Đề cương ôn tập Chương I môn Vật lý Lớp 12 - Nguyễn Hữu Tuyên

docx 4 trang thaodu 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Chương I môn Vật lý Lớp 12 - Nguyễn Hữu Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_chuong_i_mon_vat_ly_lop_12_nguyen_huu_tuyen.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Chương I môn Vật lý Lớp 12 - Nguyễn Hữu Tuyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG I Câu 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt + π/3) cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là A. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. B. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz C. T = 0,25 (s) và f = 4 Hz. D. T = 4 (s) và f = 0,5 Hz. Câu 2: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 5sin(5πt – π/6) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là A. A = – 5 cm và φ = – π/6 rad. B. A = 5 cm và φ = – π/6 rad. C. A = 5 cm và φ = 5π/6 rad. D. A = 5 cm và φ = π/3 rad. Câu 3: Phương trình dao động điều hoà của một chất điểm có dạng x = Acos(ωt + φ). Độ dài quỹ đạo của dao động là A. A. B. 2A. C. 4A D. A/2. Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s). Câu 5: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Tần số dao động của vật là A. f = 6 Hz. B. f = 4 Hz. C. f = 2 Hz. D. f = 0,5 Hz. Câu 6: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. –1 cm. Câu 7: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(πt + π/2) cm, pha dao động tại thời điểm t = 1 (s) là A. π (rad). B. 2π (rad). C. 1,5π (rad). D. 0,5π (rad). Câu 8: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt) cm. Li độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 0,25 (s) là A. x = –1 cm; v = 4π cm/s. B. x = –2 cm; v = 0 cm/s. C. x = 1 cm; v = 4π cm/s. D. x = 2 cm; v = 0 cm/s. Câu 9: Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình dạng x = 5cos(πt + π/6) (cm, s). Lấy π 2 = 10, biểu thức gia tốc tức thời của chất điểm là A. a = 50cos(πt + π/6) cm/s2 B. a = – 50sin(πt + π/6) cm/s2 C. a = –50cos(πt + π/6) cm/s2 D. a = – 5πcos(πt + π/6) cm/s2 Câu 10: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ). Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động bằng 2 2 A. vmax = A ω B. vmax = Aω C. vmax = –Aω D. vmax = Aω Câu 11: Một vật dao động điều hoà chu kỳ T. Gọi v max và amax tương ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa vmax và amax là vmax 2 vmax vmax 2 vmax A. amax = B. amax = C. amax = D. amax = T T 2 T T Câu 12: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là A. v = 25,12 cm/s. B. v = ± 25,12 cm/s. C. v = ± 12,56 cm/s D. v = 12,56 cm/s. Câu 13: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là A. a = 12 m/s2 B. a = –120 cm/s2 C. a = 1,20 cm/s2 D. a = 12 cm/s2 Câu 14: Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ. Câu 15: Trong dao động điều hoà GV: Nguyễn Hữu Tuyên - 0977857153
  2. A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc. B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc. C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc. D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc. 2 2 Câu 16: Dao động điều hoà có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π cm/s thì tần số góc của dao động là A. π (rad/s). B. 2π (rad/s). C. π/2 (rad/s). D. 4π (rad/s). Câu 17: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Gia tốc của chất điểm tại li độ x = 10 cm là A. a = –4 m/s2 B. a = 2 m/s2 C. a = 9,8 m/s2 D. a = 10 m/s2 Câu 18: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt) thì gốc thời gian chọn lúc A. vật có li độ x = – A B. vật có li độ x = A. C. vật đi qua VTCB theo chiều dương. D. vật đi qua VTCB theo chiều âm. Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm thì A. chu kỳ dao động là 4 (s). B. Chiều dài quỹ đạo là 4 cm. C. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm. D. tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s. Câu 20: Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có tốc độ bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Biên độ và tần số của dao động này là A. A = 36 cm và f = 2 Hz. B. A = 18 cm và f = 2 Hz. C. A = 36 cm và f = 1 Hz. D. A = 18 cm và f = 4 Hz. Câu 21: Đối với dao động tuần hoàn, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là A. tần số dao động. B. chu kỳ dao động. C. pha ban đầu. D. tần số góc. Câu 22: Một vật dao động điều hoà theo trục Ox, trong khoảng thời gian 1 phút 30 giây vật thực hiện được 180 dao động. Khi đó chu kỳ và tần số động của vật lần lượt là A. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz. B. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. C. T = 1/120 (s) và f = 120 Hz. D. T = 2 (s) và f = 5 Hz. Câu 23: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Vật thực hiện được 5 dao động mất 10 (s). Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là A. vmax = 2π cm/s. B. vmax = 4π cm/s. C. vmax = 6π cm/s. D. vmax = 8π cm/s. Câu 24: Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là m k 1 k 1 m A.  B.  C.  D.  k m 2 m 2 k Câu 25: Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là m k 1 k 1 m A. T 2 B. T 2 C. T D. T k m 2 m 2 k Câu 26: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào A. biên độ dao động. B. cấu tạo của con lắc. C. cách kích thích dao động. D. pha ban đầu của con lắc. Câu 27: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật. A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 28: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có có khối lượng m = 0,2 kg, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10) A. ω = 4 rad/s B. ω = 0,4 rad/s. C. ω = 25 rad/s. D. ω = 5π rad/s. Câu 29: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 500 (g) và lò xo có độ cứng k. Trong 5 (s) vật thực hiện được 5 dao động. Lấy π2 = 10, độ cứng k của lò xo là A. k = 12,5 N/m B. k = 50 N/m C. k = 25 N/m D. k = 20 N/m Câu 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, trong 20 (s) con lắc thực hiện được 50 dao động. Chu kỳ dao GV: Nguyễn Hữu Tuyên - 0977857153
