Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Mỹ Dung

doc 12 trang thaodu 5030
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Mỹ Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_phan_mon_am_nha.doc

Nội dung text: Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn âm nhạc thường thức - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Mỹ Dung

  1. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 Chuyên đề: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Để thực hiện tốt cho mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng về mọi mặt. Đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng phối hợp các kĩ năng, phương pháp thủ thuật dạy học sao cho phù hợp với từng nội dung mục tiêu bài học cụ thể. Đồng thời rèn luyện hình thành cho học sinh những kỹ năng phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học. Biết tự học tự tìm hiểu, thông qua gợi ý chi tiết ở tiết học để nắm bắt được kiến thức sau mỗi tiết học theo mục tiêu yêu cầu chuẩn kiến thức chung của bộ môn. Bộ môn Am nhạc cũng như các môn học khác, góp phần rèn luyện kỹ năng sống và còn cân bằng trạng thái tâm sinh lý, giúp não bộ hưng phấn tiếp tục phát huy tốt vai trò chủ động học tập của học sinh. Qua âm nhạc bằng những âm thanh, lời ca, tiếng nhac, trong các tác phẩm âm nhạc hay biễu diễn âm nhạc với nhiều hình thức, Các em sẽ có cảm nhận tốt hơn về không gian, thời gian, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cái chung của loại hình văn hoá nghệ thuật riêng ở bộ môn. Các em thêm yêu quí thiên nhiên, đất nước, con người, thêm yêu cuộc sống và biết yêu quý hơn chính lứa tuổi của các em, lứa tuổi hồn nhiên biết yêu thương và chia sẽ, giúp đở nhau cùng gắn bó mái trường bên thầy cô, bè bạn cùng rèn luyện và phát huy học tập tốt ở bộ môn. Riêng môn âm nhạc thường thức (ANTT) do chưa đồng bộ trong việc cung cấp trang thiết bị, tư liệu với nội dung chương trình học của học sinh ở SGK. Hầu hết các tiết ANTT đều chưa có đủ tư liệu hình ảnh, âm thanh. Đặt biệt là các nội dung được giới thiệu về nhạc cụ (rất cần các tư liệu tranh ảnh - âm thanh - clip video - biễu diễn đặt trưng của từng nhạc cụ) nên dẫn đến việc chuyển tải nội dung ở một số tiết học chưa phong phú chưa đạt hiệu quả và tính khoa học cao. Vì thế với sự phát triển công nghệ thông tin đã góp phần cung cấp một số dữ liệu, thông tin rất bổ ích cho môn học, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đầu tư có thể chuyển tải nội dung kiến thức ở phân môn ANTT một cách trọn vẹn đầy đủ và khoa học hơn, thông qua hình ảnh - âm thanh mà ở tiết học bình thường không chuyển tải được. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: 1.1. Về BGH- Nhà trường- PGD - Tạo điều kiện thuận lợi, trang bị ứng dụng phòng máy phục vụ cho việc giảng dạy điện tử, ứng dụng điện tử. 1
