Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 4: Kĩ năng làm văn biểu cảm

docx 16 trang Hàn Vy 01/03/2023 2565
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 4: Kĩ năng làm văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7_chuyen_de_4.docx

Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 4: Kĩ năng làm văn biểu cảm

  1. CHUYÊN ĐỀ 4: KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM I. LÍ THUYẾT 1. Khái niệm Văn biểu cảm là kiểu bài tập làm văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ - tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật (bài thơ, truyện, vở kịch ) hay một hiện tượng sự việc trong đời sống. Ở đây giới hạn trong tác phẩm văn học. Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau: - Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình. - Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình. - Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay. - Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp. 2. Đặc điểm văn biểu cảm - Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới. - Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến - Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì. Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận ). Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều. – Khi làm bài xác định thể loại văn học phải đọc kỹ đoạn văn, bài văn để tìm ra yếu tố chính được thể hiện trong bài, tránh nhầm lẫn, xác định sai. 2. Các bước làm văn biểu cảm - Bước 1: Tìm hiểu đề bài Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới - Bước 2: Tìm ý chính Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
  2. Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp) - Bước 3: Lập dàn bài Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài - Bước 4: Viết bài Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra. - Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa Đọc lại bài và sửa lỗi (nếu có). Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC. 1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc - Khái niệm: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học. Yêu cầu: + Xác định đối tượng biểu cảm: Con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? + Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì? + Lập dàn ý cho bài viết. + Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực. Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 1. Mở bài - Giới thiếu người và sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người, sự việc đó. 2. Thân bài - Giới thiệu chung: - Người đó là ai? Sự việc đó là gì? - Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật? - Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc: - Nêu ấn tượng và người hoặc sự việc. 3. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới. c. Biểu cảm về một tác phẩm văn học Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới. Cách làm a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận b. Thân bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.
  3. - Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó. - Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm. c. Kết bài: - Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm – Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô để lại cho em nhiều ấn tượng nhất Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy. Tài liệu của Nhung tây Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích. Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn. “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” - Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn Dàn ý tham khảo: a. Mở bài: - Nêu lên cảm xúc chung về tình bạn: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi con người. b. Thân bài: - Cảm nhận về một người bạn tốt. - Hồi ức lại kĩ niệm về tình bạn thuở nhỏ và liên hệ tới tương lai. - Tinh bạn gắn với những kí niệm vui buồn trong học tập và trong cuộc sống. - Niềm hạnh phúc khi có một người bạn tốt.
  4. c. Kết bài: - Suy ngầm của em về tình bạn. Bài mẫu tham khảo: Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy. Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ. Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này. Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt. Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách. Đề 3: Cảm nghĩ về một món quà mà em được nhận thời thơ ấu Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về món quà nhận được thời thơ ấu (Đó là món quà gì? Do ai tặng? Được tặng nhân dịp nào? ) 2. Thân bài - Miêu tả đôi nét về món quà: Hình dáng bên ngoài, tác dụng trong cuộc sống - Ý nghĩa của món quà: Người tặng quà với tình cảm như thế nào? Mong muốn điều gì qua món quà tặng? - Cảm nhận về món quà: Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà?
