Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_bai_1_quan_he_quoc_te.docx
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Bài 1 - QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CTTG THỨ HAI HỌ TÊN LỚP Câu 1. Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị Ianta? A. Tại Liên Xô vào ngày 4 đến 11/2/1945. B. Tại Mĩ vào ngày 14 đến 22/2/1945. C. Tại Pháp vào ngày 24 đến 28/2/1945. D. Tại Anh vào ngày 16 đến 24/2/1945 . Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là? A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít . B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh . C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. Câu 3. Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Liên Xô. B. Mĩ . C. Anh . D. Các nước phương Tây. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta? A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc. D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải giáp quân đội phát xít. Câu 5. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức của Liên hợp quốc? A. WHO B. UNICEF C. UNESCO D. WTO Câu 6. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu? A. NewYork. B. Oasinhton C.California. D.Boston. Câu 7. Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hơp quốc là A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do . C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới . D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường .
- Câu 8. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực vào ngày? A. 25/10/1945 B. 26/6/1945 C. 24/9/1945 D. 24/10/1945 Câu 9. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an. C. Hội đồng kinh tế - xã hội. D. Ban Thư kí . Câu 10. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là A. 2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm. D. 5 năm. Câu 11. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Tháng 7/ 1995, thành viên thứ 148. B. Tháng 9/ 1975, thành viên thứ 148. C. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 149. D. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 150 . Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới. C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 13. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ? A. 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan. B. 5-1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO. C. 3-1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gởi đến Quốc hội. D. 4-1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO. Câu 14. Chính sách Chiến tranh lạnh gắn liên với A. Học thuyết Aixenhao. B. Học thuyết Nichxơn. C. Học thuyết Truman. C. Học thuyết Kennơđi. Câu 15. Liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu là A. ANZUS. B. CENTO. C. SEATO. D. NATO. Câu 16. Nội dung cơ bản của học thuyết Truman là
- A. củng cố chính quyền và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì. B. sự tập hợp lực lượng và phản ứng của Mĩ trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. C. biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. D. gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và xác lập ảnh hưởng của Mĩ ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc? A. Hiệp định về những cơ sở của những quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972). B. Goocbachop và Bus (cha) gặp nhau tại Manta (1989). C. Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). D. Định ước Henxenki (1975). Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là A. sự chạy đua vũ trang đã làm suy giảm thế mạnh của hai nước trên thế giới. B. Sự đối đầu giữa hai nước trong bốn thập kỉ qua đã bất phân thắng bại. C. trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, hai bên không nhất thiết phải duy trì xu thế đối đầu. D. để mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là A. mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. B. do vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. C. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới. D. do tác động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Câu 20. Sự kiên nào đặt các quốc gia dân tộc đứng trước thách thức của chủ nghĩa khủng bố A. Liên xô sụp đổ. B. sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. C. tổ chức Vácsava chấm dứt hoạt động. D. nước Mĩ bị tấn công bất ngờ vào 11-9-2001. Câu 21. Những nước nào dưới đây không phải là thành viên sáng lập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu? A. Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha. B. Anh, Pháp, Hà Lan.
- C. CHLB Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp. D. Italia, Bỉ, Lucxambua. Câu 22. Tháng 6-1947, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến các nước Tây Âu? A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO. B. Mĩ Thành lập khối SEATO. C. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh. D. Mĩ đề ra kế hoạch Macsan. Câu 23. Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị-quân sự giữa Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì? A. Thành lập tháng 5-1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thành lập vào tháng 7-1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ. C. Thành lập vào tháng 5-1949, mang tính chất cạnh tranh với Mĩ về chạy đua vũ trang. D. Thành lập tháng 5-1952, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 24. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian từ trước cho tới sau: 1. Mĩ cùng các nước phương Tây thành lập NATO; 2. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan; 3. Hiệp ước Vacsava được thành lập; 4. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) A. 1,4,3,2. B. 2,4,3,1 . C. 2,4,1,3. D. 4.3.1.2. Câu 25. Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) được Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập tại A. Pari (Pháp). B. Luân Đôn (Anh). C. Oasinhtơn (Hoa Kì). D. Bruc xen (Bỉ). Câu 26: Đầu tháng 8-1975, 35 nước châu Âu cùng với những nước nào ký kết định ước Henxinki? A. Cùng với Mĩ và Liên Xô . B. Cùng với Mĩ và Pháp. C. Cùng với Mĩ và Canada . D. cùng với Mĩ và Anh. Câu 27: Đầu tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goocbachop và Tổng thống Mĩ Busơ diễn ra ở đâu? A. Ở Luân Đôn (Anh). B. Ở Ianta (Liên Xô). C. Ở Manta (Địa Trung Hải). D. Ở Oasinh tơn (Mĩ). Câu 28: Tháng 12-1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goocbachop và Tổng thống Mĩ Busơ gặp nhau tại Manta để làm gì? A. Tuyên bố chấm dứt việc chạy đua vũ trang.
- B. Tuyên bố hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. C. Tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lanh”. D. Tuyên bố hai nước hợp tác để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh cho nhân loại. Câu 29: Tháng 1-1949, gắn liền với sự kiện lịch sử nào ở châu Âu? A. Thành lập tổ chức NATO. B. Thành lập tổ chức Vacsava. C. Thành lập tổ chức SEV. D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan. Câu 30: Tháng 8-1975, 33 nước ở châu Âu cùng với Mĩ và Ca na đa đã kí định ước Hen xenki đã tạo ra A. cơ chế hợp tác giữa các nước về kinh tế. B. cơ chế để giải quyết đến vấn đề hòa bình, và an ninh ở châu Âu. C. cơ chế để giải quyết đến vấn đề nóng như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số . ở châu Âu. D. sự hợp tác, liên kết để cùng nhau chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 31: Xu thế hòa bình và hợp tác bắt đầu từ thời gian A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX . B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX . C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX . D. nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX . Câu 32: Ý nào phản ánh không đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới. B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ. C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe dọa đến nền an ninh của các quốc gia. Câu 33: Năm 1947, Tổng thống Truman đề nghị viện trợ 400 triệu đô la cho hai nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm A. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và các nước Đông Âu từ phía nam của các nước này. B. biến hai nước này thành đồng minh thân cận của Mĩ để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
- trên thế giới. C. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và đàn áp phong trào cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. D. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô . Câu 34: Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới khi Mĩ và Liên Xô A. thành lập khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. thành lập khối Vácsava và Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san. C. thành lập khối NATO và Vácsava. D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Câu 35: Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu Mĩ, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ. B. ngăn chặn đẩy lùi được CNXH trên phạm toàn thế giới. C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài. Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. do hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới. B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai nước. C. Mĩ muốn thiết lập thế giới đơn cưc dựa tyển sức mạnh về kinh tế và quân sự D. Liên Xô giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi đã làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ. Câu 37: Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại nhất của Mĩ là gì? A. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, trải dài Đông Âu đến châu Á. B. Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 38: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ và Liên Xô đã thay đổi như thế nào? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
- B. Từ đồng minh chuyển sang đối đầu và dẫn đến Chiến tranh lạnh. C. Hai nước đã tiến hành hợp tác để giải quyết nhiều vấn đè quan trọng của thế giới. D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lộ trên thế giới. Câu 39: Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX là A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. B. xu thế liên minh khu vực và quốc tế. C. Chiến tranh lạnh. D. sự hình thành ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn trên thế giới. Câu 40: Sự khác biệt căn bản nhất giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diến ra là A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng. B. chủ yếu diễn ra giữa Mĩ và Liên Xô. C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. D. diễn ra dai dẳng, giằng co, bất phân thắng bại.