Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 9 trang Hàn Vy 02/03/2023 4390
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_12_n.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD 12 NĂM HỌC 2022-2023 (BÀI: 1,2,3) Câu 1: Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta có mấy bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP) nào? A. 4 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1992). B. 4 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992). C. 5 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013). D. 5 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1991, HP 2013). Câu 2: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật do A. xã hội tạo nên.B. nhà nước ban hành. C. được nhân dân ghi nhận.D. hình thành từ đạo đức. Câu 3: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung.B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến.D. Tính cưỡng chế. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội.B. ảnh hưởng quy tắc quản lí. C. thay đổi quan hệ công vụ.D. tác động quan hệ nhân thân. Câu 5: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. Câu 6: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật.B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật.D. Tôn trọng pháp luật. Câu 7: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội cho nên nó gắn liền với các A. quy tắc bắt buộc chung.B. quy tắc xử sự chung. C. quy tắc bắt buộc riêng.D. quy tắc xử sự riêng. Câu 8: Pháp luật được thực hiện trong đời sống vì sự phát triển của xã hội thể hiện bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất chính trị.B. Bản chất giai cấp.C. Bản chất xã hội.D. Bản chất kinh tế. Câu 9: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi quyền nhân thân.B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Bảo trợ người khuyết tật.D. Hiến máu nhân đạo. Câu 10: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật.B. Áp dụng pháp luật.
  2. C. Sử dụng pháp luật.D. Thi hành pháp luật. Câu 11: Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Giáo dục pháp luật. C. Phổ biến pháp luật.D. Thực hiện Pháp luật. Câu 12: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. nhận xét ứng cử viên.B. sử dụng giấy tờ giả. C. hỗ trợ cấp đổi căn cước.D. cung cấp thông tin cá nhân. Câu 13: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Câu 14: Trên đường đi học về, gặp trời mưa to, cháu B học sinh lớp 7 đã chủ động thu dọn rác thải tích tụ tại miệng cống thoát nước để giảm tình trạng ngập úng. Cháu B đã thự hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Phổ cập pháp luật.B. sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Thực thi pháp luật. Câu 15: Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Sử dụng pháp luật. Câu 16: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người? A. Khả năng về kinh tế, tài chính.B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh. C. Các mối quan hệ xã hội.D. Trình độ học vấn cao hay thấp. Câu 17: Ông V trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. thi hành pháp luật.B. tuân thủ pháp luật.C. áp dụng pháp luật.D. sử dụng pháp luật. Câu 18: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Định vị sai địa điểm giao hàng.B. Bí mật che giấu tội phạm. C. Trì hoãn nộp thuế thu nhập.D. Đề xuất người giám hộ bị can. Câu 19: Bà B phơi lúa trên đường lộ gây cản trở giao thông. Hành vi này của bà B thuộc loại vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Dân sự.B. Hình sự.C. Kỉ luật. D. Hành chính. Câu 20: Trên đường đi học về, gặp trời mưa to, cháu B học sinh lớp 7 đã chủ động thu dọn rác thải tích tụ tại miệng cống thoát nước để giảm tình trạng ngập úng. Cháu B đã thự hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Phổ cập pháp luật.B. sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật.D. Thực thi pháp luật.
  3. Câu 21: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính công khai.B. Tính dân chủ. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.D. tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 22: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế nào để người dân biết được các quy định của pháp luật? A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại.B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế. C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật.D. Sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế. Câu 23: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện A. công dân bình đẳng về kinh tế.B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. công dân bình đẳng về chính trị. Câu 24: Xét về mục đích thì cả pháp luật và đạo đức đều hướng tới những phẩm chất cao cả nhất của con người đó là A. công bằng, bình đẳng, tự do, nghĩa vụ. B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải. C. công bằng, bình đẳng, tự do, áp đặt. D. công bằng, bình đẳng, tự do, chuyên quyền. Câu 25: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều A. bình đẳng về quyền lợi.B. bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng trước Nhà nước.D. bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 26: Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự.B. Đề xuất người giám hộ bị can. C. Công khai danh tính người tố cáo.D. Theo dõi việc khôi phục hiện trường. Câu 27: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật? A. tính xác định chặt chẽ về hình thức.B. tính quy phạm phổ biến. C. tính quyền lực bắt buộc chung.D. tính cưỡng chế. Câu 28: Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến.D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 29: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi quyền nhân thân.B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Bảo trợ người khuyết tật.D. Hiến máu nhân đạo. Câu 30: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật.B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật.D. Thi hành pháp luật. Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật sẽ tác động tích cực tới các quy phạm đạo đức. B. Khi đạo đức thành pháp luật sẽ được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. C. Đạo đức là cơ sở duy nhất để pháp luật tồn tại, phát triển.