  5. 3. Kết bài Cảm nghĩ của em về món quà, cũng như người tặng. Bài mẫu tham khảo Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông. Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật sáu tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp một đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong hộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy. Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất". Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào. Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình. Tài liệu của Nhung tây Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trong ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan. Đề 4: Biểu cảm về nụ cười của mẹ Người ta thường bảo, ánh sáng mặt trời là thứ chói lóa và ấm áp nhất. Nhưng riêng em thì thấy không phải vậy. Thứ luôn tỏa sáng ấm áp, đem đến cảm giác hạnh phúc, tươi vui, đối với em chính là nụ cười của mẹ. Mẹ của em là một nhân viên bán hàng ở siêu thị, nên công việc của mẹ luôn rất bận rộn và vất vả. Dù thế, khi nào mẹ cũng luôn nở nụ cười rạng rỡ để chào đón mọi người. Mỗi ngày, khi trở về nhà sau tám tiếng làm việc vất vả, mẹ chẳng được nghỉ ngơi, mà lao vào làm ngay
  6. việc nhà, để em có bữa cơm ngon kịp giờ học bài buổi tối. Những lúc ấy, em sẽ ngồi cạnh mẹ, trò chuyện cùng mẹ để mẹ đỡ mệt. Gần đây, khi đã lớn hơn, em còn cùng mẹ làm các công việc nhà nữa. Em nấu cơm, nhặt rau, gấp áo quần, quét nhà Khi ấy, mẹ em cười rất tươi, đó cũng là nụ cười đẹp nhất của mẹ. Khác hẳn nụ cười công thức lúc ở cửa hàng. Nụ cười ấy đi thẳng vào tâm hồn, trái tim của em. Khiến em cảm thấy lâng lâng vì vui sướng. Những mệt mỏi tự nhiên tan đi hết cả, chỉ để lại nguồn động lực lớn lao để em càng thêm ra sức giúp mẹ làm việc. Nụ cười của mẹ có sức mạnh lớn lao như vậy đấy. Em đã tự phong cho mình danh hiệu “hiệp sĩ bảo vệ nụ cười của mẹ”. Giống như những chàng hiệp sĩ bảo vệ công chúa trong truyện cổ tích. Em sẽ cố gắng hết sức mình để giữ cho nụ cười luôn hiện hữu trên đôi môi mẹ. Mỗi ngày, em học tập chăm chỉ, không đua đòi hay bắt chước các thói hư tật xấu. Ngoài thời gian vui chơi cùng bạn bè, em dành thời gian ở bên mẹ. Giúp mẹ làm việc nhà, cùng mẹ tâm sự, chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống. Những lần như vậy, mẹ sẽ bảo em nghỉ tay, đi học bài hoặc đi choi cùng bạn đi. Nhưng xuyên qua ánh mắt của mẹ, em hiểu được mẹ thực sự muốn nói điều gì. Mẹ cũng muốn có em ở bên cạnh, cùng mẹ chia sẻ những điều nhỏ bé thôi. Vậy nên, những lúc đó, em sẽ mỉm cười rồi tiếp tục ngồi xuống cạnh mẹ, thủ thỉ, tỉ tê những điều vụn vặt, rồi nằm sà vào lòng mẹ. Sung sướng ngắm nhìn nụ cười hiền từ, dịu dàng trên khuôn mặt mẹ, tưởng như mình bé lại như ngày xưa. Mỗi khi được nhìn thấy mẹ cười, mọi mệt nhọc, lo âu trong em đều tan đi hết. Giống như một thần dược vậy. Vì thế, em luôn săn đón, mong chờ niềm vui ấy trong mỗi giây, mỗi phút. Em luôn dành thời gian để ở bên cạnh mẹ thật nhiều. Kể những câu chuyện nhỏ, múa hát, xoay quanh để ngóng chờ nụ cười của mẹ. Em cũng học làm những công việc nhà giúp mẹ, để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn Thời gian trôi nhanh, em đã lớn lên rất nhiều, mẹ cũng theo thời gian mà già đi. Những nếp nhăn trên khóe mắt của mẹ khi mỉm cười lại càng rõ hơn. Mọi thứ đều dần thay đổi. Nhưng em biết chắc một điều rằng, tình yêu của em dành cho nụ cười dịu dàng của mẹ sẽ mãi không thay đổi. Giống như tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý mà mẹ dành cho em vĩnh viễn không phai mờ. Em luôn nhắc nhở mình phải cố gắng học giỏi để đc nhìn thấy nhiều những nụ cười của mẹ hơn. Và em luôn muốn nói với mẹ: Cảm ơn mẹ Đề 5: Loài cây em yêu Mùa hạ là mùa của những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi, mùa của những tiếng ve kêu râm ran và cũng là mùa của hoa phượng đỏ rực. Phượng không biết tự bao giờ đã trở thành một mảnh ghép đặc biệt của mùa hè, của quãng đời học sinh nhiều vui buồn vu vơ, của những tháng năm tươi đẹp nhất cuộc đời con người. Đâu đó văng vẳng lời bài hat: "Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu " Phượng không phải loài cây đẹp nhất, nhưng nó lại là loài cây tôi yêu nhất. Cái dáng cây sừng sững giữa sân trường, vươn những cánh tay phủ màu xanh mơn mởn của những chiếc lá nhỏ li ti đón lấy ánh mặt trời rực rỡ trên cao đã khiến tôi không thể nào quên ngay cả khi nhắm hai mắt lại. Những ngày lộng gió, đứng dưới gốc phượng nhìn hàng trăm hàng nghìn chiếc lá xoay tít rồi buông mình xuống mái tóc cô cậu học trò chúng tôi, một thứ cảm giác lạ lẫm chợt bùng lên rồi lan tỏa trong trái tim.Nó giống như một dòng suối, nhẹ nhàng vuốt ve từng kẽ hở trong lòng, nhắc nhở chúng tôi trân trọng quãng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò. Mỗi khi hạ chớm sang, nghe tiếng ve râm ran nhè nhẹ tôi lại nôn nào ngóng trông sắc rực đỏ của hoa phượng. Thế rồi một ngày kia, phượng đã đỏ rực một khoảng trời. Những cánh hoa mịn như nhung e ấp ôm lấy nhụy hoa vàng rực rỡ. Hương hoa phượng không ngào ngạt như hoa sữa mà thong thoảng dịu nhẹ. Ngửi mùi hoa phượng như thấy cảm giác thư thái an nhiên
  7. lan tỏa. Phượng đến cùng những tiếng ve, cùng nắng thắp lửa cho mùa hè. Và bắt đầu đánh ghi những dấu mốc quan trọng của đời học sinh. Phượng mang mùa hạ đến, mùa thi, mùa chia ly, mùa của những vấn vương lưu luyến một thời cắp sách đên trường. Khi sắc phượng dần nhuộm đỏ sân trường cũng là khi những kỳ thi quan trọng đang đến gần. Phuượng đã theo tôi những ngày chuyển cấp lên trung học phổ thông, giúp tôi lưu giữ cảm xúc luyến tiếc mái trường tiểu học 5 năm gắn bó. Những trang nhật ký kẹp cánh phượng đỏ, lan tràn những dòng lưu bút cho tuổi học trò tươi đẹp nhiều vấn vương. Để một mai rời xa mái trường thân yêu, để một mai khôn lớn trưởng thành, mở trang nhật ký cùng cánh hoa phượng đã bị thời gian hong khô, ta bồi hồi xao xuyến nhớ lại một thời đã qua. Năm tháng như một tên trộm vô hình, lặng lẽ chôn vui ký ức của chúng ta. Trong bộn bề ký ức của ngày hôm qua, có những điều chúng ta nhớ nhưng cũng có những điều chúng ta quên. Thế mà cây phượng những tưởng vô tri vô giác ngoài kia lại nhớ rõ từng ký ức. Thời gian qua đi, chúng ta trưởng thành, phượng cũng già đi, bao lần thay lá thay hoa, bao lần rực đỏ sân trường. Nhưng phượng vẫn thầm lặng ghi nhớ những kỉ niệm học trò cho lớp lớp họ sinh. Nó vẫy tay chào đón từng lớp, từng lớp đến với mái trường này rồi tạm biệt từng lớp từng lớp tốt nghiệp, rời đi. Nó chứng kiến bao vui buồn tuổi học trò, bao giận hờn vu vơ và bao âu lo mỗi mùa thi đến. Thật thân yêu biết bao! Có lẽ vì những lí do đó, người ta dần đưa cây phượng trở thành biểu tượng của tuổi học trò. Nhắc đến cây phượng là nhắc đến quãng đời nhiều xúc cảm đó, nhắc tới những tháng năm một đi không trở lại. Nó không cần làm gì, chỉ yên lặng đứng ở đó cũng có thể đi vào lòng chúng tôi, trở thành hối ức quan trọng mà chúng tôi lưu giữ. Hoa phượng không biết tự khi nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ tôi dành trọn cho 1 thời học trò tươi đẹp và rực rỡ. Thời gian qua đi, tôi sẽ còn đến những ngôi trường thân thương khác trong cuộc đời mình. Những năm tháng học trò của tôi vẫn sẽ tiếp tục. Và tôi sẽ con được thấy hoa phượng đỏ nhiều lần nữa. Nhưng ngay cả đến khi trưởng thành, tôi vẫn sẽ hoài niệm về những đốm lửa cháy sáng cùng những ngây ngô và ước mơ một thời của tôi.”Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu Đề 6: Viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm của em với người mẹ của mình. "Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời." Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm.cCó những lúc tôi cũng nghĩ vậy nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cảm giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, qua tất cả những gì
