Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Thiên Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_on_tap_ngu_van_lop_9_hoc_ky_ii_thien_huong.docx
Nội dung text: Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Thiên Hương
- 1 ÔN TẬP VĂN 9 HỌC KÌ 2 GỒM: 1 Chuyên đề thơ hiện đại 2 Chuyên đề truyện hiện đại 3 Chuyên đề văn bản nhật dụng 4 Chuyên đề tiếng việt 5 Chuyên đề nghị luận xã hội 6 Chuyên đề nghị luận văn học CHUYÊN ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI ÔN TẬP VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả - Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Ông sinh ra, lớn lên, sống, chiến đấu và gắn bó trọn đời với mảnh đất Thừa Thiên. Thanh Hải tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp, là người có công xây dựng nền văn học giải phóng Miền Nam từ những ngày đầu. - Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành: - Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1962 ). Huế mùa xuân (tập I-1970; tập II – 1975). Dấu võng Trường Sơn (1977), Mùa xuân nho nhỏ (1980). - Ông được tặng Giải thưởng văn học Nguyễn ĐÌnh Chiểu năm 1965. 2. Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt: - Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 2 - Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Vì vậy, bài thơ được coi là những dòng chữ cuối cùng Thanh Hải để lại cho đời vừa là lời tổng kết cuộc đời ông, là một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ với cuộc sống. b. Thể thơ: Thể thơ 5 chữ c. Bố cục: Ba phần - Phần 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên (khổ 1) - Phần 2: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước (2 khổ tiếp theo) - Phần 3: Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả (3 khổ còn lại) d. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm e. Nghệ thuật và nội dung Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung. - Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (Bông hoa, tiếng chim hót, vì sao ) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. - Cấu tứ chặt chẽ lô – gic: sự hài hòa giữa mùa xuân lớn và mùa xuân nho nhỏ, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. - Giọng điệu biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả: vui, say mê, trầm lắng, tha thiết. Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước; với cuộc đời; thực hiện ước nguyện chân thành, tha thiết muốn được cống hiến thật nhiều cho đất nước góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 3, Ý nghĩa nhan - Tính từ “nho nhỏ” ở nhan đề bài thơ đã cụ thể hóa, hữu hình hóa đề văn bản? mùa xuân và mang đến những lớp nghĩa khác nhau: + Lớp nghĩa thực: Gợi về mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên vũ trụ THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 3 + Là hình ảnh ẩn dụ độc đáo thể hiện khát vọng lí tưởng muốn cống hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất tinh túy nhất cho cuộc đời, quê hương, đất nước của nhà thơ. II, Tìm hiểu văn bản 1, Cảm xúc của - Bài thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và tràn nhà thơ trước mùa đầy sức sống của mùa xuân. xuân thiên nhiên - Bức tranh mùa xuân: Tác giả đã tái hiện lại khung cảnh mùa (khổ 1) xuân của đất trời xứ Huế qua vài nét phác họa: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bàu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lành lót gọi xuân về (hót vang trời). Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xuân có tầng bậc, hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế. - Cảm xúc của tác giả: tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo trước cảnh mùa xuân: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. + Có thể hiểu câu thơ “Từng giọt long lanh rơi” theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc. Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục. + Lời gọi “ơi”, lời hỏi “chi” khiến câu thơ trở thành lời trò chuyện trực tiếp với thiên nhiên, tác giả đưa vào thơ cách nói dịu ngọt THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 4 thân thương cua xứ Huế, bộc lộ sự ngạc nhiên xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. => Chỉ với vài nét vẽ, đan xen một chút chất nhạc, Thanh Hải đã phác họa được một bức tranh có cái hồn mùa xuân xứ Huế. Nó đủ đầy cả màu sắc, hình ảnh, âm thanh. Từ đó, bộc lộ được niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên đất trời mùa xuân. 2, Cảm xúc của Từ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, Thanh Hải đã mở rộng để nhà thơ trước mùa khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: xuân đất nước (2 Mùa xuân người cầm súng khổ tiếp theo) Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao”. - Thanh Hải chọn hai hình ảnh tiêu biểu người cầm súng và người ra đồng – hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước. Cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh người cầm súng và người ra đồng với màu xanh vô cùng gợi cảm của chồi non lộc biếc. Lộc giắt đầy , lộc trải dài hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo người lính ra trận, lộc non trên vành lá ngụy trang tiếp sức cho họ trên mỗi bước đường hành quân, gìn giữ mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc. Mùa xuân theo người nông dân ra đồng trước mắt họ trải ra màu xanh đầy sức sống, hay chính họ đang gieo mùa xuân trên khắp mọi miền Tổ quốc? Mùa xuân theo người cầm súng, người ra đồng đến mọi miền đất nước. Và chính những con người ấy đã đem mùa xuân đến cho đất nước giữa mùa xuân của thiên nhiên. Nhà thơ nghe thấy trong màu xanh tươi non của của mùa xuân cái khí thế tưng bừng; rộn rã, hối hả, xôn xao “Tất cả như hối hả - Tất cả như xôn xao”. Điệp từ "tất cả” đi liền với từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước - Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã suy ngẫm về đất nước: + Đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi: Đất nước bốn ngàn năm THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 5 Vất vả và gian lao Nghệ thuật nhân hóa, đất nước như con người trải qua bao vất vả gian lao của thăng trầm lịch sử. Vẻ đẹp đất nước là vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. + Đất nước tỏa sáng trong tương lai: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Nhà thơ so sánh tầm vóc, vị thế của đất nước với nguồn sáng lấp lánh của vì sao để bày tỏ niềm tự hào, niền tin tưởng về tương lai tươi sáng, về sức sống trường tồn vĩnh cửu của dân tộc, không kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước tiến của dân tộc ta. Điệp từ "đất nước” cộng với cấu trúc song hành “đất nước bốn nghìn năm đất nước như vì sao ” diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước. -> Giọng thơ vừa tha thiết sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước. 3, Khát vọng và lí Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha tưởng sống cao thiết mong ước được hóa thân để sống biến thật nhiều cho cuộc đời: đẹp cuả nhà thơ(3 Ta làm con chim hót khổ còn lại) Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. - Điệp cấu trúc: “Ta làm , ta nhập vào” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ tâm tình về khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. - Những hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc: + Con chim cất cao tiếng hát để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho mùa xuân, một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hòa ca môn điệu. Đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm nhường mà cao quí của thi nhân + Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 6 dâng hiến cho đời, bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không thể thiếu nốt trầm. - Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người. - Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm "nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước. - Nhà thơ ước được làm “Một mùa xuân nho nhỏ” để "Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là "Một mùa xuân nho nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải. + Từ láy "nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước. + Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng. - Điệp cấu trúc ngữ pháp "dù là dù là” và hình ảnh tương phản "tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến hi sinh. - Bài thơ khép lại trong giai điệu ngọt ngào, êm dịu của làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. “Khúc nam ai” là khúc nhạc buồn thương, da diết để gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm. "Nhịp phách tiền” là điệu nhạc rộn ràng để khép lại bài thơ, đó là giai điệu của cuộc sống mới, sức sống mới của dân tộc. -> Tình yêu đời, yêu cuộc sống trỗi dậy thật mãnh liệt, trở thành khúc hát tâm tình trong những dòng thơ cuối. Khúc hát đó thật cảm động, cao quí và đáng trân trọng biết bao. III, Luyện tập A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề 1: Cho câu thơ sau: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 7 Mọc giữa dòng sông xanh 1. Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép? 3. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép? 4. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ? 5. Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ(trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó) Gợi ý: 1. Đoạn thơ được trích trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt: - Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển. - Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. 