Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 11 NĂM HỌC: 2022-2023 Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế. Câu 1.1: Sản xuất của cải vật chất sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đối các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với A. quan hệ xã hội.B. yêu cầu của xã hội.C. nhu cầu của mình.D. tư liệu lao động. Câu 1.2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là: A. Cơ sở tồn tại của xã hội.B. Tạo ra các giá trị cho con người. C. Giúp con người có việc làm.D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 1.3: Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định A. mọi hoạt động của xã hội.B. số lượng hàng hóa trong xã hội C. thu nhập của người lao động.D. việc làm của người lao động. Câu 1.4: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. lao động.B. người lao động.C. sức lao động.D. làm viêc. Câu 1.5: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là: A. Đối tượng lao động.B. Tư liệu lao động. C. Tài nguyên thiên nhiên.D. Nguyên vật liệu. Câu 1.6: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. người lao động.B. tư liệu lao động.C. tư liệu sản xuất.D. nguyên vật liệu. Câu 1.7: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là A. phát triển kinh tế. B. thúc đẩy kinh tế.C. thay đổi kinh tế.D. ổn định kinh tế. Câu 1.8: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để A. thực hiện tốt chức năng kinh tế.B. loại bỏ tệ nạn xã hội. C. đảm bảo ổn định về kinh tế.D. xóa bỏ thất nghiệp. Câu 1.9: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với A. tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm. B. nâng cao chất lượng cuộc sống. C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững D. cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 1.10: Tư liệu lao động được hiểu là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm A. thay thế đối tượng lao động.B. xử lí đối tượng lao động. C. biến đổi đối tượng lao động.D. di chuyển đối tượng lao động. Câu 1.11: Đối với mỗi cá nhân phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và A. củng cố quốc phòng.B. thu nhập ổn định.C. ổn định chính trị. D. phát triển bền vững. Câu 2.1: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây? A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động. B. Con người, lao động và máy móc. C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Câu 2.2: Đối tượng lao động của ngành công nghiệp chế biến? A. Gỗ trong nhà máy.B. Máy dùng để khai thác. C. Tôm, cá dưới biển.D. Than trong lòng đất. Câu 2.3: Cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội là nói về A. ý nghĩa của nghiên cứu khoa học.B. tầm quan trọng của các yếu tố tự nhiên. C. vai trò sản xuất của cải vật chất.D. vai trò của nhà nước. Câu 2.4: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Xây dựng? A. Xi măng.B. Thợ xây.C. Cái bay.D. Đá, sạn. Câu 4.1: Ông G đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho 1 ha đất trồng chè. Vật nào dưới đây là đối tượng lao động được ông G nhắc đến trong thông tin
  2. trên? A. Hệ thống phun thuốc. B. Đất.C. Điện thoại điều khiển D. Chè. Câu 4.2: Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. Em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó? A. Đặc tính của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất. B. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất. C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất. D. Chức năng cây gỗ đảm nhận gắn với đặc tính của nó trong sản xuất. Câu 4.3: Doanh nghiệp Z đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vậy, việc làm của doanh nghiệp Z là A. phù hợp, vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế. B. phù hợp, vì doanh nghiệp gắn phát triển kinh tế với giải quyết việc làm cho con người. C. không được, vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. D. không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương. Câu 4.4: Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H chỉ nghỉ ngơi và giải trí vì cho rằng, tuổi học sinh là chỉ có học, không cần phải làm việc phụ giúp gia đình. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Theo em: A. Quan niệm của M,N, H là đúng.B. Quan niệm của M, N, H là sai. C. Quan niệm của M, N, H là phù hợp.D. Quan niệm của N, H, N chính xác . BÀI 2. Hàng hóa, tiền tệ, thị trường. Câu 1.1: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa A. kết tủa trong hàng hóa.B. kết tinh trong hàng hóa. C. chi phí làm ra hàng hóa.D. vất vả làm ra hàng hóa. Câu 1.2: Hàng hóa có hai thuộc tính là: A. Giá trị và giá cả.B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. C. Giá cả và giá trị sử dụng.D. Giá trị và giá trị sử dụng. Câu 1.3: Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có A. giá trị trên thị trường.B. giá trị sử dụng. C. giá trị.D. giá trị trao đổi. Câu 1.4: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng A. phương tiện lưu thông.B. phương tiện thanh toán. C. tiền tệ thế giới.D. giao dịch quốc tế. Câu 1.5: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể A. thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. đáp ứng mong muốn của người sản xuất. C. trao đổi trên thị trường. D. kết tinh trong hàng hóa. Câu 1.6: Một sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là A. thông tin.B. hàng hóa.C. sản xuất.D. giá trị. Câu 1.7: Nơi các chủ thể kinh tế trao đổi, mua bán, xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là A. sản xuất.B. lưu thông.C. thị trường.D. thanh toán. Câu 1.8: Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ A. ngành này sang ngành khác.B. nơi này sang nơi khác. C. tỉnh này sang tỉnh khác.D. vùng này sang vùng khác. Câu 1.9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng.C. chi phí sản xuất.D. hao phí lao động. Câu 1.10: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền dùng để đo lường và A. biểu hiện giá trị của hàng hóa.B. làm môi giới trao đổi hàng hóa. C. chi trả sau khi giao dịch.D. mua hàng hóa và cất trữ lại. Câu 1.11: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại
  3. lẫn nhau để xác định giá cả và A. chất lượng hàng hóa.B. giá trị hàng hóa, dịch vụ. C. giá cả của hàng hóa.D. số lượng hàng hóa, dịch vụ. Câu 1.12: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có A. giá trị khác nhau.B. giá cả khác nhau. C. giá trị sử dụng khác nhau.D. số lượng khác nhau. Câu 2.1: Thông tin của thị trường có tác dụng như thế nào đối với người mua? A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường. B. Mua được hàng hóa mình cần. C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa. D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. Câu 2.2: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định được gọi là gì? A. giá trị lao động.B. giá cả hàng hóa. C. vàng.D. đô la. Câu 2.3: Tiền tệ trở thành thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán. Những thông tin trên thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. bản chất của tiền tệ.B. nguồn gốc của tiền tệ. C. chức năng của tiền tệ.D. quy luật lưu thông tiền tệ. Câu 2.4: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Phương tiện thanh toán. Câu 2.5: Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường.C. Nhà nước.D. Người làm dịch vụ. Câu 2.6: Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. C. Giá trị của hàng hoá.D. Xu hướng của người tiêu dùng. Câu 2.7: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì? A. Giá cả.B. Lợi nhuận.C. Công dụng của hàng hóa. D. Số lượng hàng hóa. Câu 2.8: Yếu tố nào sau đây không được coi là hàng hóa? A. Dịch vụ ăn uống.B. Đồ ăn bán ngoài chợ. C. Lương thực bán ở cửa hàng.D. Rau nhà trồng để ăn. Câu 3.1: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con.B. 20 con.C. 15 con.D. 3 con. Câu 3.2 : Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Phương tiện thanh toán. Câu 3.3: Hàng hóa có giá trị sử dụng là do yếu tố nào dưới đây quyết định? A. Nhu cầu của người bán.B. Sở thích của người mua. C. Hao phí của sản phẩm.D. Công dụng của sản phẩm. Câu 3.4: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây? A. Gửi tiền vào ngân hàng.B. Mua vàng để cất. C. Mua xe ô tô.D. Mua nhà để dành. Câu 3.5: Mộ t bộ quầ n á o có giá bá n là 100 nghìn đồ ng, mộ t xe má y có giá bá n là 15 triệ u đồ ng. Giá của các mặt hàng trên thể hiện tiền làm chức năng nào? A. Phương tiệ n thanh toá n. B. Phương tiệ n cấ t trữ . C. Tiề n tệ thế giớ i. D. Thướ c đo giá trị . Câu 3.6: Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thẩm định.B. Thực hiện.C. Thanh toán.D. Thông tin.
