Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_co_ban_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN SINH 12 (CƠ BẢN) A.Trắc nghiệm: Câu 1a. Gen là một đoạn ADN A. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin. B. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. C. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. D. Mang thông tin di truyền. Câu 2a. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá. Câu 3a. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN gọi là A. gen B. ARN C. Prôteein D. Lipit Câu 4a. Mỗi gen cấu trúc điển hình gồm vùng A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá. Câu 5a. Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. C. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. Câu 6a. Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một aa. B. có nhiều aa được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. Câu 7a. Mã di truyền có tính đặc hiệu vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một aa. B. có nhiều aa được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba chỉ mã hoá một axitamin. Câu 8a. Mã di truyền có tính phổ biến vì A. Nhiều loài cùng dùng chung một bộ mã B. có nhiều aa được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba chỉ mã hoá một axitamin. Câu9a. Chức năng của tARN là: A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào Câu10a. Làm khuôn mẫu trực tiếp tổng hợp chuỗi pôlipeptit là chức năng của: A. tARN B. mARN C. gen D. rARN Câu11a. Chức năng của mARN là: A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Là bản sao thông tin di truyền trên mạch gốc của gen qui định cấu trúc của prôtêin C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào Câu12a. Chức năng của rARN là: A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Kết hợp prôtêin để cấu trúc nên ribôxôm C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào Câu13a. Chức năng củacác gen cấu trúc (Z,Y,A) là: A.tổng hợp prôtêin ức chế.
- B. tổng hợp các Enzim phân giải Lactozơ. C. liên kết với prôtêin ức chế → ngăn cản quá trình phiên mã. D. liên kết với ARN polimeraza → khởi động phiên mã. Câu14a. Chức năng của vùng vận hành (O) là: A. tổng hợp prôtêin ức chế. B. tổng hợp các E phân giải Lactozơ. C. liên kết với prôtêin ức chế → ngăn cản quá trình phiên mã. D. liên kết với ARN polimeraza → khởi động phiên mã. Câu15a. Chức năng của vùng khởi động (P) là: A. tổng hợp prôtêin ức chế. B. tổng hợp các E phân giải Lactozơ. C. liên kết với prôtêin ức chế → ngăn cản quá trình phiên mã. D. liên kết với ARN polimeraza → khởi động phiên mã. Câu16a. Operon Lac gồm các thành phần:: A. các gen cấu trúc (Z,Y,A), vùng khởi động (P) B. vùng vận hành (O), gen điều hòa (R) C. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc (Z,Y,A) D. gen điều hòa (R), vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc (Z,Y,A) Câu17a. Đột biến điểm (đột biến gen) là A. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen. B. sự biến đổi một nuclêôtit trong gen. C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN. Câu18a. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử AND gọi là A. đột biến điểm của gen. B. thể đột biến C. thể dị bội D. thể đa bội Câu19a. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể. C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen. Câu20a. Những cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là A. thể đột biến. B. thể dị bội C. thể đa bội D. Thể đa bội hóa Câu21a. Một nuclêôxôm gồm A. một đoạn phân tử ADN quấn vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. B. phân tử ADN quấn vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. Câu22a. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Câu23a. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Câu24a. Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Câu 25a. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu 26a. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
- C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu 27a. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu 28a. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể là A. sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. C. một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen. D. sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. Câu29a. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tớimột A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. số cặp nhiễm sắc thể. C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. Câu30a. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới một A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. số cặp nhiễm sắc thể. C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. Câu31a. Sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của một loài là hiện tượng A. tự đa bội. B. tam bội. C. tứ bội. D. dị đa bội. Câu32a. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là A. thể lệch bội. B. đa bội thể chẵn. C. thể dị đa bội. D. thể lưỡng bội. Câu33a. Thể dị hợp là cơ thể mang A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen. C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen. Câu34a. Alen là A. biểu hiện của gen. B. một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen. C. các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. các gen được phát sinh do đột biến. Câu35a. Cặp alen là A. hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. B. hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. C. hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. D. hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. Câu36a. Đối tượng nghiên cứu trong thí nghiệm của Menđen là: A. ruồi giấm B. đậu Hà Lan C. Hoa Cẩm tú cầu D. thỏ Câu37a. Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập theo Menđen thì số loại giao tử F1 là A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu38a.Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập theo Menđen thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu39a.Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập theo Menđen thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu40a.Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập theo Menđen thì tỉ lệ các loại kiểu gen ở đời lai là A. (1 : 2 : 1)n. B. (3 : 1)n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu41a. Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình là: A. Liên kết gen B. hoán vị gen C. tương tác gen D. gen đa hiệu Câu42a. Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội ( bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút là A. tương tác cộng gộp B. hoán vị gen C. tương tác bổ sung D. gen đa hiệu
- Câu43a. Hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau là A. tương tác cộng gộp B. hoán vị gen C. tương tác gen D. gen đa hiệu Câu44a. Thí nghiệm: Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→ F1 toàn cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ KH 9 hoa đỏ:7 hoa trắng. Chứng minh sự di truyền tính trạng màu sắc hoa theo qui luật: A. tương tác cộng gộp B. hoán vị gen C. tương tác bổ sung D. gen đa hiệu Câu45a. Hiện tượng các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhautrong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen gọi là A. Liên kết gen B. hoán vị gen C. tương tác gen D. gen đa hiệu Câu46a. Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là A. một nhóm gen liên kết. B. hiện tượng trao đổi chéo C. gen đa hiệu D. tương tác gen Câu47a. số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng A. số lượng NST trong bộ NST đơnbội B. số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội C. số lượng NST trong bộ NST tam bội D. số lượng NST trong bộ NST tứ bội Câu48a. Khi giảm phân xảy ra TĐC giữa 2 crômatit cặp NST tương đồng khichúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới gọi là: A. Liên kết gen B. hoán vị gen C. tương tác gen D. gen đa hiệu Câu49a. cở chế TB học xác đinh giới tính bằng NST - Con cái XX, con đực XY có ở các loài sinh vật: A. động vật có vú,ruồi giấm, người B. chim, bướm, cá, ếch nhái C. châu chấu ,rệp, bọ xit D. bọ nhậy, ong Câu50a. ngườicó túm lông trên vành tai đặc điểm này do gen nằm trên: A. NST thường B. NST giới tính X C. NST giới tính Y D. NST cả X và Y Câu51a. ADN ngoài nhân có ở những bào quan A. lạp thể, ti thể. B. nhân con, trung thể. C. ribôxom, lưới nội chất. C. lưới ngoại chất, lyzôxom. Câu52a. Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên NST thường. B. nằm trên NST giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. Câu53a. Mức phản ứng là của một kiểu gen tương ứng với môi trường khác nhau. Cụm từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là: A. mức độ của thường biến B. biểu hiện thường biến C.tập hợp các kiểu hình D.sự thay đổi của thường biến Câu54a. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng A, chất lượng. B. số lượng. C. trội lặn không hoàn toàn. D. trội lặn hoàn toàn. Câu55a. Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là A. điều kiện môi trường. B. thời kỳ sinh trưởng. C. kiểu gen của cơ thể. D. thời kỳ phát triển. Câu56a. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể: A. Có cùng kiểu gen. B.Có kiểu hình giống nhau. C.Có kiểu gen khác nhau. D.Có kiểu hình khác nhau. Câu57b. Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 ’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ - 5’ .
