ra nông nỗi: bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu Giá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh Đẩu và Phùng đã lắng nghe chị ta nói về nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền đánh cá không có đàn ông, nhất là những khi biển động. Giọng nói của chị ta như giãi bầy, mong được sự chia sẻ của người nghe : Mong các chứ cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tồi cần Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 46
  46. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) phải có người đàn ông đổ chèo chống khi phong ba, đó cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó. Vẻ mặt của người đàn bà bớt sầu não phần nào khi kể rằng trong cuộc sống lam lũ, cực nhọc, đôi khi vẫn có niềm vui. Ấy là khi vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ, vui nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no. Chứng kiến cảnh người chồng vũ phu đánh đập người vợ một cách tàn nhẫn và nghe lời kể của nạn nhân, Phùng và Đẩu chợt nhận ra nghịch lí thứ hai của tình huống : Người vợ thường xuyên bị chồng đánh đập, ngược đãi ; nhưng vẫn nhẫn nhục cam chịu, quyết không bỏ chồng và lại còn bênh vực lão. Người chồng vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng ngày ngày cứ quen thói hành hạ vợ. Tất cả những điều trên tác động đến Đẩu và Phùng, khiến họ có sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ và riêng Phùng đã có những phát hiện bất ngờ về quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống truyện giống như một vòng tròn đồng tâm mà nghệ sĩ Phùng cũng như chánh án Đẩu đều phải quay theo để rồi có được giây phút giác ngộ về bản chất của cuộc sống và vỡ lẽ ra nhiều điều mà trước kia họ chỉ suy nghĩ một chiều hoặc chưa bao giờ nghĩ tới. Chẳng hạn như đằng sau cái vô lí lại là cái có lí. Chuyện người đàn bà lam lũ bị Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 47
  47. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) chồng hành hạ tàn nhẫn thường xuyên là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn bỏ chồng lại rất có lí. Vấn đề tưởng chừng đơn giản hóa ra lại chất chửa nhiều điều phức tạp. Phùng và Đẩu có nghề nghiệp khác nhau : một là nghệ sĩ, một là chánh án, nhưng sự thay đổi nhận thức của họ lại giống nhau và đều xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, từ mục đích tốt đẹp. Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều ngạc nhiên, ngỡ ngàng, rồi vỡ ra nhiều điểu mới mẻ : Cuộc đời này đầy rẫy tình huống trái ngang mà sách vở chưa nói tới ; còn có nhiều góc khuất trong tâm hồn con người mà nghệ thuật chưa đề cập đến. Là một chánh án, Đẩu vừa làm phận sự là người đại diện cho pháp luật vừa thực hiện mệnh lệnh của trái tim. Anh muốn giải thoát người đàn bà khỏi những trận đòn tàn bạo của lão chồng bằng lời khuyên li hôn. Anh tin lời khuyên của mình là đúng nhưng anh đã lầm. Ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự bạo hành, là cứu vớt được người đàn bà bất hạnh, nhưng nghe chị ta tâm sự thì anh thấy quan hệ vợ chồng của họ phức tạp hơn nhiều. Từ đó, anh hiểu ra rằng: Muốn giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, vào pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu và cần có giải pháp thiết thực. Hóa ra lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế. Kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước những lí lẽ mộc mạc nhưng sâu sắc của người đàn bà thất học. Sự yên ấm của gia đình và tương lai của những đứa con buộc chị ta phải câm lặng và chịu đựng tất cả. Chị ta chỉ có Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 48
  48. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) một nguồn an ủi duy nhất là cuộc sống của mình đâu phải chỉ toàn là những trận đòn tàn bạo của chồng, mà còn có những giây phút hạnh phúc như khi vợ chồng hòa thuận hoặc khi nhìn đàn con được ăn no. Là người tính xuất ngũ về làm chánh án tòa án huyện vùng biển, Đẩu vẫn giữ nguyên chất lính thẳng thắn, nhiệt tình chống lại cái ác, cái xấu. Phẫn nộ trước sự ngược đãi của người chồng, xót thương người vợ bị bạo hành ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nên anh đã đi ngược với phương châm lấy hòa giải làm đầu trong khi giải quyết các vụ án li hôn mà bảo thẳng với người đàn bà : Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Anh thực thi luật pháp bằng lí thuyết sách vở và những nguyên tắc đạo đức. Chính vì vậy mà anh đã phán quyết có phần đơn giản trước cảnh ngộ đặc biệt của người đàn bà hàng chài. Đáp lại lòng tốt của anh, người đàn bà đã tế sống anh và năn nỉ xin tòa đừng bắt con bỏ nó. Người đàn bà dân chài thất học nhưng bằng sự từng trải sâu sắc đã khiến một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công phố huyện. Có thể Đẩu bắt đầu hiểu ra rằng muốn giúp con người thoát khỏi cảnh sống đau khổ, tăm tối thì cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ mà xa rời thực tiễn. Câu chuyện của người đàn bà giúp chúng ta hiểu rõ sự thật về nguyên nhân bi kịch bạo hành trong gia đình, đó là cảnh đói nghèo, bế tắc trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu sâu hơn về đức hi sinh cùng tâm lí của người phụ nữ lao động trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 49