  4. Câu 3.7: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ và để tiền đủ giá trị thì An cần làm theo cách nào dưới đây? A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.B. An mua vàng cất đi. C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng.D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất. Câu 3.8: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ.D. Phương tiện thanh toán. Câu 3.9: Sau khi trúng xổ số, chị B trích một trăm triệu đồng mua thiết bị chăm sóc sức khỏe cho gia đình và dùng toàn bộ số tiền còn lại đưa cả nhà đi du lịch nước ngoài. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ chưa được thực hiện? A. Phương tiện cất trữ.B. Phương tiện lưu thông. C. Tiền tệ thế giới.D. Thước đo giá trị. Câu 3.10: Người nông dân sẽ căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dưa xuất khẩu khi dưa đang có giá trị cao trên thị trường? A. Thông tin.B. Thực hiện giá trị. C. Thước đo giá trị. D. Điều tiết sản xuất. Câu 3.11: Các bạn trong lớp ai cũng khen chiếc cặp của bạn T đẹp, chất liệu da tốt, kiểu dáng và màu sắc hợp thời trang. Nhận xét về chiếc cặp của bạn T là thể hiện thuộc tính nào dưới đây của hàng hóa? A. Giá cả.B. Giá trị.C. Giá trị trao đổi.D. Giá trị sử dụng. Câu 4.1: Theo em, khi mặt hàng Z trên thị trường đang bán với giá cả thấp hơn giá trị thì một giám đốc nhà máy sản xuất mặt hàng Z có số vốn hạn chế nên chọn cách nào dưới đây để không bị thua lỗ. A. Tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất. B. Tiếp tục đầu tư vốn và công nghệ cao. C. Ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất. D. Thu hẹp sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Câu 4.2: Để sả n xuấ t mộ t hà ng hó a , nhà sản xuất bỏ ra 10 triệu đồ ng để mua nguyên nhiên vậ t liệ u, 3 triệu đồ ng để tí nh khấ u hao má y mó c , 1 triệu đồ ng chi phí khá c và khi bá n thu đượ c 15 triệu đồ ng. Vậ y chi phí cho sả n xuấ t củ a hà ng hó a nà y là : A. 10 triệu đồ ng. B. 14 triệu đồ ng. C. 15 triệu đồ ng. D. 4 triệu đồ ng. Câu 4.3: Bà H có cơ sở sản xuất tăm tre bán ra thị trường, hiện nay nhu cầu của thị trường tăng, nên chồng bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng con bà thì sợ không bán được dẫn đến thua lỗ, khuyên bà nên thu nhỏ lại cho dễ quản lí, còn bà thì muốn giữ nguyên như trước. Vậy ý kiến của ai giúp cho bà H có thêm lợi nhuận ? A. Bà H.B. Chồng bà H. C. Con bà H.D. Không ai đúng. Câu 4.4: Bà M có 4 con gà, dạo này nhà bà hết gạo ăn nên bà mang đổi cho chị Đ để lấy 5 yến gạo. Con gái bà thắc mắc không biết bà dựa vào cơ sở nào dưới đây để trao đổi hàng hoá như vậy? A. cân nặng của gà và gạo bằng nhau. B. Giá trị sử dụng của gà và gạo như nhau. C. Chất lượng gà tương đương với chất lượng gạo. D. Giá trị hàng hoá của gà và gạo ngang nhau. Chủ đề: Các qui luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 2.1: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. Câu 2.2: Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
  5. A. Người sản xuất.B. Người tiêu dùng. C. Nhà nước. D. Nhân dân. Câu 2.3: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại? A. Cung = cầu.B. Cung > cầu.C. Cung < cầu.D. Cung ≤ cầu. Câu 2.4: Khi cầu về mặt hàng áo ấm vào mùa hè giảm, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo? A. Cạnh tranh.B. Giá trị.C. Giá trị sử dụng. D. Giá cả. Câu 2.5: Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các pháp luật, chính sách? A. Người sản xuất.B. Người tiêu dùng. C. Nhà nước.D. Nhân dân. Câu 2.6: Mặt hàng sản xuất mũ vải giá thấp, bán chậm. Người sản xuất chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Người sản xuất đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Điều tiết tiêu dùng. C. Phân hóa giàu nghèo. D. Thay đổi việc làm. Câu 2.7: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực là thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây? A. Cạnh tranh tự do.B. Cạnh tranh lành mạnh. C. Cạnh tranh không lành mạnh.D. Cạnh tranh không trung thực. Câu 2.8: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường.B. Số lượng hàng hóa. C. Nhu cầu của người tiêu dùng.D. Nhu cầu của người sản xuất. Câu 2.9: Tính chất của cạnh tranh là gì? A. Giành giật khách hàng.B. Giành quyền lợi về mình. C. Thu được nhiều lợi nhuận.D. Ganh đua, đấu tranh. Câu 2.10: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, yếu tố nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh lành mạnh? A. động lực kinh tế.B. nhân tố cơ bản.C. hiện tượng tất yếu.D. cơ sở quan trọng. Câu 2.11: Qui luật giá trị yêu cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động nào dưới đây? A. cá biệt của người sản xuất.B. xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa.D. tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa. Câu 2.12: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung - cầu, cạnh tranh.B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Khả