Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Hàn Vy 02/03/2023 9151
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha Có một khúc dân ca Thơm lừng hương cỏ dại Có tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương ( Nguồn :ễn-Lãm-Thắng) Câu 1. ( 0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ: A. Lục bát B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Sáu chữ. Câu 2. ( 0,5 điểm) Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: A. Miêu tả, biểu cảm, tự sự B. Biểu cảm, tự sự C. Miêu tả, tự sự D. Biểu cảm, miêu tả. Câu 3. ( 0,5 điểm) Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên mà em đã học là: A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ. Câu 4. ( 0,5 điểm) Xác định phó từ trong hai dòng thơ: “ Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi” A. Có B. tha thiết C. Ngọt ngào D. Mãi. Câu 5. ( 0,5 điểm) Bài thơ có bao nhiêu từ láy? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ. Câu 6. ( 0,5 điểm) Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
  2. « Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi » A. Hai hình ảnh B. Ba hình ảnh C. Bốn hình ảnh D. Năm hình ảnh Câu 7. ( 0,5 điểm) tác dụng của hình ảnh so sánh: « Có tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương » A. Làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm. B. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp. C. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 8. ( 0,5 điểm) Cụm từ: « Đọng trên áo mẹ cha » là cụm: A. Tnh từ B. Động từ C. Danh từ D. Chủ vị. Câu 9. ( 1,0 điểm) Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta bức thông điệp gì? Câu 8. ( 1,0 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 7-10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ. II. VIẾT (4,0 điểm) Trong đại dịch Covid19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch.em hãy kể một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 I 5 B 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 Bài thơ muốn nhắn gửi tới chúng ta bức thông điệp: Tuổi thơ em gắn liền với bao cảnh vật thân thương, gần gũi, bình dị của 0,5 thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.
  3. - Tuổi thơ còn được lớn lên bởi những giọt mồ hôi vất vả của mẹ cha đổ xuống. Tuổi thơ được ru hời từ những điệu dân ca 0,5 ngọt ngào vì vậy, chúng ta phải biết ơn công lao cha mẹ; biết trân trọng, yêu quý quê hương tươi đẹp. 10 * Hình thức: đoạn văn 0,25 * Nội dung: đảm bảo một số ý sau - Cảm xúc thiết tha, sâu lắng khi tác giả nhớ về những điều 0,75 bình dị, thân thương, gắn bó với tuổi thơ của mình. - Cảm nhận được bức thông điệp cuộc sống II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 kể một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng c. Học sinh có thể trình bày theo cách sau * Mở bài: Giới thiệu về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô 0,25 cùng trân trọng. - Bày tỏ cảm xúc của em về người đó. * Thân bài: - Trình bày được diễn biến sự việc 2,5 + Sự việc được kể theo trình tự thời gian + Để cho sự việc được kể hấp dẫn cần thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Nêu ý nghĩa về sự việc được kể + Sự việc đó giúp em cảm nhận điều gì về người chiến sĩ áo trắng + Em rút ra được bài học gì * Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt 0,25
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Tổn g Mức độ nhận thức Nội % Kĩ T dung/đơ điểm năn T n vị kiến Vận dụng g Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Thơ (thơ hiểu bốn chữ, 4 0 4 0 0 2 0 60 năm chữ) 2 Viết Kể lại một sự việc có thật liên quan đến 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức T dung/Đơn Kĩ năng Mức độ đánh giá Vận T vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1. Đọc Thơ (thơ * Nhận biết: hiểu bốn chữ, - Nhận biết được đặc điểm năm chữ) của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu 4 TN 4 TN 2 TL biểu * Thông hiểu: - Hiểu được cấu tạo của cụm từ
  5. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. * Vận dụng: - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc văn bản 2 Viết Kể lại một Nhận biết: sự việc có Thông hiểu: thật liên Vận dụng: quan đến Vận dụng cao: Viết được 1TL* 1* 1* 1* nhân vật bài văn kể lại một sự việc có hoặc sự thật liên quan đến nhân vật kiện lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Tổng 4 TN 4 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40