  49. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Sau khi chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đàn bà hàng chài và chánh án Đẩu, Phùng bất chợt nhận ra nhiều điều. Cái đẹp của ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống. Ban đầu, Phùng ngây ngất trước vồ đẹp thơ mộng, huyền ảo của chiếc thuyền ngoài xa. Về sau, anh nhận ra rằng cái vẻ đẹp bên ngoài đó đã che giấu thực tế nhức nhối bên trong. Ngược lại, cái xấu cũng có thể lấn át cái đẹp. Tìm hiểu sâu về cảnh người đàn bà hàng chài, Phùng lại thấy thực tế nhức nhối đã làm cho những nét đẹp của con người bị lu mờ. Từ mối quan hệ phức tạp ấy, Phùng suy ngẫm và rút ra nhận xét: Để hiểu được bản chất của đời sống thì người nghệ sĩ không thể nhìn nhận một cách hời hợt, đơn giản, mà phải có cái nhìn đa chiều, tỉnh táo và sâu sắc. Phùng đã phát hiện ra những vẻ đẹp khác ẩn chứa đằng sau những bức ảnh và anh đã bỏ nhiều công sức mới chụp được. Nó không toàn bích như tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa mà phản ánh vẻ đẹp của đời thường đa đoan, đa sự. Người nghệ sĩ đừng bao giờ dùng cái nhìn đơn điệu, một chiều trước cuộc sống vốn phức tạp và bí ẩn. Nghịch lí cuộc đời vẫn luôn là điều thách thức đối với mỗi chúng ta nên đừng vì khao khát Cái Đẹp nghệ thuật mà quên đi hiện thực, bởi nghệ thuật chân chính được khơi nguồn từ cuộc đời và được sáng tạo ra vì cuộc đời. Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước Cái Đẹp thì hãy là con người biết yêu, ghét, vui, buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động vì những điều tốt đẹp của cuộc sống. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 50
  50. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Sự thật trần trụi chứa đựng bên trong Chiếc thuyền ngoài xa chắc chắn đã làm cho cách nhìn, cách nghĩ và cảm quan nghệ thuật của Phùng thay đổi. Bức ảnh thế sự đã được Nguyễn Minh Châu phác họa, được nhà nhiếp ảnh chứng kiến và bấm máy thật giàu ý nghĩa. Nghệ thuật hướng về Cái Đẹp nhưng không thể là sự lừa dối. Lãng mạn hóa cuộc đời, bôi hồng tô son hiện thực cuộc đời là giả dối và vô nghĩa trong khi hiện thực cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt. Phùng bàng hoàng nhận ra sau cảnh đẹp như mơ của chiếc thuyền ngoài xa là bao nhiêu điều ngang trái, xót xa. Tình huống truyện được tạo nên bởi sự tương phản giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với sự éo le trong gia đình hàng chài. Chính gánh nặng mưu sinh chồng chất trên vai đã biến người chồng thành kẻ vũ phu và khiến người vợ vì thương con, vì sự nghiệt ngã của nghề đi biển, vì hoàn cảnh sống thiếu thốn trên thuyền và nhất là vì sự thấu hiểu người chồng hiền lành nhưng cục tính nên đã nhẫn nhục chịu đựng những hành động tàn bạo của chồng. Nhưng người mẹ ấy không biết là mình đã làm tổn thương tâm hồn những đứa con. Thằng Phác vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà thành ra căm ghét chính cha đẻ của mình. Phùng cay đắng nhận ra bi kịch và cái ác lộng hành trong gia đình thuyển chài kia như thứ thuốc rửa quái đản, làm cho những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình khủng khiếp, ghê sợ. Giống như chiếc thuyền ngoài xa có vẻ đẹp huyền ảo trong sương sớm, khi ra khỏi khoảng cách xa Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 51
  51. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) xôi, huyền ảo hoặc phơi mình dưới ánh mặt trời thì sẽ trở nên xấu xí, tầm thường. Sau khi gặp và nghe người đàn bà bất hạnh nói về chính mình ở tòa án huyện thì Phùng mới vỡ lẽ ra nhiều điều về con người và cuộc sống xung quanh. Anh đã hiểu vì sao người đàn bà ấy cam chịu đến nhẫn nhục, cắn răng chung sống với người đàn ông coi việc đánh vợ như phương thức duy nhất để giải tỏa khổ đau, uất ức. Thì ra, trên thuyền rất cần có một người đàn ông bởi nhiều khi biển động, sóng to gió cả. Vả lại, ông trời sinh ra người đàn bà để đẻ con và nuôi con khôn lớn. Người vợ cần có một người chồng để cùng làm lụng nuôi con. Chị ta hiểu rất đúng rằng chỉ vì đói nghèo, túng quẫn mà chồng mình hóa ra hung bạo. Tình thương con và lòng vị tha khiến chị quên đi nỗi đau triền miên như sóng biển, còn niềm hạnh phúc hiếm hoi như châu ngọc thì chị giữ lấy làm nguồn an ủi: Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa hợp vui vẻ, Chị nói thật lòng: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no. Câu chuyện khép lại bằng kết quả chuyến đi thực tế của Phùng. Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được đưa vào bộ lịch phong cảnh biển và được đánh giá rất cao: Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 52
