Đề cương ôn tập giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

doc 9 trang Hoài Anh 27/05/2022 6270
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_ki_ii_mon_lich_su_7_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS YÊN SỞ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2021 - 2022 PHẦN I. TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). *Nguyên nhân: - Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất giành lại độc lập, tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. - Do đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. *Ý nghĩa: Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước, đập tan âm mưu xâm lược Minh. Câu 2. Trình bày tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, những danh nhân văn hóa nước ta thời Lê sơ. * Chính trị + Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ : -Lê Lợi lên ngôi Hòang đế khôi phục lại nước Đại Việt . -Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện(côngvăn), Quốc sử viện (biênsoạn lịch sử),Ngự sử đài (kiểm tra ). -Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng . -Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới cóphủ , huyện, châu ( miền núi ), xã . *TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI . 1. Kinh tế : Nông nghiệp : -Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng .Kêu gọi nhân dân phiêu tánvề quê làm ruộng . -Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ .Chia ruộng đất theo phép quân điền . -Cấm giết trâu bò , cấm điều phu vào lúc gặt , cấy . => Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển .
  2. Công thương nghiệp : -Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa , làm đồ gốm, rèn sắt , nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long có 36 phường thủ công . Các làng thủ công chuyên nghiệp , và phường thủ công chuyên nghiệpra đời như đồgốm Bát Tràng ;đúc đồngở Đại Bái ; rèn sắtở Văn Chàng ; dệt vải lụaở Nghi Tâm ; làm giấy ởYên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều . -Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tácsản xuất đồ dùng cho nhà vua , vũ khí . đóng thuyền , đúc tiền đồng . -Buôn bán: khuyến khíchlập chợ mới, buôn bán với người nước ngòai ở Vân Đồn , Vạn Ninh ( Quảng Ninh ), Hội Thống ( Nghệ An), Lạng Sơn , Tuyên Quang -Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước , nhân dân cần cù lao động , nên kinh tế phục hồi và phát triển. 2. Xã hội: Thời Lê sơ có 2 giai cấp chính là : + Phong kiếngồm vua, quan , địa chủ . + Giai cấp nông dân chiếm đại đa sốcó rất ít hoặc không có ruông đất . + Các tầng lớp khác như thương nhân ,thợthủ công , nô tì , nhà nước hạn chế nuôi nô tì , nên nô tì trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ . * TÌNH HÌNH VĂN HÓA , GIÁODỤC THỜI LÊ SƠ . 1. Giáo dục và khoa cử . Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở : - Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi . - Tuyển chọn người có tài , có đạođức để làm thày giáo - Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. - Mở khoa thi để chọn người tàiralàm quan . - Đỗ tiếnsĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .) - Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng . 2.Văn học , khoa học , nghệ thuật : a. Văn học:có nội dung yêunước, thể hiên niềm tự hào dântộc, khí phách anh hùng *Vănthơ chữ Hán: +Nguyễn Trãi có QuânTrung Từ Mệnh Tập ;Bình Ngô Đại Cáo +Lê Thánh Tông vớiQuỳnh Uyển cửu ca. *Văn thơ chữ Nôm : + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi . + Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông . b. Khoa học :
  3. -Sử học :Đại Việtsử kí( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử KýToànThưcủa Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hòang Triều Quan Chế . -Địa lý :Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ -Y học :Bản thảo thực vật toátyếu của Phan Phu Tiên . -Tóan học :Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu c. Nghệ thuật : -Sân khấucóca , múa , nhạc, chèo. -Lương Thế Vinhsoạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắchát múa . d.Kiến trúc:cung điện Lam Kinh phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện . Rồng đá Điện Kính Thiênđược xây thời Lê Thánh Tông * MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC 1. Nguyễn Trãi ( 1380- 1442 ) -Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà quân sự, danh nhân văn hóa thế giới, tác phẩmQuân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Phúnúi Chí Linh, Quốc âm thi tập, Dư địa chí . -Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. 2. Lê Thánh Tông( 1442 – 1497 ) : -Là một hòang đế anh minh,tài giỏi về kinh tế , chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ . -Sáng lập hội Tao Đàn , đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời .Hội Tao Đàn do lê Thánh Tông sáng lập gồm 28 hội viêngọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú “; là hội thơ và bình thơ , là câu lạc bộgiải trí của vua và 1 số cận thần -Thơvănyêu nước , yêu dântộc . -Vănthơ chữ Hán : Quỳnhuyển cửu ca , Châu cơ thắng thưởng . -Văn thơ chữ Nômcó Hồng Đức Quốc Âmthi tập. 3. Ngô Sĩ Liên( thế kỷ XV ). - Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. - Đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn. - Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427. 4. Lương Thế Vinh (1442 - ?) - Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. - Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).