  2. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 - Tổ chức các buổi tập huấn soạn giảng điện tử giúp ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đảm bảo có chất lượng mang tính khoa học đạt hiệu quả cao trong giáo dục. - Tổ chức tập huấn các kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả. 1.2. Về giáo viên - Xác định được mục tiêu, chuẩn kiến thức ở từng nội dung bài giảng. - Nắm vững các bước thực hành soạn giảng đầu tư hoặc ứng dụng điện tử cho môn học. - Có khả năng khai thác, xử lí tình huống sư phạm trong nội dung bài giảng. 1.3. Về học sinh - Đã được học môn tin học. - Yêu thích học tập với bài giảng điện tử ở các môn. 2. Khó khăn: 2.1. Khách quan - Do phòng học sử dụng tiết dạy ứng dụng CNTT bộ phận máy, loa đã quá cũ nên đôi khi còn bị trục trặc trong lúc khởi động máy hoặc lúc đang trình chiếu khi dạy. 2.2. Về giáo viên - Không khéo léo hay chưa kịp theo tình huống đã soạn giảng từ đó dễ dẫn đến quá thời lượng 1 tiết học. - Mất nhiều thời gian tìm kiếm thu thập thông tin tư liệu, còn gặp nhiều trở ngại ở một số trang web không cho truyền tải. - Khi gặp trường hợp trình chiếu hư hỏng dễ dẫn đến lúng túng, chưa đảm bảo tính logic khi thực hiện tiếp bài giảng. 2.3. Về học sinh - Việc vừa tìm hiểu vừa ghi nhận sẽ khó theo kịp bài học nếu học sinh chưa chuẩn bị bài kỹ ở nhà theo hướng dẫn. III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: 1. Các giải pháp thực hiện Để phát huy tốt những thuận lợi, đồng thời có thể khắc phục tốt hơn những mặt hạn chế, góp phần thúc đẩy việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, giúp cho việc truyền tải nội dung ở một số tiết âm nhạc thường thức được phong phú đảm bảo tính khoa học, trọn vẹn, giúp học sinh hiểu biết kiến thức sâu sắc đạt chất lượng hiệu quả giáo dục theo mục tiêu yêu cầu bộ môn. Cần thực hiện những biện pháp sau: 1.1. Về BGH- PGD - Tiếp tục quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt về trang thiết bị máy chiếu- giúp giáo viên có thể thực hiện đạt hiệu quả tốt tiết giảng đầu tư theo kế hoạch soạn giảng. 1.2. Về giáo viên - Phát huy việc sử dụng, tìm hiểu thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết cho nội dung bài giảng ở các trang web giáo dục 2
  3. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 - Học hỏi và nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp, những người hiểu biết về CNTT để giúp chuyển tải được các nội dung theo hướng thiết kế bài giảng và điều chỉnh kiểm soát máy trước khi thực hành tiết dạy. - Giáo viên phải chuẩn bị cả hai phương án, giáo án điện tử, giáo án word dạy bình thường đề phòng khi bị cúp điện bất thường để cho tiết dạy đảm bảo tính liên tục. - Giáo viên biết xử lí thông tin đưa bài giảng những hình ảnh tư liệu tiêu biểu mang tính thiết thực khoa học, thẩm mỹ đảm bảo khai thác, chuyển tải nội dung rõ ràng theo chuẩn kiến thức chung cho từng nội dung ở bài. - Chú ý cách tạo các slide có tư liệu chẵ sao cho hợp lí, khoa học, đảm bảo học sinh quan sát, tìm hiểu, nghe cảm nhận và ghi nhận tốt. - Vận dụng các phương pháp thủ thuật dạy học phù hợp theo thiết kế bài giảng, phát huy tích cực chủ động của học sinh, giúp học sinh có thể tiếp thu nhận biết kiến thức một cách sâu sắc từ trực quan đến tư duy sáng tạo để đảm bảo học sinh nắm bắt được nội dung kiến thức ở bài đạt hiệu quả chất lượng hoàn chỉnh nhất sau tiết học. - Phát huy khả năng khai thác, xử lí tình huống trong mọi hoạt động có tính sư phạm cao, nhằm hướng các em tìm hiểu bài giảng theo