2. – Thể thơ: 5 chữ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 3. Từ “ơi” trong câu thơ "Ơi con chim chiền chiện” thuộc thành phần biệt lập dùng để gọi đáp. 4. 2. – Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ "Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” Tác dụng: Thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Đồng thời tác giả còn muốn hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả. - Nghệ thuật đảo ngữ qua hai câu thơ "Mọc giữa dòng sông xanh; Một bông hoa tím biếc” Tác dụng: Tác giả đặt từ "mọc” lên đầu câu cho thấy được sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trỗi dậy của bông hoa. Từ đó, cho ta thấy được sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên. - Nghệ thuật nhân hóa lời gọi “ơi” và lời hỏi "chi” Tác dụng: Câu thơ đã trở thành lời trò truyện trực tiếp với thiên nhiên, bộc lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân. 5. Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của bản thân về đoạn thơ được trích. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 8 - Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân. Bức tranh được nhà thơ vẽ với màu sắc hài hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn ràng - Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa. + Tình cảm của nhà thơ. + Tình yêu mùa xuân thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi con chim chiền chiên. + Hành động "hứng" giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, dồn vào hành động ấy. Đoạn văn tham khảo: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản "Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật đẹp và đầy sức sống(1). Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” được đặt ở ngay đầu câu thơ cho thấy được sức sống mãnh liệt của bông hoa(2). Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và màu xanh của dòng sông- màu sắc đặc trưng của xứ Huế (3). Rộn rã, tươi vui giữa âm thanh của tiếng chim chiền chiện, lan tỏa khắp bầu trời xuân(4). Các từ “ơi”, "chi”, "mà” như những lời trò chuyện với thiên nhiên thật trìu mến, thân thương(5). Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” đã thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân(6). Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người đoạn thơ cho ta thấy lòng yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống sâu sắc của nhà thơ(7). Đề 2: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 1. Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì? 2. “Nốt nhạc trầm” trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả? 3. Câu thơ "Một mùa xuân nho nhỏ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng ấy cho em hiểu điều gì về nhà thơ? 4. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 9 bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế) Gợi ý: 1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ "mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”. Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước. 2. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt nhạc trầm là một hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung. 3. Câu thơ "Một mùa xuân nho nhỏ” sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. việc sử dụng bpnt ấy cho ta thấy tác giả muốn góp công sức nhỏ bé của mình cho đất nước. 4. Gợi ý: a. Về hình thức: - Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị lỗi chính tả. b. Nội dung: * Câu mở: - Giới thiệu khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ Dù là khi tóc bạc” trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. - Ý chính: Bạn đọc thấy được tâm niệm sống, khát vọng được hòa nhập và cống hiến làm nên mùa xuân chung cho đất nước của nhà thơ. *Thân đoạn: - Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ "ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ” + Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là mùa đẹp nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn vật và con người. + Đây còn là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự hòa nhập, dầng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của con người, góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước. + Qua cụm từ “Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, thấy được cái hữu hạn của con người và cái vô hạn của đất trời: Một con người- Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo nên mùa xuân chung cho đất nước nhưng có nhiều "Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được mùa xuân cho đất nước, dân tộc. - Sự cống hiến này giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường "Lặng lẽ dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ. - Điệp ngữ "Dù là” với sắc thái ý nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ với đất THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 10 nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Dù là tuổi đôi mươi Dù là khi tóc bạc” - Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”. Nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ đó bất tử với thời gian, được phổ nhạc thành bài hát vẫn được cất lên mỗi độ xuân về làm xao xuyến biết bao lòng người. * Kết đoạn: - Thể thơ 5 chữ, gần với điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị. - Bạn đọc thấy được lý tưởng sống cao đẹp, khao khát cống hiến hết sức mình cho đất nước, dân tộc của nhà thơ. - Khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải cũng từng được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong bài “Một khúc ca xuân”: “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” c. Về ngữ pháp: Học sinh gạch chân, chú thích rõ ràng những câu bị động và từ ngữ dùng làm phép thế được sử dụng thích hợp trong đoạn văn viết của mình. Đề 3: Cho đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 1. Chỉ ra điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng? 2. Các hình ảnh "con chim, một cành hoa, một nốt trầm” có đặc điểm gì giống nhau? 3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình. Gợi ý: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 11 1. Điệp từ "ta, một, dù” Từ láy: "nho nhỏ, xao xuyến” 2. Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. 3. – Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. – Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. – Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh tuý của đời mình cho đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. – Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái “tôi” của tác giả đã thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải. Đề 4: Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao 1. Tìm các biện pháp sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng 2. Viết đoạn văn phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Gợi ý: 1. Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 12 Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật trên đã làm nổi bật không khí lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ TQ diễn ra rất khẩn trương, sôi nổi, hào hứng. Đó là hai lực lượng với hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến cho mọi người, mọi nơi trên đất nước. Họ là những con người làm cho đất nước ngày càng phát triển và đi lên. 2. Đoạn văn tham khảo: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện rõ giá trị của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Các điệp ngữ trên đều được nằm ở đầu các câu thơ. Vị trí đó có lẽ chính là dụng ý của nhà thơ để tạo nên cái hay cho bài thơ. Tác giả vừa sử dụng điệp ngữ nối liền và điệp ngữ cách quãng để tạo nên sự phong phú cho các điệp ngữ, tránh sự nhàm chán. Cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ trên nhà thơ còn muốn tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn ở một bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu. Đề 5: Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ: Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Gợi ý: Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước vất vả và gian lao. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian lao". - Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. - Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Đoạn văn tham khảo: - Để làm cho đoạn thơ trên gây ấn tượng sâu sắc, chúng ta không thể không nhắc tới cách sử dụng các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ. Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao” kết hợp với nghệ thuật hoán dụ "đất nước” đã cho ta thấy được hình ảnh một đất nước trải dài hàng ngàn năm lịch sử để THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 13 phát triển và đi lên. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, đảm đang, tháo vát, cần cù vươn lên trong cuộc sống. Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. Các biện pháp tu từ đã tạo nên dấu ấn cho đoạn thơ, hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc. B. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Đề 1 : Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 1. Mở bài : - Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh ra, lớn lên sống, chiến đấu và gắn bó trọn đời với mảnh đất Thừa Thiên- Huế. Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành. - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11 năm 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt lúc đó Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết muốn được cống hiến thật nhiều cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2. Thân bài a) Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên Huế (khổ đầu). - Bức tranh mùa xuân: Tác giả đã tái hiện lại khung cảnh mùa xuân của đất trời xứ Huế qua vài nét phác họa: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bàu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lành lót gọi xuân về (hót vang trời ). Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xuân có tầng bậc, hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế. - Cảm xúc của tác giả: tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo trước cảnh mùa xuân: + Câu thơ "Từng giọt long lanh rơi” sự dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thể hiện niềm say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp đất trời vào xuân "Từng giọt” ở đây là giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nếu gắn với 2 câu trước, "từng giọt” có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim hót. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình, khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác "Tôi đưa tay tôi hứng”. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 14 + Lời gọi “ơi”, lời hỏi “chi” khiến câu thơ trở thành lời trò chuyện trực tiếp với thiên nhiên, tác giả đưa vào thơ cách nói dịu ngọt thân thương cua xứ Huế, bộc lộ sự ngạc nhiên xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. b) Cảm xúc trước mùa xuân đất nước (khổ 2,3) - Thanh Hải chọn hai hình ảnh tiêu biểu người cầm súng và người ra đồng – hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước. Cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh người cầm súng và người ra đồng với màu xanh vô cùng gợi cảm của chồi non lộc biếc: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Lộc giắt đầy , lộc trải dài hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo người lính ra trận, lộc non trên vành lá ngụy trang tiếp sức cho họ trên mỗi bước đường hành quân, gìn giữ mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc. Mùa xuân theo người nông dân ra đồng trước mắt họ trải ra màu xanh đầy sức sống, hay chính họ đang gieo mùa xuân trên khắp mọi miền Tổ quốc? Mùa xuân theo người cầm súng, người ra đồng đến mọi miền đất nước. Và chính những con người ấy đã đem mùa xuân đến cho đất nước giữa mùa xuân của thiên nhiên. Nhà thơ nghe thấy trong màu xanh tươi non của của mùa xuân cái khí thế tưng bừng; rộn rã, hối hả, xôn xao "Tất cả như hối hả - Tất cả như xôn xao”. - Suy ngẫm của tác giả về đất nước: + Đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Nghệ thuật nhân hóa, đất nước như con người trải qua bao vất vả gian lao của thăng trầm lịch sử. Vẻ đẹp đất nước là vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. + Đất nước tỏa sáng trong tương lai: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Nhà thơ so sánh tầm vóc, vị thế của đất nước với nguồn sáng lấp lánh của vì sao để bày tỏ niềm tự hào, niền tin tưởng về tương lai tươi sáng, về sức sống trường tồn vĩnh cửu của dân tộc, không kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước tiến của dân tộc ta. c) Tâm niệm của nhà thơ (khổ 5,6) Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết mong ước được hóa thân để sống biến thật nhiều cho cuộc đời: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 15 Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. - Điệp cấu trúc: Ta làm , ta nhập vào diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người. - Điều tâm niệm ấy được tác giả thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị. - Ước là "con Chim” để dâng cho đời tiếng hót làm vui, làm "nhành hoa” dâng cho đời hương sắc làm đẹp. Ở khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh "một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện "hót chỉ mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy – những hình ảnh đẹp nhất, khiêm nhường nhất của thiên nhiên- để hóa thân, để dâng hiến, cách cấu từ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh trọn lọc ấy đã mang một ý nghĩa mới: mong ước được sống có ich cống hiến cho đời vô tư, tự nguyện, không đòi hỏi đáp đền như một lẽ tự nhiên, con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. + Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm "nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước. + Nhà thơ ước được làm "Một mùa xuân nho nhỏ” để "Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là "Một mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một phần nhỏ bé của mình và phải không ngừng cống hiến: "Đó là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. "Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường cống hiến bất chấp tuổi tác, thời gian, nghịch cảnh. Lẽ sống của Thanh Hải là lẽ sống của một lớp người trọn đời đi theo cách mạng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. 3. Kết luận - Sức hấp dẫn của bài thơ Mùa xuân nho nhỉ là ở thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, trong sáng, giàu tình biểu tượng, ẩn dụ. - Bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trước những xúc cảm của Thanh Hải về mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Đề 2 : Nhận xét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, có ý kiến cho rằng "Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải”. Hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên 1. Mở bài THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 16 - Thanh Hải (1930- 1980) là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam những ngày đầu. Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành. - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11 năm 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt, lúc đó Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Nhận xét bài thơ Mùa xuân nho nhỏ,có ý kiến cho rằng.“Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải”. 2.Thân bài a) Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của Thanh Hải - Thanh Hải phác họa ra bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đậm sắc màu xứ Huế khi đang nằm trên giường bệnh: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện Mọc giữa dòng sông xanh Một bóng hoa tím biếc Ơi con sông chiền chiện Hót chi mà vang trời Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lánh lót gọi xuân về (hót vang trời). Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xuân có tầng bậc, hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế. - Nhà thơ đón nhận vẻ đẹp bức tranh mùa xuân bằng trạng thái tâm lí đặc biệt. Ông đưa tay ra hứng lấy "Từng giọt long lanh rơi”. Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng chim chiền chiện không hề tan biến trong không gian mà đọng lại từng giọt long lanh màu sắc và ánh sáng khiến nhà thơ không cầm lòng được nên đã dang rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng đón nhận bức tranh xuân bằng trạng thái say sưa, ngây ngất, bằng những giác quan thính nhậy và tâm hồn người nghệ sĩ, bằng cả sự trân trọng, nâng niu. - Nằm trên giường bệnh, vì yêu cuộc sống. Thanh Hải còn cảm nhận được khí thế tưng bừng, rộn rã của đất nước đang vào xuân qua hai hình ảnh chọn lọc, giàu ý nghĩa biểu trưng: người cầm súng, người ra đồng . Họ là hai lực lượng tiêu biểu cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của dân tộc: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước. - Thanh Hải quên đi nỗi đau bệnh tật hiểm nghèo, hòa chung với niềm vui phơi phới của đất nước, nghĩ suy về đất nước tỏa sáng trong tương lai: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Nhà thơ so sánh tầm vóc, vị thế của đất nước với nguồn sáng lấp lánh của vì sao để bày tỏ niềm tự hào, niềm tin tưởng về tương lai tươi sáng, về sức sống trường tồn vĩnh cửu của dân tộc., không kẻ thù nào có thể ngăn nổi bước tiến của dân tộc ta. Từ cách cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải đã bộc lộ tình yêu cuộc sống thiết tha. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 17 b) Bài thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết cua Thanh Hải đối với quê hương, đất nước. - Thanh Hải chọn những hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, giàu ý nghĩa để nói lên ước nguyện dâng hiến của mình: con chim, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ. Điệp ngữ ta làm, dù là để hiện nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết cháy bỏng. - Tâm niệm về sự cống hiến: + Cống hiến vô tư, tự nguyện, không đòi hỏi đáp đền như quy luạt của tự nhiên, như con chim sinh ra để dâng cho đời tiếng hót làm vui, như bông hoa sinh ra để làm đẹp, điểm tô hương sắc cho đời. + Chủ động hòa mình vào cuộc sống muôn người, cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. + Cống hiến cho đời cả "Một mùa xuân nho nhỏ” – nguyện dâng hiến cả cuộc đời với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho quê hương, đất nước, cống hiến thường xuyên, liên tục, bắt chấp thời gian, nghịch cảnh, tuổi đời. Lẽ sống, nhân sinh quan cao đẹp của nhà thơ trọn đời đi theo lí tưởng cách mạng, cống hiến không ngừng, không nghỉ cho đất nước, cho cuộc đời. Đó là lẽ sống đáng khâm phục: 3. Kết bài: - Bài thơ ra đời khi Thanh Hải sắp vĩnh biệt cuộc đời nhưng cả bài thơ vẫn ngập tràn sức xuân và khát vọng sống mãnh liệt. Điều đó đã gieo vào lòng người, đọc những rung động sâu xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp lặn. - Bài thơ còn thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của Thanh Hải: muốn được hòa nhập, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Mỗi người hãy góp một nốt trầm, "một Mùa xuân nho nhỏ” vào bản hòa ca bất tận của cuộc đời, của đất nước: Đề 3: Trong Tiếng nói văn nghệ Nguyễn Đình Thi có viết: "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ, anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏi "điều gì mới mẻ”, "lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem "góp vào đời sống”. 