Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Tin học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 7 trang Hàn Vy 01/03/2023 5155
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Tin học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_cuoi_ki_1_tin_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2023_co.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Tin học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP TIN 10 CUỐI KÌ I (2022-2023) BÀI 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN. Câu 1: Định nghĩa nào về Byte là đúng? A. Là một kí tự B. Là 1 đơn vị lưu trữ dữ liệu 8 bit C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính. D. Là một dãy 8 chữ số Câu 2: Thông tin là A. các văn bản và số liệu B. văn bản, Hình ảnh, Âm thanh C. hình ảnh, âm thanh D. tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết Câu 3: Trong Tin học, dữ liệu là A. những hiểu biết của con người. B. sự vật, hiện tượng C. đơn vị đo thông tin D. thông tin đã được đưa vào máy tính Câu 4: Hãy chọn phương án đúng. A. 1MB= 1024B B. 1Byte = 1024 Bit C. 1KB = 1024MB D. 1KB = 1024 B Câu 5: 10 byte bằng A. 80 bit B. 120 bit C. 70 bit D. 260 bit Câu 6: Những thiết bị nào sau đây là thiết bị số? A. Lò vi sóng B. Điện thoại bàn C. Robot lau nhà D. Máy giặt Câu 7: Em hãy chọn phương án SAI. A.Thiết bị thông minh là thiết bị số. B. Thiết bị số là thiết bị thông minh. C. Thiết bị thông minh có thể làm việc một cách tự chủ. D. Thiết bị thông minh có thể tương tác với người sử dụng hay các thiết bị thông minh khác. BÀI 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI XÃ HỘI. Câu 1: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh? A.Máy tính bỏ túi. B. Máy tính xách tay. C. Cân điện tử. D. Đồng hồ lịch vạn niên Câu 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 xảy ra vào? A. Cuối thế kỷ 17 đến đầu TK 19 B. Cuối thế kỷ 19 đến đầu TK 20 C. Cuối thế kỷ 20 đến đầu TK 21 D. Đầu thế kỷ 21. Câu 3: Ngày nay để tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhân tạo thì người lập trình dùng ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ máy B. Ngôn ngữ Tiếng Việt C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao D. Ngôn ngữ hợp ngữ Câu 4: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào: A. Khám bệnh, nhận dạng người khuôn mặt, nhận dạng giọng nói. B. Phóng vệ tinh. C. Dạy học trực tuyến. D. Trong các ứng dụng văn phòng. Câu 5: Ý nào sau đây không là lợi ích của hệ thống giao thông thông minh? A. Giảm sự cố ùn tắc giao thông, tránh tai nạn, giảm ô nhiễm môi trường B. Nhận dạng biển số xe C. Phát hiện những hành vi vi phạm. D. Lưu trữ thông tin. Câu 6: Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thiết bị đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống IoT là: A. Thiết bị số. B. Thiết bị thông minh. C. Thiết bị vi tính. D. Thiết bị văn phòng. Câu 7: Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì: A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác. B. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin. C. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó. D. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. BÀI 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN TẠI. Câu 1: Phạm vi sử dụng của internet là? A. Chỉ trong gia đình. B. Chỉ trong cơ quan. C. Chỉ ở trên máy tính và điện thoại. D. Toàn cầu. Câu 2: Theo phạm vi địa lí, mạng máy tính chia thành mấy loại?