năng của người sản xuất.D. Số lượng hàng hóa trên thị trường. Câu 2.13: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt.B. Thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian cần thiết.D. Chi phí sản xuất. Câu 2.14: Câu nói : Thương trường như chiến trường. Phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung cầu.B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật lưu thông tiền tệ.D. Quy luật giá trị. Câu 2.15: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Bảo vệ môi trường tự nhiên.B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 2.16: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào giữa năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây? A. Giá vật liệu xây dựng tăng.B. Giá vật liệu xây dựng giảm. C. Giá cả ổn định.D. Thị trường bão hòa. Câu 4.1: Có 3 nhà sản xuất ấm điện có chất lượng như nhau, nhưng có thời gian hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhà A là 5 giờ, nhà B là 7 giờ, nhà C là 9 giờ, trong khi đó trên thị trường xã hội thừa nhận mua hàng hóa đó là 7 giờ. Vậy nhà sản xuất nào sẽ bị lỗ? A. Nhà A và B. B. Nhà B. C. Nhà C. D. Nhà A và C.
  6. Câu 4.2: Được anh M cung cấp hồ sơ nên chị L đã tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, rồi hợp thức hóa giấy tờ cùng anh Y mở cơ sở sản xuất riêng mang tên mình. Do không phải chi trả các khoản tiền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, nên hàng hóa của chị L có giá rẻ hơn nhiều so với anh Z, nên chỉ trong một thời gian ngắn hàng hóa do công ty Z làm ra không thể tiêu thụ được và phải tuyên bố phá sản. Những ai dưới đây đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. A. Anh M và chị L.B. Anh M và anh Z.C. Anh Z và chị L . D. Chị L và anh Y. Câu 4.3: Vào mùa mưa lũ, rau trồng bị ngập úng khiến lượng rau trên thị trường khan hiếm, giá rau tăng cao, trong khi các mặt hàng khác vẫn ổn định. Nếu là người tiêu dùng, em sẽ chọn cách nào dưới đây vừa có lơi cho sức khỏe vừa phù hợp với quy luật cung cầu? A. Giữ nguyên thực đơn hàng ngày đủ cá rau, thịt, cá. B. Giảm lượng rau trong thực đơn và bổ sung thêm hoa quả. C. Bỏ hẳn rau trong thực đơn hàng ngày và chỉ ăn thịt, cá. D. Thay rau trong thực đơn hàng ngày bằng đậu phụ, trứng. Câu 4.4: Có 4 cửa hàng cùng bán bún bò. Để bán với giá thấp mà vẫn thu được lợi nhuận, cửa hàng số 1 tìm mua nguyên liệu tươi, sạch và tăng cường xương hầm lấy nước dùng; cửa hàng số 2 giảm lượng thịt, bún trong mỗi bát; cửa hàng số 3 đầu tư nồi hơi điện hầm nước dùng thay cho nồi đun bằng bếp than; cửa hàng số 4 tuyển thêm nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn. theo em, cửa hàng nào dưới đây đã vận dụng đúng qui luật giá trị? A. Các cửa hàng số 1, 2, 3.B. Các cửa hàng số 1, 3, 4. C. Chỉ có cửa hàng số 1.D. Chỉ có cửa hàng số 3. Bài 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 1.1: Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là A. công nghiệp hóa. B. hiện đại hóa.C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.D. tự động hóa. Câu 1.2: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là A. công nghiệp hóa.B. hiện đại hóa.C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.D. tự động hóa. Câu 1.3: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là A. một số mặt.B. to lớn và toàn diện. C. thiết thực và hiệu quả. D. toàn diện. Câu 1.4: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lí kinh tế- xã hội là nội dung A. về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. của khái niệm hiện đại hóa. C. cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. D. của khái niệm công nghiệp hóa. Câu 1.5: Quá trình chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả được gọi là A. phát triển cơ cấu kinh tế.B. điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.D. thay đổi cơ cấu kinh tế. Câu 1.6: Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên A. kĩ thuật cơ khí. B. công nghệ cơ khí.C. kĩ thuật hiện đại.D. công nghệ mới nhất. Câu 1.7: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện A. khái niệm công nghiệp hóa.B. khái niệm hiện đại hóa. C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.D. phát triển nguồn lao động của doanh nghiệp. Câu 1.8: Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