1. Mở bài - Trong Tiếng nói văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nới một điều gì mới mẻ anh gửi vào tác phẩm một lá thư; một lời nhắn nhủ, anh muốn dem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”. - Mùa xuân nho nhỏ (1980) của Thanh Hải được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. Bài thơ đã thực sự mang đến những điều mới mẻ, là lời nhắn nhủ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống. 2. Thân bài: a) Giải thích nhận định THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 18 - Văn học nghệ thuật luôn lấy con người và đời sống làm đối tượng phản ánh. Không có một tác phẩm nghệ thuật nào mà không được xây dựng nên từ chất liệu hiện thực cuộc sống. Vì thế "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”, nghĩa là hiện thực cuộc sống là chất liệu, là nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật. - "Nhưng người nghệ sĩnh không ghi lại cái đã có rồi”, nghĩa là nghệ sĩ không sao chép y nguyên thực tại mà luôn muốn nói những điều mới mẻ. Đó là những khám phá phát hiện rất mới mẻ, rất riêng của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống "Điều mới mẻ” trong một tác phẩm có khả năng chiếu tỏa lên cuộc dời ta, soi vào tâm hồn ta, làm cho ta thay đổi hẳn cách nghĩ, cách nhìn, cách sống theo chiều hướng tích cực hơn. - Người nghệ sĩ còn "gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Lá thư, lời nhắn nhủ là sự sống, là tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn truyền cho người đọc. Mỗi tác phẩm văn nghệ ngoài phản ánh thực tại cuộc sống còn có chức năng giáo dục và cải tạo xa hội. b) Chứng minh, làm sáng tỏ "điều mới mẻ”, "lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem "góp vào đời sống”. * Mùa xuân nho nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Đó là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: sắc màu tươi thắm, âm thanh tươi vui rộn rã. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải đẹp, thơ mộng, khoáng đạt, hài hòa đường nét, màu sắc, âm thanh đậm đà sắc màu xứ Huế. * Trong thi phẩm, nhà thơ không sao chép, ghi lại những điều đã có mà còn ghi vào đó "những điều mới mẻ”. Mùa xuân vốn là đề tài quen thuộc của thi ca xưa nay nhưng Thanh Hải lại có cảm nhận và cách thể hiện riêng. - Mới mẻ về nội dung: mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên rồi mở rộng ra với mùa xuân của đất nước, của cách mang và lắng lại vào suy tư làm bừng lên khát khao cống hiến cháy lòng của thi sĩ. Nhà thơ quan niệm cuộc đời mình, cuộc đời mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều Mùa xuân nho nhỏ góp lại sẽ làm nên mùa xuân vĩnh hằng của non sông. Trước sắc xuân phơi phới của đất trời, của dân tộc, Thanh Hải mong được dâng hiến thật nhiều cho cuộc đời chung, cho quê hương, đất nước bất chấp thời gian, tuổi tác. - Từ những điều mới mẻ ấy, nhà thơ đã nhắn nhủ tới mỗi con người hãy biết đem tài năng, tâm huyết, sức lực của mình để cống hiến làm đẹp cho cuộc đời chung. - Mới mẻ về nghệ thuật: ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng; chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương; giọng điệu biến đổi linh hoạt, khi ngọt ngào, tha thiết, say sưa, khi hối hả, khi lại trầm lắng suy tư. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc góp thêm vào vườn ca mùa xuân một nốt nhạc trầm và xúc động, sao xuyến lòng người. * "Lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem "góp vào đời sống”. - Bài thơ ra đời khi Thanh Hải sắp vĩnh biệt cuộc đời nhưng cả bài thơ vẫn ngập tràn sức xuân và khát vọng, sống mãnh liệt. Điều đó đã gieo vào lòng người đọc những rung động sâu xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp lặn. - Bài thơ không chỉ được coi là lời tổng kết cuộc đời nhà thơ mà còn là lời trăng trối ông gửi lại cho đời. Cuộc sống mỗi người chỉ có ý nghĩa khi cống hiến và hi sinh, khi biết gắn cuộc đời mình THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 19 vào cuộc sống chung. Một người hãy góp một nốt trầm, “Mùa xuân nho nhỏ” vào bản hoa ca bất tận của cuộc đời. 3. Kết bài - Sự sáng tạo của Thanh Hải tỏng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên thành công của bài thơ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lẽ sống đẹp Thanh Hải gửi nhắn lại cho cuộc sống hôm qua, hôm nay và mãi về sau. - Bài thơ có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, khơi gợi trong ta những khát khao được sống và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời chung. Đề bài 4: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) Dàn ý bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ I. Mở bài - Từ đề tài mùa xuân trong thơ ca, dẫn dắt, giới thiệu hai bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du và Thanh Hải trong hai văn bản thơ - Trích dẫn hai đoạn thơ xuân của Nguyễn Du và Thanh Hả II. Thân bài 1. Phân tích vẻ đẹp chung của cả hai đoạn thơ - Hai đoạn thơ đều vẽ nên những bức họa mùa xuân với những đường nét phóng khoáng, màu sắc tươi sáng, hài hòa, có không gian, chiều cao, có độ rộng, có xa, gần, tĩnh, động, có hình ảnh thơ quen thuộc - Cảnh sắc mùa xuân trong hai đoạn thơ dược thể hiện qua vài nét chấm phá và ngôn ngữ giàu chất tạo hình. - Cả hai bức tranh mùa xuân đều tràn ngập sức sống mùa xuân thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của các nhà thơ 2. Vẻ đẹp độc đáo của mỗi đoạn * Đoạn thơ cảnh ngày xuân THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 20 - Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nét vẽ vô cùng tinh tế kết hợp hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ tài hoa, uyên bác, bút pháp tả và gợi, nghệ thuật phối sắc tài tình + Bức tranh mùa xuân tháng ba, không gian khoáng đạt, trong sáng với những cánh chim én rộn ràng bay liệng + Nhà thơ bày tỏ sự nuối tiếc khi thời gian mùa xuân qua nhanh chóng, ngày xuân như “con én đưa thoi” - Hai câu thơ kết tinh vẻ đẹp của mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” + Hai câu thơ diễn tả bức tranh tuyệt mĩ là chân dung của mùa xuân chỉ giản đơn là hoa trắng, cỏ xanh nhưng gợi lên được bức tranh có hồn, khoáng đạt + Thảm cỏ non xanh chính là gam nền cho bức tranh mùa xuân trở nên đầy sức sống, điểm xuyết một vào bông hoa lê trắng + Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du được dệt bằng những hình ảnh ước lệ và thi liệu cổ song vẫn tươi mới, và mang vẻ đẹp riêng nhờ kế thừa, vận dụng sáng tạo câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa” + Bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ mang đậm chất cổ thi, không gian không xác định rõ ràng được nhà thơ thể hiện khéo léo bằng thể thơ lục bát tạo âm hưởng mượt mà - Bút pháp chấm phá, hình ảnh giàu sức gợi, ngôn từ hàm súc + Sự kết hợp hài hòa giữa không gian rộng lớn ngút ngàn màu xanh cỏ cây, với hình ảnh thu nhỏ trên một cành hoa xuân nhưng không cụ thể sắc xuân ở vùng miền nào. → Ngòi bút của Nguyễn Du quả là tuyệt bút, ngòi bút của ông tài hoa, giàu chất tạo hình của ngôn ngữ biểu cảm khi kết hợp tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người vui tươi phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm với vẻ đẹp của tự nhiên * Phân tích vẻ đẹp mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ + Bức tranh xứ Huế hiện ra qua ngôn từ đằm thắm, ngọt ngào bằng những chi tiết hình ảnh thơ giản dị cùng nhạc điệu trong sáng, tha thiết đậm nét đặc trưng xứ Huế: hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong thơ Thanh Hải mang tính cụ thể, xác thực về không gian, ngôn ngữ thơ hiện đại, đặc biệt âm thanh tươi vui, rộn rã chứ kg tĩnh lặng thể hiện niềm yêu đời, khao khát sống bất tận của nhà thơ + Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên, sự sống được thể hiện rõ nét qua câu thơ "Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” → Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: âm thanh từ chỗ cảm nhận bằng thính giác nay chuyển sang cảm nhận bằng thị giác thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế khi vào xuân + Thanh Hải sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người + Giọng điệu bài thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả: hứng khởi, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp đất trời xứ Huế vào xuân THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 21 → Cả hai bức tranh xuân đều có những vẻ đẹp chung nhưng cũng ẩn chứa những vẻ đẹp chung cũng như những nét riêng biệt độc đáo bởi mỗi nhà thơ có những cảm nhận khác nhau + Hơn nữa, mỗi nhà thơ lại sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, có những hoàn cảnh riêng khác nhau + Qua bức tranh thiên nhiên mỗi tác giả phác họa, ta thấy được tình yêu tha thiết của các nhà thơ với thiên nhiên, cảm hứng thiên nhiên là cảm hứng bất tận. III. Kết bài - Khái quát về vẻ đẹp của hai bức tranh mùa xuân - Khẳng định giá trị của đoạn thơ nói riêng, của hai tác phẩm nói chung trong việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người. Bài văn tham khảo: Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay. Nếu như họa sĩ dùng đường nét và màu sắc, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng hình ảnh và ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình - đặc biệt là diễn tả tình yêu thiên nhiên, yêu cái men