Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

docx 8 trang thaodu 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 HK2 NĂM 2018 - 2019 I – TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chất nào cho dưới đây có thể dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? A. Fe3O4 B. CaCO3 C.CuSO4 D. KMnO4 Câu 2: Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy các chất sau ? A. CuO, HgO, H2O. B. CuO, HgO, O2 . C. CuO, HgO, H2SO4 D. CuO, HgO, HCl. Câu 3: Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxít : A. SO2, CaO, P2O5, MgO, CuO B. SO2, CaO, KClO3, P2O5, MgO C. CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO D. SO2, CaO, KClO3, NaOH, O3 Câu 4: Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các axít : A. HCl, Ca(OH)2, H2SO4 , NaOH, H2CO3 B. NaCl,HCl, K2SO4, H2SO4, HNO3 C. HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4 D. NaCl,HCl, KNO3, H2SO4, HNO3 Câu 5: Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các bazơ: A. Ca(OH)2, K2SO4, NaOH, Cu(OH)2 B. KOH, K2SO4 , Ca(OH)2, Al(OH)3, Al2O3 C. Ca(OH)2, NaCl, NaOH, KOH, K2SO4 D. KOH, Ca(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Cu(OH)2 Câu 6: Dãy các chất hoàn toàn tác dụng được với nước là: A. MgO, CuO, CaO, SO2 , K B. CuO, PbO, Cu, Na, SO3 C. CaO, SO3 , P2O5 , Na2O , Na D. CuO, CaO, SO2 , Al, Al2O3 Câu 7: Trộn 5ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng: A. Chất tan là rượu, dung môi là nước. B. Chất tan là nước, dung môi là rượu. C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi. D. Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi. Câu 8: Dãy công thức hóa học nào sau đây biểu diễn toàn muối? A. CuS, CaCO3, Al2(SO3)3, K2CO3. B. N2O5 , AlCl3 , KHS, H2SiO3 C. Fe(HSO4)3, Mn2O7, Na3PO4, Ba(OH)2 D. MgCO3 , NaHSO4 , Al(NO3)3, K2S Câu 9: Cho các công thức hóa học sau: CaCl2, HNO3, MgS, HF, H3PO4, Fe(OH)2, HgO, H2SO3, NaHSO4. Có bao nhiêu chất thuộc loại axit? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 10: Cho các chất : K2O, Fe2O3, CuO, Na, Mg, Zn, SO3, P2O5. Các chất tác dụng được với nước là: A. K2O, Fe2O3, CuO, Na B. CuO, Na, Mg, Zn C. K2O, Na, SO3, P2O5 D. K2O, SO3, P2O5 Câu 11: Nhận biết 3 chất bột trắng: CaO, P2O5, SiO2 (cát) đựng trong 3 lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học nào sau đây? A. Dùng nước và giấy quì tím B. Chỉ dùng nước C. Dùng que đóm còn tàn đỏ D. Dùng dung dịch phenol phtalein 1
  2. Câu 12: Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước. A. SO3, CuO, Na2O, B. SO3 , Na2O, CO2, CaO. C. SO3, Al2O3, Na2O. D. Tất cả đều sai. Câu 13: Trong những chất sau đây, chất nào là axít . A. H2SiO3, H3PO4, Cu(OH)2, Na2SiO3 B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2. C. H3PO4, HNO3, H2SiO3. D. Tất cả đều sai. Câu 14: Dãy chất nào chỉ gồm toàn axit: A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH Câu 15: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ: A. Fe2O3 , CO2, CuO, NO2 B. Na2O, CuO, HgO, Al2O3 C. N2O3, BaO, P2O5 , K2O D. Al2O3, Fe3O4, BaO, SiO2. Câu 16: Dãy hợp chất gồm các bazơ tan trong nước : A. Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2 C. NaOH ; Fe(OH)2 ; AgOH D. Câu b, c đúng Câu 17: Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước : A. Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2 C. NaOH ; Fe(OH)2 ; LiOH D. Al(OH)3 ; Zn(OH)2 ; Ca(OH)2. Câu 18: Dãy các chất nào sau đây đều tan trong nước: A. NaOH, BaSO4, HCl, Cu(OH)2. B. NaOH, HNO3, CaCO3, NaCl. C. NaOH, Ba(NO3)2 , FeCl2, K2SO4. D. NaOH, H2SiO3, Ca(NO3)2, HCl. Câu 19: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là : A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch K2SO4 Câu 20: Trong số những chất có công thức hóa học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu: A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl Câu 21: Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng : A. Nước cất B. Giấy quỳ tím C. Giấy phenolphtalein D. Khí CO2 Câu 22: Có những chất rắn sau: FeO, P 2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là: A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím. C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ. Câu 23: Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối: A. KCl, HNO3, CuCl2, NaHCO3 B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2S C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, Na2S D. Cu(NO3)2, PbCl2, FeS2, AgCl. Câu 24: Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối không tan trong nước: A. Na2SO3, Al2(SO4)3, KHSO4, Na2S B. KCl, Ba(NO3)2 , CuCl2, Ca(HCO3)2 C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, K2S D. BaSO4, AgCl, CaCO3, Ca3(PO4)2. Câu 25: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị I B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị III D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I Câu 26: Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2 SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là: A. FeSO4 B. Fe2 (SO4)3 C. Fe (SO4)3 D. Fe3(SO4)2 Câu 27: Cho các phương trình phản ứng sau: 1. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Điên phân 2. 2H2O  2H2 + O2 3. 2 Al + 3H2SO4 Al2( SO4 )3 + 3H2 t 0 4. 2Mg + O2  2MgO 0 MnO2 , t 5. 2 KClO3  2KCl + 3O2 t 0 6. H2 + CuO  Cu + H2O t 0 7. 2H2 + O2  2 H2O 2
