Chuyên đề: Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán Lớp 8 - Nguyễn Phi Khánh

doc 7 trang thaodu 5572
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán Lớp 8 - Nguyễn Phi Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_tim_bien_phap_giang_day_phu_hop_voi_hoc_sinh_yeu_t.doc

Nội dung text: Chuyên đề: Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán Lớp 8 - Nguyễn Phi Khánh

  1. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" CHUYÊN ĐỀ: TÌM BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÙ HỢP VỚI HỌC SINH YẾU TOÁN LỚP 8 Người báo cáo : Nguyễn Phi Khánh Giáo viên trường THCS Long Sơn- Thạch Hà- Hà Tĩnh Thời gian báo cáo: Tháng 12 năm 2015 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Học sinh học yếu kém môn toán là những học sinh có kết quả về môn toán thường xuyên dưới mức trung bình. Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng cần thiết chậm hơn đối với những học sinh khác. Như ta đã biết môn toán là môn học có tính tư duy cao, đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy tốt, phương pháp học tập đúng đắn,có niềm tin và sự say mê thì mới có kết quả học tập tốt. Nhưng thực tế thì đa phần học sinh rất ngại học toán. Kết quả học tập môn toán tương đối thấp. Quan điểm của sự đổi mới phương pháp hiện nay là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, yêu cầu người giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu mới có thể đạt được hiệu quả giáo dục cao. Trình tự dạy học môn toán cho học sinh yếu, kém dựa trên các nội dung phụ đạo học sinh yếu và được áp dung theo phương pháp dạy học mới nhằm đặt học sinh ở vị trí trung tâm. Học sinh phải tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác, chủ động tìm tòi phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng thu nhận được.Tìm ra phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán là vấn đề mà hầu như giáo viên dạy toán nào cũng quan tâm để cải tiến chất lượng bộ môn. Trường THCS Long Sơn là trường liên xã có nhiều thôn nằm xa khu trung tâm, phần lớn gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, phải đi làm ăn xa, không có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó thác cho nhà trường. Đôi lúc được giáo viên chủ nhiệm mời đến để trao đổi, bàn bạc về việc học tập của học sinh thì nhiều phụ huynh còn không đến. Nhiều gia đình còn bất lực trước con em của mình. Họ không kiểm soát được thời gian học tập nên đôi khi các em đã lợi dụng để đi chơi và chểnh mảng việc học tập của mình. Mặt khác có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập cho nhà trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Với thực trạng học sinh học yếu môn toán như trên nếu không khắc phục được những điều đó sẽ làm cho tình trạng học kém ngày càng trở nên trầm trọng. Nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác làm cho học sinh trở nên bế hơn. Chính vì vậy, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà có lộ trình hợp lý, có những biện pháp sát Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 1
  2. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" thực, hiệu quả và kịp thời, nhất là phải phù hợp với từng học sinh. Để khắc phục phần nào tình trạng trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà tôi cũng đã bước đầu thực hiện để cải thiện tình trạng học sinh yếu kém môn toán cũng như việc nắm kiến thức kĩ hơn,sâu hơn,vận dụng linh hoạt kiến thức đó vào làm bài tập ở hai lớp 8C, 8D mà tôi được phân công giảng dạy. Các giải pháp đó là: A. Giải pháp tâm lý B. Giải pháp dạy học - Tạo tiền đề xuất phát - Lấp lỗ hổng kiến thức - Luyện tập vừa sức - Giúp đỡ học sinh về thái độ và phương pháp học tập - Tích cực hóa hoạt động nhóm - Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp Cụ thể: Về giải pháp tâm lí: Ngay từ đầu để học sinh yêu thích môn học của mình,tôi đã tạo sự gần gũi với các em từ những tiết học đầu tiên bằng cách hỏi thăm tình hình học tập của lớp, trao đổi một số kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả. Chú ý đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em bằng cách kể những gương học tập vượt khó mà các em có thể học tập. Luôn tạo cho các em tâm lý thoải mái trong giờ học. Trong quá trình dạy giáo viên cần phải có thái độ nhẹ nhàng kể cả khi học sinh làm bài hoặc trả lời không đúng hay khi mắc khuyết điểm nào đó. Những lúc như vậy càng cần cư xử khéo léo với các em, xử lý tốt các tình huống sư phạm. Bên cạnh đó việ đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai kết quả sau các giờ kiểm tra, cần phải có nhận xét bài làm của học sinh. Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp các thắc mắc một cách thuyết phục. Để bài giảng hay tiết học của mình thêm sinh động tôi luôn tìm tòi tài liệu, tranh , ảnh về các nhà toán học nổi tiếng giới thiệu cho các em biết hay những câu chuyện, câu đố, bài thơ vui về toán học mà tôi sưu tầm trên mạng Internet, sách, báo. Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực,động viên kịp thời những học sinh tiến bộ,cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng đắn, khuyến khích các em không ngừng cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong học tập, khuyến khích các em phát biểu trong giờ học. Về giải pháp dạy học: *Tạo tiền đề xuất phát Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức,kỹ năng sẵn có của học sinh.giáo viên cần phải có trách nhiệm làm tái hiện lại những kiến thức kĩ năng đó.Với học sinh khá, giỏi những kiến thức,kỹ năng có khi cần tái hiện những lúc thích hợp liên quan đến nội dung mới. Nhưng đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu hẳn tiền đề này. Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề để đảm bảo trình độ xuất phát Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 2
  3. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" bằng cách tách thành từng khâu riêng biệt, tái hiện một cách tường minh để những tiết trên lớp đạt hiệu quả. Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng tri thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua SGK, SGV, chuẩn chương trình Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra ) Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh trông qua việc cho học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi học ngoài giờ chính khóa. Chẳng hạn đối với chương trình đại số 8. Trước khi dạy bài về biến đổi biểu thức hữu tỉ, để học sinh học tốt dạng toán này thì các em buộc phải nắm được các kiến thức, kỹ năng liên quan như: Biến đổi hằng đẳng thức, phân tích đa thưc thành nhân tử, quy đồng mẫu các phân số, quy tắc cộng, trừ phân số,quy tắc dấu ngoặc”. Ví dụ 1: Rút gọn biểu thức sau P = (x-5)(2x+3) – 2x(x-3)+x-7 ? Muốn thực hiện rút gọn biểu thức trên trước hết ta phải làm gì? HS: Phải nhân đa tức x-5 với đa thức 2x+3 , nhân 2x với đa thức x-3 ? Nhắc lại quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức và quy tắc phá dấu ngoặc có dấu trừ đằng trước. HS: - Lấy đơn thức nhân lần lượt với từng hạng tử của đa thức - Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu trừ thì ta đổi dấu tất cả các hạng tử trong dấu ngoặc. P= 2x2+3x+10x-15 -2x2+6x +x-7 ?Tiếp theo ta phải làm như thế nào HS: Thu gọn các đơn thức (hạng tử đồng dạng) Ví dụ 2: Trước khi dạy bài “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung” giáo viên cần kiểm tra kiên thức cũ như: ? Hãy điền vào chổ ( ) trong công thức sau: a*b+a*c= . Áp dụng tính nhanh: 29*75+29*25= ? Hãy viết đa thức 3x2- 6x thành một tích của những đa thức Như vậy trong hỏi bài cũ học sinh đã nắm được những kiến thức tiền để của bài mới. Đảm bảo trình độ xuất phát cho tiết học chính khóa, giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng thú hơn, phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. Hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt. Khi học sinh đã nắm được khái niệm và kỹ năng nói trên thì việc tiếp thu bài mới không mấy khó khăn. Trong thực hiện việc tạo tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý: - Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một - Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống. Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 3
