Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 27/05/2022 6530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021-2022 NGỮ VĂN – LỚP 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đề 1. Đọc bài thơ: Bông súng và siêu bão bông súng tìm mọc lên từ nước bão Haiyan mọc lên từ biển bão Haiyan cho tôi kinh hoàng bông súc tìm cho tôi bình yên rồi có thể người ta quên mà nhớ trong siêu bão một bông súng nở bông súng ấy màu tím bão Haiyan màu gì? (Thanh Thảo – Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra kiểu câu và mục đích của hành động nói trong câu thơ: trong siêu bão một bông súng nở ? Câu 3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ? Cách sắp xếp hai hình ảnh đó trong bài thơ có tác dụng gì? Câu 4. Suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc dùng câu hỏi cuối bài thơ: bão Haiyan màu gì? Đề 2. Đọc đoạn trích: Năm Canh Dần 1950, danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957) tặng cho người bạn thân một bức tranh vẽ hổ từ phía sau lưng. Nhiều người xem tranh cho rằng trong bức vẽ này, "hổ không ra hổ, mèo không ra mèo", thậm chí có người chê tranh miêu tả con mèo ốm chứ không phải chúa sơn lâm. (1) Tuy nhiên, không ít nhà nghiên cứu khẳng định bức tranh đã cho thấy phong cách độc đáo, cảm quan riêng biệt về hiện thực của Tề Bạch Thạch. Khi vẽ hổ, các họa sĩ khác thường chú ý tới khuôn mặt hung dữ, vẻ oai phong, uy dũng của chúa sơn lâm. Thế nhưng Tề Bạch Thạch lại giấu mặt hổ, ông thể hiện nét thân thiện, ung dung của con vật từ phía sau, qua đó hàm ý về sự khôn ngoan ẩn mình của kẻ mạnh thực thụ. (2) Bất kể những khen chê xoay quanh tác phẩm của mình, Tề Bạch Thạch suốt đời vẫn kiên trì một con đường riêng trên hành trình hội họa. Ông từng bày tỏ quan điểm sáng tác: “Cái hay của tranh nằm ở giữa "giống" và "không giống". Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem”. (3) Năm 2010, bức tranh vẽ hổ của ông được bán với giá 32 triệu HKD (tương đương 4,1 triệu USD). Từ đó ngày càng có nhiều cuộc tranh luận về tác phẩm này. (4) Thực hiện các yêu cầu sau:
  2. Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn (2) Câu 2. Theo em, danh họa Tề Bạch Thạch là một người như thế nào? Câu 3. Nội dung của đoạn trích (3) có ý nghĩa gì đối với em? Câu 4. Bài học em rút ra từ câu chuyện của Tề Bạch Thạch là gì? Vì sao? Đề 3. Đọc đoạn trích: Một hòn đá xù xì án ngữ trước cửa nhà từ lâu. Mọi người định dùng nó để xây tường, làm bậc hè, làm cối, nhưng nhận thấy không thể được. Một hôm, có một nhà thiên văn đi qua và phát hiện ra hòn đá này. Cuối cùng, người ta đem một chiếc ô tô đến cẩn thận chở nó đi trước sự ngạc nhiên của người dân. Hóa ra hòn đá này rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nhà thiên văn nói rằng đó không phải là hòn đá thông thường, “đương nhiên không thể xây tường, lát bậc lên xuống, không thể điêu khắc và giặt vò quần áo. Nó không phải là thứ để làm những trò ấy, cho nên thường bị người đời chê bai”. (Theo Ngữ văn 10, tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr.63-64) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2. Chỉ ra kiểu câu và mục đích của hành động nói trong câu văn sau: “Nó không phải là thứ để làm những trò ấy, cho nên thường bị người đời chê bai”? Cho biết cách thực hiện hành động nói đó? Câu 3. Hòn đá trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận của mọi người và của nhà thiên văn đối với hòn đá trong đoạn trích trên? Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích trên là gì? Đề 4. Đọc đoạn trích: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. (1) Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (2) ( ) Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (3) (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) Câu 3. Hình tượng đóa hoa trong đoạn trích trên tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa mà em rút ra từ đoạn trích trên.
