60 Câu trắc nghiệm Lịch sử 12 - Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-2000) (Có đáp án)

docx 16 trang xuanha23 06/01/2023 2442
Bạn đang xem tài liệu "60 Câu trắc nghiệm Lịch sử 12 - Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-2000) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx60_cau_trac_nghiem_lich_su_12_ca_nuoc_di_len_chu_nghia_xa_ho.docx

Nội dung text: 60 Câu trắc nghiệm Lịch sử 12 - Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-2000) (Có đáp án)

  1. CẢ NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1975-2000) Mức độ 1: Nhận biết Câu 1: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 25/4/1976. B. Ngày 25/5/1976. C. Ngày 25/4/1977 D. Ngày 21/11/1975. Câu 2: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Đánh dấu việc hoàn thành các tổ chức chính trị. B. Đáp ứng được điều kiên để Việt Nam gia nhập ASEAN. C. Tạo điều kiên hoàn thành của cách mạng giải phóng dân tộc. D. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 3: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào? A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976). B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976). C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975). D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945). Câu 4: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hoá. D. Xã hội. Câu 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là A. Thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn. B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị. C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. D. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Câu 6: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường C. Thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng A. Phân phối theo lao động B. Kinh tế thị trường C. Xã hội chủ nghĩa D. kinh tế tập trung
  2. Câu 8: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quan lí kinh tế. A. Thị trường tư bản chủ nghĩa B. Hàng hóa có sự quản lí của nhà nước. C. Thị trường có sự quản lí của nhà nước. D. Tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 9: Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ như thế nào? A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn. B. bị tàn phá nặng nề. C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại. D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại. Câu 10: Miền Nam sau khi giải phóng có tinh hình nổi bật là A. Tàn dư của chế độ thực dân mới còn nặng nề, số người thất nghiệp đông. B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp. C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố. D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn. Câu 11: Một trong những biện pháp chính quyền cách mạng đã tiến hành để khôi phục kinh tế Miền Nam là A. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài. B. Quốc hữu hoá mọi cơ sờ kinh doanh tư nhân. C. Tiến hành cải cách ruông đất trên toàn miền Nam. D. Thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể các cấp. Câu 12: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào? A. tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau ở mỗi miền. B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất. C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền. D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền. Câu 13: Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá A. Khoá IV. B. Khoá V. C. Khoá VI. D. Khoá VII. Câu 14: Chính sách đối ngoại của Đảng ta thực hiện từ năm 1986 là A. trung lập, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía. B. nhân nhượng, hòa hoãn với các nước lớn C. hòa bình, hữu nghị và hợp tác. D. liên minh chặt chẽ với Liên Xô. Câu 15: Sau năm 1975, miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với nước nào? A. Làm nghĩa vụ với Lào và Campuchia. B. Làm nghĩa vụ quốc tế với Trung Quốc. C. Làm nghĩa vụ quốc tế với Cuba.
  3. D. Làm nghĩa vụ quốc tế với các nước Đông Nam Á. Câu 16: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc? A. Ngày 27/9/1977, là thành viên thứ 146. B. Ngày 20/9/1977, là thành viên thứ 146. C. Ngày 20/9/1977, là thành viên thứ 149. D. Ngày 27/9/1977, là thành viên thứ 149. Câu 17: Từ ngày 15 đến ngày 21 -11 - 1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì? A. Lấy tên nước là nước Cộng hoà chủ nghĩa xã hội Việt Nam. B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca. D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 18: Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế miền Nam Việt Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng A. tư bản chủ nghĩa. B. xã hội chủ nghĩa. C. cộng sản chủ nghĩa. D. công nghiệp hóa. Câu 19: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam – Bắc. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Hoàn thành khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh. Câu 20: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho A. Chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. B. mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. C. mục tiêu đã đề ra nhanh chóng thực hiện. D. mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước. Câu 21: Thành tựu về kinh tế đối ngoại từ năm 1986 – 1990? A. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2 lần. B. Hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. C. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần. D. Hàng xuất khẩu tăng 3,5 lần. Câu 22: Đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng? Thời gian khi nào? A. Đại hội V; năm 1982. B. Đại hội VI; năm 1990. C. Đại hội V; năm 1986. D. Đại hội VI; năm 1986. Câu 23: Kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào theo quan điểm đối mới của Đảng? A. tách bạch với nhau. B. chính trị quyết định hơn. C. gắn liền với nhau. D. chính trị là trọng tâm. Câu 24: Thành tựu trong lĩnh vực tài chính trong 5 năm (1986 – 1990) là A. Phát hành tiền mới.
