Đề cương ôn tập bài "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

docx 4 trang thaodu 5451
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập bài "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_rung_xa_nu_cua_nguyen_trung_thanh.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập bài "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

  1. RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành) I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả -Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc ) là bút danh của nhà văn Nguyễn Văn Báu.Là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.Tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất này là tiền đề để nhà văn sáng tác những tác phẩm có giá trị về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây. -Cảm hứng chủ đạo trong trang văn của Nguyễn Trung Thành là cảm hứng về quê hương đất nước và con người Việt Nam anh hùng. 2.Tác phẩm. a.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác. -Tác phẩm ra đời năm 1965 ở khu căn cứ quân giải phóng miền Trung Bộ.Đây là thời điểm diễn ra cuộc đổi quân đầu tiên ở Mĩ,ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta. -Rừng xà nu được viết trong ngày sôi sục nghiêm trang lo lắng quyết liệt hào hứng hào hùng,dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến một mất một còn với đế quốc Mĩ.Tuy các nhân vật trong tác phẩm đều có nguyên mẫu trong đời thực nhưng không vì thế mà ý nghĩa khái quát của hình tượng bị giản dị.Những con người trong tác phẩm kể cả cây xà nu,rừng xà nu đều là hiện thân của đất nước anh hùng. b.Tóm tắt tác phẩm. -Truyện mở đầu là cảnh rừng xà nu bạ ngàn trong tầm đại bác của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xô man.Sau ba năm đi lực lượng Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm.Bé Heng đã trở thành một giao liên chững chạc nhanh nhẹn đã đưa Tnú vào làng.Đêm hôm đó tại nhà cụ Mết,cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cũng là một đoạn đời của làng Xô man trong kháng chiến.Hồi đó Mĩ - Diệm khủng bố gắt gao,được anh Quyết dìu dắt Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ của Đảng,trong một lần đi liên lạc cho cách mạng Tnú bị giặc bắt.Ba năm sau anh vượt ngục trở về làng lúc này anh Quyết đã hy sinh.Mai và Tnú lấy nhau.Thực hiện lời dặn của anh Quyết trước lúc hy sinh Tnú và dân làng Xô man mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu.Nghe tin giặc kéo về làng khủng bố bắt vợ con anh tra tấn tàn bạo cho đến chết ngay trước mắt anh.Căm hờn cháy bỏng Tnú đã nhảy xổ ra trước mặt bọn lính nhưng không cứu được mẹ con Mai.Giặc bắt anh cuốc giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay.Trước cảnh tượng ấy cụ Mết cùng thanh niên trong làng nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú.Sau đó Tnú rời làng gia nhập lục lượng quân giải phóng chiến đấu dũng cảm giết chết kẻ thù bằng bàn tay cụt đốt.Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị.Trước mắt họ là những cánh rừng xà nu chạy đến tận chân trời. II.Đọc hiểu văn bản. 1.Ý nghĩa nhan đề và hình tượng cây xà nu. a,Ý nghĩa nhan đề. -Xà nu là loại cây thuộc họ thông có sức sống mạnh mẽ dẻo dai mọc thành rừng ở Tây Nguyên.Nguyễn Trung Thành lấy một hình ảnh quen thuộc tiêu biểu của đất Tây Nguyên là rừng xà nu để đặt tên cho truyện ngắn.Đây là một sáng tạo đặc sắc của nhà văn.Xà nu vừa là hình anh trung tâm có vẻ đẹp riêng vừa có ý nghĩa biểu tượng cho người dân Tây Nguyên.Qua bức tranh thiên nhiên rừng xà nu hiện lên thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt sinh sôi nảy nở không ngừng bất chấp đại bác tàn phá mỗi ngày.Nhà văn muốn khẳng định phẩm chất anh hùng kiên cường bất khuất của người dân Tây Nguyên vượt qua mọi thử thách đau thương quật khởi đi theo đảng theo cách mạng bảo vê quê hương đất nước. -Nhan đề còn gợi chủ đề và cảm hứng sử thi cho tác phẩm. b,Hình tượng cây Xà nu -Trong tác phẩm có khoảng 20 lần nhà văn nhắc trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây xà nu và những biến thể khác nhau như củi xà nu,khói xà nu,lửa xà nu,nhựa xà nu,lá xà nu 1