  52. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đêm đông Với Phùng, có thể coi đây là một chuyến đi có ý nghĩa phát hiện và thức tỉnh: chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi và ở ngay trước mắt. Qua đó, chúng ta thấy chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Điều đó thể hiện ở chi tiết mỗi khi Phùng nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của bức ảnh, anh đều cảm thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 53
  53. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hình tượng cây xà nu Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang cưa đờn Gông, đờn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 54
  54. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965. Chỉ vài chục trang giấy mà tác giả đã làm sống lại cả một vùng đất khét nồng lửa cháy, với những con người của làng Xô Man dũng cảm hy sinh để thực hiện khát vọng tự do độc lập. Rừng Xà nu, nơi cư trú của làng Xô Man, đã trở thành nguồn cảm hứng đầy chất thơ và cũng là điểm tựa đề từ đó nhà văn khắc họa nên gương mặt những người anh hùng. Cây Xà nu đã tỏa bóng vào những trang văn, thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và làm nên một giọng điệu cho tác phẩm Cũng như cây tre Việt Nam, Xà nu, ăn đời ở kiếp, thủy chung son sắc với con người. Xà nu cũng lam làm, cũng hội hè đình đám và cùng chia sẻ nỗi buồn vui với con người. Không ở đâu có mặt con người mà vắng bóng Xà nu. Mỗi cay Xà nu trong rừng lớn cùng gắn bó với kỷ niệm riêng tư của mỗi người dân Xô Man. Cây cứ lặng lẽ đứng đấy như đón đợi người. Ai từ đây đi, bước đầu tiên là gặp cây rừng và ai đó từ xa về, trước hết phải gặp mặt rừng cây. Cây Xà nu lớn, lối vào “rừng lách” đã từng là chứng nhân cho mối tình của Tnú và Mai. “Chính ở đây, anh đã gặp Mai lần đầu”, và chính ở đây “lần đầu tiên sau khi ở tù về. Tnú gặp lại Mai. Mai cầm tay anh khóc “không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu”. Mới hôm nào còn ngây thơ mà giờ đây đã làm cho người ta bối rối. Giờ đây, Mai bị giặc giết, cái Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 55
  55. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) cây cũng bị đạn cắt ngã với những kỷ niệm. Xà nu đã đi vào mối tình của đôi lứa với cái màu xanh mơ mộng của nó để cho mối tình thêm vẻ mộng mơ. Khi hạnh phúc bị chà đạp, nó cũng ngã xuống với những kỷ niệm, chỉ để lại cho đời cái gốc cắm vào mọi nỗi thương đau. Cây Xà nu, như vậy đâu còn là loài cây vô cảm nữa mà đã mang bóng dáng của linh hồn của con người. Ai bảo Xà nu mang hình bóng người để rồi phải chịu chung số phận với con người. Khi Xô Man bước vào cuộc chiến đấu thì Xà nu cũng phải đương đầu với lửa đạn. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi Xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng Xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương ” Có những cây bị đạn giặc chặt ngang thân, đổ ào ào như bão, ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại quyện thành từng cục máu lớn”. Nếu như nỗi đau của cây làm đau đến cả lòng người thì sức mạnh của người cũng truyền được cho cây để cây có thể trụ vững trên mảnh đất này. Tuy chịu nhiều thương đau nhưng Xà nu đã trở thành chỗ dựa của con người. Rừng Xà nu trùng điệp đã hóa thành chiến lũy kiêu hãnh “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”. Nằm giữa cánh rừng ấy, làng Xô Man có khác nào cái nôi dũng sĩ, cái nôi đại bàng giữa núi cao trời rộng tây nguyên. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 56