  4. B. Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh C. Đã kiềm chế được một bước lạm phát. D. Giữ được tỉ giá dồng Việt Nam với các đồng tiền khác. Câu 25: Đảng ta đã có nhận thức như thế nào về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ VI? A. là một quá trình không khả thi và không đúng. B. cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. C. cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. D. là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường. Câu 26: Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã A. từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cơ cấu ngành kinh tế. B. đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở giai đoạn trước đó. C. bước đầu thực hiện được mục tiêu: dân giáu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. D. chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp. Câu 27: Đảng thực hiện đường lối đổi mới nhằm A. Khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. B. đưa đất nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. C. tiến nhanh, tiến mạnh lên con đường Xã hội chủ nghĩa. D. đưa nước ta trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. Câu 28: Muốn thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế thì nông nghiệp, kể cả lâm ngư nghiệp phải đặt đúng vị trí là A. mặt trận hàng đầu và được đầu tư về nhiều mặt. B. mặt trận thứ yếu và cần hạn chế đầu tư. C. mặt trận thứ yếu và đầu tư về một số mặt. D. mặt trận quan trọng và đầu tư về một số mặt. Câu 29: Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990), hàng tiêu dùng Việt Nam trở nên A. nhiều hơn nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng. B. nhiều hơn, gắn chặt với như cầu thị trường châu Âu. C. dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. D. vốn, vật tư và tiền lương giảm đáng kể. Câu 30: Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là A. kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao. B. sự nghiệp văn hóa có sự cải thiện. C. Tình trạng tham những mới khắc phục gần hết. D. Tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa nhiều.
  5. ĐÁP ÁN 1-A 2-D 3-B 4-B 5-A 6-D 7-C 8-D 9-B 10-A 11-A 12-A 13-C 14-C 15-A 16-C 17-B 18-A 19-C 20-B 21-B 22-D 23-C 24-C 25-D 26-D 27-A 28-A 29-C 30-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Ngày 25-4-1976, Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Câu 2: Đáp án D Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Câu 3: Đáp án B Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 4: Đáp án B Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Câu 5: Đáp án A Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Câu 6: Đáp án D Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là: Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Câu 7: Đáp án C Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 8: Đáp án D Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quan lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Câu 9: Đáp án B Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc: “ .phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao
  6. công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm”. Câu 10: Đáp án A Sau năm 1975, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, nhưng cơ sở của chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại của chế độ cũ vẫn còn tồn tại. Nhiều làng lạc, ruộng đồng bị tàn phá. Nửa triệu hecta đất bị bỏ hoang; đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người; . Câu 11: Đáp án A Để khôi phục kinh tế miền Nam, chính quyền cách mạng đã tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tuyên bố xóa bỏ quan hệ sản bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, Câu 12: Đáp án A Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Câu 13: Đáp án C Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá VI. Câu 14: Đáp án C Chính sách đối ngoại của Đảng ta thực hiện từ năm 1986 là hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Câu 15: Đáp án A Sau năm 1975, miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia. Câu 16: Đáp án C Ngày 20/91977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Câu 17: Đáp án B Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị đã nhất trí thống nhất hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 18: Đáp án A Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế miền Nam Việt Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 19: Đáp án C Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 20: Đáp án B Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Câu 21: Đáp án B
  7. Kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến 1990 được phát triển mạnh và mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức, biểu hiện quan trọng là hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Câu 22: Đáp án D Đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986). Câu 23: Đáp án C Trong đường lối đổi mới của Đảng đã nêu rõ, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Câu 24: Đáp án C Thành tựu trong lĩnh vực tài chính trong 5 năm (1986 – 1990) là ta đã kiềm chế được một bước đã lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hành tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1900 là 4,4 %. Câu 25: Đáp án D Đến đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng đường và hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Câu 26: Đáp án D Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp. Câu 27: Đáp án A Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Đó là mục tiêu của Đảng khi thực hiện đường lối đổi mới. Câu 28: Đáp án A Muốn thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế thì nông nghiệp, kể cả lâm ngư nghiệp phải đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được đầu tư về nhiều mặt bao gồm: vốn đầu tư, năng lực, vật tư, lao động kĩ thuật, . Câu 29: Đáp án C Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990), hàng tiêu dùng Việt Nam trở nên dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Câu 30: Đáp án A Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao. Mức độ 2: Thông hiểu Câu 1: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” là nhận định của A. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959). B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975). D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
  8. Câu 2: Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì? A. Đi lên xây dựng CNXH. B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng. Câu 3: Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)? A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN. B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc. C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại. D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. Câu 4: Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về chính trị được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986)? A. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. Chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. D. Xây dựng nền dân chủ, đảm bảo quyền lực thuộc về nhà nước. Câu 5: Nội dung nào dưới đây là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986)? A. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. C. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. D. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp Câu 6: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến viêc Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986) là A. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á. B. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN. C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô. D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới. Câu 7: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) không có nội dung nào dưới đây? A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp. C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới toàn diện và đông bộ. Câu 8: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì? A. Đường lối đổi mới của đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp. B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  9. C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp. D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế. Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi cơ bản của nước ta sau 1975? A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành. B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất. C. Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao. D. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. Câu 10: Tính chất của nền kinh tế Miền Nam sau khi giải phóng là A. Kinh tế xã hội chù nghĩa. B. Kinh tế Tư bản chủ nghĩa. C. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, manh mún. D. Kinh tế công nghiệp tiên tiến. Câu 11: Ý nào sau đây không phải là vai trò của Miền Bắc sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng? A. Là căn cứ địa cách mạng của cả Nước. B. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Lào. C. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Campuchia. D. Tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn. Câu 12: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau 1975 là gì? A. Hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá. C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước. D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. Câu 13: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau năm 1975? A. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng. B. Ồn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá. C. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xoá bỏ bóc lột phong kiến. D. Quốc hữu hoá ngân hàng. Câu 14: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới? A. Đổi mới là một yêu cầu cấp thiết từ trước năm 1986. B. Để khắc phục những sai lầm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. C. Đổi mới để xây dựng đất nước với cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. D. Đối mới sẽ tạo điều kiện bắt đầu đi vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 15: Tính chất nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới? A. Kinh tế tự cấp. B. Kinh tế bao cấp. C. Kinh tế hàng hoá tự do. D. Kinh tế hàng hoá, có sự điều tiết của nhà nước. Câu 16: Khi nào miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh?
  10. A. Giữa năm 1975. B. Giữa năm 1976. C. Đầu năm 1976. D. Cuối năm 1975. Câu 17: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (254-1976)? A. Lần thứ 2 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước. B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975). C. Là 1 bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. Đánh dấu công cuộc hoàn hành thống nhất đất nước được hoàn thành. Câu 18: Kì họp thứ I Quốc hội khoá VI có quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước? A. Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là Thủ đô của cả nước. B. Quyết định tham gia và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là TP. Hồ Chí Minh. D. Quyết định gia nhập ASEAN. Câu 19: Nội dung nào không phải là tình hình chính trị - xã hội miền Nam sau năm 1975? A. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ. B. Cơ sở của chính quyền của Pháp vẫn hoạt động. C. Những di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại. D. Cơ sở của chính quyền thực dân mới vẫn còn tồn tại. Câu 20: Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì? A. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Bầu ra các cơ quan của Quốc hội. D. Bầu ra ban dự thảo Hiến pháp. ĐÁP ÁN 1-B 2-B 3-A 4-D 5-D 6-C 7-A 8-A 9-D 10-C 11-D 12-B 13-B 14-B 15-D 16-B 17-D 18-A 19-B 20-B LỜI GIẢI CHI TIẾT
  11. Câu 1: Đáp án B Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Nghị quyết của Đảng nêu rõ: ““Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”. Câu 2: Đáp án B Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Yêu cầu bức thiết đặt ra trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 3: Đáp án A Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo điều kiện thống nhất tất cả các lĩnh vực còn lại: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không có ý nghĩa tạo điều kiên cho Việt Nam gia nhập ASEAN. Câu 4: Đáp án D Một trong những nội dung của đường lối đổi mới về chính trị được đề ra tại Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) là xây dựng nên dân chủ, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Câu 5: Đáp án D Một trong những nội dung trong chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là: xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Các đáp án: A, B, C là nội dung đường lối đổi mới về chính trị. Câu 6: Đáp án C Những nguyên nhân khách quan đưa đến Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới (12-1986) bao gồm: - Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới. - Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Câu 7: Đáp án A Đường lối đổi mới của Đảng chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Câu 8: Đáp án A Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ mà Đảng đạt dước trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Câu 9: Đáp án D Đáp án D là khó khăn của Việt Nam sau năm 1975. Câu 10: Đáp án C
  12. Nền kinh tế miền Nam sau năm trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ phân tán, phát triển không cân đối lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài. => Kinh tế miền Nam là nền kinh tế lạc hậu, manh mún. Câu 11: Đáp án D Đáp án D là vai trò của miền Nam sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng. Câu 12: Đáp án B Do sau năm 1975, hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ để lại rất nặng nề nên nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau năm 1975 là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa. Câu 13: Đáp án B Cũng giống như miền Bắc, miền Nam cũng chịu hậu quả nặng nề sau năm 1975 nên nhiệm vụ trọng tậm của miền Nam tương đối giống như miền Bắc đó là nhanh chóng ổn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa. Câu 14: Đáp án B Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1985), tuy đạt được một số thành tựu nhưng Việt Nam lại lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng và đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên => Đảng ta phải tiến hành đổi mới. Câu 15: Đáp án D Một trong những nội dung trong đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng là: phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. => Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới không phải là nền kinh tế hàng hóa tự do mà là nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước. Câu 16: Đáp án B Do bị tán phá nặng nề sau hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ cho nên đến năm giữa năm 1976, miền Bắc mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Câu 17: Đáp án D Sự kiện đánh dấu công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước được hoàn thành là sự kiện Quốc hội Khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Câu 18: Đáp án A Kì họp thứ I Quốc hội khoá VI có quyết định thống nhất tên nước là: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Đây là quyết định có liên quan đến viêc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 19: Đáp án B Cơ sở của chính quyền Pháp vẫn còn hoạt động không phải là tình hình chính trị - xã hội miền Nam sau năm 1975. Bởi Pháp đã rút khỏi nước ta từ năm 1956 và thay chân bởi Mĩ cho đến năm 1975. Câu 20: Đáp án B Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đây là kết quả lớn nhất của kì họp này.