say nồng của sắc hương xuân. Hãy lật tìm trang sách đến với bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du hãy hòa nhịp tâm hồn vào đất trời xứ Huế với bốn câu thơ đầu trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bạn sẽ thấy non sông gấm vóc, quê hương Việt Nam đẹp biết bao! Ngày xuân còn én dưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa và: Mọc qiữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. Nguyễn Du và Thanh Hải họ tuy không cùng một thế hệ thơ, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng trong tâm hồn cua những người nghệ sĩ ấy luôn tràn đầy một tình yêu thiên nhiên đến lạ kì! Ngòi bút của các thi sĩ đã thăng hoa, đã đồng điệu với vạn vật tự nhiên, thổi vào đó một tình yêu, ý xuân ngọt ngào say đắm. Sao không yêu chứ, sao không ngây ngất chứ! Vẻ đẹp của xuân hương, xuân của lòng người rộn ràng lắm, náo nức lắm. Mùa xuân ấy là màu xanh bát ngát của sự sống, của chồi non lộc biếc đang cựa quậy trong từng vần thơ. Hai nguồn cảm hứng ở hai thời đại cũng như những sợi tơ lòng dệt nên những bức danh họa tuyệt đẹp của mùa xuân có hình khối màu sắc, có xa, có gần, có tĩnh, có động, có âm thanh rộn rã, có tình người đắm say. Chỉ một vài nét chấm phá mà sao hai bức tranh xuân ấy lại đẹp đến vậy. Ở mỗi đoạn thơ lại có những nét riêng, độc đáo. Nếu như Nguyễn Du tài hoa, uyên bác trong ngôn từ thì Thanh Hải lại đằm thắm, ngọt ngào với những vần thơ đầy ắp hình ảnh. Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân đã kế thừa và sáng tạo từ một câu thơ cổ Trung Quốc Phương thảo thiên liên bích / Lê chi sổ điểm hoa. Nếu như nhà thơ cổ Trung Quốc đã phác họa bức tranh xuân có màu cỏ xanh non, có vẻ đẹp của mấy bông hoa lê trên cành thì Nguyễn Du lại thể hiện được cả sức xuân căng tràn, dạt THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 22 dào của cỏ cỏ càng xanh hoa càng trắng, chỉ mấy chữ non, xanh, trắng mà như chứa cả hương thơm, cả sắc màu, cả tình người gửi vào đó. Nguyễn Du báo tín hiệu mùa xuân bằng én đưa thoi thì với Thanh Hải là một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Nguyễn Du đã dùng không gian để vẽ thời gian. Thời gian thấm thoắt đã trôi qua hai tháng, nhanh như thoi đưa, chỉ đọng lại ánh sáng rực rỡ, cuối cùng của mùa xuân trong tiết thanh minh. Còn Thanh Hải với cách đảo động từ mọc đã phác họa một hình ảnh rất ấn tượng về sự sống mãnh liệt của loài hoa lục bình xứ Huế đang vươn lên giữa phông nền của dòng sông xanh căng tràn sức sống. Nguyễn Du dùng những thi liệu là cỏ non, cánh én đưa thoi, thiều quang, hoa lê trắng để vẽ nên bức tranh xuân cao rộng, thoáng đãng đầy thi vị thì Thanh Hải đã dùng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời để làm nên cái độc đáo mà chỉ ở quê hương xứ Huế mộng mơ mới có. Tiếng gọi của Thanh Hải ơi con chim chiền chiện hót chi nghe sao mà tha thiết, ngọt ngào như con người xứ Huế vốn rất đẹp, rất chân thành đó thôi. Bức tranh xuân của Nguyễn Du non xanh như tâm hồn của cô thiếu nữ Thúy Kiều, Thúy Vân trong buổi du xuân. Bức tranh xuân của Thanh Hải tươi sáng, ân tình, chứa chan cảm xúc, thấm thía lòng người. Tâm hồn họ đều thăng hoa, rất thiết tha, nhưng mỗi người lại có một bút pháp nghệ thuật riêng để ghi đậm cái tôi cá nhân trong lòng độc giả. Nếu như Nguyễn Du đã vận dụng khéo léo thể thơ lục bát của dân tộc thì Thanh Hải cũng rất mượt mà với thể thơ ngũ ngôn ngân nga như điệu nhạc xứ Huế trong bản hòa ca của đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Du với mười lăm năm lưu lạc, còn Thanh Hải đang phải giáp ranh với cái chết nhưng ở họ vẫn nồng cháy tình yêu thiên nhiên, đất trời. Tinh cảm ấy đã hòa chung dòng chảy với các tác phẩm khác cùng viết về mùa xuân. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng khi đọc những dòng thơ trên, lòng người đọc vẫn không khỏi xúc động, rạo rực, mê say. Có lẽ Nguyễn Du cũng như Thanh Hải sẽ còn sống mãi trong trái tim người đọc bởi những vần thơ như thế, bởi tấm lòng yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên, đất trời và con người tha thiết. Bởi ngòi bút của họ đã thăng hoa thành những nét vẽ sâu sắc trong hồn ta một mùa xuân bất diệt, vĩnh hằng và truyền vào lòng ta khát vọng được cống hiến, được làm Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời Đề: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Gợi ý: Bằng cách sử dụng các biên pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa,đối lập, tương phản, phó từ chỉ sự tiếp diễn, đoạn thơ là cảm xúc, suy ngẫm của Thanh Hải về đất nước: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tổng kết về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Đó là "bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Đất nước được ví trở thành một người chị, người mẹ phải chịu đựng bao nhiêu những thăng trầm, vất vả, nhẫn nại. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 23 Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Mặc dù gặp qua bao gian lao vất vả, bốn nghìn năm lưng đeo gươm, chịu đựng biết bao những thăng trầm của lịch sử song tác giả muốn phát hiện và tin tưởng vào một tương lai của đất nước bằng nghệ thuật đối lập tương phản. Vì sao là những ví sao tinh tú tuy nhỏ bé nhưng sáng mãi và lấp lánh trong vũ trụ bao la. Tác giả so sánh đất nước Việt nhỏ bé như một ví sao tỏa sáng trên bầu trời. Nhà thơ so sánh vị thế của đất nước ta cũng có sức tỏa sáng như vì sao. Tác giả bày tỏ niềm tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước ta, khẳng định vị thế của dân tộc, sự trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian. Qua phó từ "cứ” chỉ sự tiếp diễn, nhà thơ muốn nói trong mọi hoàn cảnh, dù có khó khăn, gian khổ đến đâu nhưng không một kẻ thù nào có thể ngăn cản được bước tiến của ta. Giọng thơ suy ngẫm chậm lại như một lời tổng kết, khẳng định của Thanh Hải đó là niềm tự hào, niềm tin vào sức sống trường tồn và tương lai tươi sáng của dân tộc TOÁN CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 18 đề-8 đáp án Toán 6 Lương Thế Vinh=10k 20 đề đáp án Toán 6 AMSTERDAM=30k 22 đề-4 đáp án Toán 6 Marie Cuire Hà Nội=10k 28 DE ON VAO LOP 6 MÔN TOÁN=40k 13 đề đáp án vào 6 môn Toán=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Toán 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT TOÁN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/3 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ TOÁN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) TOÁN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) TOÁN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 63 ĐỀ ĐÁP ÁN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020=60k/1 bộ; 150k/3 bộ 33 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN TOÁN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6,7,8,9 (40 buổi)=80k/1 khối; 300k/4 khối Ôn hè Toán 5 lên 6=20k; Ôn hè Toán 6 lên 7=20k; Ôn hè Toán 7 lên 8=20k; Ôn hè Toán 8 lên 9=50k Chuyên đề học sinh giỏi Toán 6,7,8,9=100k/1 khối; 350k/4 khối (Các chuyên đề được tách từ các đề thi HSG cấp huyện trở lên) 25 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT GIÁO VIÊN MÔN TOÁN=50k TẶNG: 5 đề đáp án Toán 6 Giảng Võ Hà Nội 2008-2012 300-đề-đáp án HSG-Toán-6 225-đề-đáp án HSG-Toán-7 200-đề-đáp án HSG-Toán-8 100 đề đáp án HSG Toán 9 77 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 10 CHUYÊN TOÁN 2019-2020 ĐÁP ÁN 50 BÀI TOÁN HÌNH HỌC 9 Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 ANH CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 35 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 6 (2019-2020)=40k 20 đề đáp án KS đầu năm Anh 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT ANH 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/3 lần/1 khối THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 24 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ ANH 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) ANH 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) ANH 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 100 đề đáp án HSG môn Anh 6,7,8,9=60k/1 khối 30 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=40k 9 ĐỀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ANH VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=20k 33 ĐỀ 11 ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN ANH=50k TẶNG: 10 đề Tiếng Anh vào 6 Trần Đại Nghĩa; CẤU TRÚC TIẾNG ANH Tài liệu ôn vào 10 môn Anh (Đủ dạng bài tập) Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 HÓA CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 20 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HÓA 9=60k 2019-2020 VÀO 10 CHUYÊN HÓA CÁC TỈNH=20k CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HÓA 8=40k CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA THCS=100k VĂN CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/3 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=50k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=100k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=140k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=60k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=130k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2016)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2017-2018)=50k; 100 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=90k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2018-2020)=60k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=130k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k 30 ĐỀ ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN VĂN=90k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 25 Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 35 đề văn nghị luận xã hội 9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Tai lieu on thi lop 10 mon Van chuan Tài liệu ôn vào 10 môn Văn 9 Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 VÀO 6 TOÁN: 5 đề đáp án Toán 6 Giảng Võ Hà Nội 2008-2012(tặng); 18 đề-8 đáp án Toán 6 Lương Thế Vinh=10k; 20 đề đáp án Toán 6 AMSTERDAM=30k; 22 đề-4 đáp án Toán 6 Marie Cuire Hà Nội=10k; 28 DE ON VAO LOP 6 MÔN TOÁN=40k; Bộ 13 đề đáp án vào 6 môn Toán=20k. VĂN: 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k; Bộ 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k. ANH: 10 đề thi vào 6 Tiếng Anh Trần Đại Nghĩa(tặng); Bộ 35 đề đáp án vào 6 Anh 2019-2020=50k. Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 C. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. 2. Yêu cầu về nội dung: Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 26 Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng) Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa. Ôn tập Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) I. Kiến thức cơ bản 1, Tác giả - Viễn Phương (1928 – 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Ông đã tham gia hoạt động cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là một cây Bút Nam Bộ nổi tiếng có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. - Trong sự nghiệp cầm bút, Viễn Phương dành nhiều tâm huyết để làm thơ dâng Bác. Thơ Viễn Phương trong sáng, nhỏ nhẹ, giàu liên tưởng, giàu chất mơ mộng. - Tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1953), Mắt sáng học trò, (thơ 1970), nhớ lời di chúc (Trường 1972), như Mây mùa xuân (thơ 1978) a. Hoàn cảnh sáng tác Tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Hồ Chú Tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự đại diện cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời trong không khí xúc động đó và được in trong tập như mây mùa xuân (1978). Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. b. Mạch cảm xúc của bài thơ: Mạch vận động cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác c. Bố cục: Bốn phần - Phần 1: Cảm xúc của tác giả trước lăng Bác THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 27 - Phần 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác - Phần 3: Cảm xúc khi vào trong lăng đứng trước thi hài Bác - Phần 4: Cảm xúc của nhà thơ khi từ biệt lăng Bác d. Giọng điệu bài thơ: Thành kính, trang nghiêm, trầm lắng, phù hợp với tâm trạng của tác giả và không khí ở trong lăng e. Thể thơ và phương thức biểu đạt: - Thể thơ: 8 chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ) - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm g. Nghệ thuật, nội dung * Nghệ thuật - Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, thành kính phù hợp với 2, Văn bản không khí của cuộc viếng lăng. - Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, thành kính phù hợp với không khí của cuộc viếng Lăng. - Nhịp thơ chậm rãi phù hợp với nhịp bước chân của đoàn người vào viếng Bác, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và ẩn dụ, biểu tượng (mặt trời, vầng trăng, trời xanh ) vừa quen thuộc gần gũi, vừa có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. * Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng và niêm xúc động sáu sắc của nhà thơ và của mọi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. II. Tìm hiểu văn bản: 1) Cảm xúc của Viễn Phương là một người con miền Nam, tham gia hoạt động và chiến nhà thơ trước đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như nhiều đồng bào và chiến lăng Bác(Khổ 1|): sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi một ngày ra thăm Bác. Bởi vậy, khi đứng trước lăng Người, nhà thơ không giấu nổi niềm xúc động: cảm xúc bồi hồi pha lẫn với nỗi xúc động sâu xa: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 28 - Với lời lẽ giản dị, câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn: Nhà thơ ở miền Nam, nơi tuyến đầu của tổ quốc, sau bao nhiêu năm mong mỏi nay cũng được về thăm người. - Sử dụng đại từ nhân xưng “Con – Bác”: + Đó là lối nói, lối xưng hô quen thuộc của người miền Nam để gợi sự gần gũi, thân thiết. + Thể hiện được lòng tôn kính và tình cảm yêu thương ruột thịt. + Gợi một liên tưởng, đó là Viễn Phương như một đứa con xa nay mới được trở về bên người cha già của dân tộc. - Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh khi sử dụng từ “thăm” thay vì dùng từ “viếng”: + Để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa về muộn + Đồng thời, bất tử hóa hình tượng Bác trong lòng những người con miền Nam và đối với cả dân tộc => Câu thơ giản dị như một lời kể, song nó lại gói gém bao tình cảm của người con miền Nam sau bao mong nhớ, đợi chờ mới được về thăm lăng Người. Đứng trước lăng vị cha già kính yêu của dân tọc, ấn tượng đầu tiên trong lòng nhà thơ chính là hàng tre xanh mát: “Đã thấy trong sương hàng tre hát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” - Từ cảm thán “Ôi!” biểu thị niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. - Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là một hình ảnh tả thực về quang cảnh quanh lăng Bác; đồng thời gợi sự gần gũi, thân thương của những xóm làng Việt Nam. - Hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng: + Hàng tre ấy tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt Nam với sức sống tràn trề. + Gợi tả một quân đội với tinh thần kiên cường, bất khuất, trong “bão táp mưa sa” vẫn đứng bên canh giữ giấc ngủ ngàn thu của Người. + Thành ngữ “bão táp mưa sa” gợi về những khó khăn,gan khổ mà nhân dân ta đã cùng nhau “chung lưng, đấu cật” để dựng nước và giữ nước. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 29 + Lối miêu tả “đứng thẳng hàng” gợi những hàng tre mang dáng dấp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất như tính cách của người dân Việt Nam. => Khổ thơ là niềm xúc động sâu sắc, niềm thành kính của Viễn Phương khi đến thăm và đứng trước lăng Bác. 2. Cảm xúc Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh trước hình ảnh của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn dòng người sâu nặng: vàoviếng lăng “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Bác(khổ 2) Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” - Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ: + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài. + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác - Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người. - Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời. - Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” + Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác. + Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác. - Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 30 - Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước. => Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. 3. Cảm xúc khi - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, vào trong lăng, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên đứng trước thi tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian hài Bác (khổ 3) trong lăng Bác: “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”: + Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác. + Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác. + Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi” + “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng. - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: "Mà sao nghe nhói ở trong tim” + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời + Cặp quan hệ từ "vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. -> Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 31 4. Cảm xúc của Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn rịn nhà thơ khi tạm không muốn rời Bác. Khổ thơ đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà biệt lăng thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Bác(khổ 4) “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” - Từ chỉ thời gian "mai” đi liền với địa danh "miền Nam” gợi sự chia xa, gợi khoảng cách, gợi cả tấm lòng, tình cảm của những người con miền Nam - lối nói "thương trào nước mắt” đã cụ thể hóa nỗi nhớ thương da diết, gợi chiều sâu của sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ của những người miền Nam. Nhà thơ bày tỏ ước muốn hóa thân để ở lại bên cạnh Bác. “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đó hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” - Nhịp điệu dồn dập và điệp từ “muốn làm” khởi đầu cho mỗi dòng thơ giúp nhà thơ tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước. - Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi: “con chim”, "đóa hoa”, “cây tre” + Lớp nghĩa thực: Tác giả muốn góp cuộc đời mình để làm đẹp cho cảnh quan quanh lăng, ao ước được hóa thân thành con chim để cất tiếng hót làm vui lăng Bác; làm đóa hoa để đem lại sắc hương , tô điểm cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện "muốn làm cây tre trung hiếu” để nhập vào hàng tre bát ngát, tỏa bóng mát cho lăng. + Lớp nghĩa ẩn dụ: Khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu cho người, bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già của dân tộc, góp phần làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang, trung hiếu của tâm hồn Việt Nam - Hình ảnh cây tre có tính tượng