  4. D. Pháp luật bảo vệ đạo đức và một số quy định bắt nguồn từ đạo đức. Câu 32: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm A. pháp lí.B. xã hội.C. cá nhân.D. đạo đức. Câu 33: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật.B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức A. pháp luật tiến bộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến đạo đức. B. một số quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đạo đức. C. pháp luật tiến bộ thì đạo đức sẽ xuống cấp. Câu 35: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do A. các đoàn thể quần chúng ban hành.B. nhà nước ban hành. C. chính quyền các cấp ban hành.D. nhân dân ban hành. Câu 36: Để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiện nay nhà nước ta chọn ngày nào là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Ngày 10 tháng 11.B. Ngày 11 tháng 11.C. Ngày 8 tháng 11.D. Ngày 9 tháng 11. Câu 37: Những quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm là phản ánh nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kinh tế.B. Đạo đức.C. Pháp luật.D. Chính trị. Câu 38: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, anh T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh T đã thực hiện hình thức nào ? A. Thi hành pháp luậtB. Tuân thủ pháp luật.C. Áp dụng pháp luật.D. Sử dụng pháp luật. Câu 39: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, em hãy cho biết văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất? A. Luật.B. Hiến pháp.C. Pháp lệnh.D. Nghị quyết. Câu 40: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động.B. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc quản lí của nhà nước.D. quy tắc quản lí xã hội. Câu 41: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình.B. quyền và nghĩa vụ của mình. C. các quyền của mình.D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 42: Anh M lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong trường hợp trên, anh M đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Dân sự.B. Hành chính.C. Quy tắc.D. Kỉ luật. Câu 43: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật ? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến.D. Tính quyền lực, bắt buộc chung .
  5. Câu 44: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. sử dụng vũ khí trái phép.B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. bảo vệ an ninh quốc gia.D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 45: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục.B. pháp luật.C. đạo đức.D. kế hoạch. Câu 46: Ông A phó chủ tịch xã đưa người thân của mình vào làm việc. Hành vi này của ông A thuộc loại vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự.B. Kỉ luật.C. Hành chính.D. Dân sự. Câu 47: An đủ 16 tuổi điều khiển xe máy lưu thông trên đường do vô ý nên đã vượt đèn đỏ trường hợp trên thuộc loại vi phạm A. Hình sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 48: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. B. pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức. C. pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức. Câu 49: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người trách nhiệm pháp lý thực hiện. A. không có năng lực. B. đủ tuổi. C. có năng lực. D. bình thường Câu 50: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra theo quy định của pháp luật là: A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 51: Ông S cán bộ thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông tỉnh H, khi điều khiển ô tô cá nhân(ngoài giờ hành chính) đã tông vào bà N đang điều khiển xe đạp điện đi cùng chiều khiến bà N tử vong tại chỗ. Ngay sau khi gây ra tai nạn, ông S đã đến cơ quan Công an tự thú. Trong trường hợp này, ông S sẽ bị xử lý như thế nào? A. Không bị xử phạt do ông S là cán bộ thanh tra giao thông. B. Ông S bị xử lý ở mức nặng nhất để làm gương. C. Vì là cán bộ thanh tra giao thông nên ông S bị xử phạt ở mức thấp nhất. D. Ông S bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Câu 52: K đi xe máy vượt đèn đỏ ở ngã tư đường phố và đâm vào xe máy của M đang đi đến từ phía đường có tín hiệu báo màu xanh. Xe máy của M bị hỏng nặng còn K chỉ bị xây xát nhẹ. K đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho M một số tiền mà M yêu cầu. Thế nhưng sau khi hai bên cùng nhau giải quyết và bồi thường thiệt hại thì K còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn đỏ. Ai là người vi phạm pháp luật? A. K và M B. K C. Cảnh sát giao thông D. M. Câu 53: Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông A, cán bộ địa chính xã H vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm sang nhà ông N 10m đất. Gia đình ông N đã gửi đơn lên ông Q Chủ tịch UBND xã. Do trước đó đã nhận 50 triệu đồng từ phía ông A nên ông Q đã chỉ đạo cán bộ địa chính H sửa lại hồ sơ gốc nhằm cấp sổ đỏ cho gia đình ông D. Trong trường hợp này những ai có thể vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật?
  6. A. Ông Q và anh H. B. Ông A và ông Q. C. Ông A và ông Q và anh H. D. Ông A và anh H. Câu 54: Chị V đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ, xe máy của anh G bị hỏng nặng. Chị V đứng dậy và lao đến giữ anh G lại nhằm ăn vạ. Thấy chị V đang cố giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính và dân sự? A. Chị V, anh G và MB. Chị V, anh M và X.C. Anh M và anh X.D. Chị V. Câu 55: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật khi tiến hành kinh doanh đều phải nộp thuế, điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về trách nhiệm.B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về cơ hội.D. công dân bình đẳng về quyền. Câu 56: Khoản 2, Điều 5, Hiến pháp 2013: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền.B. quyền và nghĩa vụ.C. trách nhiệm pháp lí. D. nghĩa vụ. Câu 57: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền? A. Giữ gìn bí mật quốc gia.B. Chấp hành quy tắc công cộng. C. Giữ gìn an ninh trật tự.D. Tiếp cận các giá trị văn hóa. Câu 58: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp. C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 59: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung quyền bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí.B. quyền và nghĩa vụ. C. nghĩa vụ và trách nhiệm.D. nghĩa vụ pháp lý. Câu 60: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. mặt xã hội.B. nghĩa vụ.C. trách nhiệm.D. quyền. Câu 61: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây ? . A. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh. C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.D. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn. Câu 62: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật? A. Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân. B. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người không giống nhau. C. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. D. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành. Câu 63: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước A. gia đình theo quy định của dòng họ.B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.