  13. Mức độ 3: Vận dụng – Vận dụng cao Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1) .vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam". A. "(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan". B. "(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu". C. "(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan". D. "(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu". Câu 2: Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc Ca của nước Việt Nam ta tại A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7/1976) B. Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945) C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945. D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) Câu 3: Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì? A. Đi lên xây dựng CNXH. B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. Thành lập chính quyền ở những vùng mới giải phóng. Câu 4: Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ai? A. Hồ Chí Minh. B. Tôn Đức Thắng C. Lê Duẩn. D. Trường Chinh. Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A.Từng bước đưa đất nước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội khẳng định đường lối Đổi mới của Đảng là đúng đắn. B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. C.Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển. D.Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội. Câu 6: Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975? A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản. B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa. C. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ. D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. Câu 7: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976. B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
  14. C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn. D. Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường. Câu 8: Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào? A. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980. B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1975. C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980. D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980. Câu 9: Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. B. Có miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Các nước Xà hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta. Câu 10: Khó khăn cơ bán nhắt của đất nước ta sau 1975 là gì? A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. B. Bọn phản động trong nước vẫn còn. C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
  15. ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-B 4-B 5-A 6-C 7-C 8-A 9-C 10-D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Câu 2: Đáp án C Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng. Câu 3: Đáp án B Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Yêu cầu bức thiết nhất đặt ra trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 4: Đáp án B Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (nhiệm kỳ từ 22/9/1969 cho đến 2/7/1976; trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và Quyền Chủ tịch nước (từ 3/9 cho đến 22/9/1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam (1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ. Sau khi kế nhiệm Hồ Chú Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể hậu thân – chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Câu 5: Đáp án A Kinh tế Việt Nam phát triển bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, Việt Nam từ năm 1986 thực hiên đổi mới chính là để từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời với những thành tựu mà ta đạt được từ công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay cùng minh chứng đường lối của đảng là đúng đắn, có những bước đi căn bản là phù hợp với ki thời. Câu 6: Đáp án C Sau năm 1975, Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, đất nước sạch bóng quân thù nhưng hai miền lại tồn tại hai hình thức nhà nước khác nhau, đó là: - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. => Tình trạng này trái với nguyện vọng của nhân dân, đặt ra yêu cầu bức thiết phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 7: Đáp án C
  16. Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốC. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008- 2009. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Việt Nam đã bị thất bại hoàn toàn, Cho đến năm 1995, trong xu thế hòa bình, hợp tác Mĩ đã bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tạo nhiều điều kiện để đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Câu 8: Đáp án A Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980. Câu 9: Đáp án C Trước năm 1975, Việt Nam phải trải qua một giai doạn vô cùng khó khăn chống lại âm mưu xâm lược của Mĩ – Diệm. Hơn thế nữa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng chịu hậu quả nặng nề từ hai lần phá hoại của Mĩ. Đất nước chưa độc lập, lãnh thổ chưa thống nhất thì vẫn còn muôn vàn khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế, sau năm 1975 thuận lợi cơ bản nhất đối với Việt Nam là đất nước đã được độc lập, thống nhất, mở ra thời kì mới cho đất nước. Câu 10: Đáp án D Nếu như thuận lợi cơ bản nhất đối với nước ta sau năm 1975 là đất nước được độc lập, thống nhất thì khó khăn cũng vẫn còn, quan trọng nhất là hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề ở cả hai miền đất nước. - Đối với miền Bắc: hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài. - Đối với miền Nam: + Cơ sở của chính quyền Sài Gòn cũng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại. + Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tán phá, + Số người mù chữ lớn.