  56. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Cũng như con người, cây này ngã xuống, cây khác lại tiếp nối đứng lên, quật khởi vượt qua thương đau. “Cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh về vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng ” Xà nu hướng về phía nắng trời hay là khát vọng của người dân Xô Man hướng về cuộc sống tươi đẹp tràn đầy ánh sáng, chứ không chịu khuất mình trong bóng tối đây? Cứ thế, cây lặng lẽ vút lên trời. Cái màu xanh tươi đẹp như tiếng nói yên lặng mà thiết tha và đầy kiêu hãnh, thể hiện một sức sống mãnh liệt bất khuất mà không một bạo lực nào có thể đè bẹp: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”. Nhìn cây Xà nu sinh sôi vượt lên sự đau thương chết chóc, người Xô Man không khỏi tự hào về vùng đất quê hương – một vùng đất mà đất hết lòng với cây, còn cây cũng trọn tình với đất với người: “Không có cây gì mạnh bằng cây Xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng Xà nu này!”. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 57
  57. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Hình tượng Xà nu có khi hiện ra cả rừng, có khi là đồi, có khi là cây và nhựa rồi lửa Xà nu. Bọn Mỹ ngụy có lần đã tẩm nhựa Xà nu vào giẻ, quấn đốt mười đầu ngón tay Tnú “Không có gì đượm bằng nhựa Xà nu, lửa bắt rất nhanh. Mười đầu ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Kẻ thù đã dùng ngọn lửa Xà nu để đốt lòng đốt dạ những con người gắn bó thân thiết với ngọn lửa ấy". Song ngọn lửa như có tình, nó đã truyền sức mạnh của hơi nóng vào bên trong để đốt cháy lòng Tnú: “Trời ơi! Cha mẹ ơi! anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Tnú thét lên một tiếng. Cái tiếng thét mang lửa ấy đã đốt cháy lòng người Xô Man để rồi hóa thành nhiều tiếng thét, tiếng “giết” và tiếng chân đạp ào ào lên đầu giặc. Lửa tắt trên mười đầu ngón tay Tnú nhưng đám lửa Xà nu giữa nhà vẫn cháy, soi rõ xác giặc ngổn ngang. Thế đó! Những kẻ cả gan dùng lửa Xà nu để gieo vạ lại bị thiêu đốt bởi chính lửa Xà nu. Đúng là: “Cả gan cầm đuốc đốt trời Trời cao không cháy lửa rơi cháy mình” Lửa Xà nu đã cháy to lên rồi. Từ một ngón tay lan ra hai, ba rồi mười đầu ngón tay. Từ mười đầu ngón tay cháy vào trong bụng và cháy trên mặt người bập bùng lửa cháy đã đốt lên một rừng lửa để thiêu sống quân thù: “Đứng trên đồi Xà nu gần con nước lớn, suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 58
  58. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Cây Xà nu là một hình tượng thực, nhưng cũng chính là hình ảnh gợi lên sự liên tưởng so sánh hai chiều. Nói đến Xà nu là ta nghĩ đến con người và nói đến con người là liên tưởng đến Xà nu: “Lưng Tnú thêm một vết dao nữa. Trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó, ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện lại, tím thâm như nhựa Xà nu”. Nếu Tnú là một “cây Xà nu” nhỏ trong rừng người thì Cụ Mết một già làng, có “thân hình vạm vỡ ấy trông kỳ ảo như một anh hùng trong bài hát dài suốt đêm ” lại mang hơi thở của một cây Xà nu lớn: “Ông ở trần, ngực căng như một cây Xà nu lớn”. Hình tượng Xà nu là hình thực, đồng thời cũng là biểu trưng cho sức sống bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh Cách mạng. Dù kẻ thù hung bạo đến mấy chăng nữa cũng không thể giết hết được cây rừng và càng không thể diệt được những con người trong rừng cây ấy. Phân tích các nhân vật trong tác phẩm: Tnú, Cụ Mết, bé Dít, bé Heng "Cách mạng tháng Tám" là đề tài mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị cho đến ngày nay được sinh ra trong thời kỳ máu lửa này.Văn xuôi thời Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 59
  59. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) kỳ này cũng là một chùm về anh hùng cách mạng. Nếu như có 'Vợ nhặt' -Kim Lân, có 'Vợ chồng A Phủ' – Tô Hoài với giá trị nhân đạo được soi sáng bởi lý tưởng của cuộc cách mạng lịch sử thì không thể không kể đến bản anh hùng ca của Nguyễn Trung Thành – 'Rừng xà nu'. Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiên trường kỳ của dân tộc. Ông là nhà văn chiến sĩ ngắn bó với Tây Nguyên và viết thành công về đề tài miền núi. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có bút danh là Nguyên Ngọc, nổi tiếng với tác phẩm 'Đất nước đứng lên". Nguyên Trung Thành là bút danh của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Và tác phẩm 'rừng xà nu' là một trong những thành công của ông trong thời kỳ này. "Rừng xà nu" được viết năm 1965 in trong tập 'Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc'. Mùa hè năm 1965 là thời gian đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt, bắt đầu thực hiện chiến tranh cục bộ ở nước ta. Chúng lê maý chém đi khắp nơi, thực hiện những cuộc càn quét đẫm máu. Trong thời kỳ khốc liệt ấy, 'rừng xà nu' đã trở thành một bản 'hịch tướng sĩ'. Nhà văn đặt tên tác phẩm là 'rừng xà nu' không phải là một sự ngẫu nhiên mà là có chủ ý. Đối với tác giả, rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt với ông: "trước mắt tôi là cánh rừng xà nu nối tít tắp, tôi yêu xà nu từ dạo ấy". Xà nu như là một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên mà đại diện là người làng Xô-man. Nổi bật lên trên rừng xà nu hùng vĩ không ai khác chính là người dân làng Xô-man. Đó là cụ Mết, là T nú, là Dít, là bé Heng. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 60