  2. +Mở đầu câu chuyện tác giả đã miêu tả một tình huống đặc biệt:sự chạm trán trực tiếp,sự đối lập giữa súc sống,sự quả cảm của dân làng Xô-Man với sự tàn bạo dữ dội của bom đạn của kẻ thù.Từ đó nhà văn đi miêu tả rừng xà nu.Nhà văn đã sửu dụng các biện pháp so sánh,nhân hóa nhiều tính từ động từ để mô tả cây xà nu từ tổng thể khái quát đến chi tiết cụ thể.Ngòi bút của nhà văn như ống kính của nhà quay phim đã bao quát toàn cảnh thu vào máy quay sự trùng điệp của rừng xà nu chạy tít tắp đến tận chân trời.Đó là cánh rừng cạnh con nước lớn hàng ngày phải hứng chịu bom đạn đại bác của giặc.Đó cũng la cánh rừng đầy thương tích “không có cây nào không bi thương”, “những vết thương dần bầm lại”.Rồi tác giả đã miêu tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu “Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời nên nó phóng lên rất cao để đón lấy ánh nắng,nhựa của nó rất trong rất thơm.Xà nu đã có từ ngàn đời và sẽ còn tồn tại đến ngàn đời sau +Kết thúc tác phẩm nhà văn lấy lại gần như nguyên văn câu viết về rừng xà nu ở phần mở đầu: “đứng trên đồi xà nu nhìn xa xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời”Điều này tạo nên kiểu kết cấu vòng tròn vừa khép lại câu chuyện này,vừa mở ra một câu chuyện khác.Kết cấu đầu cuối tương ứng một mặt khiến cho người đọc cảm tưởng như kì tích anh hùng của Tnú,của dân làng Xô-man mà tưởng vừa kể chỉ là sự nối tiếp của những tù trưởng danh tiếng và câu chuyện sẽ được viết tiếp bởi những thế hệ sau của làng.Mặt khác dường như câu chuyện chỉ không chỉ bó hẹp trong không gian của làng Xô man mà còn được mở rộng ra khắp mọi miền đất nước. +Ngoài phần mở đàu và kết thúc,trong câu chuyện về cuộc đời Tnú khác cuộc nổi dậy của dân làng Xô man cây xà nu luôn được nhắc đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét: =>Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của người dân làng Xô man:cây xà nu +Có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân làng Tây Nguyên tự ngàn đời:lửa xà nu cháy trong bếp mỗi gia đình,lửa xà nu cháy trong nhà ưng tập hợp dân làng,khói xà nu trong bếp xông bảng nửa để trẻ con học chữ.Cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại của làng Xô man.Ngọn đuốc Xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng lấy giáo mác dụ rựa để chuẩn bị nổi dậy.Khi giặc đốt hai bàn tay Tnú,khi dân làng Xô man nổi dậy xác mười tên giặc ngổn ngang quanh đống lửa.Ngoài ra cây xà nu còn thấm sâu vào trong suy nghĩ và cảm xúc của dân làng.Cảm nhận của Tnú về cụ Mết khi về thăm làng: “Ông ở trần ngực căng như cây Xà nu lớn,sự tự hào của cụ Mết về cây xà nu: “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”.Như vậy có thể nói cây xà nu đã trở thành một phần của máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô man.Việc tác giả miêu tả cụ thể chi tiết về cây Xà nu góp phần quan trọng tạo nên không khí Tây Nguyên,chất Tây Nguyên độc đáo của tác phẩm. -Cây xà nu được tác giả miêu tả trong tác phẩm còn là hình tượng tượng trưng cho số phận và phẩm chất của người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. +Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác kẻ thù là tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu trong đấu tranh.Trong rừng hàng vạn cây xà nu không có cây nào là không bị thương cũng như cả làng Xô man không có người nào,không có gia đình nào lại không chiịu những mất mát đau thương do kẻ thù gây ra. +Đặc tính ham ánh sáng mặt trời của cây Xà nu tượng trưng cho nièm khao khát tự do,lòng tin và lí tưởng cánh mạng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến. +Khả năng sinh sôi nảy nở mãnh liệt của cây Xà nu tượng trưng cho sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến.Thế hệ người đi trước là cụ Mết,thế hệ trưởng thành là Tnú, Dít, thế hệ măng non là bé Heng.Thế hệ này ngã xuống có thế hệ tiếp thay thế. +Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt xự bất khuất kiên cường và sự vươn lên mạnh mẽ trong kháng chiến của con người Tây Nguyên. =>Như vậy,đặc điểm cây xà nu có sự hài hòa tương ứng với những phẩm chất cao đẹp của người dân làng Xô man.Nó là biểu tượng của dân làng Xô man,của nhân dân Tây Nguyên nói chung trong kháng chiến.Qua việc miêu tả cây Xà nu và rừng Xà nu Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.Cây Xà nu, rừng Xà nu và con người Tây Nguyên đã thực sự hòa nhập với nhau trong cr nỗi đau thương và sự kiên cường mạnh mẽ. 2
