Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS

docx 14 trang Hoài Anh 27/05/2022 16106
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_thcs.docx

Nội dung text: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS

  1. BỒI DƯỠNG HSG MÔN NGỮ VĂN THCS CHUYÊN ĐỀ: LÍ LUẬN VĂN HỌC I.KHÁI QUÁT VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC 1. Khái niệm: Lí luận văn học (tiếng Anh: Theory of literature) là một bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện mang tính khái quát, tìm ra những quy luận chung về văn học. 2. Những vấn đề chung ở lí luận văn học: - Đặc trưng văn học - Chức năng văn học - Nhà văn và quá trình sáng tạo ra tác phẩm - Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật - Tiếp nhận văn học 3. Nhiệm vụ: - Xác định bản chất xã hội của văn chương - Xác định chức năng thẩm mĩ của văn chương - Xác định quy luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của quy luật ấy - Xác định nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình - Xác định phương pháp phân tích tác phẩm - Xác định các thể loại của văn chương - Xác định quy luật phát sinh và phát triển các trào lưu và phương pháp sáng tác II. CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC Nhìn chung có hai dạng đề về lí luận văn học chính: 1. Suy nghĩ, chứng minh một nhận định bàn về một vấn đề lí luận văn học VD: Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn (Theo Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, 2008, tr.115) Bằng trải nghiệm văn học anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên -Ở dạng đề này có thể ấn định phạm vi dần chứng hoặc cho học sinh tự chọn dẫn chứng như đề bài trên 2. Suy nghĩ, chứng minh một vấn đề lí luận văn học (Không nêu dưới dạng nhận định) VD: Những giá trị của văn chương là gì? Tự chọn một tác phẩm để làm sáng tỏ những giá trị đó. Hoặc: Bằng trải nghiệm văn học của mình hãy trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của hình tượng nước mắt trong văn chương Cách làm dạng đề lí luận văn học: • Để làm được dạng đề này bước đầu học sinh cần có kiến thức sơ bộ, khái quát về lí luận văn học về một số vấn đề như: đặc trưng của tác phẩm văn học, chức năng của văn học, nhà văn và quá trình sáng tạo, tiếp nhận văn học, (để có được kiến thức nền học sinh cần tham khảo các tài liệu và bài giảng của thầy cô) • Tiếp theo cần nắm vững kiến thức các tác phẩm đã được học hoặc có thể đọc thêm để lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề lí luận văn học
  2. • Học sinh cũng cần nắm vững về phương pháp làm văn nghị luận, các thao tác lập luận như giải thích, bình luận, chứng minh, *Để kiểm tra lượng kiến thức nền về lí luận văn học có thể khảo sát qua đề bài sau: ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC Câu 1. Lí luận văn học là gì? Nêu những nhiệm vụ của lí luận văn học Câu 2. Nêu cách phân biệt văn bản văn học với tác phẩm văn học Câu 3. Nêu những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học và văn bản văn học. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt Câu 4. a. Nêu những quy luật cơ bản của tiếp nhận văn học b. Nêu những giai đoạn của quá tình sáng tác Câu 5. Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề số 1: Văn chương bao giờ cũng bắt nguồn từ đời sống nhưng bên cạnh đó còn cần phải có sự sáng tạo. Bằng những trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Đề số 2*: Tác phẩm văn học mang đến điều gì cho độc giả? Bằng trải nghiệm văn học anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên. *) Dàn ý chung của dạng đề lí luận văn học 1. Mở bài: Tùy theo yêu cầu của đề để có những hướng tiếp cận mở bài khác nhau. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích: – Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định. -Đối với dạng không đưa ra nhận định cần giả thích cụm từ khóa để xác định luận điểm chứng minh – Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu) 22. Bàn luận: – Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận. – Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp) 2.3. Chứng minh: – Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích) +Luận điểm 1: +Luận điểm 2: +Luận điểm 3: 2.4. Đánh giá: – Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. – Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá) 2.5. Liên hệ: 3. Kết bài.