  3. A. Phản ứng hoá hợp là: a. 1, 3 b. 2, 5 c. 4,7 d. 3, 6 B. Phản ứng phân huỷ là: a. 5, 6 b. 2 , 5 c. 4, 5 d. 2, 7 C. Phản ứng thế là: a. 1, 3, 6 b. 1, 3, 7 c. 3, 5, 6 d. 4, 6, 7. Câu 28: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: A. H2O, KClO3 B. KMnO4, H2O C. KClO3, KMnO4 D. HCl, Zn Câu 29: Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là: A. N2 , H2 , CO B. N2, O2, Cl2 C. CO, Cl2 D. Cl2,O2 Câu 30: Dãy gồm các chất khí nặng hơn không khí : A. CO2 , H2 B. CO, CO2 C. N2, H2 D.SO2, O2 Câu 31: Ứng dụng của hiđro là: A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu D. Tất cả các ứng dụng trên Câu 32: Cách nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm: A. Cho Zn tác dụng với dd HCl B. Điện phân nước C. Cho Na tác dụng với nước D. Cho Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng Câu 33: Tính chất hoá học của oxi là: A. Tác dụng với kim loại B. Tác dụng với phi kim C. Tác dụng với hợp chất D. Cả 3 tính chất trên Câu 34: Sự oxi hóa là: A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại. B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim. C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất. D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học. Câu 35: Sự oxi hóa chậm là: A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt. B. Sự oxi hóa mà không phát sáng. C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy. Câu 36: Biến đổi hoá học nào sau đây thuộc phản ứng oxi hoá - khử ? A. Nung nóng canxi cacbonat (CaCO3) để sản xuất canxi oxit (CaO) B. Lưu huỳnh (S) cháy trong khí oxi (O2). C. Canxi oxit (CaO) tác dụng với nước (H2O) thành canxi hiđroxit [Ca(OH)2 ] D. Cacbon đioxit (CO2) tác dụng với nước (H2O) tạo axit cacbonic (H2CO3) Câu 37: Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi: A. một nguyên tử H và một nguyên tử O B. hai nguyên tử H và một nguyên tử O C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O. Câu 38: Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là: A. Na2O B. NaOH và H2 C. NaOH D. Không có phản ứng. Câu 39: Dung dịch là hỗn hợp: A. Của chất rắn trong chất lỏng B. Của chất khí trong chất lỏng C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi D. Đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 40: Nồng độ phần trăm của dung dịch là: A. Số gam chất tan trong 100g dung môi B. Số gam chất tan trong 100g dung dịch B. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. Câu 41: Dung dịch muối ăn 8 % là: A. Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 100 phần khối lượng nước. B. Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 92 ml nước . C. Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 92 phần khối lượng nước. D. Dung dịch có 8 phần khối lượng nước và 92 phần khối lượng muối ăn. Câu 42: Nồng độ mol/lít của dung dịch là: A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch B. Số gam chất tan trong 1lít dung môi 3
  4. B. Số mol chất tan trong 1lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1lít dung môi. Câu 43: Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là: A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hoà D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà Câu 44: Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thì: A. Rượu là chất tan và nước là dung môi B. Nước là chất tan và rượu là dung môi C. Nước và rượu đều là chất tan D. Nước và rượu đều là dung môi Câu 45: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không thay đổi Câu 46: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thé nào? A. Đều tăng B. Đều giảm C. Phần lớn tăng D. Phần lớn giảm Câu 47: Muốn tăng tốc độ hoà tan của chất rắn vào chất lỏng, ta thường: A. tăng nhiệt độ của chất lỏng B. nghiền nhỏ chất rắn C. khuấy trộn D. A, B, C đều đúng. Câu 48: Với một lượng chất tan xác định khi tăng thể tích dung môi thì: A. C% tăng,CM tăng B. C% giảm ,CM giảm C. C% tăng,CM giảm D. C% giảm,CM tăng Câu 49: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào? A. Tính số gam NaOH có trong 100g dung dịch B. Tính số gam NaOH có trong 1000g dung dịch C. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch Câu 50: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl, người ta làm thế nào? A. Tính số gam HCl có trong 100g dung dịch B. Tính số gam HCl có trong 1lít dung dịch C. Tính số gam HCl có trong 1000g dung dịch D. Tính số mol HCl có trong 1lít dung dịch Câu 51: Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường, A. Dung dịch đường bão hòa B. Dung dịch đường chưa bão hòa C. Dung dịch đồng nhất D. Cả A, B, C đều đúng Câu 52: Trong phòng thí nghiệm, muốn chuyển đổi dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa, ta cần: A. Cho thêm nước B. Cho thêm muối C. Đun nóng dung dịch muối D. Cả A,C đúng. 4
