Các chuyên đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 1: Nguyên tử
Bạn đang xem tài liệu "Các chuyên đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 1: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_chuyen_de_on_tap_hoa_hoc_lop_10_chuyen_de_1_nguyen_tu.docx
Nội dung text: Các chuyên đề ôn tập Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề 1: Nguyên tử
- CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Thành phần nguyên tử Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau : Proton Nơtron Electron Kí hiệu p n e Khối lượng u (đvC) 1 1 0,00055 Khối lượng (kg) 1,6726.10-27 1,6748.10-27 9,1095.10-31 Điện tích nguyên tố 1+ 0 1– Điện tích C (Culông) 1,602.10-19 0 –1,602.10-19 ● Kết luận : Trong nguyên tử hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm. Tổng số proton trong hạt nhân bằng tổng số electron ở lớp vỏ. Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron. II. Điện tích và số khối hạt nhân 1. Điện tích hạt nhân Nguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron Ví dụ : Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+ 2. Số khối hạt nhân A = Z + N Ví dụ : Nguyên tử natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là : A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị) 3. Nguyên tố hóa học Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân. Số hiệu nguyên tử (Z) : Z = p = e A Kí hiệu nguyên tử : Z X Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử, X là ký hiệu hóa học của nguyên tử. III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 1. Đồng vị Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A). 12 13 14 Ví dụ : Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 6 C , 6 C , 6 C N N Các đồng vị bền có : 1 1,524 với Z < 83 hoặc : 1 1,33 với Z ≤ 20. Z Z 2. Nguyên tử khối trung bình Gọi A là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b% a.A b.A Ta có : A 1 2 100 1
- ● Lưu ý : Trong các bài tập tính toán người ta thường coi nguyên tử khối bằng số khối. IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. V. Lớp và phân lớp electron 1. Lớp electron Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron. Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có giá trị n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử, có mức năng lượng thấp. Electron ở lớp có giá trị n lớn bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử hơn, có mức năng năng lượng cao. Các electron ở lớp ngoài cùng là những electron quyết định tính chất hóa học của nguyên tử. Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà. Thứ tự và kí hiệu các lớp : n 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q Tổng số electron trong một lớp là 2n2 Số thứ tự của lớp electron (n) 1 2 3 4 Kí hiệu tương ứng của lớp K L M N electron Số electron tối đa ở lớp 2 8 18 32 2. Phân lớp electron Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường : s, p, d, f. Số obitan có trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5 và 7. Mỗi obitan chứa tối đa 2 electron. Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ : Lớp K (n = 1) chỉ có một phân lớp 1s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là 2s và 2p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron ; Phân lớp p chứa tối đa 6 electron ; Phân lớp d chứa tối đa 10 electron ; Phân lớp f chứa tối đa 14 electron. VI. Cấu hình electron trong nguyên tử 1. Mức năng lượng Trật tự mức năng lượng : 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s Mức năng lượng tăng dần 2. Cấu hình electron Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử : Xác định số electron 2
- Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp. Ví dụ : Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) 1s22s22p63s23p64s23d6 1s22s22p63s23p63d64s2 Sắp xếp theo mức năng lượng Cấu hình electron 3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm, vì vậy trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ gồm một nguyên tử. Các nguyên tử có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ H, He, B). Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương. Các nguyên tử có 5 đến 7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nhận thêm electron trở thành ion âm. Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng là các phi kim, khi chúng có số hiệu nguyên tử nhỏ như C, Si hay các kim loại như Sn, Pb khi chúng có số hiệu nguyên tử lớn. B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT Câu 1: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra một hạt cấu tạo nên nguyên tử. Đó là: A. Thí nghiệm tìm ra electron. B. Thí nghiệm tìm ra nơtron. C. Thí nghiệm tìm ra proton. D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là A. Electron và nơtron B. Electron và proton C. Nơtron và proton D. Electron, nơtron và proton Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. Nơtron và proton B. Electron, nơtron và proton C. Electron và proton D. Electron và nơtron Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. proton và electron Câu 5: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: A. electronB. protonC. nơtronD. proton và nơtron Câu 6: So sánh khối lượng của electron với khối lượng hạt nhân nguyên tử, nhận định nào sau đây là đúng ? 3
- 1 A. Khối lượng electron bằng khoảng khối lượng của hạt nhân nguyên tử 1840 B. Khối lượng electron bằng khối lượng của nơtron trong hạt nhân. C. Khối lượng electron bằng khối lượng của proton trong hạt nhân. D. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử, do đó, có thể bỏ qua trong các phép tính gần đúng. Câu 7: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là A. Bằng nhau B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton D. Không thể so sánh được các hạt này Câu 8: Phát biểu nào sau đây về sự chuyển động của e trong nguyên tử là đúng? A. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình tròn. B. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình bầu dục. C. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định. D. tất cả đều đúng. Câu 9: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ? A. protonB. nơtronC. electronD. nơtron và electron Câu 10: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số khối B. điện tích hạt nhân C. số electron D. tổng số proton và nơtron Câu 11: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom–xơn (J.J. Thomson). Từ khi được phát hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như : năng lượng, truyền thông và thông tin Trong các câu sau đây, câu nào sai ? A. Electron là hạt mang điện tích âm. B. Electron có khối lượng 9,1095. 10–28 gam. C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt. D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử . Câu 12: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị : A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron. Câu 13: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là: A. 2, 6, 8, 18 B. 2, 8, 18, 32 C. 2, 4, 6, 8 D. 2, 6, 10, 14 Câu 14: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là A. 5B. 10C. 6D. 14 Câu 15: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 20 B. 19 C. 39 D. 18 Câu 16: Nguyên tử M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p5. Nguyên tử M là A. 11Na B. 18Ar C. 17Cl D. 19K 4
- Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là A. Ca B. Ba C. Sr D. Mg Câu 18: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 14 B. 12 C. 13 D. 11 Câu 19: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Fe ? A. [Ar]3d64s2 B. [Ar]4s23d6 C. [Ar]3d8 D. [Ar]3d74s1 32 Câu 20: Một đồng vị của nguyên tử photpho là 15 P . Nguyên tử này có số electron là: A. 32B. 17 C. 15D. 47 Câu 21: Số khối của nguyên tử bằng tổng A. số p và n B. số p và e C. số n, e và p D. số điện tích hạt nhân Câu 22: Phân lớp 4f có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 10. D. 14. 2+ Câu 23: Để tạo thành ion 20 Ca thì nguyên tử Ca phải : A. Nhận 2 electron B. Cho 2 proton C. Nhận 2 proton D. Cho 2 electron Câu 24: Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 5? 1 2 3 4 A. 1 và 2 B. 1 và 3C. 3 và 4 D. 1 và 4 Câu 25: Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 8 1 2 3 4 A. 1 và 2 B. Chỉ có 3 C. 3 và 4 D. Chỉ có 2 Câu 26: Các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ? 14 16 16 22 15 22 16 17 A. 7 G ; 8 M B. 8 L ; 11 D C. 7 E ; 10 Q D. 8 M ; 8 L Câu 27: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau: 1 2 3 4 5
- Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ? A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1, 2 và 3 D. Cả 1, 2, 3, 4 63 65 Câu 28: Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử 29 Cu và 29 Cu A. là đồng vị của nhau. B. có cùng số electron. C. có cùng số nơtron. D. có cùng số hiệu nguyên tử Câu 29: Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là X : 1s22s22p63s23p4 Y : 1s22s22p63s23p6 Z : 1s22s22p63s23p64s2 Trong các nguyên tố X, Y, Z nguyên tố kim loại là A. X. B. Z. C. Y. D. X và Y. Câu 30: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau: a) 1s22s1 b) 1s22s22p63s23p1 c) 1s22s22p5 d) 1s22s22p63s23p4 e) 1s22s22p63s2 Cấu hình của các nguyên tố phi kim là A. a, b. B. b, c. C. c, d. D. b, e. Câu 31: Cấu hình electron nào dưới đây viết không đúng? A. 1s22s22p63s23p64s23d6 B. 1s2 2s22p5 C. 1s2 2s22p63s1 D. 1s22s22p63s23p5 Câu 32: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p5. X là nguyên tố A. kim loại B. phi kim C. khí hiếm D. kim loại hoặc phi kim Câu 33: Cấu hình electron nào dưới đây không đúng? A. 1s22s2 2p63s1 B. 1s2 2s22p5 C. 1s22s22p63s13p3 D. 1s22s22p63s23p5 Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố 11X có cấu hình electron là : A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p53s2 12 14 14 Câu 35: Cho 3 nguyên tử: 6 X;7 Y;6 Z . Các nguyên tử nào là đồng vị? A. X và Z B. X và Y C. X, Y và Z D. Y và Z Câu 36: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ? A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p6 Câu 37: Nguyên tử 27X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có A. 13 proton và 14 nơtron. B. 13 proton và 14 electron. C. 14 proton và 13 nơtron. D. 14 proton và 14 electron. Câu 38: Lớp N có số phân lớp electron bằng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Lớp M có số obitan tối đa bằng A. 3. B. 4. C. 9. D. 18. Câu 40: Vi hạt nào dưới đây có số proton nhiều hơn số electron? A. Nguyên tử Na. B. Ion clorua Cl−. 6
- C. Nguyên tử S.D. Ion kali K +. Câu 41: Cation X3+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X là A. 3s1. B. 3s 2. C. 3p 1. D. 2p5 Câu 42: Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố X (Z=24)? A. [Ar] 3d54s1 B. [Ar] 3d44s2 C. [Ar] 4s24p6 D. [Ar] 4s14p5 Câu 43: Cấu hình electron nào dưới đây là của ion Fe3+? A. 1s22s22p63s23p63d5 B. 1s22s22p63s23p63d6 C. 1s22s22p63s23p63d6 4s2 D. 1s22s22p63s23p63d34s2 Câu 44: Trong các cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào không tuân theo nguyên lí Pauli? A. 1s22s1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p73s2 Câu 45: Nguyên tử nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 13, số khối bằng 27 thì số electron hoá trị là A. 13.B. 5. C. 3. D. 4. Câu 46: Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là A. 14.B. 10. C. 15.D. 18. Câu 47: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là A. O (Z=8) B. Cl (Z=17) C. Al (Z=13) D. Si (Z=14) Câu 48: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. 6B. 8C. 14 D. 16 Câu 49: Một nguyên tử có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Chọn nguyên tử đồng vị với nó: A. 8 proton, 9 nơtron, 8 electron B. 9 proton, 8 nơtron, 9 electron C. 8 proton, 8 nơtron, 9 electron D. 8 proton, 9 nơtron, 9 electron Câu 50: Một nguyên tử chứa 20 nơtron trong hạt nhân và có cấu hình electron là: 1s 22s22p63s23p64s2. Nguyên tử đó là: 39 40 20 31 A. 19 K B. 20 Ca C. 10 Ne D. 15 P Câu 51: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp N B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp K 26 55 26 Câu 52: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử:1 3 X,26Y,12 Z ? A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số nơtron. Câu 53: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 13 electron. X thuộc nguyên tố gì ? A. Nguyên tố p B. Nguyên tố f C. Nguyên tố d D. Nguyên tố s Câu 54: Nguyên tố Cu có Z = 29, cấu hình electron của ion Cu2 là A. [Ar] 3d9 . B. [Ar] 3d10 . C. [Ar] 3d8 4s2 . D. [Ar] 3d10 4s 2 Câu 55: Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Số hiệu nguyên tử của Y là A. 8. B. 8.C. 10. D. 7. 7
