Đề cương ôn tập - Ngữ văn 8 - Tiết 42 - Trường THCS Trần Quốc Toản
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập - Ngữ văn 8 - Tiết 42 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_ngu_van_8_tiet_42_truong_thcs_tran_quoc_toan.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập - Ngữ văn 8 - Tiết 42 - Trường THCS Trần Quốc Toản
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 42 : KIỂM TRA VĂN BẢN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – NGỮ VĂN 8 – TIẾT 42 1. Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Tóm tắt được văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. 2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Cảm nhận về nhân vật tôi. 3. Văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Tóm tắt được văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Qua nhân vật chị Dậu, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8. 4. Văn bản Lão Hạc của Nam Cao: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Tóm tắt được văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Qua nhân vật lão Hạc, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8. 5. Văn bản Cô bé bán diêm của An-đéc-xen: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Tóm tắt được văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. - Cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm. 6. Văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri: - Nắm được phần tác giả - tác phẩm, thể loại, kiểu văn bản. - Tóm tắt được văn bản. - Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật. - Cảm nhận và hiểu được một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. Hết
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 42 : KIỂM TRA VĂN BẢN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút I. Mục đích đề kiểm tra: - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. - Thu thập và cung cấp thông tin về năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh lớp 8. II. Thời gian làm bài: 45 phút III. Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận IV. Nội dung phạm vi chương trình: Từ tuần 01 đến tuần 10 thực học theo PPCT. * Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề : truyện kí hiện đại Việt Nam và nước ngoài. 1. Kiến thức: - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện kí hiện đại Việt Nam và nước ngoài. - Nắm được một số đặc điểm về thể loại truyện kí hiện đại Việt Nam và nước ngoài. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích. - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự việc, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng tác phẩm (hoặc đoạn trích). 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu các thể loại đặc sắc của truyện kí hiện đại Việt Nam và nước ngoài. - Vận dụng kiến thức tổng hợp để viết đoạn/ bài văn . 3.Thái độ: - Biết cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh đặc biệt là trẻ nhỏ. - Biết yêu thương và kính trọng cha mẹ. - Hiểu được nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng tháng 8 từ đó các em biết trân trọng cuộc sống hôm nay. V. Thiết lập ma trận
- KHUNG MA TRẬN TỔNG Mức độ cần đạt Nội dung Thông Tổng Nhận biết Vận dụng Vận dụng cao hiểu - Ngữ liệu: Văn - Nhớ xuất - Lí giải I. bản truyện và kí xứ, tác giả, được ĐỌC – Việt Nam 1939 tác phẩm, nghĩa của HIỂU -1945; truyện nội dung, một số từ nước ngoài. nghệ thuật Hán Việt - Tiêu chí lựa của văn bản. trong chọn ngữ liệu: - Nhận ra thể đoạn + 01 đoạn trích. loại, kiểu trích. + Độ dài văn bản và - Hiểu khoảng 100- phương thức được nội 200 chữ. biểu đạt dung, ý trong đoạn nghĩa của trích. văn bản. Tổng Số câu 4 2 6 Số điểm 2 1 3 % 20% 10% 30 % Kết hợp các - Tóm tắt văn II. kiểu văn bản bản. TẠO đã học. - Phân tích LẬP chi tiết tiêu VĂN biểu, giá trị BẢN nội dung nghệ thuật trong văn bản. - Liên hệ thực tế. Văn biểu cảm Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về hình tượng nhân vật chính trong văn bản. Tổng Số câu 2 1 3 Số điểm 4 3 7 % 40 % 30% 70 % Tổng Số câu 4 2 2 1 9 cộng Số điểm 2 1 4 3 10 Tỉ lệ % 20% 10% 40 % 30% 100 %
- MA TRẬN CHI TIẾT Mức độ cần đạt Nội dung Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Ngữ liệu: - Nhớ tác giả; - Lí giải ĐỌC – Đoạn trích tác phẩm của được nghĩa HIỂU văn bản văn bản. của một từ “Trong lòng Hán Việt mẹ” - Nhận ra trong đoạn (132 chữ) phương thức trích. biểu đạt. - Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Tổng Số câu 4 2 6 Số điểm 2,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 20% 10% 30 % II. - Phân tích TẠO Kết hợp các chi tiết đặc LẬP kiểu văn bản sắc trong VĂN đã học. văn bản. BẢN - Liên hệ thực tế. Viết đoạn văn Văn biểu phát biểu cảm cảm nghĩ về nhân vật tôi – chú bé Hồng trong văn bản. Tổng Số câu 2 1 3 Số điểm 4,0 3,0 7,0 Tỉ lệ % 40 % 30% 70 % Tổng Số câu 4 2 2 1 9 cộng Số điểm 2,0 1,0 4,0 3,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 10% 40 % 30% 100 % Nhơn Sơn, 18/10/2018 GV ra đề Dương Thị Thu Sen
