Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo - Trương Thế Thảo

docx 5 trang hoaithuk2 23/12/2022 10560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_sach_c.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo - Trương Thế Thảo

  1. Giáo viên: Trương Thế Thảo Điện thoại: 0986. 860. 846 TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ TỔ: Khoa học tự nhiên. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN KHTN 7 GVBM: Trương Thế Thảo I. Trắc nghiệm Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là: A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. electron, proton và neutron D. neutron và electron. Câu 3. Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là: A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và neutron Câu 4. Trong nguyên tử, hạt mang điện là: A. electron. B. neutron. C. electron và neutron. D. proton và electron. Câu 5. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là: A. electron. B. neutron. C. electron và neutron D. proton và electron. Câu 6. Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là: A. 23. B. 34. C. 35. D. 46. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là: A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18. Câu 8. Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là A. 1. B. 2. C. 7. D. 8. Câu 9. Nguyên tử X có 20 electron, nguyên tử X có số lớp electron là: A. 1. B. 2. C. 3. D.4. Câu 10. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng: A. số neutron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và số neutron trong hạt nhân. Câu 11. Cho thành phần các nguyên tử như sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 12. Cách biểu diễn 4H có nghĩa là: A. 4 nguyên tử helium. B. 4 nguyên tố hydrogen. C. 4 nguyên tử hydrogen. D. 4 nguyên tố helium. Câu 13. Kí hiệu hóa học của sodium là: A. S. B. Si. C. Na. D. N. Câu 14. Nguyên tử X nặng gấp đôi nguyên tử oxygen. X là: A. S B. Mg. C. Zn. D. Cu Câu 15. K là kí hiệu hóa học của nguyên tố: A. Carbon. B. Calcium C.Potassium. D. Chlorine. Câu 16. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử sulfur (lưu huỳnh) là: A. 16. B. 1 C.2. D. 6. Câu 17. Nguyên tử X có số proton là 17. Kí hiệu hóa học của X là: A. C. B. Ar. C.O. D. Cl. Câu 18. Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào? Website: Youtube: hóa học THCS
  2. Giáo viên: Trương Thế Thảo Điện thoại: 0986. 860. 846 A. Na. B. N. C. Mg. D. Al Câu 19: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là: A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó. D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Câu 21. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc: A. nguyên tử khối tăng dần. B. tính kim loại tăng dần. C. điện tích hạt nhân tăng dần D. tính phi kim tăng dần. Câu 22. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: A. Số thứ tự của nguyên tố. B. Số hiệu nguyên tử. C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số lớp electron. Câu 23. Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số lớp electron. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số thứ tự của nguyên tố. Câu 24. Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được vị trí của chlorine là: A. chu kỳ 3, nhóm VIA. B. chu kỳ 7, nhóm IIIA. C. chu kỳ 3, nhóm VIIA. D. chu kỳ 7, nhóm VIA. Câu 25. Biết vị trí nguyên tử X như sau: chu kì 3, nhóm VIA. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là: A. Chlorine. B. Phosphorus. C. Nitrogen. D. Sulfur. Câu 26. Biết cấu tạo nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là: A. Chlorine. B. Phosphorus. C. Nitrogen. D. Sulfur. Câu 27. Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố oxygen lần lượt là: A. 2 và 6. B. 6 và 2. C. 2 và 8. D. 2 và 4. Câu 28. Nguyên tố Oxygen có cùng số lớp electron với nguyên tố nào sau đây? A. Chlorine. B. Fluorine C. Bromine. D. sulfur. Câu 29. Nguyên tố Mg có cùng số electron lớp ngoài cùng với nguyên tố nào sau đây? A. Sodium. B. Aluminium. C. Calcium. D. Potassium. Câu 30. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại? A. F, O, Na, N. B. O, CI, Br, H. C. H, N, O, K. D. K, Na, Mg, Al. Câu 31. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim? A. F, O, Na, N. B. O, CI, Br, H. C. H, N, O, K. D. K, Na, Mg, A1. Câu 32. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là khí hiếm? A. F, C1, Br, I. B. Mg, Ca, Sr, Ba. C. He, Ne, Ar, Kr. D. Li, Na, K, Rb. Câu 33. Đơn chất là chất tạo nên từ: A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử. Câu 34. Hợp chất là chất tạo nên từ: A. hai nguyên tử trở lên. B. một nguyên tố hoá học. C. hai nguyên tố hóa học trở lên. D. một phân tử. Câu 35. Cho các chất sau: (1) Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên; (2) Khí carbon dioxide do 2 nguyên tố C và O tạo nên, (3) Sodium hydroxide do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên (4) Sulfur do nguyên tố S tạo nên. Trong những chất trên, chất nào là đơn chất? A. (1); (2) B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4). Website: Youtube: hóa học THCS