- B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 ’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’ . C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5 ’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’ . D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung. Câu58b. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho tạo ra 2 ADN con giống với ADN mẹ là A. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. B. một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn. C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D. Bán bảo tồn. Câu 59b: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. dịch mã. Câu 60b. Trong phiên mã, mạch ADN nào được dùng làm khuôn mẫu : A. Chỉ mạch 3’. > 5’ dùng làm khuôn mẫu B. Chỉ mạch 5’ > 3’ dùng làm khuôn mẫu C. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn D. Cả hai mạch 3’. > 5’ hoặc 5’ > 3’ đều có thể làm khuôn mẫu. Câu 61b. Sự tổng hợp ARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn: A. kì trước B. kì trung gian C. kì sau D. kì giữa Câu 62b. Sự tổng hợp ARN dựa trên nguyên tắc A. nguyên tắc bổ sung B. một bazơ A bù với một bazơ T. C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D. Bán bảo tồn. Câu 63b: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. Câu 64b: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng A. di truyền qua sinh sản vô tính. B. nhân lên trong mô sinh dưỡng. C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm. Câu 65b: Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. Câu 66b: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là A. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. C. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế. Câu 67b: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. sau dịch mã. B. dịch mã. C. phiên mã. D. trước phiên mã. Câu 68b: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, thành phần nào sau đây vẫn hoạt ngay cả khi môi trường có đường lactôzơ hay không có đường lactôzơ? A. gen điều hòa (R) B. vùng vận hành C. vùng khởi động D. nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 69b: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể. C.lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. Câu 70b: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
- B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 71b: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu 72b: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. Câu 73b: Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể phát triển thành thể A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. tam bội. D. bốn nhiễm kép. Câu 74b: Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào? A. ¼ giống bố đời P: 2/4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P B. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P C. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P. D. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P. Câu 75b:Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên? A. 1 kiểu gen B. 2 kiểu gen C. 3 kiểu gen D. 4 kiểu gen Câu 76b:Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tínhtrạng trội đem lai là đồng hợphay dị hợp? A. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp B. Nếu thế hệ lai có kiểu hình tỉ lệ 3 : 1 chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp C. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp D. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp Câu 77b: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân. C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối. Câu 78b: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm có sự phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1. B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất. D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích. Câu 79b: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau.Hãy cho biết:Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 9 B. 6 C. 4 D. 1 Câu 80b: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi củamắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theoquy luật: A. Tương tác bổ sung B. Liên kết gen hoàn toàn. C. Tác động đa hiệu của gen. D. Tương tác cộng gộp. Câu 81b: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế: A. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng. B. 1 gen chi phối nhiều tính trạng C. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng. D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen. Câu 82b: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích: A. Hiện tượng biến dị tổ hợp. B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.
- C. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng. Câu 83b: Trong trường hợp di truyền liên kết gen xảy ra khi: A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản B. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng của một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính Câu 84b: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. Câu 85b: Bằng chứng của sự liên kết gen là A. hai gen cùng tồn tại trong một giao tử. B. một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng. C. các gen không phân ly trong giảm phân. D. một gen ảnh hưởng đến 2 tính trạng. Câu 86b: Việc lập bản đồ gen được hình thành trên nguyên tắc: A. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể trội B. Tự thụ hoặc tạp giao C. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân D. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể(NST) Câu 87b: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do B. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp C. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp Câu 88b: Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có thể xác định được điều nào sau đây? A. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 lôcut. B. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên cùng 1 NST. C. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 NST. D. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên cùng 1 NST Câu 89b: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST)giới tính X không có alen trên Y quy định tính trạng thường: A. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX B. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch C. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY D. Có hiện tượng di truyền chéo Câu 90b: Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X B. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y D. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính Câu 91b:Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST Giới tính X không có trên Y ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do: A. Ở người nam gen lặn biểu hiện trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y átchế B. Do trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh chỉ truyền cho con trai C. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không gây biểu hiện ở người nữ XX D. Ở người nam gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh Câu 92b: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là: A. các biện pháp và kỳ thuật sản xuất B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng. C. năng suất thu được D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng Câu 93b: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẽo kiểu hình?
- A. xuất hiện bạch tạng trên da. B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè. C. lá cây rau mát có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. D. xù lông khi trời rét của một số loài thú. Câu 94b: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa: A. làm tăng khả năng sinh sản của loài. B. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. C. là nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. D. tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau. Câu 95b: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ có đặc điểm : A. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp B. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Đa dạng và phong phú về kiểu gen Câu 96b: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần sốtương đối của các alen thuộc một gen nào đó: A. Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể B. Không có ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể C. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể D. Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể Câu 97b: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 98c: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là A. A = T = 1200; G = X = 300. B. A = T = 900; G = X = 600. C. A = T = 300; G = X = 1200. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 99c: Một gen có chiều dài 150 chu kỳ xoắn và trên mạch một của gen có G + X = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là A. A = T = 1200; G = X = 300. B. A = T = 900; G = X = 600. C. A = T = 300; G = X = 1200. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 100c: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721. C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479. Câu 101c. Một loại gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu? A. A = T = 359; G = X = 541 B. A = T = 361; G = X = 539 C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 359; G = X = 540 Câu 102c.Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là A. 18. B. 8. C. 7. D. 24. Câu 103c.Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 4. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tam bội là A. 18. B. 8. C. 6. D. 12. Câu 104c.Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng. B. đều quả đỏ. C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng. D 9 quả đỏ: 7 quả vàng. Câu 105c.Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1 về kiểu hình ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa.