  60. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Cụ Mết là đại diện cho vẻ đẹp cha ông. Cụ là một già làng sáng suốt, in dấu siêu phàm của một ông già trong thần thoại. Ông là thế hệ những con người trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống quân thù của dân tộc ta. Ông đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt và trường tồn sang kháng chiến chống Mĩ. Xuất hiện bằng hình ảnh 'một bàn tay nặng trịch như kìm sắt" với ngoại hình "quắc thước", giọng nói "ồ ồ" vang dội, tấm ngực căng như"cây xà nu lớn". Có thể nói với ngoại hình mang đậm chất sử thi huyền thoại này, cụ được coi là linh hồn của cuộc đấu tranh, là niềm tin của dân làng Xô man. Cụ là người có sức ảnh hưởng lớn đối với dân làng. Trong đêm nổi dậy, cụ nói "thế là bắt đầu rồi”, thanh niên trai tráng trong làng vì thế mà xông lên. Không chỉ thế cụ còn có một nhận thức rất đúng đắn và sâu sắc về tinh thần của cuộc đấu tranh này. Cụ hiểu được tầm quan trọng của cán bộ Đảng ta "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Hay "đánh Mĩ là còn phải đánh dài". Bởi vậy mà việc nuôi giấu cán bộ của làng Xô man luôn được thực hiện hết sức cẩn thận. Cụ luôn tự hào chưa có cán bộ nào của ta bị bắt ở làng, ở rừng của làng. Mặc cho bọn giặc đã từng nhiều lần răn đe như "treo cổ anh Xút trên cây vả đầu làng" hay "chặt đầu, cột tóc bà Nhan treo đầu súng". Nhưng dân làng Xô man vẫn luôn tìm cách giúp đỡ những cán bộ Đảng của ta. Cũng chính cụ là người đã đưa ra chân lí thời đại "chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo". Đó là phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực. Cụ chính là một trong những nhân vật chủ chốt của việc dân làng mài giáo để chống giặc. Đặc biệt, cụ rất giàu lòng thương với dân làng. Cụ để dành muối cho người ốm, cụ sống tình cảm Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 61
  61. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) với T nú với tất cả buôn làng, cụ đặt niềm tin vào tương lai của không chỉ dân làng mà cả dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kì sắp tới. Tình yêu đối với quê hương với dân làng Xô man của cụ Mết gắn liền với tình yêu cách mang, tình yêu nước, yêu Đảng. Tóm lại cụ Mết là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp của một già làng của dòng văn học cuộc đời.Đó là một vẻ đẹp anh hùng mang dáng dấp sử thi Tây Nguyên. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là T nú. Câu truyện của chàng thanh niên này được kể qua lời của cụ Mết. Anh là tiêu biểu cho số phận, con đường đấu tranh của dân làng Xô man. Anh là "người Stra mình", mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng Xô man. Trong anh là những phẩm chất nổi bật. Trước tiên anh là người có lòng dũng cảm gan góc kiên cường và mưu trí. Tnu sớm đến với cách mạng trong những ngày gian khổ, ác liệt nhất. Anh là thành viên đi liên lạc và nuôi giấu cán bộ ta. Dù bọn giặc có nhiều lần răn đe hăm dọa, chúng bắt anh Xút, bà Nhan nhưng T nú vẫn không sợ mà vẫn tiếp tục tham gia. Anh vẫn cùng Mai nuôi giấu cán bộ Quyết trong rừng. Khi được anh Quyết dạy chữ, T nú thua Mai, anh đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu "chảy máu dòng dòng". Khi đi liên lạc, "đầu sáng lạ lùng". T nú "không bao giờ đi đường mòn", mà cứ trèo lên cây cao xem xét rồi "cứ xé rừng mà đi", "không thích lội chỗ nước êm mà cứ lựa thác nước gập ghềnh mà băng qua". Bởi theo anh những nơi đó giặc ít ngờ tới. Một lần, bị giặc phục kích bất ngờ, anh chỉ kịp "nuốt luôn lá thư". Bị giặc tra tấn dã man nhưng anh quyết không khai. Khi bọn giặc tra khảo hỏi cộng sản Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 62
  62. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) ở đâu, anh còn thẳng thừng chỉ tay vào bụng nói "cộng sản ở đây này". Trên lưng anh bây giờ ngang dọc những vết chém ngày ấy. Rồi anh bị giam vào ngục Kon Tum nhưng vẫn tìm cách thoát ra để tiếp tục tham gia kháng chiến và bây giờ anh đã là một anh chiến sĩ cộng sản. Không chỉ là người dũng cảm gan góc, mưu trí kiên cường, ở anh còn sáng lên đức tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Anh tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương, anh xin phép được về làng Xô man. Giấy phép cho anh về một đêm thì đúng một đêm sáng sớm hôm sau anh lên đường. Từ tính kỉ luật cao ấy, anh nung nấu nó thành lòng