  7. A. việc làm của xã hội.B. trách nhiệm của xã hội. C. việc làm của công dân.D. trách nhiệm của công dân. Câu 1.9: Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm A. phát huy nhân tố con người.B. tối đa hóa lợi nhuận. C. tối ưu hóa việc làm.D. phát huy mọi nguồn lực. Câu 2.1: Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây? A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội.B. Hoạt động nghiên cứu khoa học. C. Hoạt động chính trị - xã hội.D. Hoạt động văn hóa – xã hội. Câu 2.2: Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng? A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa. C. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. Câu 2.3: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì? A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển. C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Câu 2.4: Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Hiện đại hóa.B. Nông thôn hóa.C. Công nghiệp hóa.D. Tự động hóa. Câu 2.5: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Công nghiệp hóa.B. Hiện đại hóa.C. Tự động hóa.D. Trí thức hóa. Câu 2.6: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển yếu tố nào dưới đây? A. Kinh tế ngành.B. Kinh tế vùng.C. Kinh tế tri thức.D. Kinh tế thị trường. Câu 2.7: Thường xuyên học tập nâng cao trình độ trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng hiện đại là thể hiện nội dung nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa? A. Vai trò của công dân.B. Tình cảm của công dân. C. Trách nhiệm của công dân.D. Quyền lợi của công dân. Câu 2.8: Nội dung nào dưới đây là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở Việt Nam? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức. C. Xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. D. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 2.9: Khẳng định: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông ở nước ta hiện nay đang tạo tiền đề cho nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng hiện đại là đề cập đến yếu tố nào dưới đây? A. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Nội dung của công nghiệp hóa. C. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Nội dung của hiện đại hóa. Chủ đề: Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 1. 1: Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất là A. công cụ sản xuất. B. quan hệ sản xuất. C. thành phần kinh tế. D. lực lượng sản xuất. Câu 1.2: Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là A. yếu tố của tự nhiên.B. tất yếu khách quan.C. yếu tố xã hội.D. công cụ sản xuất.
  8. Câu 1.3: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu khách quan vì nước ta A. tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. B. là nước nông nghiệp có dân số đông. C. có nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn. D. tồn tại nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Câu 1.4: Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu A. tư bản nhà nước về tư liệu sản xuất.B. hỗn hợp về tư liệu sản xuất. C. nhà nước về tư liệu sản xuất.D. nhân dân về tư liệu sản xuất. Câu 1.5: Kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được xác định là A. kinh tế tập thể.B. kinh tế tư nhân. C. kinh tế nhà nước.D. kinh tế tư bản nhà nước. Câu 1.6: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển A. ưu việt hơn các xã hội trước.B. lợi thế hơn các xã hội trước. C. nhanh chóng.D. tự do. Câu 1.7: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là A. có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. B. có nền văn hóa hiện đại. C. có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. D. có nguồn lao động dồn dào. Câu 1.8: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là đặc trưng cơ bản của A. chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. B. điểm mới trong xã hội Việt Nam. C. biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc. D. đặc điểm quan trọng cúa đất nước. Câu 1.9: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ A. tư bản chủ nghĩa.B. phong kiến lạc hậu. C. thuộc địa . D. nông nghiệp lạc hậu. Câu 1.10: Nội dung: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện là A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.B. đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. C. bản chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.D. tính chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Câu 2.1: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Quan hệ sản xuất.B. Sở hữu tư liệu sản xuất. C. Lực lượng sản xuất.D. Các quan hệ trong xã hội. Câu 2.2: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể.B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế nhà nước.D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2.3: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể.B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế nhà nước .D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2.4: Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Kinh tế tập thể.B. Kinh tế tư bản nhà nước. C. Kinh tế nhà nước .D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2.5: Thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế? A. Kinh tế tập thể.B. Kinh tế tư bản nhà nước. C. Kinh tế nhà nước.D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2.6: Nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển theo định hướng nào? A. Tư bản chủ nghĩa.B. Xã hội chủ nghĩa.C. Công nghiệp hóa . D. Hiện đại hóa.