  4. - Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường". Câu 3. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. Nhận xét * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. - Ở trung ương: + Đứng đầu triều đình là vua. + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội. + Giúp việc cho vua có các quan đại thần. + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Ở địa phương: + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. * Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
  5. Câu 4. Khi nói chuyện với các quan trong triều, vua Lê Thánh Tông đã căn dặn:“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? { } Nếu người nào dám đem một thước, một tấc của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. Theo em, lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về lời căn dặn đó. Gợi ý: Lời căn dặn có ý nghĩa đề cao ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, kiên quyết bảo vệ và nghiêm khắc trong việc trừng trị những kẻ tham ô bán nước Một thước núi, một tấc sông đều đáng quý đối với dân tộc. Vì vậy, bằng mọi giá phải bảo vệ và đòi lại cho bằng được. Thông qua lời dặn cũng là bài học cho bao thế hệ sau trong việc bảo vệ biên cương đất nước. Câu 5. Trong “Lịch triều hiến chương loại chú” trích: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”. Theo em, đời Hồng Đức là nói đến thời vua nào ? Hãy nêu suy nghĩ của em về lời trích dẫn trên? Gợi ý: Đời Hồng Đức là nói đến thời vua Lê Thánh Tông -Nhận xét: + Dưới Thời vua Lê Thánh Tông nền giáo dục thi cử rất phát triển, chú trọng đào đạo nhân tài. +Trình độ dân trí được nâng cao. +Số trường học ngày càng tăng lên, Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng, PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Chọn phương án đúng: Câu 1.Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa? A. Lam Sơn nằm bên ngoài tả ngạn sông Chu nên dễ vân chuyển bằng đường thủy. B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái. C. Lam Sơn nằm bên ngoài tả ngạn sông Chu, có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái. D. Lam Sơn nằm bên ngoài tả ngạn sông Chu, nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái. Câu 2. Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm vê hôi tụ ngày càng đông, trong đó có: A. Nguyễn Thiệp. B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Dữ. D. Nguyễn Trãi. Câu 3. Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở đâu? A. Bến Bình Than (Chí Linh- Hải Dương). C. Lũng Nhai (Thanh Hóa). B. Hàm Tử (Khoái Châu – Hưng Yên). D. Sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). Câu 4. Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn như thế nào? A. Lực lượng rất mạnh. C. Rất thuận lợi.