định hướng thiết kế có định lượng trước được sự dao động trong khoảng thời gian cho phép để đảm bảo tối thiểu về thời lượng trong một tiết học truyền đạt đầy đủ nội dung có hiệu quả theo mục tiêu. - Rèn kĩ năng, phương pháp học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tin sáng tạo khi học hành. Biết vận dụng những hiểu biết, kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài học mới theo gợi ý hướng dẫn. - Giúp tiết học nhẹ nhàng, sinh động. 1.3. Về học sinh - Thường xuyên ôn tập các kiến thức đã học. - Phát huy tinh thần chủ động, tích cực học tập. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành và vận dụng vào tìm hiểu kiến thức mới có liên quan. - Chuẩn bị tìm hiểu bài theo hướng dẫn, và tư liệu ở SGK cùng các thông tin khác (nếu có điều kiện: như thông tin mạng, các thông tin truyền thông cộng đồng, báo chí, đài phát thanh, các kênh truyền hình ) - Đảm bảo ghi nhận các thông tin, nội dung bài học chính xác, đầy đủ, rõ ràng qua các tiến trình bài giảng, tìm hiểu tư liệu và củng cố bài học, đạt hiệu quả giáo dục đúng theo mục tiêu chuẩn kiến thức. - Biết trao đổi chia sẻ giúp các bạn cùng tiến bộ trong học tập bộ môn, cùng phát huy tích cực trao đổi tìm hiểu bài trong tiết học góp phần tạo hiệu quả tiết học sinh động, hứng thú. Từ đó học sinh yêu thích bộ môn, học tập tốt Với những biện pháp trên tôi ứng dụng thực hành tiết giảng với bài giảng điện tử vào tuần 14 lớp 8 với nội dung Âm nhạc thường thức mới trong nội dung tiết học theo trình tự sau: 3
  4. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 * Bài 4 tiết 14 - Ôn tập bài hát: Hò ba lí - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN Số 4 - Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc Tóm lại với một số biện pháp trên, thầy và trò đều phải thể hiện tốt trong mỗi vai trò: Thầy ? chủ đạo học sinh chủ động trong không gian thời gian tiết học nhất định ? để đảm bảo tính thiết thực nhất trong việc tìm hiểu cung cấp và nắm bắt thông tin kiến thức một cách chuẩn xác đầy đủ rõ ràng có hệ thống giúp cho chất lượng bộ môn mang tính hiệu quả cao đạtn được mục tiêu chuẩn kiến thức trong hệ thống giáo dục bộ môn cho học sinh, giúp học sinh hoàn thành tốt chương trình giáo dục trong việc hiểu biết một số kiến thức Âm nhạc phổ thông cần thiết góp phần cho việc phát triển nhân cách con người hoàn thiện theo mỗi lứa tuổi mỗi cấp học. 2. Tổ góp ý xây dựng chuyên đề - Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT 3. Tổ chức triển khai tiết dạy Với những biện pháp thực hành tiết giảng với bài giảng điện tử vào tuần 15 tiết 14 (vì thiếu 01 tiết trong tuần khai giảng năm học mới) lớp 8a với nội dung ÂNTT là kiến thức mới trong nội dung tiết học theo trình tự như sau: - Xác định đúng theo mục tiêu chuẩn kiến thức. - Giáo viên và học sinh thực hiện tốt bước chuẩn sau. + Giáo viên: * Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video clip phù hợp với nội dung thiết kế bài giảng. * Ứng dụng việc trình chiếu các tư liệu một cách hợp lí và khoa học cho từng nội dung theo đúng mục tiêu yêu cầu bài học, đảm bảo thông tin chuẩn xác mang tính hiệu quả cao trong giáo dục. * Vận dụng tốt phương