Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_20.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 ──────── ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ĐỀ CHÍNH THỨC ───────────── Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). Câu 2. (2,0 điểm). Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành được những thắng lợi to lớn như thế nào trong các năm: 1945, 1950, 1959, 1960. Câu 3. (2,0 điểm). Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945-1973? Tác động của chính sách đó đến quan hệ quốc tế giai đoạn này. Câu 4. (2,0 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN? Câu 5. (2,0 điểm). Nêu biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Xu thế này tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các nước đang phát triển? Câu 6. (2,0 điểm). Những thách thức lịch sử nào đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Câu 7. (2,0 điểm). Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 thất bại? Câu 8. (2,0 điểm). Nêu tính chất, ý nghĩa của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? Câu 9. (2,0 điểm). Phân tích những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Câu 10. (2,0 điểm) Nêu các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (HDC có 03 trang) ─────── Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). - Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng. + Ở Châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu 0,5 thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. + Ở Châu Á: Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin; Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên; quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Trừ Trung Quốc, những vùng còn lại ở châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của 0,5 các nước phương Tây. - Nhận xét. + Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng minh 0,5 tại Hội nghị Ianta đã góp phần tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta. + Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại hội nghị Ianta chủ yếu là sự phân chia giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Sự phân chia này dẫn đến tình trạng đối đầu 0,5 căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ. 2 Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành được những thắng lợi to lớn như thế nào trong các năm: 1945, 1950, 1959, 1960. - Năm 1945: một loạt các nước giành độc lập như Indonexia, Việt Nam, Lào đã thúc đẩy 0,5 phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ. - Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà. Nước Cộng hoà Ấn Độ được thành lập đánh dấu thắng lợi của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 0,5 - Tháng1-1959, cách mạng Cuba thắng lợi hoàn toàn, nước Cộng hòa Cuba 0,5 ra đời. - Năm 1960, có 17 quốc gia châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận là Năm châu 0,5 Phi. 3 Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945-1973? Tác động của chính sách đó đến quan hệ quốc tế giai đoạn này. - Chính sách đối ngoại Mĩ. 0,5 + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. + Mục tiêu của chiến lược toàn cầu: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. 0,5 - Tác động. 0,5 + Chính sách của Mỹ đã làm mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô trong chến tranh thế giới hai không còn nũa. Từ sau chiến tranh, Mỹ và Xô chuyển sang đối đầu. + Dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mỹ và hai khối Đông – Tây. 0,5 4 Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN? - Hoàn cảnh ra đời. 0,5 + Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  3. + Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là 0,5 sự thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. + Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng 0,5 Cốc (Thái Lan). - Sự kiện: Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) với việc kí Hiệp ước Bali 0,5 (2 - 1976). 5 Nêu biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Xu thế này tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các nước đang phát triển? a. Biểu hiện. 0,25 - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. 0,25 - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là những công ti khoa 0,25 học – kĩ thuật. - Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. 0,25 b. Thời cơ, thách thức: 0,5 - Thời cơ: tạo ra cơ hội hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công nghệ; phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng trưởng cao. - Thách thức: kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ tụt hậu; đào 0,5 sâu sự phân hóa giàu – nghèo, nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, độc lập tự chủ dễ bị xâm phạm. 6 Những thách thức lịch sử nào đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều 2,0 Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? a. Những thách thức đặt ra cho triều Nguyễn: 0,5 - Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài và trong bối cảnh chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng, triều Nguyễn đứng trước những thách thức lịch sử: + Hoặc là tiến hành cải cách để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ 0,5 bang giao để khôn khéo bảo toàn độc lập, chủ quyền. + Hoặc là chìm đắm trong chính sách bảo thủ và tự cô lập nhằm cố gắng duy trì chế độ quân chủ 0,5 chuyên chế lạc hậu. b. Nguyên nhân triều Nguyễn duy trì đường lối bảo thủ: 0,5 - Vì quyền lợi của dòng họ và giai cấp, triều Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ. Hậu quả là đặt Việt Nam vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. 7 Những nguyên nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 thất bại? - Thực dân Pháp là nước tư bản, mạnh hơn ta về kinh tế, quân sự 0,5 - Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến, không 0,5 thấy được dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. - Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đoàn kết đánh giặc của dân tộc, không kiên trì thực hiện đường lối đấu tranh 0,5 vũ trang. - Trong quá trình kháng chiến, triều Nguyễn đã từng bước đầu hàng thực dân Pháp, bỏ qua 0,5 nhiều cơ hội có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh. 8 Nêu tính chất, ý nghĩa của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? - Tính chất: theo hệ tư tưởng phong kiến. 0,5 - Ý nghĩa lịch sử: + Thể hiện tinh thần yêu nước của văn thân, sĩ phu và các tầng lớp nhân dân, có tác dụng cổ 0,5 vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Chứng tỏ con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu phải tìm con đường mới 0,5 + Làm chậm lại quá trình bình định của Pháp; Để lại nhiều bài học sâu sắc và là nguồn cổ 0,5
  4. vũ to lớn cho phong trào yêu nước đầu XX. 9 Phân tích những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại. 0,5 - Về kinh tế - xã hội: 0,5 + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) tạo nên sự chuyển biến kinh tế - xã hội nước ta: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào nước ta, các lực lượng xã hội mới ra đời. + Sự chuyển biến về kinh tế -xã hội đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp nhận khuynh hướng 0,5 cứu nước mới. - Về tư tưởng: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp qua 0,5 Tân thư, Tân báo. Các sĩ phu phong kiến có tư tưởng tiến bộ đã tiếp nhận và khởi xướng phong trào. 10 Nêu các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh hướng phong kiến, biểu hiện là phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê 1,0 - Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản biểu hiện ở hai xu hướng chủ yếu: xu hướng bạo động đại diện là Phan Bội Châu, xu hướng cải cách đại diện là Phan Châu Trinh. 1,0 Hết