Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lý 7 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lý 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_ly_7_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lý 7 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN TRẦM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 Môn Địa lý 7 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết: A. Các độ tuổi của dân số. B. Số lượng nam và nữ. C. Số người sinh, tử của một năm. D. Số người dưới tuổi lao động. Câu 2: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông – lâm – ngư – nghiệp. C. Công nghiệp và nông – lâm – ngư - nghiệp. D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 3: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua: A. Mật độ dân số. B. Tổng số dân. C. Gia tăng dân số tự nhiên. D. Tháp dân số. Câu 4: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là: A. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. B. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400 Bắc. C. Từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc. D. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc - Nam. Câu 5: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là: A. Lạnh, khô. B. Nóng, ẩm. C. Khô, nóng. D. Lạnh, ẩm. Câu 6: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. Xa van, cây bụi lá cứng. B. Rừng lá kim. C. Rừng rậm xanh quanh năm. D. Rừng thưa. Câu 7: Đâu không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C). C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực.
- D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%. Câu 8: Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào? A. Ôn đới lục địa. B. Nhiệt đới gió mùa. C. Địa trung hải. D. Cận nhiệt đới. Câu 9: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng: A. Giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. B. Vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. C. Chí tuyến đến vòng cực Bắc. D. Chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N. Câu 10: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là: A. Khí hậu mát mẻ quanh năm. B. Nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9). D. Mưa quanh năm và độ ẩm lớn. Câu 11 Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường hoang mạc. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường vùng núi. Câu 12: Đi từ vĩ tuyến 5 0 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là: A. Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa. B. Rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc. C. Rừng thưa, nửa hoang mạc. D. Rừng lá rộng, rừng thưa. Câu 13: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào? A. Rau quả ôn đới. B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. C. Cây dược liệu. D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới. Câu 14: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do: A. Đất bị rửa trôi. B. Sự tích tụ ôxit sắt. C. Sự tích tụ ôxit nhôm. D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Câu 15: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường
- A. Ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương. C. Địa Trung Hải. D. Cận nhiệt đới. Câu 16: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào? A. Thời tiết thay đổi thất thường. B. Thời tiết quanh năm mát mẻ. C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh. D. Nhiệt độ quá nóng. Câu 17: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy. B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng. C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới. D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu. Câu 18: Diện tích các hoang mạc có xu hướng: A. Ngày một giảm. B. Không có gì thay đổi. C. Ngày một tăng nhưng không ổn định. D. Ngày một tăng. Câu 19: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do: A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. C. Chiến tranh tàn phá. D. Con người khai thác quá mức. Câu 20: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. C. Nâng cao đời sống người dân. D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị. Câu 21: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về: A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. Đời sống người dân thấp. C. Ô nhiễm môi trường. D. Kinh tế, đời sống, tài nguyên và môi trường. Câu 22: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do: A. Chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị.
- B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. Hoạt động dịch vụ du lịch. D. Hoạt động giao thông. Câu 23: Nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh là vị trí phân bố của đới khí hậu nào? A. Đới nóng. B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Nhiệt đới. Câu 24: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là: A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường ôn đới lục địa. C. Môi trường hoang mạc. D. Môi trường Địa Trung Hải. Câu 25: Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng: A. Thủy triều đen. B. Thủy triều đỏ. C. Triều cường. D. Triều kém. Câu 26: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm: A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất. B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất. C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất. D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất. Câu 27: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ: A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc. B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc. C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc. D. Không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc. Câu 28: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là: A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó. B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc. C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước. D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó. Câu 29: Trong các hoang mạc thường: A. Lượng mưa rất lớn. B. Lượng bốc hơi rất lớn. C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn. D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ. Câu 30: Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:
- A. Lớn nhất thế giới. B. Nhỏ nhất thế giới. C. Lớn nhất ở châu Phi. D. Nhỏ nhất ở châu Phi. Câu 31: Ngoài sự thay đổi theo độ cao, thực vật vùng núi còn có sự thay đổi khác: A. Hướng vĩ độ B. Hướng kinh độ C. Hướng gần hoặc xa biển D. Hướng sườn đón gió hoặc khuất gió Câu 32: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao: A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. B. Càng lên cao không khí càng loãng. C. Càng lên cao áp suất càng tăng. D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít. Câu 33: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết? A. 3000m. B. 4000m. C. 5500m. D. 6500m. Câu 34: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết? A. 3000m. B. 4000m. C. 55000m. D. 6500m. Câu 35: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật: A. Đồng cỏ núi cao. B. Rừng rậm. C. Rừng hỗn giao. D. Rừng lá kim. Câu 36: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo: A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng. Câu 37: Các vùng núi thường là: A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo. B. Nơi cư trú của phần đông dân số. C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- D. Nơi cư trú của người di cư. Câu 38: Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở: A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ. B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng. C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa. D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng. Câu 39: Các dân tộc miền núi Nam Mĩ sinh sống ở độ cao: A. Dưới 1000m B. 1000-2000m C. 2000-3000m D. Trên 3000m Câu 40: Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở: A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ. B. Độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng. C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa. D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng. Câu 41: Châu lục nào vẫn chưa có dân cư sinh sống và lao động sản xuất? A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Úc D. Châu Nam Cực Câu 42: Đại dương rộng lớn nhất thế giới là: A. Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương C. Ấn Độ Dương D. Bắc Băng Dương. Câu 43: Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về: A. Lịch sử. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Tự nhiên. Câu 44: Trên thế giới có các châu lục: A. Châu Á, châu Âu, châu Nam Cực, châu Phi và Châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. C. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Nam Cực. D. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Câu 45: Thu nhập bình quân theo đầu người trên 20 000 USD/người, chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới? A. Châu Á, châu Phi và châu Âu. B. Châu Đại Dương, Nam Mĩ và châu Âu.