trung thành với Đảng với cách mạng. Khi bị đốt mười đầu ngón tay, anh vẫn nhớ kĩ lới anh Quyết dạy "người cộng sản không thèm kêu van, quyết không thèm kêu van" mặc dù "răng anh đã cắn nát môi anh rồi". T nú không thèm kêu nửa lời mà luôn tâm niệm câu nói của a Quyết. Anh nhớ như in câu nói của cụ Mết "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Trái tim T nú là một trái tim đầy yêu thương và sục sôi căm giận Với vợ con Mai, anh là người cha đầy trách nhiệm.Mấy hôm chưa đi chợ mua vải được anh xé tấm đồ ra cho Mai địu con. Chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị bọn giặc đánh đập, anh đã bứt hết trái vả mà không hay. Mắt anh lúc ấy là hai cục lửa lớn, tay không nhưng anh vẫn xông vào xô ngã bọn giặc để cứu mẹ con Mai. Anh còn sống rất tình nghĩa với buôn làng. Với bọn giặc anh không chỉ có thù chung mà còn thù riêng của anh. Sự căm giận đối với bọn giặc đã làm động lực để anh chiến đấu. T nú là một nhân vật tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân làng Xô man. Anh Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 63
  63. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) là tiêu biểu cho thế hệ nối tiếp bước của cụ Mết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dít và bé Heng là đại diện cho thế hẹ tiếp theo của cụ Mết và T nú, là những cô gái dũng cảm của dân làng Xô man. Dít có phong cách nổi bật là sự nhanh nhẹn, rắn rỏi và cương nghị. Khi bị giặc bắn hăm dọa, những phát đầu tiên Dít còn giật mình nhưng sau đó Dít không giật mình nữa mà nhìn thẳng vào bọn giặc. Bây giờ, Dít chững chạc trên cương vị "Bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội". Cô được mọi người tin cậy và yêu thương. Dít còn nghiêm khắc hỏi giấy T nú. Bé Heng là thành viên nhỏ tuổi nhất được miêu tả trong truyện ngắn này. Trong trang phục học làm người lính, bé Heng nhanh nhẹn tháo vát thông thạo hầm chông hố chông. Bé như là một cây xà nu mới nhú , hoàn thiện bức tranh phù điêu về con người Tây Nguyên. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo đượm khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu rừng xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân tộc Tây Nguyên kiên cường, thì các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những lớp cây xà nu đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau dân làng Xô-man, được khắc họa thật sinh động. Qua Rừng xà nu, ta hiểu biết và mến yêu thêm đất nước và con người Tây Nguyên. Họ đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chiến đâu chung để giải phóng dân tộc Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 64
  64. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 65
  65. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Với những gì Kim Lân mang lại cho nền văn học Việt Nam,ông xứng đáng để mọi thế hệ biết đến với các tác phẩm để đời, mà cho tới nay giá trị của nó vẫn còn được nhiều độc giả khai thác. Nét đặc trưng của bút pháp của ông chính là viết về những hình ảnh những câu chuyện đời thương giản dị nhưng ẩn chứa nhiều triết lí nhân văn. Tình huống truyện trong các tác phẩm của Kim Lân đem đến cho độc giả những cái nhìn chân thực về cuộc sống đặc biệt là thời kì nhân dân ra rơi vào bế tắc cùng cực Vợ Nhặt ra đời trong hoàn cảnh đất nước rơi vào nạn đói kinh hoàng thời kì 1945, khi mà nhân dân ta chịu cảnh chết đói như ngả rạ,người người nhà nhà rơi vào cảnh khó xử. Không khí của những làng quê được miêu tả là "người chết như nga ra, không buổi sáng nào người trong làng đi chợi, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vấn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Khung cảnh xóm ngụ cư ấy đã diễn tả được cái đói đang hoành hành, đời sống nhân dân thê thảm. Xóm nghèo ấy cũng là xóm ngụ cư, mọi người tứ phương đổ về ai cũng mong muốn tìm được cái ăn để đỡ đói qua ngày. Nhan đề Vợ nhặt đã thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu. Vợ nhặt là vợ theo không, chẳng cưới xin gì. Tựa đề khá lạ của truyện đã nói lên đầy đủ về cảnh ngộ, số phận của nhân vật. Chuyện anh Tràng bỗng dưng nhặt được vợ phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp xảy ra vào mùa xuân năm 1945. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 66