- Câu 56: Nguyên tố có Z = 27 thuộc loại nguyên tố nào A. s. B. p.C. d. D. f. Câu 57: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 5. B. 5.C. 9. D. 11. Câu 58: Số e ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (Z=16) (ở trạng thái cơ bản) là A. 2. B. 4.C. 6. D. 8. Câu 59: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z=19) là : A. 4s1. B. 3s1.C. 2s 1. D. 3d1. Câu 60: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là A. Na. B. K.C. Ne. D. F. Câu 61: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc khối nguyên tố p ? A. Fe (Z = 26) B. Na (Z=11)C. Ca (Z=20) D. Cl (Z=17) Câu 62: Cho biết Fe có số hiệu bằng 26. Ion Fe3+ có số electron lớp ngoài cùng là A. 13 B. 2C. 8 D. 10 Câu 63: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 15+ . Ở trạng thái cơ bản X có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 5 B. 4C. 3 D. 7 Câu 64: Ở trạng thái cơ bản, số obitan s có chứa electron của nguyên tử có số hiệu 20 là A. 2 B. 4C. 3 D. 1 Câu 65: Cấu hình electron của ion Cr3+là A. [Ar] 3d5 B. [Ar] 3d4 C. [Ar] 3d3 D. [Ar] 3d2 Câu 66: Cấu hình electron của ion nào dưới đây giống khí hiếm? + 2+ + 3+ A. 29Cu B. 26Fe C. 19K D. 24Cr Câu 67: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p3 Câu 68: Cấu hình của ion kim loại giống cấu hình của khí hiếm là A. Cu2+ B. Ca2+ C. Fe3+ D. Cr3+ Câu 69: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm ? A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+ Câu 70: Ion nào dưới đây có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử Ar? A.O 2− B. Mg 2+ C. Na+ D. K+ Câu 71: Ion nào dưới đây có cấu hình electron của khí hiếm Ne? A. Be2+ B. Mg2+ C. Cl D. Ca2+ Câu 72: Khẳng định nào sau đây đúng ? A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng B. Các nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của các nguyên tố kim loại C. Tất cả các nguyên tử của nguyên tố hóa học đều có số nơtron lớn hơn số proton D. Electron cuối cùng của nguyên tử Zn điền vào phân lớp d. Zn là nguyên tố d Câu 73: Cho sơ đồ của một nguyên tử X được biễu diễn như sau, chọn câu không đúng. 8
- A. X là nguyên tử thuộc nguyên tố Liti. B. Số khối của X bằng 7. C. Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 2. D. Số hạt mang điện trong hạt nhân là 7 Câu 74: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X A. Lớp ngoài cùng của X có 6 e B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 e C. Trong bản tuần hoàn X nằm ở chu kì 3. D. X nằm ở nhóm VIA. Câu 75: Electron cuối cùng phân bố trong nguyên tử X là 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là A. 2. B. 4.C. 6. D. 8. Câu 76: Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s1 A. 1 B. 2C. 3 D. 4 Câu 77: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s A. 9 B. 3C. 12 D. 2 Câu 78: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố A. 13Al và 35Br . B. 13Al và 17Cl . C. 17Cl và 12Mg . D. 14Si và 35Br . Câu 79: Nguyên tử của nguyên tố X có e ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có e ở mức năng lượng 3p và có 1 e ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số e hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. Khí hiếm và kim loại B. Kim loại và kim loại C. Kim loại và khí hiếm D. Phi kim và kim loại Câu 80: Nguyên tố Cl (Z=17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. 7 B. 5C. 1 D. 3 Câu 81: Nguyên tố C (Z=6) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 82: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp 2s A. 4 B. 2C. 1 D. 3 Câu 83: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10 . Nguyên tố X thuộc loại A. nguyên tố p B. nguyên tố fC. nguyên tố s D. nguyên tố d Câu 84: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron của phân lớp s là 7. Tổng số phân lớp electron của X là A. 7 B. 6 hoặc 7C. 5 hoặc 7 D. 6 Câu 85: Nguyên tử X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d và làm cho phân lớp d có tất cả là 7 electron. Tổng số electron của nguyên tử X là A. 24. B. 25.C. 27 D. 29. Câu 86: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: 9
- A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar. 55 56 57 58 Câu 87: M có các đồng vị sau: 26 M;26M;26M;26M . Đồng vị phù hợp với tỉ lệ số proton : số nơtron = 13 : 15 là 55 56 57 58 A. 26 M . B. 26 M . C. 26 M . D. 26 M . 3+ Câu 88: Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26 Fe là A. 10. B. 12.C. 13. D. 11. Câu 89: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d 2. Số electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 18.B. 24. C. 20. D. 22. Câu 90: Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion X2+ là 3s23p63d6. Cấu hình e của X là A. 1s22s22p63s23p63d8 B. 1s22s22p63s23p63d4 C. 1s22s22p63s23p63d44s1 D. 1s22s22p63s23p63d64s2 Câu 91: Cation X3+ và anionY2− đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố X,Y là A. Al và O. B. B và O. C. Al và S. D. Fe và S. Câu 92: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là A. Fe và Cl B. Na và Cl C. Al và Cl D. Al và P Câu 93: Ion Xn+ có cấu hình e là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 II. TRẮC NGHIỆM TÍNH TOÁN ● Dạng 1 : Xác định số khối, các loại hạt cơ bản: 65 Câu 1: Hạt nhân của nguyên tử 29 Cu có số nơtron là: A. 65 B. 29 C. 36 D. 94 27 Câu 2: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (13 Al ) lần lượt là A. 13 và 13. B. 13 và 14.C. 12 và 14.D. 13 và 15. Câu 3: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt nơtron là 28? 39 54 32 23 A. 19 K B. 26 Fe C. 15 P D. 11 Na 19 Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 9 F là A. 19 B. 28 C. 30 D. 32 Câu 5: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là ? A. 18. B. 17. C. 23. D. 15. 64 Câu 6: Nguyên tử đồng có kí hiệu là 29 Cu.Số hạt proton, nơtron và electron tương ứng của nguyên tử này là A. 29, 29, 29. B. 29, 29, 35.C. 29, 35, 29. D. 35, 29, 29. 27 Câu 7: Trong nguyên tử 13 Al tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10
- A. 13 hạtB. 14 hạtC. 12 hạt D. 1 hạt 86 Câu 8: Tổng số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử 37 Rb là A. 123B. 37C. 74D. 86 Câu 9: Trong phân tử KNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là ( Cho 39 14 16 19 K; 7 N; 8 O ) A. 48 hạt B. 49 hạt C. 50 hạt D. 51 hạt Câu 10: Trong phân tử H2SO4 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là ( Cho 1 32 16 1H; 16S; 8 O ) A. 52 hạt B. 53 hạt C. 54 hạt D. 55 hạt 35 - Câu 11: Tổng số hạt nơtron, proton, electron trong 17 Cl là A. 52B. 35 C. 53D. 51 52 3+ Câu 12: Số proton, nơtron và electron của 24 Cr lần lượt là A. 24, 28, 24B. 24, 28, 21 C. 24, 30, 21D. 24, 28, 27 56 3 Câu 13: Số proton, nơtron và electron trong ion 26 Fe lần lượt là : A. 26, 30, 29B. 23, 30, 23 C. 26, 30, 23D. 26, 27, 26 Câu 14: Anion X2- có số electron là 10; số nơtron là 8 thì số khối của nguyên tử X là A. 18. B. 16. C. 14. D. 17. 32 16 2- Câu 15: Biết 16 S , 8 O . Trong ion SO4 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là A. 2 hạt. B. 24 hạt. C. 48 hạt. D. 50 hạt. Câu 16: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 10. B. 11. C. 22. D. 23. 3- Câu 17: Tổng số e trong ion PO4 là A. 50 B. 57 C. 58 D. 61 Câu 18: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là A. 16 B. 18C. 20 D. 22 Câu 19: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là A. Ne (Z = 10) B. Mg (Z = 12) C. Na (Z = 11) D. O (Z = 8) ● Dạng 2 : Xác định một nguyên tố khi biết tổng số hạt cơ bản và mối quan hệ giữa các loại hạt Câu 20: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là A. Fe. B. Cu. C. Ni. D. Cr. Câu 21: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. X là A. F. B. Cl. C. Br. D. I. Câu 22: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là A. Cl B. Br C. Zn D. Ag 11
- Câu 23: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. X là A. Mg B. Li C. Al D. Na Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180. Trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. X là A. Cl B. Br C. I D. F Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. X là A. S B. N C. F D. O Câu 26: Tổng số hạt cơ bản trong M 2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 27: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17. X là ? A. P B. N C. CD. S Câu 28: Tổng số hạt cơ bản trong M + là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. M là A. Na. B. K. C. Ag D. Rb. Câu 29: Tổng số hạt cơ bản trong X 2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là A. O. B. C. C. Se. D. S. Câu 30: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. X là nguyên tố hóa học nào dưới đây? A. Na. B. Al. C. P. D. Si. Câu 31: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. X là nguyên tố hóa học nào dưới đây ? A. Li. B. F.C. Na. D. Mg Câu 32: Một anion X- có tổng số hạt là 53. Số khối của X là A. 34 B. 35 C. 36 D. 37 ● Dạng 3: Bài tập về đồng vị 63 65 Câu 33: Đồng có 2 đồng vị 29 Cu chiếm 73% và 29 Cuchiếm 27%.Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là : A. 63,45 B. 63,63 C. 63,54 D. 64,63 12 13 Câu 34: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và 6 Cchiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là: A. 12,022 B. 12,011 C. 12,055 D. 12,500 Câu 35: Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Khối lượng trung bình của Gali là: 12
- A. 70 B. 71,20 C. 69,80. D. 70,20 Câu 36: Biết rằng trong tự nhiên Kali có 3 đồng vị 39 40 41 19 K (93,08%); 19 K (0,012%); 19 K (6,9%) Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố Kali là A. 34,91 B. 39,14 C. 39,53 D. 34,14 Câu 37: Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25, 26. Trong số 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24Mg; 505 đồng vị 25Mg còn lại là đồng vị 26Mg. Khối lượng nguyên tử trung bình của Mg là A. 24. B. 23,9. C. 24,33. D. 24,22. 63 Cu 105 Câu 38: Đồng trong thiên nhiên gồm hai đồng vị 63Cu và 65Cu có tỉ số = . Khối lượng nguyên 65 Cu 245 tử trung bình của Cu là A. 64 B. 63,9 C. 63,4 D. 64,4 16 17 18 Câu 39: Oxi có 3 đồng vị 8 O,8 O,8 Ovới phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị tương ứng là x 1, x2, x3 . Trong đó x1 = 15x2 và x1 – x2 = 21x3. Số khối trung bình của các đồng vị là A. 17,14 B. 16,14 C. 17,41 D. 16,41 Câu 40: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị. Biết 81Br chiếm 45,5%. Số khối của đồng vị thứ 2 là: A. 79 B. 80 C. 78 D. 82 11 10 Câu 41: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị Bo (x 1%) và Bo (x2%), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1% là: A. 80% B. 20% C. 10,8% D. 89,2% 63 65 Câu 42: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình 63 của đồng là 63,546. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 29 Cu là A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%. 16 17 18 Câu 43: Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị O(x1%) , O(x2%) , O(4%), NTKTB của Oxi là 16,14. Phần trăm đồng vị 16O là A. 6% B. 90% C. 86% D. 10% 79 81 Câu 41: Trong tự nhiên nguyên tố Brom có hai đồng vị là 35 Br và 35 Br . Nếu nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91 thì phần trăm của hai đồng vị này lần lượt là A. 54,5% và 45,5% B. 35% và 65% C. 45,5% và 54,5% D. 61,8% và 38,2% 23 Câu 44: Tỉ lệ theo số lượng của của hai đồng vị 27 Al và 29 Al là . % theo khối lượng của 27 Al trong 13 13 2 13 phân tử Al2X3 là 33,05%. Nguyên tử khối của X bằng: A. 32. B. 96. C. 16. D. 48. Câu 45: Sb chứa hai đồng vị chính 121Sb và 123Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. 121 Phần trăm khối lượng của đồng vị Sb trong Sb2O3 (MO = 16) là A. 62,50% B. 25,94% C. 52,20% D. 51,89% Câu 46: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm 63 khoảng 27% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Cu trong Cu2O là 13
- A. 88,82% B. 63% C. 64,29% D. 32,14% Câu 47: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu va 65Cu, trong đó 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử. 63 Hỏi % về khối lượng của Cu trong Cu2S là bao nhiêu (cho S=32)? A. 57,82 B. 75,32 C. 79,21 D. 79,88 63 65 Câu 48: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị 29 Cu và 29 Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54; 63 của clo là 35,5. Phần trăm khối lượng của 29 Cu trong CuCl2 là A. 12,64% B. 26,77% C. 27,00% D. 34,18%. 79 81 Câu 49: Nguyên tử khối trung bình của Br là 79,91. Brom có 2 đồng vị là 35 Br và 35 Br . Phần trăm 79 khối lượng của đồng vị 35 Br trong muối NaBrO3 là A. 28,53% B. 23,85% C. 35,28% D. 32,58% 37 35 Câu 50: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 17 Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 17 Cl . 37 Thành phần % theo khối lượng của 17 Cl trong HClO4 là: A. 8,92%B. 8,43%C. 8,56%D. 8,79% 37 35 Câu 51: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền : 17 Clchiếm 24,25% tổng số nguyên tử, còn lại là 17 Cl . 37 Thành phần phần trăm theo khối lượng của 17 Cl trong NaClO4 là : A. 7,325% B. 8,435% C. 8,565% D. 8,790% Câu 52: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị bền là 107Ag và 109Ag. Nguyên tử khối trung bình của Ag là 107 107,87. Phần trăm khối lượng của Ag có trong AgNO3 là A. 43,12%. B. 35,59%.C. 64,44%. D. 35,56%. 35 37 35 Câu 53: Trong tự nhiên, nguyên tố clo có hai đồng vị bền là 17 Cl và 17 Cl , trong đó đồng vị 17 Cl chiếm 37 75,77% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 17 Cl trong CaCl2 là A. 24,23%. B. 16,16%. C. 26,16%. D. 8,08%. Câu 54: Nguyên tố X có 3 đồng vị là A1 chiếm 92,3%, A2 chiếm 4,7% và A3 chiếm 3%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số nơtron trong A 2 nhiều hơn trong A1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,107 đvC. Vậy A1,A2,A3 lần lượt bằng A. 29,39,31 B. 28,29,30 C. 30,31,32 D. 29,31,33 Câu 55: Nguyên tố A có 3 đồng vị bền là A1, A2, A3. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 75. Số khối của đồng vị thứ hai (A 2) bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị còn lại. Đồng vị thứ ba (A 3) chiếm 11,4% và có số khối nhiều hơn đồng vị hai (A2) là 1 đơn vị. a) Số khối của mỗi đồng vị là A. 24, 26, 27 B. 23, 24, 25 C. 22, 26, 27D. 24, 25, 26 b) Biết nguyên tử khối trung bình của R là 24,328 đvC. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị A 1, A2 lần lượt là A. 67,8%; 20,8% B. 20,8%; 67,8% C. 78,6 %; 10% D. 10%; 78,6 % Câu 56: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X 1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X 2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X 1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là A. 13 B. 12 C. 14 D. 15 Câu 57: Một nguyên tố X có hai đồng vị có tỉ lệ nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị 1 có 44 nơtron, đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là 14
- A. 80,22 B. 79,92 C. 79,56 D. 81,32 ● Dạng 4 : Xác định số công thức phân tử hợp chất tạo nên từ các đồng vị của các loại nguyên tố 16 17 18 Câu 58: Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của các đồng vị O, O, O. Số phân tử O 2 có thể được tạo thành từ các đồng vị trên là A. 3 B. 6 C. 6 D. 12 1 2 3 9 Câu 59: Hiđro có 3 đồng vị H, D, T và beri có 1 đồng vị Be. Số loại phân tử BeH2 có thể có trong tự nhiên được cấu tạo từ các đồng vị trên là A. 6 B. 12 C. 14 D. 18 16 17 18 1 2 Câu 60: Số phân tử H2O được tạo bởi các đồng vị 8 O,8 O,8 O và 1 H,1 H A. 6 B. 9 C. 12 D. 15 Câu 61: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Số công thức phân tử được tạo bởi đồng (II) và oxi là A. 8 B. 6 C. 12 D. 18 12 13 16 17 18 Câu 62: Biết trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị 6 C và 6 C , oxi có 3 đồng vị 8. OSố,8 loạiO,8 Ophân tử CO là A. 2 B. 6 C. 9 D. 12 15