  3. Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận. *Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA: Đề 1: Bàn về thơ có ý kiến: Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm. Hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Yêu cầu về kĩ năng (1đ) – Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí. – Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp. – Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về nội dung (11,0đ) (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng tới nội dung cơ bản sau): Mở bài. Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến. Thân bài: Giải thích (3đ) – Thơ hay là bữa tiệc ngôn từ: ý nói cái hay của bài thơ trước hết là nhờ cái hay của ngôn từ (sống động, phong phú ), giống như sự hấp dẫn của những ”món ăn” ngon bằng ngôn từ. – Gốc của thơ là tình cảm: nhấn mạnh tư tưởng tình cảm là then chốt quyết định giá trị của một bài thơ. =>Hai ý kiến là hai cách định nghĩa về thơ có sự nối tiếp những quan niệm trước đó. Một bên khẳng định sức mạnh của thơ là ở ngôn từ, một bên khẳng định sức mạnh của thơ nằm ở tư tưởng, tình cảm chứ không phải ở ngôn từ. * Lý giải,Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (6đ ) – Nói thơ hay là bữa tiệc ngôn từ bởi vì: một bài thơ ngôn ngữ trúc trắc, sáo rỗng, tầm thường thì không thể gọi là thơ hay. Ngược lại, bài thơ hay là khi nó bày ra trước độc giả một “bữa tiệc ngôn từ”, với những ngôn từ được nhà thơ công phu lựa chọn, tổ chức, biến nó từ lời bình thường trở thành nghệ thuật {vừa thể hiện tâm hồn thi nhân; vừa chính xác hàm súc; vừa có dấu ấn riêng của tác giả }. – Gốc của thơ là tình cảm bởi vì: thơ là chuyện của tâm hồn, của lòng người cho nên việc thể hiện tất cả mọi vui buồn trong cuộc đời là một nhu cầu bức thiết của thơ. Hơn nữa tình cảm ấy thường tiêu biểu, điển hình, khơi dậy trong trái tim người đọc những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. –=>Mỗi ý kiến đều xác đáng nhưng chưa toàn diện, chưa khái quát được đặc trưng thơ ca vì:
  4. + Nếu người nghệ sĩ chỉ chú ý rèn câu đúc chữ mà không chú ý đến nội dung tư tưởng của tác phẩm thì sáng tác thơ ca chỉ là những kỹ xảo vờn vẽ, là lối thơ chuộng hình thức. Thơ ca chỉ neo đậu vững chắc trong bạn đọc khi nó có nội dung tư tưởng sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo. + Gốc của thơ là tình cảm, sức sống của thơ là tư tưởng, nhưng các nhà thơ từ xưa đến nay nếu không muốn lặp lại người khác và lặp lại chính mình thì quá trình sáng tác đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm đến “bữa tiệc ngôn từ”. =>Tóm lại một tác phẩm hay,có giá trị phải đầy đủ hai yếu tố:bữa tiệc ngôn từ và gốc của thơ ca là tình cảm.Bài thơ về tiểu đội xe không kính hội tụ cả hai yếu tố đó. * Phân tích, chứng minh. Luận điểm1. Bài thơ về tiểu đôi xe không kính là bữa tiệc ngôn từ. - Nhan đề bài thơ khá dài,thu hút người đọc ở vẻ mới lạ, độc đáo. +Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “bài thơ” - cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng. Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. +Tiếp đến là hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh là những chiếc xe không kính. Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường. =>Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ. Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu. Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng. - Xây dựng hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ chân thực,gần gũi, mang đạm tính khẩu ngữ, tự nhiên gợi cảm. +Thành công đầu tiên của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là đã xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ chân thực, gần gũi, gợi cảm. Ngôn ngữ của bài thơ gần gũi với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khỏe khoắn: “Không có kính không phải vì xe không có kính” “Không có kính, ừ thì có bụi” “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
