Đề cương môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của các nhà nước tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

docx 1 trang thaodu 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của các nhà nước tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_mon_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_cac_nha_nuo.docx

Nội dung text: Đề cương môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của các nhà nước tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

  1. BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA CÁC NHÀ NƯỚC TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI-XVIII) I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI . 1/Triều đình nhà Lê : -Thế kỉ XVI Vua ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài tốn kém. - Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực. + Dưới triều Lê Uy Mục, ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần + Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái đánh giết liên miên suốt hơn 10 năm. 2/Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI: a. Nguyên nhân : - Quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân, vơ vét, cướp đoạt của cải. - Đời sống nhân dân khốn cùng, nông dân nổi dậy đấu tranh b. Diễn biến - Từ năm 1515 các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 ở ở Đông Triều (Quảng Ninh). - Nghĩa quân “Ba Chỏm ” ba lần tấn công Thăng Long, chiếm kinh thành, vua quan chạy trốn vào Thanh Hóa. c. Kết quả : các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. d .Ý nghĩa : góp phần làm cho nàh Lê mau chóng sụp đổ.