  7. C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường.D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Câu 64: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định ở đâu? A. Chỉ thị, thông tư.B. Hiến pháp, luật pháp. C. Quyết định, chính sách.D. Nghị quyết, văn bản. Câu 65: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bầu cử, ứng cử, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền.B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về cơ hội.D. công dân bình đẳng về trách nhiệm. Câu 66: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có phải nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về quyền.B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về cơ hội.D. công dân bình đẳng về trách nhiệm. Câu 67: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. bình đẳng về kinh tế.D. bình đẳng về chính trị. Câu 68: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về thành phần xã hội.B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ . C. Bình đẳng tôn giáo.D. Bình đẳng dân tộc. Câu 69: Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và trách nhiệm.B. quyền và nghĩa vụ . C. nghĩa vụ và trách nhiệm.D. trách nhiệm pháplí. Câu 70: Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào? A. Kỷ luật.B. Hình sự.C. Dân sự.D. Hành chính. Câu 71: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K và ông M.B. Ông M và anh S. C. Ông K, ông M và anh S.D. Ông K, bà N và anh S. Câu 72: Trong một cuộc họp, ông B là Chủ tịch phường đã ngắt lời không cho anh H tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối nên ông B đã lệnh cho anh K là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh H phải rời cuộc họp. Mặc dù được vợ là chị T can ngăn nhưng anh G là nhân viên dưới quyền ông B nhân chuyện này đã viết bài bịa đặt ông bạo
  8. hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông B và anh G chưa thực hiện đúng pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật.B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 73: Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật ? A. Anh P, ông M và chị T.B. Anh P và ông M. C. Ông M và chị H.D. Anh P, ông M và chị H. Câu 74: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây đã tuân thủ pháp luật? A. Anh H. B. Anh N.C. Anh K.D. Anh T. Câu 75: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật? A. Chị V và anh P.B. Chị V, anh P và anh K. C. Anh P, chị V, anh T.D. Anh P, anh H và anh K. Câu 76: M (17 tuổi) vì mâu thuẫn với anh K (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh K gây thương tích 15%. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm dân sự.B. Vi phạm hành chính.C. Vi phạm hình sự.D. Vi phạm kỷ luật. Câu 77: Sau khi bị bạn gái là chị L chia tay và nhiều lần níu kéo không thành, anh K đã rủ bạn thân là anh S đột nhập vào nhà chị L để cướp tài sản. Do lối vào nhà chị L rất kiên cố nên kế hoạch của anh K, anh S không thực hiện được. Ngày hôm sau, anh K tiếp tục rủ anh S đi cùng nhưng anh S nói dối là bị ốm không đi được. Sau đó, anh K rủ một người bạn khác là anh T đi cùng, anh T đồng ý với điều kiện chỉ cướp tài sản chứ không giết người. Khi đột nhập vào được nhà chị L và lấy đi một số tài sản có giá trị thì bị bố mẹ chị L phát hiện, anh K đã ra tay giết chết bố mẹ chị L. Mặc dù anh T can ngăn nhưng anh K vẫn tiếp tục ra tay sát hại chị L và em gái chị L rồi mới tẩu thoát. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh K, anh S và chị L.B. Anh K và anh T. C. Anh K, anh S và anh T.D. Anh K. Câu 78: Công ty S do ông V làm giám đốc đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước, đồng thời ông V còn chỉ đạo kế toán công ty là chị T tiêu hủy các chứng từ có liên quan. Biết
  9. chuyện đó nên anh X là nhân viên công ty đã tố cáo ông V, thấy vậy con ông V là M đã nhờ S, Q và K hành hung anh X, đồng thời đưa ông V trốn đi xa. Những ai vừa phải chịu trách nhiệm kỷ luật vừa phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Chỉ mình anh X.B. Anh X, M, KC. Chỉ mình chị T.D. Ông V, T, Câu 79: V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. V và Q.B. Q và N.C. V và M.D. M và N. . HẾT . ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B B A A A B C B D D B A B A B A B D B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C C C B B C C C B D C A A C B D C D B C 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 D B C A B B C D C B D B A D B A D A B D 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 D D D B A B A B B C A C B A A C B D A