  8. của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mới cảm thấy được thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên. Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to: "Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa!" Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy được cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: "Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con con tha thứ cho mẹ, nghe con." Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: "Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi". Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu
  9. dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: "Con yêu mẹ!" thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. Mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: "Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con''. Đề 7: Kể về tiế học online mà em ấn tượng nhất Những ngày nghỉ nhằm giãn cách xã hội trong đợt dịch bệnh Covid19 vừa qua đã đem đến cho em những kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc. Đó là việc em được tiếp xúc với 1 cách học mới mẻ - học trực tuyến. Thầy cô giáo đã dạy em trong nhiều tiết học online thú vị. Nhưng tiết Ngữ văn, bài Thánh Gióng do cô My dạylàm em nhớ mãi. Khi học trực tuyến, lớp học giờ đây đã hoàn toàn khác, không phải bảng xanh, bàn ghế kê san sát nhau như trước đây. Thay vào đó là không gian quanh nhà, với bảng chính là chiếc màn hình máy tính. Lớp học của em vẫn bắt đầu như thường lệ, các tiết học vẫn được thầy cô giáo sắp xếp thật đầy đủ và cố định nên em không cảm thấy bỡ ngỡ. Giờ học trực tuyến của em bắt đầu thông qua phần mềm vô cùng hữu ích, đó chính là zoom. Vào gần giờ học, tất cả mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng như việc mở máy tính lên, chuẩn bị sách vở, Cô My là người đầu tiên vào lớp rồi sẽ thêm các bạn học sinh vào. Giờ học diễn ra vẫn như bình thường, đảm bảo chất lượng như các giờ học trên lớp tại trường. Hôm ấy, em vào lớp online do cô tạo. Cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, yêu cầu tất cả các bạn mở camera để cô diểm danh. Chúng em đồng loạt bật camera và em có cảm giác thấy cô và các bạn ở rất gần em, nhìn lên màn hình đã thấy nhau.Cô điểm danh và rất hài lòng vì chúng em có mặt đày đủ. Sau đó, cô yêu cầu tất cả tắt mic, khi nào cô yêu cầu, chúng em sẽ bật mic.Bài học bắt đầu. Cô hướng dẫn chúng em đọc bài. Cô gọi bạn Linh đọc trước, sau đấy cô nhận xét và cô đọc cho chúng em nghe đoạn cuối. Chao ôi, giọng đọc của cô mới truyền cảm làm sao. Em và các bạn nghe mà cảm tưởng như mình được sống lại cái khoảnh khắc Gióng anh dũng một mình chiến đấu với giặc. Cô chuyển sang phần tiếp theo – Tìm hiểu bài. Cô lần lượt hỏi những câu hỏi trong sách giáo khoa. Kết hợp giảng giải, cô chiếu các hình ảnh, video để cho chúng em hình dung bối cảnh câu chuyện dễ hơn. Phần cho chúng em ghi khá gọn, cô chiếu trên màn hình và chúng em chỉ cần nhìn vào là ghi được. Cô vừa giảng, vừa hướng dẫn chúng em ghi bài. Cô cũng thường đặt ra câu hỏi để tạo sự tương tác trong tiết học. Câu hỏi nào khó, cô gợi ý cho chúng em trả lời. Rồi bỗng nhiên, cô gọi Cường – thường được chúng tôi gọi là “bé” Cường vì thân hình nhỏ bé. Cô dịu dàng hỏi Cường:
  10. - Em hãy cho cô biết, em có nhận xét gì về chi tiết Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng? Cường bật mic và hồn nhiên trả lời: - Dạ, em thưa cô, em thấy Thánh Gióng là một người có ý thức cứu nước ạ. Đặc biệt là ở chỗ, sau khi ăn xong, vươn vai Gióng bỗng biến thành tráng sĩ là ý nói Gióng phải là tráng sĩ mới tiêu diệt được kẻ thù. Và còn một ý nữa là là Thấy Cường ngập ngừng, cô hỏi: - Là gì? Em cứ nói tiếp đi! - Thưa cô, em còn muốn được to lớn như Gióng để ra tay bảo vệ các bạn nữ khi bị bắt nạt ạ! Nhìn qua màn hình máy tính, em thấy các bạn cười phá lên. Cũng cười vì thấy bạn Cường ga lăng ghê. Còn Cường thì gãi đầu, trông ngồ ngộ. Cô lại nhẹ nhàng hỏi tiếp: - Vậy các em cho cô hỏi, chi tiết Gióng đánh giặc xong, rồi cùng ngựa bay về trời có ý nghĩa như thế nào? Cô nhìn quanh lên màn hình và gọi Nguyên - một học sinh nổi tiếng quậy bậc nhất lớp tôi. Em chắc mẩm anh chàng này chết đến nơi rồi, vì anh ta còn đang mải gấp giấy trêu mấy đứa con gái thì bị cô gọi lên trả lời. Nguyên lúng túng bật mic và gãi đầu gãi