Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 8 (Lần 3)

doc 5 trang thaodu 9150
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 8 (Lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoa_hoc_lop_8_lan_3.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 8 (Lần 3)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOA 8 (Lần 3) Bài tập 1. Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau: 1. Lốp, ruột xe làm bằng cao su. 2. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim loại chịu nóng). 3. Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã (xenlulozơ ). 4. Quả chanh chưa nước, axit citric Bài tập 2. Các chất sau tồn tại ở vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo nào? 1. Gỗ (thành phần chính là xenlulozơ ) 2. Cao su 3. Tinh bột Bài tập3. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn. Bài tập 4. Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa? Bài tập 5. Tách khí oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxi và CO 2. Biết khí CO2 hòa hợp được với nước vôi trong dư tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung tạo ra khí CO2 và chất khác. Bài tập 6. Cho các sơ đồ nguyên tử sau: 1. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (I) cho biết: 1. Số electron và proton trong hạt nhân nguyên tử 2. Số lớp electron của nguyên tử 2. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (II) cho biết: 1. Số lớp electron và đisaccaritện tích của electron
  2. 2. Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron. 3. Từ sơ đồ nguyên tử (III) cho biết: 1. Số pronton, electron trong nguyên tử. 2. Cho biết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố ở sơ đồ (III). Bài tập 7. Giả sử có kí hiệu sau: aA , trong đó: Thì những nguyên tử nào sau đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học aA; bC; aD; cE; aF; dG Bài tập 8. Tính khối lượng gam của một nguyên tử magie. HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOA 8 (Lần 3) Bài tập 1. Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau: 5. Lốp, ruột xe làm bằng cao su. 6. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim loại chịu nóng). 7. Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã (xenlulozơ ). 8. Quả chanh chưa nước, axit citric Hướng dẫn Vật thể Chất a. lốp, ruột xe cao su b. bóng đèn điện thủy tinh, đồng, vonfram c. cây mía nước, đường saccarozơ , xenlulozơ d. quả chanh nước, axit citric Bài tập 2. Các chất sau tồn tại ở vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo nào?
  3. 4. Gỗ (thành phần chính là xenlulozơ ) 5. Cao su 6. Tinh bột Hướng dẫn Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo a. Gỗ: thân cây mít, cây bạch đàn, cây phượng Bàn, ghế, tủ gỗ, giường gỗ . vĩ, . b. Cao su: nhựa cây sao su Lốp, ruột xe ô tô, xe máy, nệm cao su c. Tinh bột: hạt lúa, củ sắn Bánh dày, bánh đa, bánh quy Bài tập3. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn. Hướng dẫn: Đun sôi hỗn hợp, khi nhiệt độ hỗn hợp đạt 100 0C thì nước bốc hơi, ta sẽ còn lại muối ăn. Bài tập 4. Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa? Hướng dẫn : Vì dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách nước ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt. Bài tập 5. Tách khí oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxi và CO 2. Biết khí CO2 hòa hợp được với nước vôi trong dư tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung tạo ra khí CO2 và chất khác.
  4. Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư ta thu được khí oxi (vì CO2 bị nước vôi trong giữ lại). Lấy sản phẩm thu được (khí CO 2 hòa hợp với nước vôi trong) nung ở nhiệt độ cao ta thu được khí CO2. Bài tập 6. Cho các sơ đồ nguyên tử sau: 4. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (I) cho biết: 1. Số electron và proton trong hạt nhân nguyên tử 2. Số lớp electron của nguyên tử 5. Dựa vào sơ đồ nguyên tử (II) cho biết: 1. Số lớp electron và đisaccaritện tích của electron 2. Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron. 6. Từ sơ đồ nguyên tử (III) cho biết: 1. Số pronton, electron trong nguyên tử. 2. Cho biết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố ở sơ đồ (III). Hướng dẫn 1. a. Số proton (p): 11; số electron (e): 11. b. Trong nguyên tử có 3 lớp e 2. a. Số e của nguyên tử là 17. Số điện tích của e là 17 - b. Lớp ngoài cùng có 7 e. 3. a. số e là 11 và số p là 11 b. Vì số p = 11 nên nguyên tố là: natri, kí hiệu: Na, nguyên tử khối là 23đvC. Bài tập 7. Giả sử có kí hiệu sau: aA , trong đó:
  5. Thì những nguyên tử nào sau đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học aA; bC; aD; cE; aF; dG Hướng dẫn: Những nguyên tố thuộc cùng một nguyên tố hóa học là: A, D, F. Bài tập 8. Tính khối lượng gam của một nguyên tử magie. Hướng dẫn : 1 đvC có khối lượng gam là 1,6605. 10-24g 24 đvC x (g) → x (g) = (24. 1,6605. 10-24): 1 = 3,9854. 10-23g