  6. B. Gặp nhiều khó khăn, nguy nan. D. Quân sĩ đông và hùng mạnh. Câu 5. Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân rút về đâu? A. Chí Linh (Thanh Hóa). C. Chí Linh (Hải Dương). B. Núi Đọ (Thanh Hóa) . D. Quan Yên ( Thanh Hóa). Câu 6. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã làm gì? A. Thay Lê Lợi chỉ huy cuộc kháng chiến toàn thắng. B. Cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. C. Cùng với Lê Lợi rút quân an toàn không bị quân Minh truy đuổi. D. Mở cuộc tấn cống quân Minh giành thắng lợi. Câu 7. Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển vào Nghệ An? A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Chích. C. Lê lợi. D. Lê Lai. Câu 8. Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến công ra đâu? A. Vào miền Trung. C. Vào miền Nam. B. Ra miền Bắc. D. Đánh thẳng ra Thăng Long. Câu 9. Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút quân về đâu? A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Đông Quan. D. Thuận Hóa. Câu 10. Tháng 10 năm 1426, 5 vạn viện binh giặc được tướng nào chỉ huy kéo vào Đông Quan? A. Trương Phụ. B. Liễu Thăng. C. Mộc Thạnh. D. Vương Thông. Câu 11. Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ta ở đâu? A. Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Tây). C. Chi Lăng - Xương Giang. B. Chí Linh (Lang Chánh - Thanh Hóa). D. Đào Đặng (Hưng Yên). Câu 12. Đầu tháng 10 năm 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc, chia làm hai đạo quân kéo vào nước ta theo hướng nào? A. Lạng Sơn - Hà Giang. C. Lạng Sơn - Bắc Giang. B. Chi Lăng - Xương Giang. D. Chúc Động - Tốt Động. Câu 13. Ngày 8-10-1427, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ồ ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân ta phục kích và giết chết ở đâu? A. Xương Giang. B. Chi Lăng. C. Cao Bộ. D. Đông Quan. Câu 14. Sự chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII đã dẫn đến hậu quả như thế nào? A. Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc, làm tổn hại cho sự phát triển của đất nước. B. Gây bao đau thương cho dân tộc, làm tổn hại cho sự phát triển của đất nước. C. Làm tổn hại cho sự phát triển của đất nước, gây bao đau thương cho dân tộc. D. Đất nước bị chia cắt kéo dài, gây bao đau thương cho dân tộc. Câu 15. Những danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê sơ là những ai? A. Nguyễn Trãi, Lê Thái Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh. B. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh. C. Nguyễn Trãi, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh. D. Nguyễn Trãi, Lê Thần Tông,Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
  7. Câu 16. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? A. Đã đem lại sự phát triển phồn vinh cho đất nước và mở ra một thời đại mới. B. Đã đem lại chiến thắng vẻ vang, khẳng định sự đoàn kết toàn dân. C. Đã chứng tỏ sức mạnh dân tộc ta và sự thất bại của quân Minh. D. Đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc ta - thời Lê Sơ. Câu 17. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê lợi đã làm gì? A. Lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Âu Lạc, xây dựng bộ máy nhà nước. B. Lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy nhà nước. C. Lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy nhà nước mới. D. Lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Vạn Xuân, xây dựng bộ máy nhà nước mới. Câu 18. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã khôi phục lại quốc hiệu nước ta là gì? A. Văn Lang. B. Đại Ngu. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt Câu 19. Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ nào? A. Chế độ “ngụ binh ư nông”. B. Chế độ “ngụ binh u nông”. C. Chế độ “ngụ nông ư binh”. D. Chế độ “ngự binh ư nông”. Câu 20. Quân đội nhà Lê sơ gồm 2 bộ phận chính, đó là: A. Quân ở triều đình và quân ở các phủ. B. Quân ở triều đình và quân ở các địa phương. C. Quân ở triều đình và quân ở các châu. D. Quân ở triều đình và quân ở các đạo thừa tuyên. Câu 21. Ai là người căn dặn các quan trong triều:“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ?” A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D.Lê Nhân Tông. Câu 22. Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý và xây dựng. Nhưng đến thời vua Lê Thánh Tông, ông đã cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới có tên gọi là: A. Bộ luật “Hình thư”. C. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Hình thư”. B. Bộ “Quốc triều hình luật” D. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức”. Câu 23. Nội dung chính của “ Luật Hồng Đức” là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chưa bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. C. Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc; nhưng không bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. D. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 24. Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đất nước ta lâm vào tình trạng như thế nào? A. Xóm làng phát triển hưng thịnh, ruộng đồng được mở rộng diện tích. B. Xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. C. Xóm làng đông đúc, ruộng đồng được khai hoang, đời sống nhân dân ấm no. D. Xóm làng đoàn kết, ruộng đồng tốt tươi, đời sống nhân dân được cải thiện.