  66. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Thành công trước tiên của truyện Vợ nhặt là ở chỗ tác giả đã tạo ra một tình huống độc đáo: Một anh chàng ngụ cư xấu xí, nghèo khổ, ế vợ, vậy mà đã nhặt được vợ chỉ bằng vài bát bánh đúc. Giá trị của con người rẻ rúng đến thế là cùng ! Tác giả diễn tả tình huống đặc biệt này qua thái độ ngạc nhiên của dân xóm ngụ cư khi thấy Tràng dẫn về nhà một người đàn bà lạ. Họ ngạc nhiên bởi thời buổi đói khát này, đến nuôi thân còn chẳng nổi vậy mà Tràng còn dám lấy vợ. Bà mẹ của Tràng cũng sửng sốt vì không ngờ con trai mình đã có vợ. Thậm chí chính Tràng cũng chẳng hiểu tại sao mình lại có vợ dễ dàng đến thế. Nguyên nhân sâu xa là do nạn đói khủng khiếp đang xô đẩy còn người vào chỗ chết nên người đàn bà kia mới phải chấp nhận làm vợ Tràng. Ý nghĩa tố cáo của tác phẩm tuy kín đáo nhưng sâu sắc. Tác giả không trực tiếp nói đến tội ác của bọn đế quốc, phong kiến, vậy mà tội ác của chúng cứ phơi bày ra một cách đáng ghê tởm và tình cảnh cớ cực, đói khát của dân nghèo quả là thê thảm. Tình huống lạ lùng nói trên là đầu mối cho sự phát triển của nội dung truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Bối cảnh lớn của truyện là nạn đói năm 1945, bối cảnh nhỏ là cái xóm ngụ cư tồi tàn ven chợ. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã vẽ nên bức tranh hiện thực với màu sắc ảm đạm và hình ảnh thê lương. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 67
  67. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Cách đây không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về, đám trẻ con lại bu theo anh, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi Cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc. Nhưng bây giờ thì niềm vui nhỏ nhoi ấy không còn nữa: trẻ con không đứa nào buồn ra đón Tràng Chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường, không buồn nhúc nhích Nụ cười dễ dãi mọi ngày của Tràng cũng tắt: Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về phía trước. Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn Đâu đâu cũng thấy cảnh : Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Quả là một cảnh tượng khủng khiếp! Thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói chưa từng thấy từ trước đến nay, khiến hàng triệu người chết đói. Khắp nơi, đâu đâu cũng bao phủ bởi một màu địa ngục. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 68
  68. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Tràng, nhân vật chính của câu chuyện là một thanh niên ngụ cư nghèo khổ, xấu xí, sống hiu quạnh với mẹ già trong túp lều tồi tàn ở mé sông. Ngày xưa, kiếp ngụ cư tủi nhục trăm bề. Họ bị dân làng khinh rẻ và phải làm những công việc bị coi là hèn hạ như đầy tớ, thằng mõ Dân địa phương dù nghèo đến mấy cũng không chịu gả con gái cho đám ngụ cư vì cho rằng như thế là vô phúc. Đã thế Tràng lại còn xấu xí: hai con mắt nhỏ tí quai hàm bạnh ra bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lí thú vừa dữ tợn cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước cái lưng to rộng như lưng gấu Vì thế nên anh đã đứng tuổi mà vẫn không sao lấy được vợ. Tràng gặp người đàn bà ấy tất cả chỉ có hai lần vào những dịp chở thóc lên tỉnh. Lần thứ nhất, hai bên chỉ đùa bỡn dông dài vài câu rồi thôi. Lần sau gặp tại, Tràng không nhận ra vì chị ta thay đổi nhiều quá. Chị ta nhắc mãi anh mới nhớ ra và toét miệng cười xin lỗi rồi mời ăn trầu. Chị ta sỗ sàng gợi ý : "Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu", Anh vui vẻ đãi chị một bữa bánh đúc (thứ quà của người nghèo) no nê. Thấy chị cắm cúi ăn như chưa bao giờ được ăn, Tràng động lòng thương, liền bảo: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Câu nói của Tràng nửa đùa nửa thật. Đùa ở chỗ bỡn cợt cho vui, nhưng thật ở chỗ trong thâm tâm, Tràng cũng đang muốn có vợ. Khốn nỗi vì anh nghèo quá nên không ai chịu lấy. Thời ấy, đứng tuổi như Tràng mà chưa có vợ là không bình thường, là bất hạnh. Câu nói của anh vừa tếu táo vừa đượm vẻ chua chát: Làm đếch gì có vợ Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 69
  69. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Đã từ lâu, anh ao ước có được một người vợ, nhưng chí ít cũng phải là người bình thường, khỏe mạnh chứ đâu phải là loại chết đói chết khát, dở người dở ma kia? Tràng nói đùa không ngờ chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Nghĩ rồi lo, nhưng anh tặc lưỡi: Chậc, kệ! Có lẽ anh cho rằng mình đang mạnh chân khỏe tay, lại có công ăn việc làm, nên dẫu đèo bòng thì cũng chưa đến nỗi chết đói ngay đâu mà sợ. Vả lại, anh nỡ lòng nào bỏ người đàn bà kia chết đói cho đành?! Chẳng còn là chuyện đùa bỡn nữa. Không chỉ đơn giản là cứu người mà còn may mắn tự nhiên có được vợ nên Tràng phải nghiêm túc và có trách nhiệm. Anh đưa chị ta vào chợ tỉnh, đãi thêm một bữa thật no, sắm cho cái thúng đựng mấy thứ lặt vặt rồi dẫn về nhà. Trong lòng Tràng giờ đây không chỉ có tình thương mà còn có niềm vui sướng, háo hức. Mấy lần Tràng định nói với thị một vài câu cho tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Cái phút ban đầu bao giờ chả thế. Đùa thì tự nhiên. Nửa đùa nửa thật đã khó. Nay đã là thật rồi, khó biết mấy! Mà mọi chuyện có bình thường, êm đẹp cả đâu? Tràng lúng túng là phải. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 70