pháp động não viết (nhóm 4 học sinh theo bàn học) và kĩ thuật khám phá mới ở nội dung âm nhạc thường thức. * Phát huy tính sáng tạo của học sinh ở nội dung ôn tập, trình bày bài, bài hát, bài Tập đọc nhạc. * Định hướng tình huống sư phạm hướng học sinh theo thiết kế bài giảng với ứng dụng thời gian cho mỗi nội dung. * Thời gian và nội dung ôn tập trong khoảng 22-25 phút. * Nội dung kiến thức mới và củng cố từ 18- 20 phút. * Hướng dẫn tự học ở nhà 2 phút. + Học sinh: * Ôn tập thực hiện các phần ôn tập và trình bày theo nội dung tiết học. Xem tìm hiểu và ghi nhận những hiểu biết kiến thức mới qua nội dung tư liệu SGK hoặc tìm thêm tư liệu khác (nếu có). - Thực dạy: Trình tự tiết thực dạy qua hướng soạn bài giảng như sau- (giáo án kèm theo) NS: 11/12/2018 ND: 13/12/2018 4
  5. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 Bài 4 tiết 14 - Ôn tập bài hát: Hò ba lí - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN Số 4 - Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc I/ Mục tiêu: Thông qua bài học nhằm giúp HS: - Trình bày bài hát với phần Xướng và phần Xô. Hát diễn cảm, tự tin, mạnh dạn, thể hiện tốt bài hát Hò ba lí. - Trình bày bài TĐN: Đọc nhạc và ghép lời hòa giọng. Đọc nhạc có sắc thái bài TĐN Số 4. - Hiểu biết thêm về một số loại nhạc cụ dân tộc. Nhận biết các nhạc cụ: Cồng, chiêng- Đàn T’rưng- Đàn đá. II/ Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ. - Tư liệu, tranh ảnh, đoạn video liên quan đến các loại nhạc cụ Dân tộc và nhạc cụ phương Tây. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu, hát lời kết hợp đánh nhịp bài TĐN Số 4. - Viết lời mới theo giai điệu bài TĐN Số 4. - Sưu tầm tranh ảnh, mô hình, hiện vật về các loại nhạc cụ dân tộc. III/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong khi ôn tập 02 nội dung bài cũ. 3. Bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 14 ÔN TẬP BÀI HÁT: HÒ BA LÍ Giới thiệu bài mới. Lắng nghe. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4 Ghi đề bài lên bảng. Ghi vở. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ NHẠC CỤDÂN TỘC I/ Ôn tập bài hát: Yêu cầu HS đứng dậy khởi động Khởi động Hò ba lí giọng. giọng. Dân ca Quảng Nam Nhắc HS một số điểm cần lưu ý. Lắng nghe. Đàn và yêu cầu HS hát nhẩm theo. Nghe đàn và hát nhẩm theo. Mở phần đàn cài sẳn, yêu cầu HS hát. Thực hiện hát Chia nhóm hát đối đáp phần xướng,xô. Nhóm thực hiện. Kiểm tra cá nhân, nhóm đôi. Mời HS nhận xét. Trình bày. Nhận xét, sửa sai nếu có. Nhận xét. 5
  6. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 Yêu cầu HS đứng dậy luyện thang âm. Luyện gam Đô trưởng. Đàn giai điệu, yêu cầu HS đọc nhẩm Nghe đàn và đọc II/ Ôn tậpTập đọc nhạc: TĐN Số 4 theo. nhẩm. (Trích) Đàn giai điệu yêu cầu HS đọc hoà Nghe đàn và đọc Chim hót đầu xuân giọng. hoà giọng. (Nguyễn Đình Tấn) Đệm đàn và yêu cầu HS hát lời. Hát lời. Chia nhóm đọc và hát lời cùng một lúc. Nhóm thực hiện. Kiểm tra nhóm đôi HS đọc nhạc và hát lời cùng một lúc (đổi ngược lại) Thực hiện. Mời HS nhận xét. Nhận xét. Nhận xét, xếp loại. Lắng nghe. Mời HS xung phong đọc nhạc và hát Xung phong. lời mới do mình sáng tác. Mời HS nhận xét. Nhận xét. Nhận xét, xếp