  2. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 3: Mạng cục bộ viết tắt là gì? A. LAN. B. WAN. C. MCB. D.WWW. Câu 4: Phát biểu nào đúng? A. Bất cứ dịch vụ tương tác nào qua Internet cũng đều là dịch vụ đám mây. B. Báo điện tử đăng tin tức hằng ngày là dịch vụ đám mây. C. Nhắn tin nhắn (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây. D. Thư điện tử trên giao diện của Web là dịch vụ đám mây. Câu 5: Các mạng LAN có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới rộng lớn thông qua thiết bị nào? A. Switch. B. HUB. C. Router. D. Mô-đem. Câu 6: Chọn phát biểu đúng? A. Mạng cục bộ không có chủ sở hữu. B. Mạng internet có chủ sở hữu. C. Phạm vi của mạng internet là toàn cầu. D. Mạng cục bộ không thể lắp đặt trong gia đình. Câu 7: Mạng diện rộng viết tắt là gì? A. LAN. B. WAN. C. MCB. D.WWW. Câu 8: Việc chia sẻ tài nguyên mạng theo nhu cầu qua internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử dụng được gọi là A. thuê phần cứng. B. thuê ứng dụng. C. thuê phần mềm. D. dịch vụ điện toán đám mây. Câu 9: Dịch vụ nào dưới đây KHÔNG là dịch vụ của điện toán đám mây? A. IaaS B. DaaS. C. SaaS. D. PaaS. BÀI 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Câu 1: Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân KHÔNG ĐÚNG khi truy cập mạng? A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc. B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp. C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng. D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết. Câu 2: Để giảm các nguy cơ trên mạng cần A. Kết bạn với tất cả mọi người. B. Thường xuyên sử dụng Internet. C. Truy cập tất cả các trang web. D. Giữ bí mật thông tin các nhân Câu 3: Đâu là phần mềm nội gián? A. Virus B. Worm C. Trojan D. Sâu máy tính Câu 4: Phần mềm chống virus Window Defender được tích hợp trên hệ điều hành nào? A. MS-DOS. B. Window XP. C. Window 7. D. Window 10, 11. Câu 5: Bản chất của Worm, sâu máy tính là gì? A. Phần mềm hoàn chỉnh. B. Một đoạn mã độc. C. Nhiều đoạn mã độc. D. Lợi dụng lỗ hổng của Internet. Câu 6: Bản chất của virus là gì? A. Các phần mềm hoàn chỉnh. B. Các đoạn mã độc. C. Các đoạn mã độc gắn với một phần mềm. D. Là sinh vật có thể thấy được. Câu 7: Tác động của virus đối với người dùng và máy tính? A. Làm cho người dùng bị đau đầu. B. Làm hỏng mắt của người dùng. C. Xóa dữ liệu, làm tê liệt máy tính. D. Làm cho máy tính nhẹ hơn. BÀI 11: ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN. Câu 1: Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào? A. Người lập trình. B. Người đầu tư C. Người mua quyền sử dụng D. Người mua quyền sử dụng.
  3. Câu 2: Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là: A.Vi phạm pháp luật B. Vi phạm đạo đức. C. Tuỳ theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật D. Không vi phạm gì. Câu 3: Có một truyện ngắn, tác giả để trên Website để mọi người có thể đọc. Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền? A.Tải về máy của mình để đọc B. Tải về máy mình và cùng đọc với bạn. C. Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người đọc D. Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn. BÀI 12: PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ. Câu 1: Có hai loại đồ họa là A. đồ họa điểm ảnh và đồ họa vectơB. Điểm ảnh và hình ảnh chụp C. Đồ họa vectơ và ảnh chụp logo điểm ảnh D. Ảnh chụp đồ họa logo vecto Câu 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm của đồ họa điểm ảnh? A. Định nghĩa bằng phương trình toán học B. Phóng to có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh C. Màu sắc nhiều chi tiết, chân thực D. hình ảnh được tạo thành từ các điểm ảnh. Câu 3. Phần mềm nào sau đây tạo và chỉnh sửa hình vectơ? A. Adobe Photoshop B. GIMP C. Inkscape D. Paint.NET Câu 4. Thành phần chứa các công cụ để khởi tạo, vẽ, điều chỉnh các đối tượng đồ hoạ là A. Thanh bảng chọn. B. Hộp công cụ. C. Thanh điều khiển thuộc tính. D. Thanh trạng thái. Câu 5. Để vẽ hình chữ nhật, ta chọn công cụ nào sau đây? A. (*) B. C. D. Câu 6. Để vẽ hình elip, ta chọn công cụ nào sau đây? A. B. (*) C. D. Câu 7. Cần thiết kế một bộ các sản phẩm như logo, biển quảng cáo. Theo em, nên dùng phần mềm nào? A. Photoshop. B. Inkscape. C. GIMP D. CorelDraw Câu 8: Trong Inkscape để tạo bản sao cho hình đã chọn ta chọn tổ hợp phím nào sau đây? A. Ctrl + A B. Ctrl + + C. Ctrl + - D. Ctrl + D Câu 9. Để thay một ngôi sao thành một khối lập phương. Bạn sẽ tìm công cụ ở thanh công cụ nào? A. Bảng màu B. Hộp công cụ C. Thanh điều khiển thuộc tính. (*) D. Hộp thoại lệnh Câu 10: Sau khi hoàn thành việc vẽ hình trong Inkscape, ta lưu tệp bằng cách nhấn tổ hợp phím: A. Ctrl +S B. Ctrl +N C. Ctrl +A A. Ctrl +D BÀI 13: BỔ SUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ. Câu 1. Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, bạn cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke? A. Fill. B. Stroke paint. C. Stroke style. D. Stroke. Câu 2: Để chỉnh sửa nền và đường nét ta thực hiện: A. Objects/Fill and Stroke B. Path/Fill and Stroke C. Text/Fill and Stroke D. View/Fill and Stroke Câu 3: Các phép ghép đối tượng đồ hoạ được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn: A. Objects B. Path C. Text D. View Câu 4: Trong Inkscape để chọn màu cho đường viền ta nhấn giữ phím rồi chọn màu trong bảng màu. A. Ctrl B. enter C. Alt D. shift
  4. Câu 5: Trong Inkscape để chọn màu cho nền của đối tượng ta nhấn giữ phím rồi chọn màu trong bảng màu. A. Ctrl B. enter C. Alt D. shift Câu 6: Phép hợp trong Inkscape được thực hiện: A. Path/Union B. Path/Difference C. Path/Intersection D. Path/Division Câu 7: Phép giao trong Inkscape được thực hiện: A. Path/Union B. Path/Difference C. Path/Intersection D. Path/Division Câu 8: Để chuyển hình a thành hình b ta thực hiện thao tác: A. Path/Union B. Path/Difference C. Path/Intersection D. Path/Division BÀI 14: LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỜNG VÀ VĂN BẢN. Câu 1: Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường thẳng đi qua gốc tạo độ? A. Một điểm. B. Hai điểm. C. Ba điểm. D. Bốn điểm. Câu 2. Hãy cho biết có bao nhiêu điểm neo trong hình? A. Một điểm neo. B. Hai điểm neo. C. Ba điểm neo. (*) D. Bốn điểm neo. Câu 3. Điểm neo góc được thể hiện bằng hình gì? A. Hình tam giác. B. Hình vuông. C. Hình thoi. (*) D. Hình bình hành. Câu 4. Điểm neo trơn được thể hiện bằng hình gì? A. Hình tam giác. B. Hình vuông. (*) C. Hình thoi. D. Hình bình hành. Câu 5. Chọn từ còn thiếu trong câu sau: “Ta có thể tinh chỉnh đối tượng đường dựa vào và các điểm, đường chỉ hướng” A. điểm neo. (*) B. điểm chỉ hướng. C. đường. D. đường neo. Câu 6. Độ cong của mỗi điểm neo phụ thuộc vào? A. Điểm chỉ hướng B. Điểm neo trơn, điểm neo góc C. Điểm chỉ hướng, đường chỉ hướng (*) D. Đường chỉ hướng Câu 7. Em hãy quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu điểm neo trơn, bao nhiêu điểm neo góc? A. 2 điểm neo góc, 1 điểm neo trơn. B. 2 điểm neo trơn, 1 điểm neo góc. C. 2 điểm neo góc, 1 điểm neo trơn. D. 2 điểm neo trơn, 1 điểm neo góc. Câu 8. Biểu tượng văn bản trên trong hộp công cụ? A. B. C. D. (*) Câu 9. Muốn đặt văn bản theo đường đã có (sau khi đã chọn đối tượng và văn bản) ta dùng lệnh gì? A. File / Put on Path. B. Text / Put the Path. C. Text / Put in Path. D. Text / Put on Path. (*) BÀI 15. HOÀN THIỆN HÌNH ẢNH ĐỒ HOẠ. Câu 1: Mặc định, Inkscap hỗ trợ xuất tệp ảnh nào? A. png B. png,jpg C. bmn D. pas,jpg Câu 2: Sau khi hoàn tất sản phẩm, ta có thể xuất ra tệp dạng đồ hoạ điểm ảnh bằng cách A. File/Export PNG Image B. File/ Print C. File/Open Recent D. File/ Import BÀI 16. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO VÀ PYTHON Câu 1: Ngôn ngữ lập trình là: A. ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính. (*) B. phương tiện để soạn thảo văn bản trong đó có chương trình. C. phương tiện diễn đạt thuật toán. D. ngôn ngữ bậc cao. Câu 2. Ngôn ngữ lập trình bao gồm: A. Hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. B. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ. C. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. (*) D. Ngôn ngữ bậc cao, ngôn ngữ máy.