  9. Câu 2.7: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây? A. Quá độ trực tiếp.B. Quá độ gián tiếp. C. Quá độ nhảy vọt . D. Quá độ nửa trực tiếp. Câu 2.8: Đời sống của nhân dân giữa những vùng, miền của đất nước còn có sự chênh lệch là đặc điểm của thời kì quá độ trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị.B. Kinh tế.C. Tư tưởng và văn hóa . D. Xã hội. Câu 2.9: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là hình thức quá độ nào dưới đây? A. Trực tiếp.B. Tích cực.C. Liên tục.D. Gián tiếp. Câu 2.10: Bộ phận nào dưới đây không thuộc thành phần kinh tế nhà nước? A. Doanh nghiệp nhà nước.B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Các quĩ dự trữ quốc gia.D. Các quĩ bảo hiểm nhà nước. Câu 3.1: Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng T do năm thành viên gia đình ông H và hai người bạn góp vốn thành lập. Công ty này thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tư bản nhà nước.B. Kinh tế cả thể, tiểu chủ. C. Kinh tế tập thể.D. Kinh tế tư bản tư nhân. Câu 3.2: Hành động sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.B. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. C. Chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp.D. Vận động người thân đầu tư vốn vào sản xuất. Câu 3.3: Hành động nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? A. Chăm chỉ học tập, tu dưỡng rèn luyện. B. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao. C. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. D. Vận động người thân đầu tư vốn vào sản xuất. Câu 3.4: Tập đoàn Macdonan xin cấp phép để thành lập công ty tại Việt Nam, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp này thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Nhà nước.B. Tư nhân. C. Tập thể.D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 3.5: Bạn A thắc mắc: Tại sao nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội mà lại có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Em sẽ dùng ý kiến nào dưới đây để giải thích cho bạn hiểu? A. Do nước ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH. B. Vì nước ta học hỏi theo các nước tư bản. C. Đó là thành phần kinh tế của CNXH. D. Đó là sự lựa chọn của Nhà nước. Câu 3.6: Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Tập thể.B. Tư nhân.C. Nhà nước.D. Có vốn đầu tư nước ngoài Câu 3.7: Nhiều người cùng góp vốn xây dựng hợp tác xã Homestay Hoàng Việt để kinh doanh dịch vụ du lịch trên lòng hồ thủy điện, hình thức này thuộc thành phần kinh tế nào? A. Nhà nước.B. Tư nhân.C. Tập thể.D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 3.8: Ông A và ông H cùng nhau góp vốn để thành lập hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải, sau đó ông T cũng xin tham ra góp vốn. Cuối năm, ông A và H chia cho ông T phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Vậy ông A và H đã thực hiện nguyên tắc nào trong kinh doanh dưới đây? A. Tự nguyện.B. Bình đẳng.C. Cùng có lợi.D. Quản lí dân chủ. Câu 4.1: Nếu là thành viên trong một gia đình có khoản tiền chưa biết sử dụng như thế nào để sinh lợi nhiều nhất, với những hiểu biết về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, em sẽ chọn cách nào dưới đây để tư vấn cho gia đình mình? A. Đem tiền gửi vào ngân hàng tư nhân nào có lãi xuất cao.
  10. B. Đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp. C. Mua vàng để cất trữ vì vàng không mất giá như tiền. D. Cho người quen vay với lãi suất cao để phát triển nhanh vốn. Câu 4.2: Y cho rằng về việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là do nước ta đang học hỏi các nước Tư bản. K, H có ý kiến do nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, M nói đó là do sự lựa chọn của chính phủ ta. Bạn nào trên đây có nhận thức đúng? A. Cả Y,K và H.B. K và H.C. K,H và M.D. Y và M. Câu 4.3: A,B,C là học sinh THPT, A nói không phải tham gia lao động ở gia đình vì còn đang đi học. B cho biết mình nên tham gia lao động và có thể vận động người thân đầu tư vốn vào các ngành có lợi. C nói sau khi học xong mới phải lao động. Bạn nào có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm? A. Cả A,B và C.B. A và B.C. B và C.D. B. Câu 4.4: Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X. Nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. B. Không nói gì và cứ làm theo ý mình. C. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm D. Đi làm ở công ty X và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đắn trong quyết định của mình.