Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

pdf 2 trang thaodu 3801
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdap_an_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_na.pdf

Nội dung text: Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 HDC gồm: 02 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Phần Nội dung Điểm /Ý I Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0,5 2 Một thành ngữ được sử dụng trong câu văn là: một nắng hai sương 0,5 Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời nghĩa là: Cha mẹ có công sinh 3 thành dưỡng dục, nuôi con nên người; bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức 1,0 mạnh tinh thần, thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công; cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách và lí giải hợp lí. Sau đây là vài gợi ý. - “Lòng biết ơn” là ghi nhớ công lao, tình cảm của người khác đã giúp đỡ và mang 1,0 lại niềm vui hay hạnh phúc cho mình - Biểu hiện: bằng lời “cảm ơn”, bằng tư tưởng, tình cảm, biết ghi nhớ và trân trọng 4 những gì người khác trao tặng, để lại cho mình, - Ý nghĩa: là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta; là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người, là lối sống lành mạnh, tích cực trong đời sống của chúng ta II Làm văn 7.0 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh, từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,25 bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, lòng 0,5 thủy chung của nhân vật trữ tình Em và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận 0,5 Nội dung 3,0 - Nỗi nhớ trong tình yêu. + Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước. + Nỗi nhớ trải dài theo thời gian: Ngày đêm không ngủ được. + Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức: Cả trong mơ còn thức. - Lòng thủy chung và niềm tin trong tình yêu. + Lời thề thủy chung của người phụ nữ Dẫu xuôi về Dẫu ngược về + Niềm tin son sắt trong tình yêu, dù ở đâu cũng Hướng về anh - một phương,
  2. nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim. Nghệ thuật 1,0 - Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, sự phá cách về số câu thơ. - Ngôn ngữ bình dị, các thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc, các cặp đối lập, tương phản đã tạo nên hai hình tượng vừa sánh đôi, vừa bổ sung, hòa quyện vào nhau: Sóng và Em. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu 1,0 Đó là một tâm hồn có trái tim yêu chân thành, nữ tính, thủy chung mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc bởi nhiều khát khao và đam mê nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông và người phụ nữ Việt Nam. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,5 nghị luận. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm Hết