- C. Bắc Mĩ, châu Âu và châu Đại Dương. D. Châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Câu 46: Châu lục lớn nhất trong các châu lục là: A. Châu Mỹ B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Phi. Câu 47: Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 48: Lục địa châu Phi có độ cao trung bình: A. 600m B. 650m C. 700m D. 750m Câu 49: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là: A. Ít bán đảo và đảo. B. Ít vịnh biển. C. Ít bị chia cắt. D. Có nhiều bán đảo lớn. Câu 50: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là: A. Bồn địa và sơn nguyên. B. Sơn nguyên và núi cao. C. Núi cao và đồng bằng. D. Đồng bằng và bồn địa. Câu 51: Sông dài nhất châu Phi là: A. Nin. B. Ni-giê. C. Dăm-be-di. D. Công-gô. Câu 52: Tính chất nhiệt và mưa đặc trưng của khí hậu Châu Phi là: A. Nóng – Ẩm B. Nóng – Khô C. Mát – Khô D. Lạnh – khô Câu 53: Hai môi trường nào ở châu Phi có mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô, thảm thực vật là cây bụi lá cứng? A. Hai môi trường nhiệt đới
- B. Hai môi trường hoang mạc C. Hai môi trường địa trung hải D. Môi trường xích đạo ẩm Câu 54: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở: A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi. B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi. C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê. D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát. Câu 55: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là: A. Bùng nổ dân số. B. Xung đột tộc người. C. Sự can thiệp của nước ngoài. D. Hạn hán, lũ lụt. Câu 56: Nền văn minh cổ đại nào ở châu Phi là một trong những cái nôi của loài người? A. Văn minh sông Nin B. Văn minh Lưỡng Hà C. Văn minh sông Hồng D. Văn minh sông Ấn - Hằng Câu 57: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi? A. Gia tăng nhanh B. Nhiều bệnh dịch C. Thu nhập cao D. Xung đột thường xuyên. Câu 58: Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô-it B. Nê-grô-it C. Ơ-rô-pê-ô-it D. ÔXtraloit. Câu 59: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là: A. Nền kinh tế hàng hóa. B. Nền kinh tế thị trường. C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc. D. Nền kinh tế phụ thuộc. Câu 60: Đặc điểm phân bố dân cư châu Phi: A. Phân bố không đều và gia tăng nhanh B. Phần lớn sống ở nông thôn C. Các thành phố lớn trên triệu dân thường tập trung ven biển D. Tất cả đều đúng
- B. TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào ? Câu 2: Môi trường xích đạo ẩm có vị trí ở khoảng vĩ độ nào ? Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm ? Câu 3: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực nào ? Câu 4 : Tại sao môi trường đới lạnh lại có khí hậu khắc nghiệt ?Tính chất khắc nghiệt của môi trường đới lạnh thể hiện như thế nào ? Câu 5: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tính khắc nghiệt của môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc ?
- ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM 1 C 2 A 3 A 4 A 5 B 6 C 7 C 8 9 B 10 C 11 B 12 B 13 B 14 D 15 B 16 A 17 A 18 D 19 C 20 D 21 D 22 A 23 B 24 B 25 A 26 A 27 A 28 D 29 C 30 A 31 D 32 C 33 C 34 A 35 B 36 A 37 C 38 A 39 D 40 C 41 D 42 B 43 D 44 B 45 C 46 B 47 C 48 D 49 D 50 A 51 A 52 B 53 C 54 C 55 D 56 A 57 C 58 B 59 C 60 D B. TỰ LUẬN Câu 1: 2đ - Đới nóng có các kiểu môi trường: Xích đạo ẩm,nhiệt đới,nhiệt đới gió mùa, hoang mạc. Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa. Câu 2: 3đ - Môi trường xích đạo ẩm có vị trí chủ yếu nằm trong khoảng từ vĩ độ 50B đến 50N. ( 1đ ) - Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm: ( 2 đ ) + Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. + Biên độ nhiệt năm nhỏ ( khoảng 30C) + Biên độ nhiệt ngày đêm lớn hơn 100C. + Lượng mưa lớn (1500-2500mm), mưa quanh năm. + Độ ẩm cao,trung bình > 80% . Câu 3. 2đ * Có 2 đặc điểm nổi bật :Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. - Có 2 mùa gió : + Mùa Hạ : Gió thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ, mưa nhiều. + Mùa Đông: Gió thổi từ lục địa Châu Á ra đem theo không khí khô, lạnh. - Nhiệt độ trung bình năm > 20 C ,lượng mưa 1500mm, biên độ nhiệt trung bình 80C. * Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Câu 4. 3đ * Nuyên nhân môi trường đới lạnh lại có khí hậu khắc nghiệt: - Vị trí cực và cận cực - Lượng bức xạ mặt trời yếu. - Góc nhập xạ nhỏ
- *Tính chất khắc nghiệt của môi trường đới lạnh thể hiện qua các đặc điểm: - Quanh năm rất lạnh. - Mùa đông rất dài. - Mùa hè ngắn. - Mưa rất ít, phần lớn dưới dạng tuyết rơi. - Vùng biển lạnh vào mùa hè có băng trôi và núi băng. Câu 5: 3đ * Giống nhau : Lượng mưa ít, khí hậu khắc nghiệt. * Khác nhau : Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc - Nhiệt độ thấp. - Nhiệt độ cao. - Bão tuyết. - Bão cát - Thiếu nước do bốc hơi. - Nước đóng băng. Xác nhận của Xác nhận của Người làm đề cương Ban giám hiệu tổ trưởng Khuất Thị Thu Hà Lâm Thị Huế Nguyễn Thế Anh