loại. Lắng nghe. ? Trong chương trình lớp 6 các em đã Lắng nghe. được nghe giới thiệu qua một số nhạc cụ dân tộc. Mời các em quan sát màn hình và cho Quan sát, nghe biết tên các loại nhạc cụ đó? và trả lời. - Kiểm tra lại kiến thức lớp 6 bằng Quan sát, nghe cách chỉ định HS quan sát hình nhạc cụ và trả lời. và gọi đúng tên nhạc cụ đó. - Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu Lắng nghe. thêm về một số loại nhạc cụ dân tộc: Cồng, chiêng; đàn t’rưng; đàn đá. Mời các em chúng ta chuyển sang nội dung thứ III. - Như chúng ta đã biết: Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc bằng âm thanh. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ riêng của mình. Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ III/ Âm nhạc thường thức: Một số nhạc độc đáo bằng nhiều chất liệu khác cụ dân tộc nhau. - Theo em người ta dùng những chất - Thạch (đá), thổ liệu nào để làm các loại nhạc cụ dân (đất), kim (sắt, tộc? đồng), mộc (gỗ), trúc (tre, nứa ), bào (vỏ bầu), ti (dây tơ), cách (da) - Cho HS quan sát hình nhạc cụ cồng, Quan sát, lắng 6
  7. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 chiêng . nghe, trả lời. ? Em hãy cho biết đây là nhạc cụ gì? Cồng, chiêng . - Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu tạo của nhạc cụ cồng, chiêng chúng ta vào phần 1. Quan sát, lắng - Mở hình ảnh cồng, chiêng, yêu cầu nghe và trả lời HS quan sát. câu hỏi. ? Em hãy nêu những hiểu biết của - Cồng, chiêng mình về nhạc cụ cồng, chiêng? thuộc bộ gõ, làm 1- Cồng, chiêng: SGK/ tr 31 bằng đồng thau, hình tròn, đường kính từ 20cm- 60cm, ở giữa có núm hoặc không có núm, dùng dùi gỗ có quấn vải hoặc tay để đánh. - Cho HS nghe âm thanh của tiếng - Lắng nghe, cồng, chiêng. cảm nhận và trả ? Cảm nhận âm thanh của tiếng lời. cồng, chiêng như thế nào? - Âm thanh như + Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng tiếng sấm rền. trầm. - Quan sát và + Cồng, chiêng càng nhỏ thì tiếng lắng nghe và trả càng cao. lời. ? Cồng khác chiêng ở điểm nào? - HS trả lời theo - Cồng có núm, chiêng không có núm. sự hiểu biết. - Cho HS quan sát hình nhạc cụ Não - Quan sát và bạt. lắng nghe. ? Theo em đây là nhạc cụ gì? - Giới thiệu một số tranh hình và thông Lắng nghe. tin về Văn hóa cồng, chiêng. - Cồng chiêng được coi là nhạc cụ thiêng của dân tộc Tây Nguyên. Lúc đầu cồng, chiêng chỉ được dùng trong lễ tế thần linh, về sau mới được dùng trong các lễ hội dân gian. - Để hiểu thêm về nét Văn hóa cồng, chiêng Tây Nguyên mời các em xem đoạn videoclip cồng, chiêng. - Chính vì lẽ đó, ngày 25/11/2005, Văn hóa cồng, chiêng Tây Nguyên được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác truyền khẩu và là di 7
  8. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chuyển ý: Ở Việt Nam cũng như một số nơi trên thế giới có nhiều tộc người biết dùng tre nứa để làm nên những nhạc cụ. Tuy nhiên không nơi nào có một nhạc cụ làm từ tre nứa độc đáo như ở Tây Nguyên. Đó là nhạc cụ gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2. 