  3. Đề 5. Đọc ngữ liệu sau: Chế Lan Viên từng viết: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật. Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc, Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. (Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2. Cho câu thơ: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật. a. Chỉ ra kiểu câu và mục đích của hành động nói trong câu thơ trên b. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ trên Câu 3. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật / Một giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay. Câu 4. Theo em, quan niệm của Chế Lan Viên muốn gửi gắm điều gì? Đề 6. Đọc đoạn trích: Warren Buffet từng nói: “Không bao giờ có ai giống bạn”. Một ý tưởng rất thâm thúy. Một con người khôn ngoan. Không bao giờ có ai giống như tôi. Và không bao giờ có ai giống như bạn. Sẽ có người cố gắng bắt chước cách bạn suy tư, nói năng, hành động. Nhưng dù cố gắng hết sức họ cũng chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi. Vì bạn là duy nhật. Một bản thể duy nhất tồn tại hôm nay. Giữa hàng tỉ người khác. Hãy dừng lại và suy nghĩ về điều này. Bạn chợt nhận ra rằng mình đặc biệt. Và không thể có ai tranh giành được. (1) Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn có là chính mình? Hãy tự hỏi. Bởi vì không còn lúc nào thể hiện chính mình tốt hơn lúc này. Và nếu không phải bây giờ thi khi nào? Tôi nhớ đến lời của triết gia Herodotus: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra”. Một lời nói tuyệt đẹp. (2) (Trích Hãy là chính mình - Robin Sharma) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trính trên. Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu câu nói “Không bao giờ có ai giống bạn” thế nào? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả của các câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) Câu 4. (1,0 điểm) Câu văn “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra” gợi cho em suy nghĩ gì? Đề 7. Đọc đoạn trích: Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những
  4. chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước. Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”. Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng. (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.25 điểm): Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào? Câu 2 (0.75 điểm): Theo em, câu văn sau có ý nghĩa gì: Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Câu 3 (1.0 điểm): Hình tượng cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? Câu 4 (1.0 điểm)Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Đề 8. Đọc đoạn trích: Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây. Chưa có sương mù chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mơ, mỏng như chiêm bao. Mặt trời nhạt vừa khuất mây, thì khối chiếc lá biếc hơi nhòa; mặt trời vừa ló lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc, không biết có phải sương thu mới nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi? Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quý, mắt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi mắt êm như tròi xanh buổi chiều. (Trích Trường ca – Xuân Diệu) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
  5. Câu 2 (0.5 điểm): Khoảnh khắc sang thu được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Câu 4 (1.0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn trích trên PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm) Đề 1. Cho chủ đề: Giá trị của con người. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của em về chủ đề trên. Đề 2. (Kết nối với ngữ liệu đọc hiểu đề 4) Trong đoạn trích phần đọc hiểu, tác giả cho rằng: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên Đề 3. (Kết nối với ngữ liệu đọc hiểu đề 6) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhan đề ở phần đọc hiểu: Hãy là chính mình. Đề 4. “Chỉ khi có bộ rễ cắm sâu vào lòng đất, cây mới có thể giữ được cái thân to khỏe” Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Đề 5. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.” Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Đề 6. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hạnh phúc. Đề 7. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Câu 2. Nghị luận văn học (5,0 điểm) Đề 1. Giáo viên trích từng khổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cho cảm nhận (Mỗi khổ xây dựng thành 1 đề) Đề 2. Cảm nhận bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Đề 3. Giáo viên trích từng khổ trong bài thơ Quê hương của Thế Lữ cho cảm nhận (Mỗi khổ xây dựng thành 1 đề) Đề 4. Cảm nhận bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu Đề 5. Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh * Đề dành cho thí sinh lớp chuyên Văn: Đề 6. Thơ là tiếng nói của tâm hồn Cảm nhận của em về tiếng nói tâm hồn của Hồ CHí Minh qua bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
  6. Đề 7. Thơ Vũ Đình Liên là sự quyện hòa giữa niềm hoài cổ lẫn lòng thương người. Từ cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015), hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề 8. Thơ là lời giãi bày tâm sự chân thành từ tận trái tim. Ý kiến trên giúp gì cho em khi lắng nghe lời giãi bày tâm sự của Vũ Đình Liên trong bài thơ Ông đồ (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam), từ đó rút ra đặc trưng của mỗi tác phẩm thơ. Đề 9. Nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà từng cho rằng:“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề 10. Trong Liên tưởng tháng hai, Lưu Quang Vũ viết: Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa Mở tới tình yêu Ý thơ trên giúp gì cho em khi mở ô cửa mở tới tình yêu trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh (SGK Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Đề 11. Từ cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, em hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Văn học soi sáng những giá trị. ===Hết===