  5. Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” +Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả: “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. =>Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn. Đó là những người lính tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đầy niềm tin tưởng, quyết chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. +Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị hóa đơn điệu hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe. Bởi với ông, cuộc đời ấy đã quá đẹp, rất thơ, rất mạnh mẽ, không cần tô vẽ gì mà vẫn tỏa sáng. +Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. và linh hoạt trong nghệ thuật biểu hiện. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động. +Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời. =>Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh. Cấu trúc:“không có ”; “ừ thì ”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ở họ, những trở ngại của thiên nhiên và điều kiện chiến đấu không thể làm họ sờn lòng. Ngược lại, nó càng làm cho họ thêm hứng thú, quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ“nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai. Lời thơ nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe. Cuộc sống chiến đấu của người lính tràn đầy niềm vui ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy. =>Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Luận điểm2. Gốc của thơ là tình cảm,trong bài thơ về tiểu đội xe không kính còn thể hiện ở sự ngợi ca ngợi những vẻ đẹp tâm hồn người lính. _ Tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin: + Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa
  6. mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa- rơi rụng, va đập, quăng ném vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế. + Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vấn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng “ung dung nhìn thẳng. Hai câu thơ “ung dung thẳng” đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy. ⇒ Vậy đấy, hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường. -Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan hồn nhiên, yêu đời của người lính trẻ. - Nếu như hai khổ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. + Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. + Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 – 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc – nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại
  7. càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy. Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca – một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, giọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết. - Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo thành một “tiểu đội xe không kính” – tiểu đội những chàng trai lái xe quả cảm, hiên ngang mà hồn nhiên tinh nghịch. Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa về tâm hồn và tình cảm. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi của những chàng trai vui vẻ, sôi nổi, yêu đời. Cái bắt tay độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạc nhưng thấm thía : “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng. - Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh chỉ trong một thoáng chốc. Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”, đi đến thắng lợi cuối cùng.Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. - Lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm giải phóng miền nam Hai câu đầu là hình ảnh những chiếc xe không còn nguyên vẹn về phương tiện kĩ thuật, dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước ” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Ấy vậy mà những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim” - Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn một trái
  8. tim dũng cảm. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Nhà văn đã tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” để làm nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gẫy được những giá trị tinh thần cao đẹp .để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn. ⇒ Điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn chỉ cần có” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được. Tác phẩm đích thực là sự kết hợp của hai yếu tố trên {bữa tiệc ngôn từ và tình cảm} mới có thể tạo nên sự xuất thần cho thơ.Nhà thơ không ngừng trải nghiệm lắng nghe rung cảm của đời để tạo được cái gốc tình cảm cho thơ, và không ngừng mài dũa để thực sự trở thành bậc thầy về ngôn từ.Người tiếp nhận phải sáng suốt linh hoạt, không nên cực đoan trong tiếp nhận một quan niệm mà đi đến phủ nhận những quan điểm còn lại. *Đáng giá tổng hợp. - Mỗi ý kiến trên đều xác đáng nhưng chưa toàn diện,chưa khái quát hết được đặc trưng thơ ca của một tác phẩm tuy nhiên bài thơ về tiểu đội xe không kính đã đáp ứng được hai yếu tố trên. - Bài học đối với người cầm bút:nhà thơ là nhà thư kí trung thành của trái tim, thời đại nên không ngừng trải nghiệm, lắng nghe, rung cảm để tạo nên gốc tình cảm của thơ ca, không ngừng học hỏi để trau dồi ngôn từ. - Bài học đối với người tiếp nhận:hiểu hơn về hoàn cảnh của cuộc kháng chiến, vẻ đẹp của người lính, niềm tự hào Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại ý kiến Đề 2: Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”. (Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1998) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Nói với con của Y Phương. Liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao để chỉ ra cách nhìn mới và tình cảm mới của hai văn bản. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: + Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận; + Thân bài: Triển khai được vấn đề nghị luận;
  9. + Kết bài: Khái quát được vấn đề - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi: - “Cách nhìn nhận mới” (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật. - “Tình cảm mới” là những cảm xúc mãnh liệt, được thể hiện theo một cách riêng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác. => Ý kiến của Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá và thể hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác phẩm lớn, làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả. 2. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Nói với con: - Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. - Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân trọng. - Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên. + Ngay từ những câu đầu tiên, lời thơ đã giống như một lời tự sự: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười” + Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ. + Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ. + Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng. “Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” + Trong những câu thơ này tác giả đã kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa + Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chúng giòng máu
  10. nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt. “Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn” + Tình cảm người cha muốn gửi tới con dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng những con người nơi đây luôn tràn đầy nhiệt huyết. Tác giả Y Phương muốn nhắn nhủ tới con mình về những chặng đường phía trước. “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Những câu thơ đầy tình nghĩa tác giả răn dậy con mình không được quên gôc rễ nguồn cội. “Người đồng mình thô sơ da thịt Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con” Trong hai câu thơ này tác giả muốn truyền cho người con của mình có thêm lòng tin sức mạnh vào cuộc sống. - Mở rộng: Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rất nhiều người đồng bào dân tộc chính là nơi nuôi quân, chiến đấu vô cùng anh dũng. - Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi gắm của một người cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên đường đời. Bài thơ nhẹ nhàng, chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó phai. 3. Liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc: - Nhân vật lão Hạc trong Lão Hạc là người có tình yêu thương con sâu sắc: + Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu, tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi, giảng giải cho con hiểu, + Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời. Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm, sáu năm trời nhưng mọi kỉ niệm về con vẫn luôn thường trực trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo, lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình. - Tình cảm của người cha đối với con trong truyện ngắn Lão Hạc thể hiện sự bế tác của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 4. Điểm chung và điểm riêng: - Điểm chung: Cả hai văn bản Nói với con và Lão Hạc đều có những nét chung về nội dung tư tưởng. Hai tác phẩm đều viết về tình yêu thương sâu sắc của người cha đối với con. - Điểm riêng: Hai tác phẩm viết về tình cha con trong hai thời kì lịch sử khác nhau: + Lão Hạc là truyện ngắn hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, viết về người nông dân nghèo khổ, bế tắc, yêu thương con nhưng đành chấp nhận sự thực phũ phàng phải sống xa con, phải hi sinh để con có cuộc sống tốt đẹp hơn. + Nói với con viết về tình yêu thương con của một người cha dân tộc thiểu số có nhận thức mới mẻ, trong thời kì đất nước hòa bình, có nhiều đổi mới. Tình yêu thương con gắn liền với niềm tự hào về cội nguồn gia đình, quê hương, mong ước cho con tiếp tục kế thừa, phát huy