tai, trả lời: - Thưa cô, chi tiết Gióng cùng ngựa bay về trời nói lên là Gióng chưa chăm lo phụng dưỡng cha mẹ nên đã bị Trời gọi về trách phạt ạ! Nghe xong, cả lớp tôi lại phá lên cười. Cô cũng cười. Cô tắt mic của bạn Nguyên và giải thích cho cả lớp rõ: “ Chi tiết Thánh Gióng bay về trời sau chiến thắng lẫy lừng là một chi tiết kỳ ảo có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Thánh Gióng đã cởi áo giáp sắt, một người một ngựa bay về trời. Chi tiết này là một hình thức bất tử hóa vẻ đẹp của người anh hùng. Thánh Gióng được sinh ra một cách phi thường , nên lúc ra đi cũng phải phi thường,bay về trời. Hình tượng được kì vĩ hóa để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng. Người anh hùng không hề mất đi mà mãi mãi sống với người dân. Gióng bay về trời mà không màng tới danh lợi, mục đích của cuộc sống dưới trần là giúp đỡ nhân dân ta chống giặc. Hình ảnh Gióng đẹp hơn bao giờ hết. Tóm lại chi tiết nghệ thuật này khiến hình ảnh Thánh Gióng mãi bất tử với đời sau’’. Em và các bạn lắng nghe cô giảng bài. Cô giảng rất say sưa. Em và các bạn như thấm từng lời cô giảng và nhờ vậy, chúng em hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này hơn. Nhìn đồng hồ, chỉ còn năm phút nữa là hết giờ, cô liền nhận xét buổi học của chúng tôi ngày hôm nay: - Hôm nay, lớp mình học rất sôi nổi. Cô đề nghị lớp thưởng một tràng pháo tay thật to. Chúng em nhìn nhau qua màn hình và vỗ tay rào rao. Gương mặt ai cũng rạng rỡ.Em cũng cảm thấy nuối tiếc vì chưa được phát biểu. Nhưng không sao, em sẽ cố gắng vào buổi học hôm sau. Tiết học kết thúc ,cô không quên nhắc chúng em tiết học tiếp theo, về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới ,và cuối cùng cô chào tạm biệt chúng em. Buổi học trực tuyến đem lại cho em những cảm giác thật hào hứng và phấn khởi. Đó là một buổi học rất thú vị. Có lẽ vì vậy nên kỉ niệm về buổi học trực tuyến môn Ngữ văn hôm ấy chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí em. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG
  11. MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT 1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. - Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. - Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. 2. Dàn ý chung của một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học a Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. b. Thân bài: + Phân tích đặc điểm của nhân vật: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài: - Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. - Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. c. Kết bài: - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật II. THỰC HÀNH VIẾT Lập dàn ý rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh cho các đề sau: Đề 1: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”(Ai-tơ-mai-tốp) Đề 2: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (Nguyễn Ngọc Thuần) Dàn ý tham khảo 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Tình cảm thầy trò luôn là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng thơ văn ngợi ca. Có những người thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu, đem lại ánh sáng, thay đổi cuộc đời cho bao học trò. Đến với những trang văn của nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ-ma- tốp qua truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình tượng thầy Đuy-sen – một người thầy giáo đáng kính, hết lòng vì học sinh thân yêu. 2. Thân bài: - Phân tích đặc điểm của nhân vật: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài: *Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm: Nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên hiện lên qua lời kể, qua cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai - nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Ngôi kể thứ nhất giúp miêu tả tính cách của nhân vật thầy Đuy-sen qua cảm nhận của nhân vật khác, vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật An-tư-nai với người thầy đầu tiên của mình.