2- Đàn t’rưng: SGK/ tr 31,32 - GV giới thiệu mô hình đàn t’rưng. Quan sát. ? Em hãy mô tả cấu tạo và nêu hiểu Trả lời theo hiểu biết của em về cách sử dụng đàn biết của mình. t’rưng? - Chiếu rõ hình (hoặc mô hình) phân - Đàn t’rưng tích thêm về cấu tạo đàn t’rưng. thuộc bộ gõ, được làm bằng ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Một đầu bịt kín bằng đầu mấu, đầu kia vót nhọn, dùng dùi gõ vào các ống, âm thanh cao, thấp khác nhau tùy độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. - Cho HS nghe âm thanh tiếng đàn - Lắng nghe, t’rưng. cảm nhận và trả lời. ? Cảm nhận âm thanh của tiếng đàn - Âm sắc hơi t’rưng như thế nào? đục không vang to, vang xa, nhưng có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi. - Để cảm nhận rõ hơn về tiếng đàn Quan sát và lắng t’rưng và nghệ thuật biểu diễn đàn nghe. t’rưng mời các em xem đoạn video 8
  9. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 clip. - Cho HS xem đoạn video clip đàn t’rưng. Chuyển ý: Ở Việt Nam những nhạc Lắng nghe. cụ được xếp vào bộ gõ: cồng chiêng, đàn t’rưng thì đàn đá cũng được xem là nhạc cụ rất độc đáo và cổ nhất nước ta. Để hiểu thêm về đàn đá mời các em sang nội dung 3. - Cho HS quan sát những hình ảnh về Quan sát. 3. Đàn đá: SGK/ tr 32 đàn đá . - Cho HS quan sát lại hình đàn đá. Quan sát và trả ? Em hãy nêu những hiểu biết của lời. mình về bộ đàn đá ở Việt Nam? - Thuộc bộ gõ cổ nhất ở Việt Nam. - Được làm bằng các thanh đá với kích thước to, nhỏ, dài, ngắn Giới thiệu vài thông tin về đàn đá: khác nhau. - Vào ngày 5/9/1949, bộ đàn đá đầu - Quan sát, lắng tiên ở Việt Nam, gồm 11 thanh đá nghe. xám, thanh dài nhất là 101,7cm nặng 11,210kg, thanh ngắn nhất là 65,5cm nặng 5,820kg. Hiện bộ đàn đá này được trưng bày tại Bảo tàng con người ở Pari (Pháp). - Năm 1979, bộ đàn đá gồm 12 thanh được tìm thấy ở huyện Khánh Sơn- Cam Ranh- Khánh Hòa. (giới thiệu hình ảnh bộ đàn đá Khánh Sơn) - Khoảng nửa tháng 6 năm 1990, ông Huỳnh Văn Hồng ở thôn Trung Lương xã An Nghiệp huyện Tuy An tỉnh Phú Yên đã phát hiện được bộ đàn đá gồm 8 thanh. - Ở Việt Nam đa phần các bộ đàn đá được tìm thấy tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. (ĐăkLăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Sông Bé, Khánh Hòa, Phú Yên ) * Để cảm nhận về âm thanh của tiếng 9
  10. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 đàn đá như thế nào, các em chú ý lắng nghe. - Cho HS nghe âm thanh của tiếng đàn - Lắng nghe, đá. cảm nhận và trả lời. ? Em cảm nhận về âm thanh tiếng - Âm vực cao đàn đá như thế nào? tiếng thánh thót, xa xăm. - Âm vực trầm vang như tiếng dội của vách đá. - Vì sao người xưa lại quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cỏi âm với cỏi dương, giữa con người với trời đất linh thiêng, giữa hiện tại với quá khứ, để hiểu rõ hơn về quan niệm này thì các em xem đoạn video clip đàn đá. - Cho HS xem đoạn video clip đàn đá. Quan sát - Cho HS quan sát một số tranh hình về Quan sát và trả 2 nhóm nhạc cụ. lời. ? Nhóm nhạc cụ số 1 thuộc nhóm - Thuộc nhóm nhạc cụ nào? nhạc cụ phương tây. ? Nhóm nhạc cụ số 2 thuộc nhóm - Thuộc nhóm nhạc cụ nào? nhạc cụ dân tộc. - Các em đã được nghe giới thiệu qua một số nhạc cụ dân tộc ở lớp 6 và trong tiết học hôm nay? Vậy, theo em vì sao chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam? Vì: - Nhạc cụ dân