  5. Câu 3. Ngôn ngữ lập trình không cần chương trình dịch là: A. Hợp ngữ. B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao. C. Ngôn ngữ máy. (*) D. Python. Câu 4. Chương trình dịch là chương trình A. chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình bậc cao. B. chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy. (*) C. chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao. D. chuyển đổi ngôn ngữ máy sang hợp ngữ. Câu 5. Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ A. sử dụng từ vựng và cú pháp riêng. B. viết lệnh thông qua mã nhân. C. được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy. D. sử dụng các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên. (*) Câu 6. Môi trường lập trình Python có mấy chế độ? A. 1 chế độ. B. 2 chế độ. (*) C. 3 chế độ. D. 4 chế độ. Câu 7. Lệnh in dữ liệu ra màn hình là: A. cin>> B. scanf() C. input() D. print() (*) Câu 8. Trong môi trường lập trình Python, để chọn chế độ soạn thảo chương trình thì ta sử dụng lệnh nào? A. File => New File (*) B. File => Open C. File => Open Module D. File => Save Câu 9. Các giá trị của lệnh print() có thể là: A. số thực, số nguyên, xâu ký tự. B. số nguyên, xâu ký tự, biểu thức. C. xâu ký tự, biểu thức. D. số, xâu ký tự, biểu thức. (*) Câu 10. Câu lệnh sau in ra nội dung gì? A. Dãy ba số lẻ: 3 5 7 (*) B. Dãy ba số lẻ: 3, 5, 7 C. 3 5 7 D. 3, 5, 7 Câu 11. Kết quả của lệnh sau là gì? A. 12 B. 12.5 C. 13 D. 13.5 (*) Câu 12. Kết quả của lệnh sau là gì? A. 7 B. 7.5 C. 3.4 + 4.1 = 7 D. 3.4 + 4.1 = 7.5 (*) BÀI 17. BIẾN VÀ LỆNH GÁN Câu 1. Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là: A. Hằng. B. Xâu ký tự. C. Biểu thức. D. Biến. (*) Câu 2. Trong Python, phép toán nào được thực hiện từ phải sang trái? A. Phép lũy thừa ( ). (*) B. Phép nhân (*). C. Phép chia lấy thương nguyên (//). D. Phép chia lấy số dư (%). Câu 3. Trong Python, phép toán nào có độ ưu tiên cao nhất? A. Phép lũy thừa ( ). (*) B. Phép nhân (*). C. Phép chia lấy thương nguyên (//). D. Phép chia lấy số dư (%). Câu 4. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên cho biến trong Python? A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “ _ ”. (*) B. Có thể sử dụng từ khóa làm tên biến. C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số. D. Tên biến có thể có các ký hiệu như !, @, #, $, %. Câu 5. N = 5 . Trong câu lệnh này, N là kiểu dữ liệu nào? A. số nguyên. (*) B. số thực. C. xâu ký tự. D. hằng hoặc biến. Câu 6. N = ‘5’ . Trong câu lệnh này, N là kiểu dữ liệu nào? A. số nguyên. B. số thực. C. xâu ký tự. (*) D. hằng hoặc biến. Câu 7. Tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?
  6. A. 12abc B. xyzABC (*) C. My country D. m123&b Câu 8. Tên biến nào là hợp lệ? A. if B. global C. nolocal (*) D. return Câu 9. Tên biến nào là hợp lệ? A. _if (*) B. global C. return D. True Câu 10. Sau các lệnh dưới đây, biến x nhận giá trị bao nhiêu? A. 5 B. 6 (*) C. 99 D. 100 Câu 11. Sau các lệnh dưới đây, biến y nhận giá trị bao nhiêu? A. 100 B. 99 (*) C. 19 D. 199 Câu 12. Kết quả của câu lệnh sau là gì? A. 64.5 (*) B. 64 C. 4093.5 D. 4093 Câu 13. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau thì a, b nhận giá trị là bao nhiêu? A. a = 1 và b = -5 B. a = -1 và b = 5 C. a = 5 và b = -1 (*) D. a = -5 và b = 1 BÀI 18. CÁC LỆNH VÀO RA ĐƠN GIẢN. Câu 1. Lệnh input( ) có chức năng: A. nhập dữ liệu từ bàn phím. (*) B. xuất dữ liệu ra màn hình. C. nhập và xuất dữ liệu ra màn hình. D. chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu Câu 2. Lệnh print( ) có chức năng: A. nhập dữ liệu từ bàn phím. B. xuất dữ liệu ra màn hình. (*) C. nhập và xuất dữ liệu ra màn hình. D. chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu Câu 3: Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng cú pháp: A. =input( ) B. =print( ) C. =( ) D. = Câu 4: Để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python ta dùng lệnh A. int() B. float() C. str() D. type() Câu 5: Muốn chuyển đổi số nguyên và xâu kí tự thành số thực thì dùng lệnh A. int() B. float() C. str() D. type() Câu 6: Muốn chuyển đổi số thực và xâu chứa số nguyên thành số nguyên thì dùng lệnh A. int() B. float() C. str() D. type() Câu 7. Muốn chuyển đổi các kiểu dữ liệu khác thành xâu kí tự thì dùng lệnh A. int() B. float() C. str() (*) D. type() Câu 8. Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi? A. int("12+45") B. float(13+1) C. str("123,5.5") D. str(17.001) Câu 9. Muốn nhập số nguyên cho biến n thì dùng lệnh gì? A. n = int( input(“Nhap n: ”) ) (*) B. n = float( input(“Nhap n: ”) ) C. n = str( input(“Nhap n: ”) ) D. n = input(“Nhap n: ”) Câu 10. Muốn nhập số thực cho biến n thì dùng lệnh gì? A. n = int( input(“Nhap n: ”) )B. n = float( input(“Nhap n: ”) ) (*)
  7. C. n = str( input(“Nhap n: ”) ) D. n = input(“Nhap n: ”)