  8. Câu 25. Những biện pháp của nhà Lê sơ để phục hồi và phát triển nông nghiệp là gì? A. Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. C. Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp. D. Mở rộng các ngành nghề thủ công truyền thống. Câu 26. Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, nhà Lê sơ đã làm những gì? A. Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã hay gọi là “phép quân điền”. B. Cấm giết mổ trâu bò bừa bãi. C. Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt. D. Khuyến khích mở nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp. Câu 27. Thời Lê sơ, ở đâu tập trung nhiều ngành thủ công nhất? A. Phố Hiến. B. Nghệ An. C. Thanh Hóa. D. Thăng Long. Câu 28. Xã hội thời Lê sơ, giai cấp nông dân có những vai trò gì? A. Chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nộp tô, thuế, đi phu, đi lính, C. Bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. D. Có nhiều ruộng đất, giàu có trong xã hội. Câu 29. Vì sao dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm hẳn? A. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm việc bán mình làm nô lệ hoặc bức dân tự do làm nô tì. B. Pháp luật nhà Lê không hạn chế việc bán mình làm nô lệ hoặc bức dân tự do làm nô tì. C. Pháp luật nhà Lê khuyến khích việc bán mình làm nô lệ hoặc bức dân tự do làm nô tì. D. Pháp luật nhà Lê chưa đề cập đến việc bán mình làm nô lệ hoặc bức dân tự do làm nô tì. Câu 30. Thời Lê sơ, tôn giáo nào địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo. Câu 31. Nội dung học tập thi cử dưới thời Lê sơ là gì? A. Là các sách của đạo Nho. C. Là các sách của đạo Phật. B. Là những tác phẩm văn học chữ Nôm. D. Là các tác phẩm văn học chữ Hán. Câu 32. Thời Lê sơ, văn thơ chữ Hán gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây? A. Quân trung từ mệnh tập. C. Bình Ngô đại cáo. B. Quỳnh uyển cửu ca. D. Nam quốc sơn hà. Câu 33. Thời Lê sơ, văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt các tập văn thơ nổi tiếng. Còn văn học chữ Nôm thì như thế nào? A. Giữ một vị trí quan trọng. C. Tiếp tục phát triển. B. Chưa phát triển. D. Giữ vị trí độc tôn. Câu 34. Thời Lê sơ, nhà nước đã có biện pháp nào để nâng cao chất lượng giáo dục? A. tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. B. tuyển chọn những người làm nghề ca hát. C. lựa chọn những thợ thủ công có tay nghề khéo léo. D. lựa chọn những thợ rèn sắt khỏe mạnh. Câu 35. Thời Lê sơ, giáo dục phát triển là nhờ có biện pháp A. chỉ tuyển chọn con em quý tộc và địa chủ vào các trường học. B. mở trường học ở các lộ, phủ và cho phép người nào có học đều được dự thi. C. không khuyến khích mở trường công ở các đạo, phủ.
  9. D. chỉ khuyến khích mở trường tư ở các lộ, phủ. Câu 36. Dưới thời Lê sơ, người nào đỗ kì thi hương ở các đạo, lộ được gọi là A. hương cống. B. ông nghè. C. thủ khoa. D. tiến sĩ. Câu 37. Thời Lê sơ, những người đỗ tiến sĩ trở lên được A. vua ban cho chức săc, cấp nhiều ruộng đất, trâu bò. B. vua ban cho nhiều xe đẹp, nhà đẹp, quần áo đẹp. C. vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá. D. vua ban cho nhiều lễ vật, trang phục, sách vở, nhà cửa, trâu bò. Câu 38. Những nội dung tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ so với thời Lý, Trần là A. bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. B. bảo vệ chủ quyền quốc gia, hoàng tộc. C. bảo vệ quyền lợi của quan lại. D. bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 39. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã cho A. xây dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long. B. xây dựng lại hoàng thành ở Thăng Long. C. mở khoa thi chọn nhân tài ở Lam Kinh. D. chuyển Quốc tử giám vào Phú Xuân (Huế). Câu 40. Thời Lê sơ khoa cử thịnh nhất là đời vua A. Lê TháiTổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông Câu 41. Ai là người căn dặn các quan trong triều:“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ?” A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 42. Thời Lê sơ đã đặt chức quan nào chuyên trách về nông nghiệp? A. Khuyến nông sứ. C. Hàn lâm viện. B. Thủ công sứ D. Ngự sử đài.