  11. những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình. 5. Đánh giá, mở rộng, nâng cao: - Ý kiến của Nguyễn Đình Thi khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học lớn; giúp người nghệ sĩ hiểu được vai trò, sứ mệnh của họ trên con đường nghệ thuật. - Qua ý kiến của Nguyễn Đình Thi, người đọc hiểu sâu sắc hơn về tình cảm của người cha trong bài thơ Nói với con và truyện ngắn Lão Hạc; khơi dậy và bồi đắp thêm cho người đọc những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống: tình yêu thương con, tình cảm gia đình, tình cảm cội nguồn và tình yêu quê hương, xứ sở. - Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. - Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu. Đề 3 Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn (Theo Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, 2008, tr.115) Bằng hiểu biết về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (SGK Ngữ văn 7, tập 1), hãy làm sáng tỏ nhận định trên Hướng dẫn làm bài a. Giải thích ý kiến -Câu thơ hay: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ kết tinh những tư tưởng tình bải mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình thức phù hợp -Đọc một câu thơ hay: Tiếp nhận cảm thụ những tác phẩm thơ có giả trị về nội dung và hình thức -Một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn: Tác phẩm văn học đó sẽ mang đến cho con người những cảm xúc, tỉnh cảm tốt đẹp, giúp con người biết khao khát, biết ước mơ, biết đấu tranh để bảo vệ và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, giàu tình yêu thương hơn. => Quan niện của nhà thơ Lê Đạt khẳng định giá trị thiên chức của thơ nói riêng và văn học nói chung. Với chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đối thoại, thơ ca sẽ bồi đắp cho người đọc những tình cảm tốt đẹp, hướng con người đến cái chân-thiện-mĩ b. Bằng hiểu biết về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ ý kiến Phân tích bài thơ Cảnh khuya *) Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya *) Phân tích bài thơ Cảnh khuya để làm rõ khi tiếp nhận bài thơ này người đọc sẽ được khơi gợi lên những tình cảm tốt đẹp có khao khát có ước mơ và mong muốn được đấu tranh để bảo vệ và vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn - Bài thơ đã khăc họa khơi dậy và làm đẹp thên tình yêu thiên nhiên gắn bó hài hòa cùng tình yêu đất nước, dân tộc: +Tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác thể hiện một cách sâu sắc và rõ nét qua bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc vừa ấm áp thân thương và thơ mộng trữ tình (dẫn chứng – phân tích hai câu thơ đầu)
  12. +Tình yêu thiên nhiên tha thiết còn hài hòa trong tình yêu quê hương đất nước, đồng bào sâu nặng da diết của Bác – một tình yêu cao cả thiên liêng mà ăm ắp yêu thương (dẫn chứng – phân tích hai câu thơ cuối) -Sự tác động của bài thơ đến tình cảm người đọc: +Bài thơ nhận được sự đồng cảm của người đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu với tâm hồn nhà thơ; cảm nhận sâu sắc về nội dung và tình thẩm mĩ của bài thơ +Niềm cảm phục, trân trọng Bác cũng như những tình cảm, tâm hồn cao cả đa cảm của Bác, từ đó tác giả hướng người đọc đến những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp với thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người với đất nước – những lí tưởng sống tốt đẹp trong một chân trời tươi sáng -Những tình cảm cao đẹ mà người đọc có thể có được khi tiếp nhận bài thơ Cảnh khuya còn thông qua những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang phong cách cổ điển được sử dụng linh hoạt nhuẩn nhuyển, ngôn ngữ thơ hàm súc nhưng giàu tính biểu cảm, hình ảnh thơ vừa chân thực mà giản dị, sự kết hợp hài hòa giữ tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách chiến sĩ c. Bình luận, đánh giá -Nhận định hoàn toàn đũng với đặc trưng của thơ . Thơ ca chân chính muôn đời luôn là điểm tựa tinh thần của con người được thể hiện qua sáng tạo ngôn từ độc đáo. Nhận định đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với sáng tác thơ. Đồng thời cũng là định hướng về con đường tiếp nhận thơ ca theo đặc trưng thể loại -Với những nét nghệ thuật đặc sắc đã nêu bài thơ Cảnh khuya đã gợi nên trong lòng người đọc những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp với thiên nhiên, đất nước và rộng hơn là với thế giới xã hội xung quanh Đề 4*: Tác phẩm văn học mang đến điều gì cho độc giả? Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên. Hướng dẫn làm bài 1. Giải thích câu hỏi: *) Cắt nghĩa - Tác phẩm văn học: là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật - Những điều mà tác phẩm văn học mang đến cho độc giả: có thể hiểu là những giá trị, chức năng của văn học bao gồm nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ – những giá trị về sự hiểu biết về tính giáo dục về cái đẹp mà văn học mang đến cho bạn đọc (Ở phần này học sinh có thể thêm chức năng giao tiếp và giải trí nhưng cần đạt được ba chức năng cơ bản trên) *) Bàn luận, lí giải: - Tác phẩm văn học sinh ra nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau của con người về sự nhận thức, hiểu biết về cuộc sống xung quanh cũng như chính bản thân mình hay nhu cầu hướng thiện, giáo dục và thẩm mĩ
  13. - Sự nhận thức mà văn học mang đến giúp người đọc thõa mãn nhu cầu về sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh, của những nơi, những con người ta chưa hề biết đến, một kiến thức xuyên không gian và thời gian - Kiến thức, hiểu biết mà văn học mang đến mới chỉ ở dạng khách quan mà quan trọng là sự tác động tích cực hay tiêu cực mà nó ảnh hưởng. Sự tích cực mà văn học ảnh hưởng có thể nói là tính giáo dục của văn học, dạy ta những điều hay, lẽ phải, cách sống đẹp nhưng không giáo huấn khô khan mà giáo dục bằng cách đi từ cảm xúc đến trái tim - Hai giá trị trên của văn học chỉ có thể phát huy khi đặt trong giá trị thẩm mĩ, ở đó văn học sẽ mang đến cho con người những vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của con người giúp bạn đọc cảm nhận được tinh tế và sâu sắc những cái đẹp mà tác phẩm gợi nên => Câu hỏi gợi cho chúng ta suy ngẫm về một tác phẩm văn học chân chính phải luôn mang đến cho cuộc đời, cho chính người đọc những giá trị khác nhau nhưng sâu sắc, thấm thía, giàu ý nghĩa 2. Trả lời câu hỏi qua một số tác phẩm (Chứng minh): *) Đầu tiên tác phẩm văn học mang đến sự nhận thức, hiểu biết cho độc giả (Giá trị nhận thức): - Đọc những áng thơ của Hồ Xuân Hương mà tiêu biểu là bài thơ Bánh trôi nước cho ta sự nhận thức về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nhưng họ vẫn có phẩm chất thủy chong, một tấm lòng son sắt trong trắng, sâu biên trong tác phẩm còn cho ta hiểu biết sâu sắc về xã hội phong kiến bất công, sóng gió xưa – một xã hội nam quyền đã vùi dập người phụ nữ - Những trang văn của nhà văn Mĩ như O Hen-ri là Chiếc lá cuối cùng giúp ta nhận thức được rằng bên cạnh những thành thị giàu có của nước Mĩ vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vẫn có những số phận bất hạnh như ba họa sĩ nghèo như Xiu, Giôn-xi, Bơ-men; đặc biệt hơn hết tác phẩm còn giúp ta nhận thức được dù số phận bất hạnh như vậy nhưng họ vẫn có tình thương yêu cao đẹp thiêng liêng một tình người bao la biểu tượng qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng dũng cảm *) Tác phẩm văn học còn mang đến những bài học, tính giáo dục cho độc giả (Giá trị giáo dục): - Cũng là áng thơ của Hồ Xuân Hương là Bánh trôi nước từ sự nhận thực sâu sắc về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa, bài thơ đã mang đến cho chúng ta bài học về sự bình đẳng giới, nam nữ có quyền như nhau, biết trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ - Trên những trang văn Chiếc lá cuối cùng tác giả O Hen-ri còn muốn truyền tải một bức thông điệp xanh về tình người bao la, tình cảm bạn bè bao la, thiêng liêng mà cao đẹp. Tác phẩm mang đến bài học về lẽ sống đẹp, một tâm hồn cao thượng hi sinh vì người khác, Thương người như thể thương thâ cho chúng ta *) Bên cạnh đó tác phẩm văn học con mang đến nhu cầu thẩm mĩ, thưởng thức cái đẹp cho bạn đọc (Giá trị thẫm mĩ):
  14. - Những dòng thơ viết về quê hương ruột thịt của Tế Hanh như bài thơ Quê hương đã giúp cho chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc, tinh tế vẻ đẹp của miền quê làng chài của nhà thơ nói riêng và vẻ đẹp của đất nước nói chung - Áng văn xuất sắc như Chiếc lá cuối cùng còn giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp về phẩm chất yêu thương nhau của con người đặc biệt là hình ảnh chiếc lá cuối cùng nó vừa là một bức tranh giàu tính thẩm mĩ, mang vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là một bức tranh nghệ thuật vị nhân sinh chứa đựng tình người ấm áp, bao la cao đẹp 3.Đánh giá và liên hệ mở rộng: - Tác phẩm sinh ra là vì con người và cuộc sống vì vậy người nghệ sĩ hãy biết cách sáng tạo và người đọc phải biết cách tiếp nhận cho đúng - Không chỉ mang đến sự nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ tác phẩm văn học còn mang đến vô vàn giá trị khác mà con người, bạn đọc kể cả tác giả chưa thể tìm thấy HẾT