trưng, một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. -> Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu”, tạo nên một kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm bày tỏ khát vọng và tấm lòng nhà thơ dành cho Bác. III- ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề 1 Cho hai 4 câu thơ: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 32 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân (Viễn Phuơng, Viếng lăng Bác, trong Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2005, trang 58) a) Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên. b) Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thợ). c) Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? d) Hình ảnh “kết tràng hoa” có ý nghĩa rất đẹp. Em hãy chỉ ra ý nghĩa đẹp của hình ảnh ấy? e) Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ trên (có câu chứa thành phần biệt lập) Gợi ý: a) Phân tích để thấy : - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ "mặt trời". Điều đó khiến ẩn dụ "mặt trời trong lăng" nổi bật ý nghĩa sâu sắc. - Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. - Đổng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta. b) Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn ) c) Cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu là Bác Hồ đã 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. d) Hình ảnh “kết tràng hoa” thể hiện nhân dân muốn dâng lên Bác những gì đẹp nhất, tinh túy nhất thể hiện lòng thành kính biết ơn và kính trọng Bác. e) Đoạn văn tham khảo: Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc tôn kính của tác gải, cả nhân dân đới với Bác Hồ kính yêu. Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 33 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác. Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ: Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác Đề 2: Cho đoạn thơ sau: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền / Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim . 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ? 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng? 3. Viết cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn(5-7 câu) theo lối quy nạp, có sử dụng thành phần biệt lập. Gợi ý: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 34 1. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Nội dung: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả VP khi nhìn thấy Bác trong lăng 2. Biện pháp tu từ ẩn dụ "trời xanh, vầng trăng” có tác dụng diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Còn hình ảnh “trời xanh” cho thấy Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước. Hình ảnh hoán dụ “trong tim” kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “nghe” thể hiện sự đau đớn, xót xa khi sự thật Bác đã ra đi mãi mãi. 3. Nêu cảm nhận Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương viết năm 1976, sau khi công trình lăng Bác vừa mới hoàn thành, đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả đối với Bác khi nhìn thấy Bác trong lăng (1). Trước hết, đoạn thơ cho ta thấy Bác đang nằm trong một không gian yên tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng (2). Hình ảnh “vầng trăng” không chỉ gợi không gian êm ái, dịu nhẹ mà còn thể hiện tâm hồn thanh cao của Bác (3). Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” đã cho ta thấy Bác luôn sống mãi với non sông, đất nước (4). Nhưng sự thật thì Bác không còn nữa được thể hiện ở cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “nghe” kết hợp với hình ảnh hoán dụ “trong tim” cho thấy sự đau đớn, xót xa như hàng vạn mũi kim đâm vào da thịt (5). Dường như cảm xúc của nhà thơ lúc này đang dâng trào cao độ trước anh linh của Người (6). Tóm lại, với việc sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ đoạn thơ đã cho ta thấy sự biết ơn, trân trọng người cha già dân tộc, vị cha già kính yêu đã suốt một đời vì dân tộc của tác giả cũng như của mọi người dân VN (7). Đề 3 Cho hai khổ thơ: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhạp vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” 1) Hai đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? 2) Mỗi đoạn thơ lại viết về một đề tài nhưng lại có chung chủ đề. Em hãy chỉ ra chủ đề chung ấy? THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 35 3) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy? 4) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao? 5) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên. 6) Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về một trong hai khổ thơ trên? Gợi ý: 1) Hai đoạn thơ trên trích trong hai văn bản “Mùa xân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương * Hoàn cảnh sáng tác văn bản “Mùa xân nho nhỏ”: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt: - Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển. - Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Vì vậy, bài thơ được coi là những dòng chữ cuối cùng Thanh Hải để lại cho đời vừa là lời tổng kết cuộc đời ông, là một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ với cuộc sống. * Hoàn cảnh sáng tác văn bản “Viếng lăng Bác”: Tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Hồ Chú Tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự đại diện cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời trong không khí xúc động đó và được in trong tập như mây mùa xuân (1978). Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. 2) Mỗi đoạn thơ viết về một đề tài khác nhau: Tác giả Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên, đất nước và khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời còn tác gải Viễn Phương viết về đề tài người lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác, nhưng lại có điểm chung: + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, cho nhân dân + Cả 2 đoạn thơ đều là những ước nguyện khiêm nhường, bình dị, nhỏ bé nhưng đã thể hiện được nét đẹp của cuộc sống. + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình. 3) THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 36 - Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện - Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng) Gợi ý nét đặc sắc của hình ảnh: - “đóa hoa tỏa hương”là hình ảnh ẩn dụ để chỉ tấm lòng, khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu cho người, là sự biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già dân tộc - “nốt trầm xao xuyến” là hình ảnh ẩn dụ đặc để chỉ tấm lòng, khát vọng khiêm nhường muốn cống hiến một phần nhỏ bé của cuộc đời mình cho đất nước, 4) Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản. - Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ. 5) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên: (HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu) VD: - Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời! - Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá! - Ôi, thơ hay quá! 6) Đoạn văn tham khảo về đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là những hình ảnh ẩn dụ đẹp mà nhà thơ muốn hóa thân vào để dâng hiến những gì trong trẻo, tinh túy nhất, đẹp nhất cho cuộc đời cho đất nước. Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên, tất yếu: con chim sinh ra là để dâng hiến tiếng hót cho đời; bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc; bản hòa ca tưng bừng, rộn rã song không thể thiếu nốt trầm. Những ước nguyện của tác giả thật khiêm nhường, bình dị, gợi ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và đất nước. Đoạn thơ với thể thơ năm chữ, giọng điệu gần với dân ca, nhất là dân ca Huế, đã bộc lộ rõ cảm xúc, ước nguyện chân thành của tác giả cho cuộc đời chung. Sự ước nguyện chân thành ấy càng đẹp hơn, đáng trân trọng hơn khi ta biết nhà thơ còn đang nằm trên giường bệnh mà vẫn cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Thật đáng khâm phục biết bao! Đề 4: Cho đoạn thơ sau THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 37 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. 1) Từ “ôi” trong đoạn thơ trên là thành phần biệt lập hay là câu cảm thán? 2) Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở câu thứ hai “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” và “cây tre trung hiếu” ở câu cuối “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” của bài thơ? 3) Việc lặp lại một hình ảnh chi tiết ở đầu và cuối văn bản tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ mà em đã học, em hãy kể tên. 4) Hai câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 5) Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 - 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)? Gợi ý 1) Từ “Ôi” trong câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là câu cảm thán 2) Sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh "hàng tre bát ngát” và "cây tre trung hiếu” ở chỗ: - "Hàng tre bát ngát” ở câu thơ thứ hai: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”: hai bên lăng Bác trồng tre kết hợp với làn sương tạo nên không gian thiêng liêng. Đây là những hàng tre được trồng xung quanh lăng Bác tạo nên những nét đẹp của hồn quê dân tộc Việt Nam - Hình ảnh “cây tre trung hiếu” ở câu cuối “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh ẩn dụ. Dù đi bất cứ đâu đâu mà vẫn trung với nước, hiếu với dân như lời Bác dạy thì xứng đáng đứng trong hàng tre dân tộc, coi như vẫn gần bên Bác. Nhà thơ luôn có tư tưởng trung thành, trung hiếu với Bác. 3) Bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) 4) Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: “hàng tre xanh xanh Việt Nam”, “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” Tác dụng: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ trên nhằm làm nổi bật phẩm chất của quân và dân Việt Nam: Đoàn kết, quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. 