  3. động của con lắc lò xo là A. T = 4 (s). B. T = 0,4 (s). C. T = 25 (s). D. T = 5π (s). Câu 31: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là F max = 2 N, gia tốc 2 cực đại của vật là amax = 2 m/s . Khối lượng của vật là A. m = 1 kg. B. m = 2 kg. C. m = 3 kg. D. m = 4 kg. Câu 32: Một con lắc lò xo dao động điều hoà có A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật. B. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật. C. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo. D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc 2 của độ cứng của lò xo. Câu 33: Một chất điểm khối lượng m = 100 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là A. E = 3200 J B. E = 3,2 J C. E = 0,32 J D. E = 0,32 mJ Câu 34: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là E = 0,12 J. Biên độ dao động của con lắc có giá trị là A. A = 0,4 m B. A = 4 mm C. A = 0,04 m D. A = 2 cm Câu 35: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì thế năng bằng 3 lần động năng? A A 3 A A A. x B. x C. x D. x 2 2 3 2 Câu 36: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là A. v = 40π cm/s B. v = 20π cm/s C. v = 40 cm/s D. v = 20 cm/s Câu 37: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x 1 = 3cos(20t + π/3) cm và x2 = 4cos(20t – π/6) cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là A. 1 cm B. 5 cm C. 5 mm D. 7 cm Câu 38: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x 1 = 3cos(10t – π/3) cm và x2 = 4cos(10t + π/6) cm. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là 2 2 2 2 A. amax = 50 cm/s B. amax = 500 cm/s C. amax = 70 cm/s D. amax = 700 cm/s Câu 39: Hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x 1 = 4cos(10πt – π/3) cm và x2 = 4cos(10πt + π/6) cm. Phương trình của dao động tổng hợp là A. x 4 2 cos 10 t cm. B. x 8cos 10 t cm. 12 12 c. x 8cos 10 t cm. D. x 4 2 cos 10 t cm. 6 6 Câu 40: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x1 4 2 cos 10 t cm và x2 4 2 cos 10 t cm có phương trình 3 6 A. x 8cos 10 t cm. B. x 4 2 cos 10 t cm. 6 6 c.x 4 2 cos 10 t cm. D. x 8cos 10 t cm. 12 12 Câu 41: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực căng dây treo. C. lực cản môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể. Câu 42: Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ. GV: Nguyễn Hữu Tuyên - 0977857153
  4. B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ. C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ. D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ. Câu 43: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức? A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn. B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ. C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. Tự luận: Bài 1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình : x 4cos(10 t ) (cm). 4 a.Tìm chiều dài của quỹ đạo, chu kỳ, tần số. b.Vào thời điểm t = 0 , vật đang ở đâu và đang di chuyển theo chiều nào? Vận tốc bằng bao nhiêu? Bài 2. Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng, dọc theo trục x ’ox có li độ thoả mãn phương trình: x 3cos(5 t ) (cm) 6 a.Tìm biên độ, chu kỳ. pha ban đầu của dao động b.Tính vận tốc của vật khi nó đang dao động ở vị trí có li độ x = 3(cm) Bài 3. Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x =5cos 2 t ( cm) a.Xác định biên độ dao động, chu kỳ, pha ban đầu của dao động b.Lập biểu thức của vận tốc và gia tốc 5 c.Tính vận tốc và gia tốc ở thời điểm t s . Nhận xét về tính chất chuyển động lúc đó 12 Bài 4.Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x 4cos(2 t ) ( cm) 6 a) Lập biểu thức vận tốc gia tốc của vật (lấy 2 10 ) b) Tính vận tốc và gia tốc ở thời điểm t = 0,5 s. Hãy cho biết hướng chuyển động của vật lúc này. Bài 5.Một vật dao động điều hoà có phương trình x 5cos(4 t ) ( cm) 3 a) Xác định biên độ, pha ban đầu, chu kỳ của dao động b) Khi vật đi qua vị trí cần bằng, vị trí biên chất điểm có vận tốc bao nhiêu? c) Tính gia tốc của chất điểm tại thời điểm nó có vận tốc là 10 (cm/s) Bài 6. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6sin(t + /2)cm. a. Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 0,5s. b. Tính vận tốc của chất điểm ứng với li độ 6cm. Bài 7. Một vật dao động điều hoà, khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc của vật là v1 = 40( cm/s) khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc vật là v2 = 50 ( cm/s) a) Tính tần số góc và biên độ dao động của vật b) Tìm li độ của vật khi vận tốc của vật là 30 cm/s Bài 8: Một vật dao động điều hoà có biên độ A = 4 cm, tần số f = 5 Hz. Biết tại thời điểm ban đầu vật có toạ độ x = -22 cm và đang chuyển động theo chiều âm. Viết phương trình dao động? ĐS: x = 4cos(10πt + 3π/4) (cm; s). Bài 9: Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 6 cm, tần số f = 3 Hz. Biết tại thời điểm ban đầu vật có toạ độ x = 3 cm và đang chuyển động theo chiều dương. Viết phương trình dao động? ĐS: x = 6cos(6πt - π/3) (cm; s). GV: Nguyễn Hữu Tuyên - 0977857153