  70. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Tuy vậy, từ trong sâu thẳm lòng anh, niềm vui bất ngờ cứ dâng lên mãi : Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy Đúng là thế. Đó là niềm vui to lớn nhất đời: anh đã có vợ. Tình cảm của anh đối với người đàn bà xa lạ kia không chỉ là thương hại, cưu mang mà còn là lòng biết ơn bởi chị ta đã chịu làm vợ anh mà không đòi hỏi một điều kiện nào. Nhờ thế anh mới có được vợ và cuộc đời anh mới đổi khác. Từ nay, anh không còn phải sống thui thủi một mình một bóng nữa. Tràng dẫn người đàn bà về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Họ đi vào cái ngã tư xóm chợ xác xơ, heo bút., Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết Bức tranh ngập tràn tử khí. Ảm đạm cảnh, ảm đạm người, nhà cửa, xác xơ, heo hút, úp súp, tối om chẳng khác chi những nấm mồ hoang lạnh. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Cái chết đã đến, đang đến. Lại thêm tiếng quạ cứ gào lên từng hồi bởi chúng đã đánh hơi thấy mùi xác chết. Tất cả cảnh vật đểu đang lâm vào thế lụi tàn, tan rữa. Giọng văn của Kim Lân ở đoạn này rất tỉnh táo, khách quan nhưng dồn nén cảm xúc đau thương nên gây ấn tượng mạnh. Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 71
  71. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Tràng dẫn người đàn bà này về làm vợ, để xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Giọng kể của tác giả chợt trở nên hóm hỉnh: Mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Tràng vui sướng trước sự kiện to lớn bất ngờ của đời mình: anh đã kiếm được vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan, mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại tự nhiên có vợ. Chuyện lạ lùng mà thú vị! Lạ lùng với Tràng và lạ lùng cả với cái xóm ngụ cư tồi tàn, nhỏ bé này. Cái cảnh Tràng đi trước, người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng rón rén, e thẹn, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt làm cho mọi người tò mò đổ ra xem. Lũ trẻ con thấy lạ trước. Cải lạ lùng đã thắng cái đói, trả lại tính vui đùa hồn nhiên vốn có của chúng. Một đứa đột ngột gào lên:" Anh Tràng ơi ! Chông vợ hài!" khiến Tràng phải bật cười chửi yêu: Bố ranh! mà trong bụng thì khoái lắm. Tiếp theo trẻ là bà con xóm chợ ai cũng thấy lạ. Họ bàn tán Họ hiểu đôi phần, khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rõ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện Tràng có vợ. Họ muốn chia vui cùng anh. Cái xóm ngụ cư đang hấp hối này bỗng bừng lên một thoáng sống. Vui đấy nhưng lo ngay đấy. Người ta lo thay cho Tràng: "ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?" Ấy là họ lo cho cái Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 72
  72. FB: Phạm Minh Nhật (Anh Tũn dạy văn) sự sống đang phải đối mặt từng ngày với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết. Hai người về đến nhà Tràng. Cái tổ ấm của họ ra sao trong đêm tân hôn ?! Sự sống được tiếp nối như thế nào? Cái gọi là nhà đúng ra chỉ là túp lều vắng teo rúm rớ. Trong lều, niêu bát, xống áo bừa bộn trên giường, dưới đất Khung cảnh hoang tàn, vắng lạnh. Tràng chợt có cảm giác sờ sợ người đàn bà ngồi bất động ở đầu giường như một bóng ma Có cái gì đó kì dị như trong truyện ma quỷ thời xưa. Đến đêm, cảnh tượng lại càng lạ lùng hơn nữa. Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc. Hai vợ chồng nằm bên nhau, đành giấu những gì yên và vui vào bóng tối. Nhưng bóng tối cũng không yên mà hãi hùng, đáng sợ bởi đầy tiếng hờ khóc tỉ tê vẳng ra từ những nhà có người chết đói. Lấy vợ lấy chồng là việc lớn một đời, là hạnh phúc trăm năm. Ấy thế mà ở đây, chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của hai người lại bị bủa vây bởi cái đói và cái chết. Buổi chiều là tiếng quạ kêu, là bóng người dật dờ như bóng ma, ban đêm là tiếng hờ khóc người chết Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Có cái gì đó giống như một cảnh trong bi kịch của sếch-xpia hay trong tiểu thuyết Đô-xtôi-ép-xki: dữ dội, kinh khủng nhưng thật sâu sắc, lớn lao Sự sống cứ tồn tại, bất chấp cái chết. Rõ ràng, ý chí con người và quy luật cuộc đời mạnh mẽ biết là chừng nào! Fanpage: Lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi ĐH 11, 12 Add: số 8 ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội Page 73