Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023

docx 6 trang Hàn Vy 02/03/2023 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 11 - NH 2022 – 2023 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.1 Sản xuất của cải vật chất sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đối các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với A. quan hệ xã hội. B. yêu cầu của xã hội. C. nhu cầu của mình. D. tư liệu lao động. Câu 1. 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là: A. Cơ sở tồn tại của xã hội. B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. C. Giúp con người có việc làm. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 1. 3: Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định A. mọi hoạt động của xã hội. B. số lượng hàng hóa trong xã hội C. thu nhập của người lao động. D. việc làm của người lao động. Câu 2.1 :Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. lao động. B. người lao động. C. sức lao động. D. làm viêc. Câu 2.2 : Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là: A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Nguyên vật liệu. Câu 2.3 : Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. người lao động. B. tư liệu lao động. C. tư liệu sản xuất. D. nguyên vật liệu. Câu 3.1: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A. lao động. B. người lao động. C. sức lao động. D. làm viêc. Câu 3.2 : Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là A. phát triển kinh tế. B. thúc đẩy kinh tế. C. thay đổi kinh tế. D. ổn định kinh tế. Câu 4.1 : Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là A. phát triển kinh tế. B. thúc đẩy kinh tế. C. thay đổi kinh tế. D. ổn định kinh tế. Câu 4.2 : Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để A. thực hiện tốt chức năng kinh tế. B. loại bỏ tệ nạn xã hội. C. đảm bảo ổn định về kinh tế. D. xóa bỏ thất nghiệp. Câu 5.1 : Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với A. tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm. B. nâng cao chất lượng cuộc sống. C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững D. cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 5.2 : Tư liệu lao động được hiểu là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm A. thay thế đối tượng lao động. B. xử lí đối tượng lao động. C. biến đổi đối tượng lao động. D. di chuyển đối tượng lao động. Câu 6.1 : Đối với mỗi cá nhân phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và A. củng cố quốc phòng. B. thu nhập ổn định. C. ổn định chính trị. D. phát triển bền vững. Câu 6.2 : Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào A. tự nhiên. B. dân số C. xã hội. D. chính trị. Câu 6.3: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để A. đảm bảo ổn định kinh tế. B. loại bỏ tệ nạn xã hội. C. thực hiện tốt chức năng của gia đình. D. xóa bỏ thất nghiệp. Câu 7.1: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Xây dựng? A. Xi măng. B. Thợ xây. C. Cái bay. D. Đá, sạn. Câu 7.2 : Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc? A. Máy may. B. Vải. C. Thợ may. D. Chỉ.
  2. Câu 7.3: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động? A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động. C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động. Câu 8.1 : Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác? A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng. Câu 8.2 : Vật liệu nào dưới đây là đối tượng lao động thuộc loại có sẵn trong tự nhiên ? A. Bông để kéo sợi. B. Than trong nhà máy điện. C. Quặng dưới lòng đất. D. Sắt thép để chế tạo máy. Câu 8.3: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động. C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 9.1. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa A. kết tủa trong hàng hóa. B. kết tinh trong hàng hóa. C. chi phí làm ra hàng hóa. D. vất vả làm ra hàng hóa. Câu 9. 2: Hàng hóa có hai thuộc tính là: A. Giá trị và giá cả. B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. C. Giá cả và giá trị sử dụng. D. Giá trị và giá trị sử dụng. Câu 9. 3: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiên của nước khác gọi là A. mệnh giá. B. giá niêm yết. C. chỉ số hối đoái. D. tỉ giá hối đoái. Câu 10.1 : Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán. C. tiền tệ thế giới. D. giao dịch quốc tế. Câu 10.2 : Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể A. thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. đáp ứng mong muốn của người sản xuất. C. trao đổi trên thị trường. D. kết tinh trong hàng hóa. Câu 10.3: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì A. chúng có giá trị và giá trị sử dụng. B. chúng có giá trị sử dụng khác nhau. C. chúng có giá trị bằng nhau. D. chúng là sản phẩm của lao động. Câu 11.1 : Một sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là A. thông tin. B. hàng hóa. C. sản xuất. D. giá trị. Câu 11.2 : Nơi các chủ thể kinh tế trao đổi, mua bán, xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là A. sản xuất. B. lưu thông. C. thị trường. D. thanh toán. Câu 11.3 : Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ A. ngành này sang ngành khác. B. nơi này sang nơi khác. C. tỉnh này sang tỉnh khác. D. vùng này sang vùng khác. Câu 12.1 : Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. C. chi phí sản xuất. D. hao phí lao động. Câu 12.2: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền dùng để đo lường và A. biểu hiện giá trị của hàng hóa. B. làm môi giới trao đổi hàng hóa. C. chi trả sau khi giao dịch. D. mua hàng hóa và cất trữ lại. Câu 12.3: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và A. chất lượng hàng hóa. B. giá trị hàng hóa, dịch vụ. C. giá cả của hàng hóa. D. số lượng hàng hóa, dịch vụ.