5) Gợi ý: Câu 1 (là câu tổng quát, mang nội dung chính của cả đoạn văn: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết 1976- sau khi công trình lăng bác vừa THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 38 mới hoàn thành (TPPC)- là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác Câu(phân- là những câu khai triển) bao gồm những câu sau: Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre (KN), đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người Câu hợp: là câu tổng hợp lại những nội dung vừa viết ở những câu trên: Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu. Đoạn văn tham khảo: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết 1976- sau khi công trình lăng bác vừa mới hoàn thành (TPPC)- là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre (KN), đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu. Đề 5 Mở đầu bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ) Hướng dẫn làm bài - Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 39 - Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN. + Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ. Câu thơ thể hiện hình ảnh quê hương, đất nước VN. Hinh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người. - Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình cảm của VP cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên người. Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng: DT VN mãi mãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra. Đoạn văn tham khảo: Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo. Trước hết hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt Nam. Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với các đức tính cần cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết. Hàng tre xanh xanh- màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam. Cây tre được nhân hoá như những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng vừa làm hàng rào danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãi mãi của Người. Mặc cho bão táp, mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trung hiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của Bác. Đề 6 Cho khổ thơ: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim 1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này? 2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên? Hướng dẫn làm bài 1. Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. 2. Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 40 mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ “vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết “trời xanh là mãi mãi”. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ - đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu. Đề 7: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? Gợi ý: - Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên «79 mùa xuân » cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. - Nếu để từ «tuổi » thì chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác - Còn dùng từ «Xuân » có nghĩa là: cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết «tràng hoa dâng 79 mùa xuân» gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. VÀ từ «mùa xuân » như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều -> chuyển nghĩa theo phưong thức ẩn dụ. B. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Đề 1 : Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương 1. Mở bài Viễn Phương (1928 92005) là một cây bút Nam Bộ nổi tiếng có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Trong sự nghiệp cầm bút, Viễn Phương dành nhiều tâm huyết để thơ dâng Bác. - Bài thơ Viếng lăng Bác rút trong tập Như mây mùa xuân 9 1978) được ra đời năm 1976, khi Lăng Hồ Chủ Tịch vừa khánh thành, Viễn Phương được ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người dân THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 41 Việt Nam dành cho Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. 2. Thân bài: a) Cảm xúc của nhà thơ khi đặt chân đến lăng Bác (khổ 1). - Câu thơ mở đầu "Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. + Viễn Phương thưa với Bác bằng cả tấm lòng thiêng liêng thành kính, khao khát mong chờ gặp Bác. + Cách nói giảm : từ "thăm” thay cho từ "viếng” giảm bớt nỗi đau mất mát. Trong trái tim nhà thơ và tất cả dân tộc Việt Nam, Bác còn sống mãi, con chỉ ra thăm chưa không viếng Bác. + Cách xưng hô “con” và "Bác” vừa gần gũi, thân thương, vừa trân trọng thành kính. - Ba câu tiếp: Từ làn sương mở của bầu trời Hà Nội, nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật nơi Người yên nghỉ bẳng tất cả niềm tôn kính thiêng liêng và nỗi xúc động dâng trào. Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về cảnh quan lăng Bác là hàng trẻ. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương Việt Nam. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng - Bác yên nghỉ giữa lòng thủ đô Hà Nội trang nghiêm là thế, nhìn thấy hàng tre xanh đang đứng đó, nhà thơ nhận ra lăng Bác bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam : Về với Bác, Viễn Phương tưởng như được trở về với ngôi nhà yêu dấu, về với nguồn cội của mình. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.\ b) Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác (khổ 2) - Hai câu đầu Nhà thơ sử dụng thành công hình ảnh sóng đôi "mặt trời” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng đất đỏ Hình ảnh mặt trời trong câu trên là thực, mặt trời của thiên nhiên vũ trụ được nhân hóa "đi qua trên lăng”. Mặt trời trên câu dưới là hình ảnh ẩn dụ, Bác cũng giống như mặt trời đem đến ánh sáng và hơi ấm cách mạng sưởi ấm lòng dân tộc ta, xua đi cuộc sống lầm than nô lệ. Lấy mặt trời để ví Bác, nhà thơ đã thể hiện niềm tôn kính của mình và toàn thể nhân dân Việt Nam dành cho Bác: khẳng định và ngợi ca công lao trời bể và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác. Người vĩ đại không chỉ nhân loại thừa nhận mà cả thiên nhiên, tạo hóa cũng phải tôn kính, ngưỡng mộ. - Hai câu sau: "Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. Còn "kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” lại là ẩn dụ. Nhìn từng đoàn người lặng lẽ, trang nghiêm xếp hàng vào lăng viếng Bác nối dài không dứt, nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu chất thơ: “tràng hoa” thơm dâng Bác. Tình cảm thương nhớ, lòng biết ơn của nhân dân ta dành cho Bác chẳng bao giờ nguôi, cũng tự nhiên, vĩnh hằng như quy luật đất trời. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 42 c) Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác (khổ 3) Viễn Phương đã cố kìm nén cảm xúc để miêu tả "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Không gian và thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Người chỉ đang trong giấc ngủ yên bình sau bảy mươi năm thức trọn vì dân tộc. - Hình ảnh vầng trăng là một liên tưởng độc đáo. Nhìn ánh sáng tỏa ra nơi Bác yên nằm , nhà thơ lại liên tưởng đến vầng trăng sáng dịu hiền. Từ không gian trong lăng với thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, hình ảnh vầng trăng còn gợi tâm hồn thanh cao, tình yêu thiên nhiên say đắm và cả những vần thơ ngập tràn ánh trăng cua Bác. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Bác vẫn còn mãi với non sống, đất nước như trời xanh vĩnh hằng. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù biết thế, con tim Viễn Phương lại có tiếng nói riêng. Ông "nghe nhói ở trong tim” vì sự thật Bác đã đi xa, vì nỗi đau thiếu vắng Bác không gì bù đắp nổi. Từ nhói nằm giữa câu thơ diễn tả nỗi đau quặn thắt con tim như thể con người vừa mất đi người cha yêu kính. d) Cảm xúc của nhà thơ trước lúc ra về (khổ 4). - Câu thơ đầu : "Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, câu thơ ở cách diễn đạt một mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Nghĩ đến giây phút phải chia tay Bác để trở về miền Nam, Nhà thơ nhớ thương Bác đến trào nước mắt”. - Ba câu cuối: nhà thơ bày tỏ tình cảm lưu luyến và niềm mong ước. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. + Điệp ngữ "muốn làm” gợi lên khát khao chân thành, cháy bỏng của tác giả,. Ông muốn ở mãi bên Bác để phần nào bù đắp công lao, đức hi sinh trời bể mà Người đã dành cho dân tộc. + Hình ảnh con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu gợi ra niềm mong ước của tác giả. Vì lưu luyến, bịn rịn, thương nhớ Bác khôn nguôi, Viễn Phương đã mong ước tha thiết được hóa thân vào cảnh vật bên lăng Người. Đẹp nhất, cao cả nhất là ước muốn được làm cây tre trung hiếu để được đứng trong hàng tre xanh xanh Việt Nam để ngày ngày đứng canh giấc ngủ thiên thu của Bác. Ẩn dụ cây tre trung hiếu biểu tượng cho lòng thủy chung với con đường và sự nghiệp cách mạng mà Bác đã chọn. Hình ảnh hàng tre ở khổ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. 3. Kết bài - Bài thơ viếng lăng Bác hấp dẫn người đọc bởi những hình ảnh thơ đẹp giữa liên tưởng mộng mơ, bởi nhịp điệu tha thiết, giọng thơ thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí của việc viếng lăng. Bài thơ đã trạm đến trái tim mỗi người con Việt Nam khi nhắc đến Bác Hồ muôn vàn kính yêu. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC