Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_so.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 QUẢNG NAM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi: – Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. – Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: – Không phải chia nữa. Anh cho em tất. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập I, trang 21, 22) 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 3. Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích. 4. Xác định quan hệ từ trong câu:“Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.” 5. Xét về mặt nội dung, tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? 6. Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng. “Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” 7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? Vì sao? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình em. -Hết-
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I QUẢNG NAM Năm học: 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. 0,25 2 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,25 3 - Tìm đủ 4 từ láy: Trong các từ láy sau (mảnh mai, thoăn thoắt, lẹp kẹp, 1,0 líu ríu, loạng choạng, dịu dàng, mãi mãi). 4 - Quan hệ từ: Nhưng, và. 0,5 5 - Xác định tính mạch lạc trong đoạn văn. 0,5 Học sinh chỉ cần xác định được 1 trong các ý sau: + Các câu, các đoạn đều cùng nói về đối tượng là hai anh em Thành và Thủy. + Các câu, các đoạn đều cùng nói về tâm trạng, thái độ của hai anh em Thành và Thủy. + Các câu, các đoạn đều cùng nói về việc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. 6 - Phép tu từ: + Điệp ngữ. 0,5 + Chỉ ra từ ngữ: xa nhau, một giấc mơ. 0,5 - Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác sợ phải chia xa của Thành và Thủy. 0,5 7 - Mức 1: Học sinh thể hiện được ý kiến cá nhân về sự lựa chọn có (chia đồ chơi) hoặc không (chia đồ chơi) và giải thích được quan điểm đã lựa chọn một cách rõ ràng, hợp lý và thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực 1,0 đạo đức xã hội. - Mức 2: Học sinh thể hiện được ý kiến cá nhân về sự lựa chọn có (chia đồ chơi) hoặc không (chia đồ chơi) và giải thích phù hợp về quan điểm đã 0,5 lựa chọn, không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. - Mức 3: Học sinh thể hiện được ý kiến cá nhân về sự lựa chọn có (chia đồ chơi) hoặc không (chia đồ chơi) và không giải thích gì thêm hoặc giải 0,25 thích không hợp lý. - Mức 4: Học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0,0 cầu của đề. * Nếu học sinh lựa chọn cả hai trường hợp có và không thì vẫn chấp nhận. Giám khảo căn cứ vào 4 mức trên để ghi điểm.
  3. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung - Biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. - Tình cảm, cảm xúc phải rõ ràng, trong sáng, chân thực. - Bài văn có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát 0,5 được vấn đề. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm: Một người thân trong gia đình 0,25 c. Triển khai nội dung cần biểu cảm: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: 0,5 - Gợi nhớ về người thân. + Một điều gì đó gợi nhắc đến người thân ấy. + Niềm cảm xúc sâu đậm nhất về người thân ấy. - Cảm nghĩ cụ thể. + Những nét thân thương nhất của người thân hiện lên trong em. + Những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với người ấy. + Tình yêu thương, sự cảm mến, lòng khâm phục, niềm tự hào, đối với 2,5 người ấy + Những suy ngẫm về trách nhiệm, tình cảm của mình, những mong ước hoặc hứa hẹn, - Nhấn mạnh lại cảm nghĩ + Tình cảm luôn dành cho người thân. 0,5 + Nỗi lòng, lời nhắn nhủ hoặc suy ngẫm về tình cảm giữa những người thân trong gia đình. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng 0.5 biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Hết-