  12. - Ngoại hình: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai: đi chân không đứng giữa dòng suối đá, hai tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít - Ngôn ngữ: - Thầy Đuy-sen trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học: + “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Thế nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?” + “Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả.” - Động viên, khích lệ An-tư-nai: “Dòng suối trong trẻo của thầy, em thông minh lắm Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào”. => Lời nói của thầy Đuy-sen gần gũi, ân cần, đầy yêu thương. - Hành động: - Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học, tự tay thầy đắp lò sưởi, dự trữ củi đốt, đi cắt rạ khô lót nền nhà, - Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; - Không để ý đến những lời lăng mạ, chế giễu của bọn nhà giàu; kể những câu chuyện vui để học trò quên đi mọi sự. - Cuối buổi học, thầy ở lại lấy đá và đất đắp những ụ nhỏ trên lòng suối để các em nhỏ bước qua không bị ướt chân. - Lo lắng, chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi cô bé bị chuột rút ở giữa suối. - Kiên trì day chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc; - Thầy mơ ước về tương lai tươi sáng cho học trò. => Những hành động của thầy Đuy-sen vô cùng ấm áp; thầy lo lắng, quan tâm đến học trò như người thân trong gia đình. - Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp nhân vật: - Đám học trò đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩa tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai học trò. - Học trò bất chấp khó khăn, khắc nghiệt (phải đi xa, leo đồi lội suối , bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết) để tự nguyện đến lớp học nghe thầy giảng bài. - Nhân vật “tôi” mong ước: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi.” - Mối quan hệ với các nhân vật khác: - Với bọn nhà giàu: thầy phớt lờ lời nói, hành động và thái độ coi thường, chế giễu của chúng. - Với học trò: Thầy coi học trò như người thân trong gia đình. - Với An-tư-nai: Thầy Đuy-sen hiểu và để tâm cả những hành động nhỏ bé của An-tư-nai (trút lại ki-giắc ở trường) An-tư-nai vô cùng yêu quý và kính trọng thầy Đuy-sen, mong muốn thầy là anh trai của mình. *Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: - Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (An-tư-nai). - Kết cấu truyện truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm chất thơ. *Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
  13. - ThầyĐuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha, trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò. - Hình tượng thầy Đuy-sen là hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương học trò, lấy tình yêu thương để cảm hoá học trò. Ngợi ca vẻ đẹp của hình tượng thầy Đuy-sen cùng tình cảm thầy trò cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở trong lòng người đọc niềm trân trọng những người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta vươn tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người. 3. Kết bài: - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. Bài viết tham khảo: Tình cảm thầy trò luôn là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng thơ văn ngợi ca. Có những người thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu, đem lại ánh sáng, thay đổi cuộc đời cho bao học trò. Đến với những trang văn của nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ- ma-tốp qua truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình ảnh thầy Đuy-sen – một người thầy giáo đáng kính, hết lòng vì học sinh thân yêu. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi tìm hiểu về thầy Đuy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”. Thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, qua cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai - nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Ngôi kể thứ nhất giúp miêu tả tính cách của nhân vật thầy Đuy-sen qua cảm nhận của nhân vật khác một cách chân thực, khách quan, vừa thể hiện được tình cảm của cô bé An-tư-nai với người thầy đầu tiên của mình. Nhà văn Ai-tơ-ma-tốp đã xây dựng nhân vật thầy Đuy-sen chủ yếu qua các chi tiết về ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và mối quan hệ với các nhân vật khác. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó tuy không cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân , biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ nghèo nàn lạc hậu. Thầy tự tay thầy đắp lò sưởi, dự trữ củi đốt, đi cắt rạ khô lót nền nhà, Tất cả những việc làm đó nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất cho lớp học của các em trong hoàn cảnh nghèo khó của địa phương. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi ?”. Đuy- sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông , thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ
  14. mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Những buổi đến trường, thầy Đuy-sen gắn bó với những đám trẻ bằng thứ tình cảm nhân hậu, yêu thương. Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá. Bị bọn nhà giàu chế giễu, coi thường, thầy không để ý, thầy còn kể những câu chuyện vui để học trò quên đi mọi sự. Cuối buổi học, thầy ở lại lấy đá và đất đắp những ụ nhỏ trên lòng suối để các em nhỏ bước qua không bị ướt chân. Thầy vô cùng lo lắng và chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi cô bé bị chuột rút ở giữa suối. Lũ trẻ hiểu hết những cử chỉ và hành động yêu thương của người thầy đáng kính nên vì yêu quý thầy, chúng đã tự nguyện đến trường mặc cho đường xa, phải leo đèo, lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết. Tấm lòng nhân hậu và những ý nghĩ tốt lành của thầy đã cảm hoá được lũ trẻ, thổi bùng lên khát khao học tập của chúng. Thật đẹp đẽ biết bao hình ảnh thầy trò cùng nhau chia sẻ chiếc lò sưởi giữa cảnh trời buốt giá. Những hành động của thầy Đuy-sen vô cùng ấm áp; thầy lo lắng, quan tâm đến học trò như người thân trong gia đình. Với riêng An-tư-nai, thầy động viên, khích lệ: “Dòng suối trong trẻo của thầy, em thông minh lắm Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào”. Thầy Đuy-sen luôn sống mãi trong kí ức của An-tư-nai với hình ảnh đi chân không đứng giữa dòng suối đá, hai tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít Thầy Đuy-sen còn hiện lên qua lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp nhân vật:“Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩa tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Cô bé An- tư-nai mong muốn thầy Đuy-sen là anh trai của mình: “Lúc bấy giờ cuộn tròn trong chiếc áo choàng của thầy Đuy-sen, tôi thầm nghĩ: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi. Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”. Như vậy, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc qua qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (An-tư-nai); kết cấu truyện truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm chất thơ, văn bản truyện “Người thầy đầu tiên” đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật thầyĐuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha, trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em nhỏ vùng quê nghèo ngọn lửa của khát khao tri thức. Hình tượng thầy Đuy-sen là hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương học trò, lấy tình yêu thương để cảm hoá học trò. Ngợi ca vẻ đẹp của hình tượng thầy Đuy-sen cùng tình cảm thầy trò cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở trong lòng người đọc niềm trân trọng những người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta vươn tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người. Ai-tơ-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen - người thầy đầu tiên được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Những trang viết của nhà văn Ai-tơ- ma-tốp cùng hình ảnh thầy Đuy-sen sẽ có sức sống lâu bền, neo đậu lâu dài trong lòng mỗi chúng ta.