  3. 2.Các nhân vật trong tác phẩm. a)Tnú Tnú là hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm xuất hiện từ đầu đến cuối thiên truyện qua hai tình huống:cuộc trở về thăm làng của Tnú sau ba năm đi lực lượng và lời kể của cụ Mết.Ở tình huống nào Tnú cũng để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc *Tnú về thăm làng. Anh hiện lên là một anh giải phóng quân yêu làng,yêu nước được thằng bé Heng đón ở đồi Xà nu cạnh con nước lớn.Tnú khát khao được ngâm mình xuống dòng suối đầu làng cho bõ nhớ làng.Trên đường về Tnú nhớ nguyên vẹn cây Xà nu cạnh con nước lớn đã chứng kiến những rung động đầu đời của anh và Mai ngày anh vượt ngục Komtum về làng.Nghe âm thanh của tiếng chày giã gạo anh chợt nhận ra cái mà anh nhớ nhất day dứt nhất chính là âm thanh đó.Đó tất cả đều là bỉểu hiện của tình yêu quê hương cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.Tnú còn là người có tính kỉ luật cao.Nhớ làng nhớ quê nhưng cấp trên cho anh về nhà một đêm anh cũng chỉ về một đêm thôi sáng hôm sau lại lên đường trở về đơn vị. *Qua lời kể của cụ Mết. -Ta thấy cuộc đời và những kì tích của Tnú từ khi sinh ra lớn lên làm cách mạng tới khi tham gia lực lượng ở đoạn đời nào cũng ánh lên vẻ đẹp khởi dậy trong lòng người dân Xô man niềm tự hào kiêu hãnh về người con ưu tú của buôn làng. -Trước hết Tnú hiện lên là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ “đời nó khổ nhưng trong bụng nó sạch như nước suối làng ta.”Liên tưởng của cụ Mết không chỉ hiện ra trong đời thơ ấu bất hạnh của Tnú mà còn bày ra thái độ trân trọng của cụ Mết vì tâm hồn tróng sáng cao đẹp của Tnú.Tnú lớn lên trong sự cưu mang đùm bọc của dân làng Xô man,mang trong mình dòng máu Tây Nguyên anh hùng bất khuất.Anh Xút,bà Nhan bị giặc giết vì nuôi giấu cán bộ.Tnú và Mai tự nguyện làm giao liên cho anh Quyết.Tnú được anh quyết dạy chữ,Tnú đã kiên trì để cho cái chữ vào đầu.Học chữ Tnú lâu nhớ nhưng đi đường rừng Tnú lại sáng lạ làng.Anh xé rừng mà đi,lựa chỗ thác mạnh mà lội để tránh phục kích của giặc.Tnú luôn hoàn thành nhiệm vụ,chưa bao giờ làm mất một phong thư.Có lần bị giặc bắt anh nhanh trí nuốt lá thư vào bụng và nói “cộng sản ở đây này”.Tất cả những biểu hiện trên là vẻ đẹp của sự mưu trí dũng cảm gan dạ của chú bé giao liên . -Khi trưởng thành,sau hành động ấy Tnú bị bắt đày ở ngục Kontum,ba năm sau Tnú vượt ngục trở về,nghe theo lời trăn trối của anh Quyết và cụ Mết,Tnú đã lãnh đạo dân làng Xô man tìm vũ khí đánh giặc.Tin ấy đến tai thằng giặc,chúng đã tàn sát làng Xô man hết sức dã man,không bắt được Tnú chúng bắt mẹ con Mai để hành hạ:bắt được cọp cái và cọp con ắt sẽ dụ được cọp đực trở về “từ gốc cây vả đầu làng Tnú đã nhìn thấy cảnh bọn giặc hành hạ vợ con hai con mắt của anh lúc này như hai cục lửa lớn.Bất chấp sự ngăn cản của cụ Mểt,Tnú tay không nhảy ra giữa bọn giặc che chở cho hai mẹ con.Những cử chỉ và hành động ấy của Tnú vừa là biểu tượng của lòng sôi sục căm quân cướp nước.bè lũ tay sai vừa là biểu hiện tình yêu thương vợ con tha thiết và sâu nặng mang vẻ đẹp của con người thời đại “biết căm thù nhưng cũng biết yêu thương”.Nhưng đúng như lời cụ Mết,Tnú không cứu được vợ con,chỉ có hai bàn tay trắng mẹ con Mai vẫn chết bởi làn roi sắt của bọn thằng giặc.Tnú biị bọn thằng Dục tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay,mười ngón tay anh trở thành mười ngọn đuốc.Ngọn lửa ở mười đầu ngón tay chuyển thành ngọn lửa ở trong lòng: “Anh không nghe lửa cháy ở đầu ngón tay nữa,anh nghe lửa cháy trong lồng ngực,cháy ở bụng” Tnú không thèm kêu van van vẫn gan góc đến lạ kì anh