Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 7

docx 5 trang thaodu 4100
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_dia_ly_lop_7.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 7

  1. Bài 35: Khái quát châu Mĩ Câu 1: - Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ? Trả lời: Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ là do lịch sử của quá trình nhập cư vào châu Mĩ. - Khu vực Bắc Mĩ: chủ yếu người nhập cư từ Anh, Pháp, I-ta-li-a và Đức. - Khu vực Trung và Nam Mĩ: chủ yếu người nhập cư từ chủng tộc Nê-grô-it, người Tây Ban Nha. Câu 2: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Lời giải: Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam khoảng 125 vĩ độ. Câu 3: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? Lời giải: - Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E- xki-mô và người Anh-điêng. - Thế kỉ XV đến nay: ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen bị cưững bức đến từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản, ). - Ngoài ra, sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.
  2. Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ. Lời giải: Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. - Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam. Câu 2: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó. Lời giải: - Theo chiều bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. (Quy luật địa đới) - Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương (quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao). Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, lập bảng thông kê theo mẫu sau: Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu - Dưới 1 người/km2 - Từ 1 – 10 người/km2 - Từ 51- 100 người/km2
  3. - Trên 100 người/km2 Lời giải: Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu - Dưới 1 người/km2 - Bán đảo A – la – xca và phía Bắc Ca – na – đa - Từ 1 – 10 - Hệ thống Cooc – đi – e người/km2 - Dải đồng bằng hẹp vem Thái Bình Dương - Từ 51- 100 người/km2 - Phía đông Mi – xi – xi – pi - Trên 100 người/km2 - Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì Câu 2: Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ. Lời giải: - Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn, do ở đây công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn. - Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ Câu 1: Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao? Lời giải:
  4. Hoa Kì và Ca- na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn, Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Câu 2: Dựa vào hình 38.2, trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. Lời giải: - Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ: - Ở vùng đồng bằng trung tâm: + Lúa mì trồng nhiều ở phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì. + Xuống phía nam là vùng trồng xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa + Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trông cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía) Và cây ăn quả: - Ở vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì có khí hậu khô hạn, chăn thả gia súc, Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả: nho , cam , chanh. - Trên sơn nguyên Mê – hi – cô, chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu. Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) Câu 1: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào? Lời giải: - Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,
  5. - Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật, những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được phát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì. Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô, phát triển ở các thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì. Câu 2: Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ? Lời giải: - NAFTA được thiết lập đề kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. - NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê- hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.