Các kết bài hay trong chương trình Ngữ văn Lớp 10

doc 7 trang thaodu 6431
Bạn đang xem tài liệu "Các kết bài hay trong chương trình Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_ket_bai_hay_trong_chuong_trinh_ngu_van_lop_10.doc

Nội dung text: Các kết bài hay trong chương trình Ngữ văn Lớp 10

  1. 1, Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Tây Tiến– Quang Dũng 1. Từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Vì thế từ Tây Tiến, từ bức tượng đài đã vút lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ cũng như của cả đất nước về những người con anh hùng ấy. 2. Quang Dũng vào “làng” thơ cách mạng với bài Tây Tiến . Như có mối duyên gì ràng buộc, bài thơ ấy gắn bó với người làm ra nó đến mức cứ nói đến Quang Dũng là người ta nhớ đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại.Có lẽ bởi từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. 3. Đọc xong những ý thơ mà tôi có cảm giác vẻ đẹp của thiên nhiên, con người miền Tây còn chập chờn, mien man đâu đó. Bằng tình cảm sâu đậm của mình với mảnh đất này, Quang Dũng đã tạo nên mối tơ tình đồng điệu, gắn bó giữa độc giả với nhà thơ, giữa độc giả với thiên nhiên, con người miền Tây trong những năm tháng kháng chiến gian nan. Quả là “ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. 2. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm: Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nướcđã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơidậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng 3. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Việt Bắc Tố Hữu 1. Như vậy nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện những tâm sự của mình nói riêng và của tất cả những chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc nói chung. Mười lăm năm kháng chiến với biết bao nhiêu kỉ niệm và giờ đây khi phải xa nhau thấy lòng mình thật muốn vỡ òa trong nức nở. Chân không muốn rời xa. Qua đây ta thấy được tình nghĩa đoàn kết keo sơn của con người Việt Nam mà cụthể đó là tình quân dân. Để đạt được những thắng lợi trên mặt trận ấy thì không thể nào quên ơn những người nhân dân Việt Bắc được 2. Trong câu chuyện với một nhà nghiên cứu văn học người Pháp, Tố Hữu tâm sự rằng: “Mình phải lòng đất nước và nhân dân của mình. Nói về đất nước, nói về nhân dân như nói về người mình yêu”. Phải chăng, tâm sự đó là những lời mà Tố Hữu nói về Việt Bắc, nói về những vần thơ chan chứa tình quân dân gắn bó, tình yêu nước thiết tha. Những tình cảm thiêng liêng ấy cứ vấn vương mãi trong lòng người đọc. 4. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Sóng- Xuân Quỳnh 1. Sóng – bài thơ thành công trong phương thức biểu hiện cảm xúc của thi sĩ. Kết cấu song trùng, sự tương xứng giữa hai hình tượng Sóng và Em là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu tính thẩm mĩ của Xuân Quỳnh. Với sự sáng tạo ấy, Xuân Quỳnh đã nói lên một cách nồng thắm mà không kém phần tế nhị những khát khao rạo rực của trái tim yêu. Đó cũng là những khát khao đời thường, dung dị, cao quý. Tiếng nói ấy chân thành, tự nhiên mà sâu sắc được diễn tả qua hình tượng thơ gợi cảm, đa nghĩa. Xuân Quỳnh thực sự là thi sĩ của tình yêu, thi sĩ của những rung động nữ tính trong trái tim. 2. Bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà 5. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Ai đã đặt tên cho dòng sông– Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dẫn người đọc vào cuộc hành trình khám phá nét đẹp của thiên nhiên Huế. Lần lượt theo dòng chảy của Hương giang, tôi bắt gặp khung cảnh thiên nhiên Huế lúc nguyên sơ, trong trẻo, lúc mượt mà khi kì ảo, lúc dịu dàng say đắm khi thâm trầm trang nghiêm. Sông Hương tôn lên vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên Huế, hòa nhập với không khí của văn hóa Huế. Tất cả đều sống động qua tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường với con sông này. Qua hình tượng sông Hương tôi còn cảm nhận vẻ đẹp cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường: một cái tôi trí tuệ uyên bác qua những tri thức phong phú với nhiều lĩnh vực, một cái tôi tài hoa phóng túng với những liên tưởng bất ngờ. Và trên hết là một cái tôi sâu nặng tình yêu và tự hào với Huế – quê hương của mình.Tất cả làm nên sức sống của thiên kí này.