vẫn nhớ lời anh Quyết “người cộng sản không thèm kêu van”.Ngọn lửa trong lòng Tnú mỗi lúc một lớn dần lên.Tnú cảm thấy “cháy,cháy cả ruột gan đây rồi”.Lòng căm thù trong anh bật lên thành tiếng thét lớn: “Giết”,tiếng thét của anh vang lên dội lên thành những tiếng thét dữ dội bùng lên ngọn lửa cách mạng làng Xô man.Cả làng Xô man với vũ khí thô sơ vốn có trong tay dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã nhất tề đứng dậy chiến đấu và chiến thắng giặc,cứu được Tnú.Nhưng bàn tay anh mỗi ngón cụt mất một đốt.Qua sự việc trên nhà văn muốn nhấn mạnh tình yêu thương sâu sắc,lòng căm thù cháy bỏng,sự dũng cảm vô song là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đánh thắng kẻ thù.Đúng như lời cụ Mết nói: “chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo mác”Dùng bạo lực để chống lại bạo lực,lấy đấu tranh vũ trang để chống lai vũ trang.Nhờ vậy mà làng Xô man đã được giải phóng,đã xây dựng thành làng kháng chiến. 3
  4. -Ở Tnú,hình ảnh bàn tay mang dấu ấn tính cách cuộc đời.Khi lành lặn,đó là bàn tay trung thực nghĩa tình.Bàn tay cầm phấn viết chữ,bàn tay lấy đá đập vào đầu mình vì học chữ hay quênu,bàn tay yêu thương khí cầm tay Mai,bàn tay dũng cảm khi đặt lên bụng mình mà nói dõng dạc:”cộng sản ở đây này”.Khi bị thương,bàn tay là chứng tích của một giai đoạn đau thương của thời điểm căm giận sôi trào,đó còn là bàn tay trừng phạt,bàn tay quả báo khi chính đôi bàn tay ấy đã bóp chết tên giặc.Đôi bàn tay cụt đốt là hình ảnh bi tráng thể hiện sức sống bất diệt của lòng yêu nước,chỉ căm thù khát khao đánh giặc cứu nước của Tnú nói riêng,của dân làng Xô man nói chung. =>Tnú không chỉ là con người ưu tú của dân làng Xô man mà còn là hình tượng tiêu biểu của lớp thanh niên thời đại đó là vẻ đẹp của những con người giàu lòng yêu nước,yêu quê hương cũng là vẻ đẹp con người luôn sôi sục lòng căm thù quân cướp nước và khát khao cứu nước.Cùng với cụ Mết,Dít,Heng,Tnú đã làm nổi bật lên lịch sử của thời đại cũng như tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.Để khắc phục hình tượng nhân vật Tnú tác giả đã dùng lối kể phong phú khi là lời kể của ngôi thứ ba (tác giả),lúc là lời kể của ngôi thứ nhất(cụ Mết) đồng thời tác giả đã tạo r những chi tiết nghệ thuật đặc sắc:đôi bàn tay để làm nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. b,Các nhân vật khác *Cụ Mết. -Cụ là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng biểu hiện cho sức mạnh mẽ của dân làng Xô man. *Mai và Dít. -Mai và Dít là vẻ đẹp của thế hệ thanh niên kiên định vững vàng trong bão táp chiến tranh. *Bé Heng. -Là thế hệ nối tiếp để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng. =>Cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt,sự nối tiếp các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của các nhân vật. 3.Đặc sắc về nghệ thuật. -Mang đậm khuynh hướng sử thi. +Chủ đề:Tác phẩm đề cập đến tinh thần bất khuất,sức mạnh quật khởi của dân làng Xô man,của đồng bào Tây Nguyên của con người Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc. +Hình tượng:hoành tráng cao cả của núi rừng và con người. +Hệ thống nhân vật có sức sống mạnh mẽ mang cốt cách của cộng đồng. +Giọng kể trang nghiêm hào hùng. -Cách thức trần thuật. +Kể theo lối hồi tưởng qua lời kể của nhân vật cụ Mết. -Truyện mang đậm cảm hứng lãng mạn:đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù,lời văn trau truốt giàu sức tạo hình,giàu chất thơ. III.Tổng kết. Rừng xà nu là thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sửu thi trong văn xuôi hiện đai với lời văn trau chuốt giàu hình ảnh tác phẩm đã tái hiện lại vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng,của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên.Thông qua câu chuyện của những con người ở bản làng hẻo lánh bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh bất tận.Tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại:để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn không có cách nào hơn phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. 4