  4. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" - Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần,giúp các em dễ khắc sâu kiến thức. Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn. * Lấp lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng Qua tìm hiểu thực tế cho thấy : Kiến thức còn nhiều “lỗ hổng” là một „ bệnh phổ biến của học sinh yếu kém toán.Vai trò của việc đảm bảo trình độ xuất phát là cần thiết nhưng chỉ phục vụ cho nội dung sắp học. Còn việc lấp lỗ hổng về kiến thức kỹ năng là nhiệm vụ cần thiết nhưng mang tính tổng quát không phụ thuộc ý đồ chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào sắp tới. Trong quá trình dạy học người thầy cần quan tâm phát hiện những lỗ hổng về kiến thức,kỹ năng của học sinh. Tìm ra những „”lỗ hổng” điển hình đối với học sinh yếu kém mà ở trên lớp vì điều kiện thời gian chưa khắc phục được để có kế hoạch tiếp tục giúp đỡ. Để việc học bài mới được tốt, ở phần dặn dò giáo viên nên cho học sinh về nhà học lại các kiến thức liên quan đến bàn tiếp theo để các em chuẩn bị trước. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy ở học sinh yếu kém toán lớp 7 thường bị hổng kiến thức chủ yếu ở phần tập hợp số nguyên,các kỹ năng như thực hiện các phép tính trên số nguyên, các kỹ năng như thực hiện các phép tính trên số nguyên,quy đồng mẫu các phân số ở số học. Còn về hình học,học sinh thường vẽ hình theo diễn đạt còn kém, các khái niệm về trung điểm của đoạn thẳng,tia phân giác của góc còn chưa nắm vững Trong quá trình dạy học trên lớp, người giáo viên phải luôn coi trọng tính vững chắc của kiến thức kỹ năng, phải quan tâm phát hiện những lỗ hổng kiến thức kỹ năng. Có những lỗ hổng có thể có thể khắc phục được ngay nhưng cũng có những lỗ hổng dù là điển hình nhưng trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục và giáo viên phải có kế hoạch tiếp tục giải quyết. Chẳng hạn học sinh không nắm vững thứ tự thực hiện các phép toán thì có thể khắc phục được ngay. * Giúp học sinh yếu kém luyện tập đảm bảo vừa sức Đối với học sinh yếu kém, người giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức kỹ năng lên hàng đầu, việc này còn hơn là chạy theo mục tiêu đề cao,mở rộng kiến thức. Khi làm việc riêng với học sinh yếu kém cần để các em tăng cường luyện tập các bài tập vừa theo sức mình. Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp với học sinh yếu kém,vì vậy nhóm này cần nhiều thời gian luyện tập hơn. Trước hết phải làm cho các em hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? Yêu cầu cái gì? Ví dụ: Cho HBH : ABCD Gäi E lµ trung ®iÓm cña AD; F lµ trung ®iÓm cña BC. Chøng minh r»ng: BE = DF - GV: §Ó chứng minh hai ®o¹n th¼ng b»ng nhau ta th­êng qui vÒ chứng minh g×? Cã nh÷ng c¸ch nµo ®Ó chứng minh ? Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 4
  5. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" BE = DF A B  ABE = CDF hoÆc BEDF lµ hình bình hành E F   AB = DC;  A=  C DE // = BF D C AE = CF - GV: c¸c yÕu tè trªn ®· cã ch­a? dùa vµo ®©u? Do đó giáo viên cần dành nhiều thời giờ giúp các em vượt qua được vấp váp đầu tiên này.Để rèn một kiến thức hay kỹ năng nào đó thì số lượng bài tập cùng mức độ cùng thể loại đối với các em yếu kém cần nhiều hơn bình thường,cùng mức độ. Ngoài ra các bài tập phải được phân bậc với mức độ gần nhau. Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử x2 2xy y2 z2 2zt t 2 (Bài tập 48 trang 22 SGK) Giáo viên cho học sinh làm hai bài tập sau: Phân tích đa thức thành nhân tử: a) x2 2xy y2 ; b) z2 2zt t 2 Do đó người giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau: + Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và cùng mức độ, chẳng hạn cho các em thực hiện các bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử cần cho các em nhiều bài tập tương tự để các em rèn luyện thật nhuần nhuyễn. Các bài toán có vận dụng quy tắc đổi dấu, hằng đẳng thức cho các em làm càng nhiều càng tốt mà không sợ bị nhàm chán. + Tăng cường các bài tập về tính toán, chứng minh có dạng cơ bản gần gũi với lí thuyết, hướng dẫn học sinh phân tích bài toán theo sơ đồ * Giúp đỡ học sinh rèn luyện kỹ năng, thái độ và phương pháp học tập: Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa đọc kỹ,thậm chí chưa hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài, trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn Vì thế việc hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết cần nói rõ yêu cầu sơ đẳng của việc học tập toán: - Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập, nắm kĩ kiến thức liên quan đế bài học mới thì việc hiểu bài mới sẽ dễ dàng. Ví dụ: Khi dạy bài tính chất cơ bản của phân thức ở phần dặn dò bài trước giáo viên cho các em học lại tính chất cơ bản của phân số, nếu cần giáo viên cho các em cho ghi lại vào vở về nhà học. - Trước một bài tập cần đọc kĩ đầu bài, vẽ hình rõ ràng, viết nháp cẩn thận. - Sau khi học xong một chương cần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức ( tốt nhất là bằng bảng hoặc sơ đồ). Ví dụ: khi dạy bài “Ôn tập chương 1” giáo viên cùng học sinh tóm tắt bằng sơ đồ: Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 5
  6. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" A B 3 gãc vu«ng 4 c¹nh b»ng nhau A + B + C + D = 360 D AB//CD C A B A B AD//BC D C H D C A = 90 D = C A B AB = BC A B D C D C AD//BC B A B A C A B D C D A = 90 AB = BC D C Giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ đẳng về cách thức học tập như: Phải nắm vững lý thuyết mới tiến hành làm bài tập,cần phải đọc kĩ đề bài,phân tích các yêu cầu của bài toán. Đối với hình học phải vẽ hình đúng và rõ ràng. Phải nắm được các định nghĩa, tính chất, định lý liên quan đến bài tập đó, phải biết được đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán thì mới tìm ra cách làm. Đối với đại số thì phải nắm được công thức,quy tắc tính toán. Khi làm bài phải làm nháp, viết nháp rõ ràng. Đây là điều mà đa số học sinh yếu không bao giờ thực hiện. Bên cạnh đó người giáo viên cần chú trọng dạy cho học sinh biết rèn luyện tính tự giác học tập- đó là việc tự học ở nhà. Thực chất việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho học sinh được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi học sinh,kết quả học tập sẽ tăng lên gấp bội, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động”. Vì vậy rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh được coi là một tiêu chí quan trọng và cần thiết để khắc phục Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 6
  7. Chuyên đề "Tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8" tình trạng học sinh học yếu, không chỉ là môn Toán mà là tất cả các môn học. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp mới,giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Bằng cách thảo luận, học sinh có thể nói ra điều mình đang nghĩ,từ đó mỗi học sinh nhận thức rõ được trình độ hiểu biết của mình về vấn đề được nêu ra,thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Trong phương pháp này, thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt tình của các thành viên, nó là bước trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự làm việc chung của cả nhóm. * Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp: Ngoài giờ dạy trên lớp giáo viên phải dành riêng thời gian để quan tâm đến đối tượng học sinh yếu bằng cách dạy phụ đạo riêng.nếu có nhiều học sinh yếu thì có thể phân công các khá, giỏi trong lớp có trách nhiệm giúp đỡ bạn yếu bằng hình thức khuyến khích các em thực hiện tốt phong trào học tập chung của cả lớp nhưng giáo viên vẫn phải quan tâm đến những học sinh yếu này để giúp các em ngày càng tiến bộ. Người báo cáo: Nguyễn Phi Khánh- Trường THCS Long Sơn. Năm học 2015-2016 7