  2. 6. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Người lái đò sông Đà– Nguyễn Tuân Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú.Ở tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tài hoa. Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” cùng hình tượng người lái đò tài hoa chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về con người, cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân 7. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài Gấp lại những trang sách mà dư âm về nhân vật Mị, về cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân, về số phận đáng thương của người dân dưới xã hội phong kiến đương thời vẫn còn in đậm trong tâm hồn tôi. Mị hay Vợ chồng A Phủ mãi là những rung động sâu sắc mà Tô Hoài để lại nơi người đọc. 8. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Vợ nhặt– Kim Lân 1. “Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng, “vợ nhặt” củanhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy. 2. Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo,độc đáo và cốt truyện đầy bất ngờ Kim Lân đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Qua đó tác giả cũng nhấn mạnh tình yêu thương giữa người với người luôn bất diệt. 9. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Rừng xà nu– Nguyễn Trung Thành Rừng xà nu là truyện của một người nhưng qua đó ta thấy được số phận của cả một dân tộc . Đó là bức tranh hoành tráng , hoành tráng trong hình ảnh, với vóc dáng vạm vỡ của cao cả của rừng núi và của con người và hoành tráng trong âm hưởng với lời văn đầy nhịp điệu, khi vang động, khi tha thiết trang nghiêm . 10. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về bài Chiếc thuyền ngoài xa– Nguyễn Minh Châu Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó. Tài liệu sưu tầm và tổng hợp Tổng hợp những kết bài về các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 ) Tháng Năm 30, 2017 Quản Trị Viên Tài liệu Khối 12 1 3 (60%) 2 votes Tổng hợp những kết bài hay về các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 ) Mục Lục [Ẩn] Bản quyền bài viết này thuộc về Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn 1 1, Vợ nhặt 2 2, Vợ chồng A Phủ 3 3, Rừng xà nu 4 4, Những đứa con trong gia đình 5 5, Đất nước 6 6, Sóng 7 7, Tây Tiến 8 8, Việt Bắc 9 9, Ai đã đặt tên cho dòng sông 10 10, Người lái đò sông Đà 11 11, Lorca 12 12, Chiếc thuyền ngoài xa 13 13, Hồn Trương Ba, da hàng thịt 14 14, Tuyên ngôn Độc lập
  3. 1, Vợ nhặt Trên phông nền u ám của nạn đói, của cái chết, tiếng quạ kêu thê thiết với mùi đống dâm khét lẹt, Kim Lân vẫn pha vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc lứa đôi, lóe lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận hội. Thông qua tình huống dở khóc dở cười vô cùng trớ trêu đó, Tác giả ngầm khẳng định một chân lý mà Nguyễn Khải đã thể hiện trong “Mùa Lạc”: “Sự sống nảy sinh từ trong lòng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng mà đây chỉ là những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh để có thể vượt qua những ranh giới ấy.” 2, Vợ chồng A Phủ “Văn học là cuộc đời Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi di tới của văn học”, mỗi người nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và đời sống. Đời sống là nguồn đè tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên từng nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ, ta thấy không chỉ cáo lũ quan lại phong kiến bị lên án tố cáo, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn nguời lao động. Đó chính là chủ nghĩa nhan đạo Cách mạng, gắn tình thương với đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Đó chính là sự diễn tả hợp lí những nghịch cảnh, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị, giúp nhà văn phần nào đạt đến cái gọi là “phép biện chứng tâm hồn”. Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, “Vợ chồng A Phủ” vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua hàng thập kỉ. 3, Rừng xà nu “Tôi yêu say mê cây xà nu. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạc. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa. Tán lá vừa thanh vừa rắn rỏi, mênh mông, tưởng như đã sống ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau.” Trong dụng ý miêu tả của mình, Nguyễn Trung Thành dã lựa chọn những cánh rừng xà nu cạnh con nước lớn và chạy bát ngát đến tận chân trời làm phông nên cho tác phẩm. Để từ đó xuất hiện những người anh hùng và những hành động anh hùng của người Tây Nguyên. Những hành động kiên cường anh dũng của họ mãi được lịch sử ghi nhận và cuộc đời, hành động của họ mãi mĩa trở thành trang sử thi bất hủ của dân tộc. Và trong những đêm huyền thoại với ngọn lửa bùng bùng soi rõ, những khan dử thi anh hùng mãi được hát lên, được ghi nhớ và được kể lại cho muôn đời sau. Và đâu đó, âm vọng trong núi, trong nước, trong cánh rừng và trong tâm trí người Xô Man vẫn còn câu nói trầm trầm đầy uy lực của cụ Mết: “Nhớ lấy, ghi nhớ, Chúng nó cầm súng, mình phải cầm mác”. 4, Những đứa con trong gia đình Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động nhưng “Những đứa con trong gia đình” mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước đã bắt được nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của người con đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không quên – bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng :Việt Nam. 5, Đất nước Đề tài về đất nước luôn luôn là một cảm hứng cho mọi nền văn học nhất là nền văn học của một dân tộc mà tình yêu nước luôn luôn bị đem ra thử thách. Thành công về đề tài này đã nhiều nhưng “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm vẫn có một tiếng nói riêng, một sự khám phá riêng với một phong cách riêng. , góp vào vườn thơ về đất nước hai bông hoa đẹp nhất tỏa hương thơm đến muôn đời, muôn thế hệ. 6, Sóng Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu “Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ Ta lớn lên rồi, thơ là người bạn, người yêu Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa lưu thơ”
  4. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà. 7, Tây Tiến Đọc Tây tiến, cái ta cảm nhận được không chỉ là vỏe đẹp hào hùng, hòa hoa, sự hy sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, với Tây Tiến, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã rở thành thiên cổ, trông đó có cả nhà thơ Quang Dũng hào hoa Đúng như những vần thơ Gian Nam từng viết: “Tây Tiên biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người áy Vẫn sống muôn đời với núi sông.” 8, Việt Bắc Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng kết hợp với kết cấu xưng hô “ta – mình”, bài thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào cuộc sống con người Việt bắc. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêunước thiết tha của Tố Hữu. Cuối bài thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Ki niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại . Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào đê lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng, như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hòa tâm hồn!” 9, Ai đã đặt tên cho dòng sông Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông hung tợn, man dại ở khúc thượng nguồn rồi trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là Huế. Sông Hương không vô tri vô giác mà nó có cảm xúc và có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế: “Dòng sông ai đã đã đặt tên Để người đi nhớ Huê không quên Xa con sông mang bao nỗi nhớ Người ở lại tháng năm đợi chờ.” 10, Người lái đò sông Đà Viết về người lái đò sông Đà, viết về một vùng quê hương Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động, ông lái càng anh dũng, ngoan cường trong công việc ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn – Người lao động trong tác phẩm Nguyễn Tuân thật bình dị từ công việc đến hình dáng, cách ăn nói. Nhưng ông lại là người anh hùng trước mắt Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy chất nghệ sĩ tài hoa, dám đương đầu với sóng to gió lớn để chèo chống con thuyền qua sông. Ông lái hiện lên trong tác phẩm là người lao động hăng hái, quên mình vì công việc. Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ. Ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu. Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác 11, Lorca Để lòng mình ngân theo chuỗi âm thanh ấy, ta hiểu rằng trong cuộc tương tranh không ngừng và hết sức thú vị giữa những cách diễn tả đặc hữu của văn học và cách diễn tả mang tính chất ám gợi huyền hồ của âm nhạc, cuối cùng, ở bài thơ của Thanh Thảo, cách diễn tả của âm nhạc đã chiếm ưu thế. Điều này hiển nhiên là một sự lựa chọn có ý thức. Để nói về nỗi cô đơn, cái chết, sự lặng yên, “lời” vẫn thường gây vướng víu, gây nhiễu. Chỉ có nhạc với khả năng thoát khỏi dấu ấn vật chất của sự vật khi phản ánh nó, trong trường hợp này, là phương tiện thích hợp. Tất nhiên, Thanh Thảo không phải đang làm nhạc mà là làm thơ. Nói nhạc ở