  3. Câu 12.4 : Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có A. giá trị khác nhau. B. giá cả khác nhau. C. giá trị sử dụng khác nhau. D. số lượng khác nhau. Câu 13.1. Thông tin của thị trường có tác dụng như thế nào đối với người mua? A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường. B. Mua được hàng hóa mình cần. C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa. D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. Câu 13.2: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định được gọi là A. giá trị lao động. B. giá cả hàng hóa. C. vàng. D. đô la. Câu 13.3. Tiền tệ trở thành thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán. Đó chính là A. bản chất của tiền tệ. B. nguồn gốc của tiền tệ. C. chức năng của tiền tệ. D. quy luật lưu thông tiền tệ. Câu 14.1: Quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra theo trình tự H-T-H, trong đó H-T là A. quá trình bán. B. quá trình mua. C. tư vấn mua hàng. D. tư vấn bán hàng. Câu 14.2: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 14.3: Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ. Câu 15.1 : Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá. B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. C. Giá trị của hàng hoá. D. Xu hướng của người tiêu dùng. Câu 15.2: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì? A. Giá cả. B. Lợi nhuận. C. Công dụng của hàng hóa. D. Số lượng hàng hóa. Câu 15.3: Hàng hóa có giá trị sử dụng là do yếu tố nào dưới đây quyết định? A. Nhu cầu của người bán. B. Sở thích của người mua. C. Hao phí của sản phẩm. D. Công dụng của sản phẩm. Câu 16.1 : Yếu tố nào sau đây không được coi là hàng hóa? A. Dịch vụ ăn uống. B. Đồ ăn bán ngoài chợ. C. Lương thực bán ở cửa hàng. D. Rau nhà trồng để ăn. Câu 16.2 : Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? A. Điện. B. Nước máy. C. Không khí. D. Rau trồng để bán. Câu 16.3: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán? A. Biết được chi phí sản xuất của hàng hóa. B. Đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. C. Điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận. D. Điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa. Câu 17.1 : Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong A. chi phí sản xuất. B. quá trình sản xuất. C. quá trình tiêu thụ. D. chi phí mua hàng. Câu 17. 2: Giá cả của hàng hoá trên thị trường vận động
  4. A. ăn khớp với giá trị. B. cao hơn giá trị. C. thấp hơn giá trị. D. xoay quanh trục giá trị. Câu 17.3: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và A. sản xuất nhiều loại hàng hóa. B. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ. C. người sản xuất ngày càng giàu có. D. năng xuất lao động tăng. Câu 18.1:Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa cho nhau phải dựa trên nguyên tắc A. ngang giá. B. tỷ giá. C. bằng giá. D. định giá. Câu 18. 2: Quy luật giá trị yêu cầu, tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian A. lao động xã hội cần thiết của hàng hóa đó. B. lao động cá biệt của tổng hàng hóa đó. C. lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó. D. lao động cá biệt của hàng hóa đó. Câu 18. 3: Nguyên tắc ngang giá được hiểu là hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi có thời gian A. lao động cá biệt bằng nhau. B. lao động xã hội bằng nhau. C. lao động cá biệt khác nhau. D. lao động xã hội khác nhau. Câu 19. 1: Anh P đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh P đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh P đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Điều tiết tiêu dùng. C. Phân hóa giàu nghèo. D. Thay đổi việc làm. Câu 19. 2: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hàng hóa. C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất. Câu 19. 3: Qui luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động A. cá biệt của người sản xuất. B. xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa. D. tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa. Câu 20.1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian cần thiết. D. Chi phí sản xuất. Câu 20.2: Trong quá trình sản xuất, người sản xuất kinh doanh không ngừng cải tiến kỷ thuật, nâng cao trình độ tay nghề người lao động, để giá trị cá biệt của mình thấp hơn giá trị xã hội là đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Điều tiết và lưu thông hàng hóa. C. Phân phối lại tư liệu lao động. D. Thúc đẩy thời gian lao động cá biệt tăng. Câu 20.3: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Thông tin cug cầu hàng hóa B. Tiết kiệm chi phí sản xuất. C. Phân phối lại tư liệu sản xuất D. Thời gian lao động xã hội. Câu 21.1: Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận là A. mục đích của cạnh tranh. B. ý nghĩa của cạnh tranh. C. nguyên tắc của cạnh tranh. D. nội dung của cạnh tranh.
