Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

docx 3 trang Hoài Anh 19/05/2022 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_toan_lop_7_chuong_ii_ham_so_va_do_thi.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Toán Lớp 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

  1. CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ Bài 1: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau, biết x=12 thì y=36. a/ Tìm hệ số tỉ lệ. b/ Biểu diễn y theo x c/ Tìm y khi x=6, x= - 8. Bài 2: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, biết x=5 thì y=4. a/ Tìm hệ số tỉ lệ. b/ Biểu diễn y theo x c/ Tìm y khi x=10, x= - 2. Bài 3: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau, biết x=5 thì y=-20. a/ Tìm hệ số tỉ lệ. b/ Biểu diễn y theo x, biểu diễn x theo y. c/ Tìm y khi x= -5/4 , x= 6. d/ Tìm x khi y= 30, y= -124. Bài 4: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, biết x=6 thì y= -4. a/ Tìm hệ số tỉ lệ. b/ Biểu diễn y theo x, biểu diễn x theo y. c/ Tìm y khi x= -6 , x= 12. d/ Tìm x khi y= 3, y= -24. Bài 5: Tìm x và y còn trống trong bảng sau: a/ Hai đại lượng x và y tỷ lệ thuận với nhau: x -3 -1 1 4 7 y -8 b/ Hai đại lượng x và y tỷ lệ nghịch với nhau: x 0,5 -1,2 4 7 9 y 1,5 Bài 6: Hai đại lượng x và y có tỷ lệ thuận với nhau hay không? x 1 2 4 5 8 y 6 12 24 30 48 Bài 7: Hai đại lượng x và y có tỷ lệ nghịch với nhau hay không? x 3 5 7 8 10 y 10 6 5 4 3 Học thêm: Thầy Khôi – Lưu hành nội bộ.
  2. Bài toán: Bài 8: Số kẹo của 3 bạn Mai, Sơn, Trung có tất cả 88 viên kẹo và tỉ lệ 2:4:5. Tính số kẹo của mỗi bạn. Bài 9: Tính số học sinh lớp 7A,7B,7C, biết rằng tổng số học sinh của 3 lớp là 126 học sinh và tỉ số học sinh 7B:7A:7C= 6:7:8. Bài 10 Tính số học sinh lớp 7A và lớp 7B, biết rằng lớp 7A nhiều hơn lớp 7B là 4 học sinh. Tỉ số học sinh của 2 lớp là 9:8. Bài 11: Tính diện tích Hình chữ nhật, biết rằng tỉ số của 2 cạnh là 4/3, chu vi HCN là 42m. Bài 12: Tính diện tích Hình chữ nhật, biết rằng tỉ số của 2 cạnh là 3/5, chu vi HCN là 16m. Bài 13: Cho biết 3 người làm cỏ trên một vườn cây hết 12 giờ. Hỏi nếu 6 người (với cùng năng suất như thế) làm cỏ trên vườn cây đó hết bao nhiêu thời gian? Bài 14: Cho biết 35 công nhân xây hết ngôi nhà 168 ngày. Hỏi nếu chỉ có 28 công nhân xây hết bao nhiêu ngày? ( Năng suất làm việc các công nhân như nhau) Bài 15: Cho biết 4 người làm cỏ trên một sân vườn hết 12 giờ. Hỏi nếu 12 người (với cùng năng suất như thế) làm cỏ trên sân vườn đó hết bao nhiêu thời gian? Bài 16: Cho biết 40 công nhân xây hết ngôi nhà 212 ngày. Hỏi nếu có 80 công nhân xây hết bao nhiêu ngày? ( Năng suất làm việc các công nhân như nhau) Bài 17: Ba đội máy san làm ba khối lượng công việc như nhau. Đội 1 hoàn thành trong 4 ngày. Đội 2 trong 6 ngày. Đội 3 trong 8 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy, biết rằng đội 1 nhiều hơn đội 2 là 2 máy? Bài 18: Bốn đội máy cày có 36 máy ( có cùng năng suất) làm việc trên 4 cánh đồng như nhau. Đội 1 xong trong 4 ngày, đội 2 xong trong 6 ngày, đội 3 xong trong 10 ngày, đội 4 xong trong 12 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy? Bài 19: Ba đội máy cày, cày ba cánh đồng cùng diện tích. Đội 1 hoàn thành trong 3 ngày. Đội 2 trong 5 ngày. Đội 3 trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy, biết rằng đội 2 nhiều hơn đội 3 là 1 máy? (Năng suất các máy như nhau) Hàm số: Bài 20: Đại lượng y có phải là đại lượng của hàm số x hay không? Học thêm: Thầy Khôi – Lưu hành nội bộ.
  3. a/ x -3 -2 -1 1 1 2 3 2 y -4 -6 -12 36 24 6 b/ x 4 4 9 16 y -2 2 3 4 c/ x -2 -1 0 1 2 y 1 1 1 1 1 Bài 21: Cho hàm số y = f(x) = 4x + 3. Tính: f(5), f(8), f(-12) Bài 22: Cho hàm số y = f(x) = x2 -4.5. Tính: f(2), f(0), f(-2) Bài 23: Cho hàm số y = f(x) = x2 - 2. Tính: f(2), f(0), f(-2), f(1), f(-1). Bài 24: Cho hàm số y= 4x + 2. Lập bảng các giá trị của y khi: x= -4; -2; 0; 1; 2; 3; 6. Bài 25: Cho hàm số y= 3x3 - 5. Lập bảng các giá trị của y khi: x= -4;-1; 2; 3; 5 Bài 26: Cho hàm số y= 2x+ 7. Hãy điền số thích hợp vào bảng: x -4 9 y 3 31 Bài 27: Cho hàm số y= x2 - 1. Hãy điền số thích hợp vào bảng: x -3 -1 1 3 y -1 Bài 28: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm: A(2;-2), B(-1;1), C(4;0), D(3;3), E(2,2), F(-1;4). Bài 29: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm: A(-4;-1), B(-2;-1), C(-2;-3), D(-4;-3). ABCD là hình gì? Bài 30: Vẽ trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y = x. Bài 31: Vẽ trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y = -2x. Bài 32: Vẽ trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y = 2x +1. Bài 33: Vẽ trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y = -x + 2. Bài 34: Trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hàm số y = x+3. Hỏi các điểm nào thuộc hàm số trên A (2;5); B(4;7); C(12;4) D(-3;-1) E(-4;-1). Học thêm: Thầy Khôi – Lưu hành nội bộ.