tộc Việt Nam là nét vốn quý, là di sản Văn hóa âm nhạc truyền thống vô giá, là gốc của con người Việt Nam có từ ngàn xưa và còn lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. - Có thể nói nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc bằng âm thanh. Mỗi nhạc cụ đều có nét độc đáo riêng: + Tuy được làm bằng chất liệu và công cụ thô sơ nhưng khi nghe âm thanh của từng nhạc cụ ta thấy lòng mình trải dài ra như mây bay gió thổi. - Mặc dù trên thế giới đã trải qua 10
  11. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 nhiều trào lưu âm nhạc, nhưng dòng âm nhạc dân tộc vẫn mãi lưu truyền trong kí ức của người dân Việt Nam. Bởi vì trong mỗi loại nhạc cụ đều mang nét độc đáo riêng và có thể khẳng định là rất tuyệt vời. Ví dụ: Đàn bầu tuy chỉ có một dây thôi, nhưng âm thanh lại gợi lên trong lòng người nghe cảm xúc nỉ non; tha thiết; lúc buồn khi vui. Tìm đến với đàn t’rưng, thì chỉ bằng những thanh tre thô sơ nhưng khi nghe thì ta có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa. Nói đến nhà thơ Huy Cận, khi nghe tiếng đàn t’rưng ông lại có cảm nhận về tiếng đàn t’rưng: “Như dậy rừng nứa reo. Tiếng đá lồng tiếng nứa. Bậc cao như đỉnh núi. Bậc trầm hơn đáy sông”. Đàn đá với cung bậc lúc thánh thót xa xăm, khi thì hùng hồn dữ dội Chính vì những điều đó làm cho chúng ta càng yêu hơn và phát huy bản sắc, truyền thống Văn hóa âm nhạc. Đất nước muốn phát triển thì cũng cần phải có trào lưu âm nhạc truyền thống. - Trong mỗi người dân Việt Nam, ngay cả bản thân cô và thế hệ các em hôm nay, mai sau đều phải có trách nhiệm biết giữ gìn và bảo vệ, khắc sâu mãi mãi các loại nhạc cụ dân tộc đi vào trong lòng mỗi người dân Việt Nam. ? Qua 3 loại nhạc cụ vừa học em HS có thể suy thích nhất là nhạc cụ nào nhất? Vì nghĩ trả lời tại sao? lớp hoặc về nhà suy nghĩ tiết sau trả lời. IV- Củng cố: - Qua quan sát hình, câu hỏi gợi ý: Đây là nhạc cụ gì? Chiếu hình ảnh (Đàn đá). - Nhạc cụ nào có âm thanh nghe như tiếng xào xạc của rừng tre, nứa? (Đàn T’rưng). - Nhạc cụ nào được làm bằng đồng thau, có núm hoặc không có núm? (Cồng, chiêng). - Có quan điểm cho rằng không nên phát huy nhạc cụ dân tộc vì khó phù hợp với trào lưu âm nhạc hiện đại ngày nay, theo em đúng hay sai? Vì sao? (Chưa đúng, cần 11
  12. Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn ÂNTT- Năm học: 2019-2020 phải tiếp tục phát huy nét độc đáo đặc trưng riêng của nhạc cụ Việt Nam trong và ngoài nước) V- Hướng dẫn bài học: * Bài vừa học: - Thuộc lời và hát diễn cảm bài Hò ba lí. Viết lời mới theo giai điệu bài Hò ba lí. - Tập đọc nhạc có sắc thái bài TĐN Số 4 - Tìm hiểu thêm về một số loại nhạc cụ dân tộc. * Bài sắp học: Chuẩn bị nội dung ôn tập - Ôn lại toàn bộ kiến thức từ tiết 9 đến tiết 14 IV. KẾT LUẬN: Nhằm để đảm bảo cho học sinh học thêm hứng thú trong phân môn Âm nhạc thường thức, những phương pháp tôi đã nêu trên, thực tế đã áp dụng vào giảng dạy tại điểm trường THCS Sơn Nguyên, hầu hết các em học sinh hứng thú trong tiết học ứng dụng CNTT và yêu thích học phân môn này. Kết quả chất lượng đạt được rất thực chất. Sơn Nguyên, ngày 13 tháng 12 năm 2019 Duyệt của CM Người thực hiện Trương Thị Mỹ Dung 12