  15. Đề 2: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (Nguyễn Ngọc Thuần) Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. Văn học từ cổ chí kim luôn tồn tại một mạch nguồn xuyên suốt, đó là tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Đã có biết bao áng thơ văn ca ngợi tình cảm thiêng liêng đó. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần cũng là một bài ca đẹp về tình phụ tử thiêng liêng, để lại bao niềm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Đến với những trang văn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thuần, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình tượng người bố - một người rất mực yêu thương con với tâm hồn phong phú và trái tim nhân hậu. 2. Thân bài: - Phân tích đặc điểm của nhân vật: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài: (1) Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật người bố dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm: - Nhân vật người bố hiện lên chủ yếu qua lời kể củangười con – nhân vật “tôi”, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Tác dụng: + Miêu tả tính cách của nhân vật người bố qua cảm nhận của nhân vật khác (người con). + Vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi” với bố. *Hành động, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ: - Hàng ngày người bố thường dẫn con ra vườn hoa, làm đồ dùng cho con tưới cây cùng. - Bố sáng ra các trò chơi thú vị để chơi cùng con: + Trò chơi nhắm mắt đoán tên các loài hoa trong vườn: Người bố hướng dẫn con nhắm mắt lại và chạm từng bông hoa Cảm nhận bằng xúc giác + Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật giấu trong nhà; đố nhắm mắt đoán khoảng cách: +Người con nhắm mắt vẫn có thể đi mà không chạm vật gì, vẫn biết được bố đứng cách mình bao xa. + Nhờ trò chơi đoán khoảng cách mà người con có thể giúp bố cứu được bạn Tí suýt đuối nước. + Trải nghiệm đọc tên để nghe âm thanh tuyệt diệu tên gọi: Bố bảo con mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu; người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó nghe càng tuyệt diệu bấy nhiêu. + Trò chơi ngửi rồi gọi tên các loài hoa: Hướng dẫn người con cảm nhận được mùi của các loài hoa cảm nhận bằng khứu giác. =>Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con. - Thái độ của người bố khi cùng con chơi trò chơi:Cùng con chơi một cách vui vẻ - Ngôn ngữ: Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để con tiến bộ hơn: “Bố cười khàkhà khen tiến bộ lắm”; “Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi”; “bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới” => Lời nói âu yếm, trìu mến, đầy yêu thương. - Ý nghĩa những trò chơi của bố: + Hướng con đến những niềm vui, giá trị của cuộc sống.
  16. + Người bố muốn con được trải nghiệm từ thực tế cuộc sống để hình thành thói quen, sự gắn bó và biết trân trọng, nâng niu những giá trị của cuộc sống, cho dù là điều nhỏ nhất. =>Người bố đã thể hiện tình yêu thương lớn lao với người con thông qua việc dành thời gian cùng con làm những công việc, chơi những trò chơi lí thú để từ đó giúp con nhận ra những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. *Lời người kể chuyện (người con) nhận xét trực tiếp nhân vật: + “Bố tôi bơi giỏi lắm” + “Bố nháy mắt và chúng tôi cười ồ Một bí mật giữa bố và tôi”. + Với “tôi”, bố là món quà “bự” nhất. => Người con rất tự hào về bố và thích thú với những bí mật của hai bố con. *Mối quan hệ với các nhân vật khác: Thái độ của người bố trước món quà của bạn Tí: - Người bố vốn không thích ăn ổi nhưng vẫn đón nhận những trái ổi mà Tí tặng một cách trân trọng.=> Cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu, biết ơn của người bố khi nhận món quà của Tí. - Ý nghĩa câu nói của người bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó” + Món quà thể hiện tình cảm, tấm lòng của người nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp và có ý nghĩa. Cách chúng ta nhận và trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta. + Từ đó, mỗi người đều rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình. *Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: - Nhân vật người bố hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (người con) - Ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm chất thơ. *Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật: - Tính cách của người bố qua văn bản: + Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn; + Gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết; coi con là “món quà” quýgiá nhất của cuộc đời; + Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí, + Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống thiên nhiên, - Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu. - Xây dựng hình ảnh người bố rất mực tâm lí, nhà văn gửi gắm đến người đọc thông điệp về tình cảm cha con thân thiết. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới những bậc làm cha làm mẹ: Hãy yêu quý trẻ em, hãy chia sẻ, gần gũi với con cái, hãy bước với thế giới của con bằng tình yêu thương và trái tim nhân hậu. 3. Kết bài: - Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.