Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023

docx 5 trang Hàn Vy 01/03/2023 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_h.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI: 12 Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. Tính tự giác của nhân dân. B. Tiềm lực tài chính quốc gia. C. Quyền lực nhà nước. D. Sức mạnh chuyên chính. Câu 2: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính A. Bao quát, định hướng tổng thể. B. Chuyên chế độc quyền. C. Bảo mật nội bộ. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 3: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thống nhất. C. Tính nghiêm minh. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức Câu 4: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính kỉ luật nghiêm minh. Câu 5: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Quy phạm pháp luật. Câu 6: Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm 3 là hình thức thực hiện nào của pháp luật? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 7: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền, không thực hiện cũng không bị ép buộc phải thực hiện? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 8: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 9: Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 10: Chị M chủ động làm thủ tục sang tên khi mua lại xe ô tô đã qua sử dụng của người khác là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng Nghị định. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 11: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông
  2. A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp luật? A. Anh D và bà M. B. Ông A và chị G. C. Anh D, bà M và chị G. D. Ông A, chị K, chị G và bà M. Câu 12: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai đã sử dụng pháp luật? A. anh A B. Anh K. C. Anh B D. Anh Y. Câu 13: Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. Công vụ Nhà nước. B. Xã hội. C. Nhân thân. D. Tài sản công dân. Câu 14: Vi phạm pháp luật là do người có năng lực pháp lý, có lỗi thực hiện. Dấu hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật? A. Có tri thức thức thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật. C. Có ý chí thực hiện. D. Có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện. Câu 15. Thấy mặt hàng nước rửa tay kháng khuẩn đang bán rất chạy. L rủ T chung vốn để nhập hàng về bán kiếm lời. L và T đã đến cơ sở sản xuất của anh X để kiểm tra sản phẩm và quy trình sản xuất. Sau khi ra về, T từ chối làm chung và khuyên L không nên nhập hàng của X vì sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất cũng không có giấy phép kinh doanh. L không nghe và bí mật rủ H buôn chung. Hai người đã bán trót lọt một lô hàng cho chị B và kiếm được số tiền lãi khá lớn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. L, B, H. B. T, B, L. C. T, H, X. D. X, L, H. Câu 16: Anh A nghi ngờ anh B trộm xe máy của ông C nên đã trình báo với anh T trưởng công an xã M. Anh T ra quyết định cho công an viên H, S tới khám xét nhà anh B nhưng bị anh B chống trả quyết liệt, đánh H và S gãy chân. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Anh T, ông H và ông S, anh B. B. Anh B và anh T. C. anh A, anh B và ông C. D. Anh A và anh B. Câu 17: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A. Hòa giải. B. Điều tra. C. Liên đới. D. Pháp lí. Câu 18: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng về quyền con người. Câu 19: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước A. Gia đình theo quy định của dòng họ. B. Tổ chức, đoàn thể theo quy định của Điều lệ. C. Tổ dân phố theo quy định của xã, phường. D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Câu 20: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về. A. Văn hóa. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Xã hội. Câu 21: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
  3. A. Truyền thông. B. Tín ngưỡng. C. Tôn giáo. D. Kinh tế. Câu 22: Vợ chồng tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Điều đó thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. Tình cảm. B. Hôn nhân. C. Xã hội. D. Nhân thân. Câu 23: Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. Định đoạt. B. Nhân thân. C. Đơn phương. D. Ủy thác. Câu 24: T thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là do gần tết nguyên đán nên bố mẹ bạn T sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt T nghỉ học để tham gia. Hành vi đó của bố mẹ bạn T đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây? A. Học tập, hôn nhân và gia đình. B. Hình sự, hôn nhân và gia đình. C. Hành chính, hôn nhân và gia đình. D. Lao động, hôn nhân và gia đình Câu 25: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình, chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Anh T bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động? A. Quyền lao động. B. Tìm kiếm việc làm. C. Hợp đồng lao động. D. Lao động nam và nữ. Câu 26: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Anh A phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Kỷ luật - hành chính. B. Kỷ luật - dân sự. C. Hình sự - kỷ luật. D. Hình sự - hành chính. Câu 27: Anh T là giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để đầu tư nhà đất nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Anh T và cô G. B. Anh T, anh U. C. Anh T và cô G, anh U. D. Anh T, chị H, Anh U. Câu 28: Ông A là đại tá công an. Khi lái xe ô tô ông đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã xử phạt ông về hành vi này. Ông A đã rút thẻ ngành ra để đồng chí CSGT bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được chấp thuận. Ông A đã dùng những lời lẽ đe dọa đồng chí CSGT và đánh trọng thương đồng chí CSGT. Người dân và CSGT đã giữ ông A và giao cho công an quận X xử lý. Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt ông A 3 tháng tù giam. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm pháp luật nào? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và kỷ luật. D. Hành chính và hình sự. Câu 29: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có phải nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện A. Công dân bình đẳng về quyền. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về cơ hội. D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm. Câu 30: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là
  4. A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng về kinh tế. D. Bình đẳng về chính trị. Câu 31: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về thành phần xã hội. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ . C. Bình đẳng tôn giáo. D. Bình đẳng dân tộc. Câu 32: Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. Quyền và trách nhiệm. B. Quyền và nghĩa vụ. C. Nghĩa vụ và trách nhiệm. D. Trách nhiệm pháplí. Câu 33: Khi có ý định li hôn với chị X, anh Y đã chuyển nhượng toàn bộ sổ tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng sang tên mình. Sau khi li hôn, bực tức vì chị X làm ăn ngày càng phát đạt nên anh Y thường xuyên đến cửa hàng lăng mạ, xúc phạm chị. Anh Y đã vi phạm nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ở quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Đối tác. C. Tài sản. D. Thân nhân. Câu 34: Hai cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống của bà Y, bà D cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Là người nhà của bà D và đã nhận tiền trước của ông P nên khi cùng đoàn kiểm tra đến xử lí vi phạm của ba cơ sở kinh doanh trên, ông N trưởng đoàn chỉ lập biên bản nhắc nhở đối với cơ sở kinh doanh của bà D và ông P và xử phạt bà Y. Bà Y thắc mắc và gửi đơn lên ông T giám đốc cơ quan ông N để giải quyết. Những ai vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông T, bà D, bà Y. B. Bà Y, ông P và ông T. C. Ông P, bà D, bà Y. D. Bà D, ông P và ông N. Câu 35: Chị V được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm, nhờ bà Q môi giới chị V đã bán thêm một số hàng mỹ phẩm và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bức xúc anh P chủ cửa hàng mỹ phẩm bên cạnh tung tin chị V kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Chị V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mở rộng thị trường kinh doanh. B. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. C. Kinh doanh hàng kém chất lượng. D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Câu 36: Sau khi tốt nghiệp đại học, chị V và anh B cùng nộp hồ sơ đăng ký mở công ty dịch vụ du lịch. Vì lo sợ bị cạnh tranh nên anh B đã chuyển cho anh M cán bộ chức năng năm mươi triệu đồng để nhờ anh M loại hồ sơ của chị V. Nghe chị K là đồng nghiệp anh M tiết lộ nguyên nhân mình không được cấp phép, chị V đã thuê người đến đập phá công ty và đánh anh B gãy tay để trả thù. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh B, anh M và chị K. B. Chị K và chị V. C. Anh B và anh M. D. Chị V, anh B và anh M. Câu 37: Vì mâu thuẫn với ông H nên đại diện Cơ quan thuế là ông A và đại diện Phòng thương mại là ông B đến yêu cầu cửa hàng đóng cửa và kiểm tra hàng hóa. Bức xúc với quyết định trên, bà T vợ ông H có hành vi chống đối, và có lời lẽ xúc phạm ông A và ông B. Lúc này C là con của ông H và bà T đi học về thấy vậy chạy vào can ngăn không may làm cho ông A chấn thương ở đầu. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh ? A. Ông A, B và ông H. B. Bà T, ông H và C. C. Ông A và B D. Bà T và ông H. Câu 38: Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện,
  5. chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh G, anh K và ông N. B. Chị H, anh K và ông N. C. Anh K, chị H, ông N và anh G. D. Anh K, anh G, ông N và chị M. Câu 39: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo? A. Chị K và bố mẹ chị K. B. Chị K và anh H. C. Gia đình anh H và anh D. D. Bố mẹ chị K và anh D. Câu 40: Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ông Q là cha của anh P lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị H là người không theo đạo thiên chúa. Bà V là mẹ của chị H rất thương con nhưng cũng có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã ép chị H phải theo đạo cùng mình để được cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp nhận nhưng tâm sự với chị M là mình chỉ theo giả tạo thôi. Chị M đồng ý và cho rằng đạo thiên chúa toàn dạy những điều phi thực tế. Những ai dưới đây đã không tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Chị M, chị H và ông Q. B. Ông Q, bà V, anh P, chị H và chị M. C. Bà V, ông Q và anh P. D. Anh P, ông Q và chị M.