  5. đây không có gì khác là nói tới cách thơ vận dụng phương thức của nhạc – cái phương thức ám thị, khước từ mô tả trực quan – để thấu nhập bề sâu, “bề xa” của sự vật. Từ lâu, các nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa đã hướng tới điều này. Dù không nhất thiết phải quy ” Đàn ghita của Lor-ca” vào loại hình thơ nào, ta vẫn thấy nó đậm nét tượng trưng. Chẳng có gì lạ khi với bài thơ này, Thanh Thảo muốn thể hiện mối đồng cảm sâu sắc đối với Lorca – cây đàn thơ lạ lùng trong nền thi ca nhân loại ở nửa đầu thế kỉ XX đầy bi kịch. 12, Chiếc thuyền ngoài xa Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn nMinh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường. Nếu truyện Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. 13, Hồn Trương Ba, da hàng thịt Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua hình tượng hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà có ý nghĩa muôn đời đối với tất cả mọi người. 14, Tuyên ngôn Độc lập Lời văn không khô khan mà trũ tình đanh thép. Mỗi từ mỗi câu đều chứa đựng trong đó sức nặng tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh để giữ độc lập tự do. Cụm từ độc lập tự do được lặp đi lặp lại ba lần như khắc sâu vào muôn triệu người Việt Nam, như tiếng kèn xung trận vang lên mạnh mẽ hào hùng. Lời tuyên bố mở nước cũng là lời thề sắt đá vừa thiêng liêng vừa khích lệ nhân dân ta vừa là lời cảnh báo đối với kẻ thù. Tác phẩm kết thúc những cũng là mở đầu cho một thời kì đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập tự do của dân tộc. Nguồn tài liệu :Fanpage : lớp văn thầy Nhật chuyên ôn thi đại học 11,12 Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) 1. Thạch Lam đã mô tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng ngòi bút tinh vi. Tài năng của nhà văn đã làm sống dậy những cảm xúc vốn mong manh, hư ảo của hồn người. Vượt qua bóng đêm, vượt của sự buồn tẻ của kiếp người, Hai đứa trẻ chính là bài ca về niềm tin yêu cuộc sống. Niềm tin yêu đó được kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh sáng lòng nhân ái của nhà văn. “Không có ước mơ nào là quá muộn” nhà văn Anatole France đã nói như vậy. Còn Eleannor Roosevelt thì phát biểu “Tương lai thuộc về những ai tin tưởng vào cái đẹp của ước mơ”. Tôi tin ánh sáng nhà văn Thạch Lam nhen lên trong tâm hồn hai đứa trẻ sẽ trở thành ngọn đuốc soi rọi cho con người bước qua bóng tối. Niềm tin vào sự đổi thay của cuộc đời chính là chỗ dựa để con người sống có mơ ước, sống có ý nghĩa. 2. Không có những tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong Hai đứa trẻ cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết, lặng lẽ đưa ra những hình ảnh xoàng xĩnh quen thuộc ở một phố huyện nghèo qua con mắt một đứa trẻ. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng lẽ, xoàng xĩnh ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kì lạ. Bức tranh đời sống nghèo trong truyện vừa rất mực chân thực, vừa chan chứa niềm cảm thương, chân thành của Thạch Lam đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh, bế tắc, bị chôn vùi trong kiếp tối tăm. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách rất tự nhiên nhưng lắng đọng, khó quên vô cùng. Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 1. “Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng,
  6. những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó. 2. Chữ người tử tù đã thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Cái đẹp, cái tài đã chiến thắng tất cả. Nó nâng đỡ và dìu dắt con người xích lại với nhau tạo nên sức mạnh chiên thắng mọi gông xiềng, quyền uy và thế lực. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của cụ Nguyễn đầy ấn tượng đã tạo ra cho tác phẩm những bức tranh, hình ảnh đầy kịch tính với một ngôn ngữ khỏe khoắn, gân guổc đầy cảm giác và tân kỳ. Người ta thường nói đến phong cách của Nguyẽn Tuân gói gọn trong chữ “ngông” song thực tế không phải vậy. vẻ đẹp của quản ngục là biểu tượng cho thiên lương của con người, ở đây nó còn là hiện thân của cái đẹp. Nói như Vũ Ngọc Phan giá trị của tác phẩm “gần đạt đến sự toàn mĩ” là từ nhân vật này chăng? Tổng hợp những kết bài hay về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) Có thể kết luận rằng: Từ cái “chết thật” của “ông cụ già” đến đám ma giả của tang gia, và từ cái đám ma giảtang gia đến niềm vui thật của bọn người hám danh, hám lợi, đạo đức giả được kể trong chương truyện này là cả một hành trình sáng tạo của một tài năng lớn – tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng. Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) 1. Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạc cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại ”, chi tiết ấy muốn nói với chúng ta rằng, một ngày gần đây thôi,Thị Nở lại bụng mang dạ chửa vượt cạn giữa đồng không mông quạnh,giữa con mắt thờ ơ của người dân làng Vũ Đại,lai một Chí Phèo con xuất hiện. Điều này chứng tỏ rằng “Chí Phèo” không phải là bi kịch của một con người mà là bi kịch của người nông dân tồn tai trong lòng nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp. 2. Hình tưcmg nhân vật Chí Phèo đế lại trong lòng người đọc nhiều niềm xúc động và lòng cảm thông sâu sắc đối với nhũng kiếp người tàn tạ trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với những chị Dậu, anh Pha, lão Hạc, hình tượng nhân vật Chí Phèo khẳng định tính tất yếu phải có một cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp đế đòi lại quyền sống cho người dân Việt Nam khi đó. Cho đến ngày nay, những nhân vật văn học ấy vẫn là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta phải biết yêu hon, trân trọng hon hạnh phúc mình đang có và ra sức cống hiến xây dựng cuộc đời tươi đẹp này. Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu) 1. Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ củaXuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Qua những ý thơ của Vội vàng, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn lời nhận xét ấy. Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy ! Tahiểu vì sao khiXuân Diệuxuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ! 2. Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phảvào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạnhưng táo bạo, độc dáo ởgiọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cảcác giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thểhiện một cảm quan nghệthuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ Và là ham muốn mãnh liệt muốn níu giữthời gian, muốn tận hưởng vịngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứsởhữu tình này, là đểca hát vềtình yêu, đểnhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu - vội vã với nhịp đập của thời gian Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Tràng giang (Huy Cận) 1. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sựkết hợp bút pháp hiện thực và cổđiển đã vẽlên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh.Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng vềquê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận. 2. Tràng giang – Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương. Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 1. Đây thôn Vĩ Dạlà một bức tranh đẹp vềcảnh và người của miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghệthuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tửvẫn còn tươi nguyên, nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau thương ấy có sức bay bổng lạkì” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng, tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Xin thành kính thắp một nén nhang trước một nghệsĩ tài
  7. hoa, một trái tim suốt cuộc đời thổn thức vì tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã thăng hoa nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ 2. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp vềcảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủpháp nghệthuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tửđã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sựcô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Dầu vậy nhưng ông vẫn sống hết mình trong sựđau đớn của tinh thần và thể xác. Điều đó chứng tỏ ông không buông thả mình trong dòng sông số phận mà luôn cố gắng vượt lên nó để khi xa lìa cõi đời sẽ không còn gì phải hối tiếc. 3. “Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ”, đó là lời của Hàn Mặc Tử về thơ và có lẽ chính là vềĐây thôn Vĩ Dạ. Với hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ ngữ cực tả luôn trong trong sáng, súc tích, cách sử dụng xuyên suốt những câu hỏi tu từ, cách sử dụng nhịp điệu thơ theo cảm xúc có khi là tha thiết đắm say, có khi là chậm rãi buồn tẻ, Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỷ niệm ngọt ngào, đồng thời thểhiện khát khao được sống, được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt. Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Từ ấy (Tố Hữu) 1. “Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới 2. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng -tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần –tư tưởng của người cộng sản. Tài liệu sưu tầm. Nguồn : Page Cô Diễm Hằng