  3. Giáo viên: Trương Thế Thảo Điện thoại: 0986. 860. 846 Câu 36. Trong số các chất dưới đây, hãy cho biết có bao nhiêu hợp chất: (1). Nước được tạo nên từ H và O. (2). Sodium chloride được tạo nên từ Na và Cl. (3). Bột sulfur được tạo nên từ S. (4). Kim loại copper được tạo nên từ Cu. (5). Đường mía được tạo nên từ C, H và O. A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 37. Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất: (1). Phosphoric acid (chứa H, P, O). (2). Kim cương do nguyên tố carbon tạo nên. (3). Khí ozone có công thức hóa học là O3. (4). Kim loại silver tạo nên từ Ag. (5). Than chì tạo nên từ C. A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 38. Khối lượng phân tử của phosphoric acid H3PO4 là: A. 48 amu. B. 86 amu. C. 98 amu. D. 96 amu. Câu 39. Khối lượng phân tử của phân tử giấm ăn C2H4O2 là: A. 60 amu. B. 61 amu. C. 59 amu. D. 70 amu. Câu 40. Liên kết ion được hình thành nhờ: A. Lực hút giữa các ion trái dấu. B. Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử. C. Một hay nhiều cặp electron dùng chung. D. Một hay nhiều cặp neutron dùng chung. Câu 41. Liên kết cộng hóa trị được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng: A. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. B. Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử. C. Một hay nhiều cặp electron dùng chung. D. Một hay nhiều cặp neutron dùng chung. Câu 42. Nguyên tử Ba khi nhường đi 2 electron thì tạo thành ion nào? A. Ba+ B. Ba2+ C. Ba- D. Ba2- Câu 43. Nguyên tử S trở thành ion S2- khi: A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron. C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 2 electron. Câu 44. Chất nào sau đây có liên kết ion? A. Hydrogen. B. Potassium chloride. C. Nitrogen. D. Fluorine. Câu 45. Chất nào sau đây là chất cộng hóa trị? A. Potassium chloride. B. Calcium chloride. C. Nitrogen. D. Sodium oxide. Câu 46. Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là: A. 4 nguyên tử hydrogen. B. 8 nguyên tử hydrogen. C. 4 phân tử hydrogen. D. 8 phân tử hydrogen. Câu 47. Hóa trị là con số biểu thị: A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử. B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử. C. Khả năng phân li các chất. D. Tất cả đều đúng. Câu 48. Trong công thức Cu2O, hóa trị của Cu là: A. I B. II C. III D. IV Câu 49: Phần trăm khối lượng của S trong hợp chât CaSO3 là: A. 33,33% B. 26,67% C. 40% D. 66,67% Câu 50: Hợp chất của X và O có công thức hóa học là XO. Hợp chất của Y với H là YH3. Công thức hóa học giữa X và Y là: A. X2Y3 B. X3Y2 C. X2Y D. XY2 Website: Youtube: hóa học THCS
  4. Giáo viên: Trương Thế Thảo Điện thoại: 0986. 860. 846 II. Tự luận Câu 1. Cho sơ đồ một số nguyên tử sau: Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số 1 trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử. Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X. Cho biết tên và kí hiệu hóa học của X. Câu 3. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau: Dựa vào sơ đồ trên hãy hoàn thành bảng sau: Số proton Số electron Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Carbon Nitrogen Oxygen Câu 4. X là một nguyên tố ở ô số 13, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. Hãy xác định điện tích hạt nhân, số electron, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của X. Cho biết tên, kí hiệu và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của X. Câu 5. Nguyên tố Y có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân 15+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5e. Hãy xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn. Cho biết tên, kí hiệu và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Y. Câu 6. Một hợp chất có phân tử gồm 3 nguyên tử X liên kết với 4 nguyên tử oxygen và nặng bằng 3,625 lần nguyên tử copper. (a) Tính khối lượng phân tử của hợp chất. (b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. Câu 7. Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất có cấu tạo phân tử như sau: Hợp chất Cấu tạo phân tử Công thức hóa học Khối lượng phân tử Potassium oxide 2K, 1O Aluminium clorua 1A1, 3C1 Zinc sunfit 1Zn, 1S, 3O Copper (II) sulfate 1Cu, 1S, 4O Sulfuric acid 2H,1S, 4O Iron (II) phosphate 3Fe, 2 nhóm PO4 Câu 8. Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất tạo bởi: Website: Youtube: hóa học THCS
  5. Giáo viên: Trương Thế Thảo Điện thoại: 0986. 860. 846 Cấu tạo Công thức hóa học Khối lượng phân tử Sulfur (VI) và Oxygen Barium (II) và Sulfur (II) Aluminium (III) và nhóm sulfate SO4 (II) Silver (I) và nhóm NO3 (I) Potassium (I) và chlorine (I) Sodium (I) và oxygen Calcium (II) và nhóm carbonate CO3 (II) Câu 9. Hợp chất được tạo thành từ nguyên tố A và oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của A chiếm 70%. Biết trong hợp chất trên, A có hóa trị III. Hãy xác định nguyên tố A và công thức hóa học của hợp chất. Câu 10. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong các hợp chất: a. CuSO4 b. CaCO3 c. MgO d. SO3 Câu 11. Xác định hóa trị của S trong các hợp chất có công thức hóa học: a. H2S b. SO2 c. SO3 Câu 12. Hoàn thành bảng sau: Chất Công thức hóa Nguyên tố tạo ra chất Số nguyên tử của mỗi nguyên Khối lượng học của chất tố có trong 1 phân tử chất phân tử của chất Hydrogen H2 Sodium sulfide Na2S Phosphoric acid H3PO4 Glucose C6H12O6 Chlorine Cl2 Citric acid C6H8O7 Website: Youtube: hóa học THCS