- Câu 106c.Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D.AaBb x AABB. Câu 107c.Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x aaBB. Câu 108c. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. AB ab Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1 ab ab A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 3cây thấp, quả đỏ. D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ. Câu 109c.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho Ab ab cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1 aB ab A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ. Câu 110c.Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1 là A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a. Câu 111c.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là A. 0,65A; ,035a. B. 0,75A; ,025a. C. 0,25A; ,075a. D. 0,55A; ,045a. Câu 112d.Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 16%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Khoảng cách giữa hai gen là 40cM. II. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa trắng. III. F2 có 66% số cây thân cao, hoa đỏ. IV. F2 có 16% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3 Câu 113d.Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F 2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 9%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Khoảng cách giữa hai gen là 40cM. II. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa trắng. III. F2 có 59% số cây thân cao, hoa đỏ. IV. F2 có 9% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3 Câu 114d.Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F 2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Khoảng cách giữa hai gen là 40cM. II. F2 có 21% số cá thể thân cao, hoa trắng. III. F2 có 66% số cây thân cao, hoa đỏ. IV. F2 có 16% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3 Câu 115d. Ở vi sinh vật E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong opêrôn Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen điều hòa cũng nhân đôi 3 lần. II. Nếu gen Z nhân đôi 4 lần thì gen Y sẽ nhân đôi 2 lần. III. Nếu gen Y phiên mã 5 lần thì gen điều hòa cũng phiên mã 5 lần. IV. Nếu gen điều hòa phiên mã 10 lần thì gen A cũng phiên mã 10 lần. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 116d. Ở vi sinh vật E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong opêrôn Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen điều hòa cũng nhân đôi 3 lần. II. Nếu gen Z nhân đôi 4 lần thì gen Y sẽ nhân đôi 2 lần. III. Nếu gen Z phiên mã 5 lần thì gen Y cũng phiên mã 5 lần. IV. Nếu gen điều hòa phiên mã 10 lần thì gen A cũng phiên mã 10 lần. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 117d. Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 2 kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm 40%. Qua 2 thế hệ ngẫu phối, ở có F2 tỉ lệ kiểu hình: 16 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tần số của alen A lớn hơn tần số của alen a. II. Ở thế hệ P, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 60%. III. Giả sử các cá thể P tự thụ phấn được F 1, sau đó F1tự thụ phấn thu được F2. Ở F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 9/20. IV. Nếu các cá thể F2 tự thụ phấn thu được F3; Các cá thể F3 tự thụ phấn thu được F4. Tỉ lệ kiểu hình ở F4 sẽ là: 23 cây hoa đỏ : 27 cây hoa trắng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 118d. Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A 1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tần số alen A3 = 0,125. II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A. III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%. IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B.Tự luận: 1. Đột biến gen: Vận dụng: - Giải thích được nguyên nhân, cơ chế của các dạng đột biến gen. - Giải thích được vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. - Xác định được sự thay đổi của các axit amin khi gen bị đột biến ở bộ ba cụ thể thông qua ví dụ. - Giải được các bài tập về đột biến gen ở mức đơn giản. 2.NST, đột biến NST: Vận dụng cao: - Tìm được số NST, số thể đột biến về số lượng và cấu trúc NST. - Giải được các bài tập liên quan đến đột biến NST. 3.Tổng hợp các quy luật di truyền: Vận dụng: - Phát hiện được quy luật di truyền của các gen thông qua tỉ lệ kiểu hình của các phép lai. - Xác định được kiểu gen và kiểu hình của thế hệ P từ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1, F2, . - Xác định tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen của các phép lai, viết được các sơ đồ lai từ P F 1 F2 trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, phân li độc lập tương tác bổ sung hoặc cộng gộp, liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
- Vận dụng cao: Giải được các bài tập tổng hợp liên quan đến các quy luật di truyền đã học.