  5. Câu 21.2:Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập. tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. tính chất của cạnh tranh. C. nguyên nhân của sự giàu nghèo. D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá Câu 21.3: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành: A. lợi nhuận. B. nguồn nguyên liệu. C. khoa học và công nghệ. D. thị trường tiêu thụ. Câu 22.1: . Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là A. cạnh tranh. B. thi đua. C. sản xuất. D. kinh doanh. Câu 22.2: Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của: A. sản xuất hàng hoá. B. cạnh tranh. C. lưu thông hàng hoá. D. thị trường. Câu 22.3: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh A. không lành mạnh. B. không phù hợp. C. tự do. D. tự nguyện. Câu 23.1: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực là thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây? A. Cạnh tranh tự do. B. Cạnh tranh lành mạnh. C. Cạnh tranh không lành mạnh. D. Cạnh tranh không trung thực. Câu 23.2: Tính chất của cạnh tranh là gì? A. Giành giật khách hàng. B. Giành quyền lợi về mình. C. Thu được nhiều lợi nhuận. D. Ganh đua, đấu tranh. Câu 23.3: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. động lực kinh tế. B. nhân tố cơ bản. C. hiện tượng tất yếu. D. cơ sở quan trọng. Câu 24.1: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Bảo vệ môi trường tự nhiên. B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 24.2: Hành vi khai thác gỗ trái phép làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người là nói đến măt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh? A. Chạy theo lợi nhuận, vi phạm qui luật tự nhiên. B. Giành giật khách hành để thu lợi nhuận tối đa. C. Gian lân, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước. Câu 25.1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là A. cung. B. cầu. C. nhu cầu. D. thị trường. Câu 25.2:: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng A. đến lưu thông hàng hoá. B. tiêu cực đến người tiêu dùng. C. đến quy mô thị trường. D. đến giá cả thị trường. Câu 25.3:Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ A. giảm xuống. B. tăng lên. C. ổn định. D. không tăng. Câu 26.1: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ A. giảm xuống. B. tăng lên. C. ổn định. D. không tăng. Câu 26.2: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và A. nguồn thu nhập xác định. B. số lượng hàng hóa nói chung. C. nhu cầu tiêu dùng nói chung. D. chi phí sản xuất xác định. Câu 26.3: Trên thị trường khi cầu tăng lên, sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ
  6. A. ổn định. B. giảm xuống. C. đứng im. D. tăng lên. Câu 27.1: Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh? A. Người sản xuất. B. Người tiêu dùng. C. Nhà nước. D. Nhân dân. Câu 27.2: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại? A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung ≤ cầu. Câu 27.3: Khi cầu về mặt hàng áo ấm vào mùa hè, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo? A. Cạnh tranh. B. Giá trị. C. Giá trị sử dụng. D. Giá cả. Câu 28.1: Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các pháp luật, chính sách? A. Người sản xuất. B. Người tiêu dùng. C. Nhà nước. D. Nhân dân. Câu 28.2: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào giữa năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây? A. Giá vật liệu xây dựng tăng. B. Giá vật liệu xây dựng giảm. C. Giá cả ổn định. D. Thị trường bão hòa. Câu 28.3: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây? A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng. C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu giảm. II. TỰ LUẬN: Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế. Bài 2. Hàng hóa- tiền tệ- thị trường. Chủ đề: Các qui luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. HẾT