  5. II – TỰ LUẬN Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g KClO3. Tính thể tích khí O2 ( ở đktc) thu được? Câu 2: Muốn điều chế được 48 g O2 thì khối lượng KClO3 cần nhiệt phân là bao nhiêu gam? Câu 3: Muốn điều chế được 2,8 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu? Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng : a/ Bao nhiêu gam sắt ? b/ Bao nhiêu lít khí O2 ( ở đktc). Câu 5: Đốt cháy 1kg than trong khí O2, biết trong than có 10% tạp chất không cháy.Tính: a. thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên. b. thể tích khí cacbonic CO2 (đktc) sinh ra trong phản ứng trên Câu 6: Người ta dùng đèn xì oxi –axetilen để hàn cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1mol C2H2. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm. Tính : a. thể tích khí O2 (đktc) cần dùng? b. số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên? Câu 8: Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4. Câu 9: Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó? Câu 10: Cho 5,6 g sắt vào 100 ml dung dịch HCl 1M . Hãy: a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc? b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu? c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng? Câu 11: Nếu đốt cháy 13,5g nhôm trong một bình kín chứa 6,72 lít oxi (ở đktc) tạo thành nhôm oxit Al2O3 thì : a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? Số gam chất dư ? b/ Tính khối lượng Al2O3 tạo thành? Câu 12: Đốt cháy 6,2g photpho trong bình kín chứa 7,84 lít oxi (ở đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 thì a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? Số gam chất dư ? b/ Tính khối lượng P2O5 tạo thành? Câu 13: Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ? Câu 14: Hoàn thành những phản ứng hóa học sau : 0 a/ . . . + . . . t MgO t 0 b/ . . . + . . .  P2O5 t 0 c/ . . . + . . .  Al2O3 t 0 d/ . . . + . . .  Na2S dp e/ H2O  . . . + . . . t 0 f/ KClO3  . . . + . . . t 0 g/ . . . + . . .  CuCl2 t 0 h/ KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + . . . i/ Mg + HCl . . . + . . . j/ Al + H2SO4 . . . + . . . t 0 k/ H2 + . . .  Cu + . . . l/ CaO + H2O . . . 5
  6. Cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hoá học nào ? Câu 15: Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4 Câu 16: Hãy phân biệt các chất sau : a. 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic b. 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaOH, H2SO4, Na2SO4 c. Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau : Na2O, SO3, MgO Câu 17: Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được và thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng là bao nhiêu ? Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2g sắt. Tinh khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng ? Câu 19: Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí hiđro.Tính: thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng và khối lượng sắt thu được ? Câu 20: Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng (II) oxit. Tính :khối lượng đồng (II) oxit bị khử và thể tích khí hiđro (đktc) đã dùng ? Câu 21: Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng chứa 24,5g axit sunfuric. Tính : Khối lượng chất còn dư sau phản ứng? Thể tích khí hiđro thu được ở đktc ? Câu 22: Khi cho 13g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl. Khối lượng ZnCl2 được tạo thành trong phản ứng này là bao nhiêu gam? Câu 23: Cho 19,5g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Hãy cho biết : a/ Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được b/ Nếu dùng thể tích khí H2 trên để khử 19,2g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt? Câu 24: Thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước là ? Câu 25: Để có 1 dung dịch chứa 16g NaOH, cần phải lấy bao nhiêu gam Na2O cho tác dụng với nước ? Câu 26: Cho 9,2g Na vào nước dư thì thu được dung dịch NaOH và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng NaOH tạo thành ? Câu 27: Khối lượng mol của 1 oxit kim loại là 160 gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Xác định công thức hóa học của oxit ? Câu 28: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? a/ Sắt (III) oxit + hiđro sắt + nước b/ Lưu huỳnh trioxit + nước axit sunfuric c/ Nhôm + sắt (III)oxit sắt + nhôm oxit d/ Canxi oxit + nước canxi hiđroxit e/ Kali + nước kali hiđroxit + khí hiđro f/ Kẽm + axit sufuric (loãng) kẽm sunfat + khí hiđro Câu 29: Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau: a/ 1 mol KCl trong 750ml dung dịch b/ 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch c/ 0,5mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch d/ 0,06mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch Câu 30: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a/ 500ml dung dịch KNO3 2M 6
  7. b/ 250ml dung dịch CaCl2 0,1M Câu 31: Tính nồng độ % của những dung dịch sau : a. 20g KCl trong 600g dung dịch b. 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch c. Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước d. Hòa tan 4,48 lít khí hiđro clorua HCl ( đktc) vào 500g nước Câu 32: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau: a/ 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M b/ 250 ml dung dịch MgSO4 0,1M c/ 50g dung dịch MgCl2 4% d/ 200g dung dịch KCl 15% Câu 33: Để pha chế 250ml dung dịch NaOH 0,5M cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M và bao nhiêu ml nước? Câu 34: Cho 200 g dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa hết với 100 g dung dịch HCl. Tính: a) Nồng độ muối thu được sau phản ứng?. b) Tính nồng độ axit HCl. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?. Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 10,6g Na2CO3 vào nước đựơc 200ml dung dịch Na 2CO3. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch trên. Biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,05g/ml. Câu 36: Hãy tính: 1. Số mol của kali hiđrôxit trong 28 gam dung dịch KOH 10% 2. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi cho 36 gam đường vào 144 gam nước ? 3. Nồng độ mol của dung dịch NaOH, biết rằng trong 80 ml dung dịch này có chứa 0,8 gam NaOH Câu 37: Dùng 500 ml dung dịch H 2SO4 1,2M để hoà tan hết lượng kim loại sắt, phản ứng tạo thành sắt (II) sunfat và khí hiđro. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng muối sắt(II) sunfat thu được. c) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ? (Cho Fe = 56; H = 1; O = 16; S = 32) Câu 38: Hòa tan 32,5 gam Zn bằng dung dịch HCl, sau phản ứng tạo ra muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí H2. a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng ? b) Tính khối lượng muối ZnCl 2 và thể tích H2 tạo thành sau phản ứng ? (Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) (Cho Zn = 65; H = 1; O = 16; Cl = 35,5) Câu 39: Cho 8,1 g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl a) Hoàn thành phương trình hoá học. b) Tính thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc) c) Tính khối lượng AlCl3 tạo thành. (Biết Al = 27, H = 1, O = 16, Cl = 35,5). Câu 40: Cho a gam kim loại kẽm vào 400 ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí Hiđro ( ở đktc). a) Viết phương trình hoá học xảy ra. b) Tính a. c) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã tham gia phản ứng. Câu 41: Cho 6,5g Zn tác dụng với 100g dung dịch HCl 14,6%. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Chất nào còn dư lại sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu? 7
  8. c) Tính thể tích khí hidro thoát ra ở đktc (Cho Zn = 65; H = 1; O = 16; Cl = 35,5) Câu 42: Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch có chứa 18,25 gam HCl. a) Tính xem chất nào còn dư sau phản ứng và khối lượng dư là bao nhiêu ? b) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng. c) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. (Cho Zn = 65; H = 1; O = 16; Cl = 35,5) Câu 43: Người ta dẫn luồng khí H 2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ thì dừng lại. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra? b) Tính số gam Cu sinh ra? c) Tính thể tích khí hiđrô (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên? d) Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam axít HCl. (Cho Cu = 64; H = 1; O = 16; Cl = 35,5) Câu 44: Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl. 1. Viết phương trình hoá học 2. Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc) 3. Nếu dùng toàn bộ lượng H 2 bay ra ở trên đem khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư bao nhiêu gam ? ( Zn = 65 ; Cl = 35,5 ; Cu = 64 ; O = 16 ; H= 1 ) 8