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 42 : KIỂM TRA VĂN BẢN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Họ tên / SBD: Điểm: Lời phê: Lớp: ĐỀ BÀI I.Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 6. “Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1. (0.5đ) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A.“Tắt đèn” C. “Lão Hạc” B.“Những ngày thơ ấu” D. “Tôi đi học” Câu 2. (0.5đ) Ai là tác giả của đoạn văn ấy? A. Thanh Tịnh C. Ngô Tất Tố B. Nam Cao D. Nguyên Hồng Câu 3. (0.5đ) Đoạn văn trên được trích từ chương mấy của tác phẩm? A. Chương II C. Chương IV B. Chương III D. Chương V Câu 4. (0.5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Nghị luận C. Miêu tả B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 5. (0.5đ) Giải nghĩa từ “cổ tục”. A. Ý thức, lề lối cũ kĩ và quá lạc hậu. B. Thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. C. Điều qui định đã có từ lâu đời, đã trở thành thói quen trong đời sống xã hội (nói khái quát). Câu 6. (0.5đ) Ý nghĩa của đoạn trích ấy là gì? A. Là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. B. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. C. Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. D. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1. (2.0đ) Phân tích chi tiết “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Câu 2. (2.0đ) Nhân vật “tôi” (trong đoạn trích trên) đã có tác động như thế nào đến suy nghĩ và hành động của em? Câu 3. (3.0đ) Viết đoạn văn (5-7 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên. Hết
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM & HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững đặc trưng chung của bài kiểm tra Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và dạng câu hỏi có nội dung mở để đánh giá học sinh, tránh cứng nhắc hoặc đếm ý cho điểm một cách thuần túy mà không để ý đến diễn đạt của học sinh nhất là đối với phần tạo lập văn bản. - Vận dụng đúng đáp án, hướng dẫn chấm và linh hoạt trong quá trình chấm. Chấp nhận những bài viết có cách làm bài khác với đáp án, hướng dẫn chấm song phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Cho điểm theo hướng dẫn đối với những bài viết có tính sáng tạo. - Những thống nhất khác của tổ chấm (nếu có) phải đảm bảo không trái với đáp án, hướng dẫn chấm, không vượt hoặc hạ thấp điểm quy định trên từng phần, câu, ý đã hướng dẫn, phải được ghi vào biên bản và lưu hồ sơ hội đồng chấm. II. Đáp án và hướng dẫn cụ thể: Phần / Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể Biểu điểm câu I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 3.0 điểm Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? *Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết thông tin trong văn bản (tác phẩm) * Đáp án: B. “Những ngày thơ ấu” * Hướng dẫn chấm: 0.5đ - Trả lời đúng như đáp án. - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0đ Câu 2 Ai là tác giả của đoạn văn ấy? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết thông tin về tác giả. * Đáp án: D. Nguyên Hồng * Hướng dẫn chấm: 0.5đ - Trả lời đúng như đáp án. - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0đ Câu 3 Đoạn văn trên được trích từ chương mấy của tác phẩm? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết thông tin trong văn bản (xuất xứ). * Đáp án: C. Chương IV * Hướng dẫn chấm: 0.5đ - Trả lời đúng như đáp án. - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0đ Câu 4 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết phương thức biểu đạt trong đoạn trích. * Đáp án: B.Tự sự * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0đ Câu 5 Giải nghĩa từ “cổ tục”. * Mục đích câu hỏi: Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt trong văn bản. * Đáp án: A. Ý thức, lề lối cũ kĩ và quá lạc hậu. * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5 - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0
- Câu 6 Ý nghĩa của đoạn trích ấy là gì? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ thông hiểu về ý nghĩa của văn bản. * Đáp án: D. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời không đúng như đáp án. 0.0đ II TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 điểm Câu 1 Phân tích chi tiết “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà 2.0đ nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” * Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá năng lực phân tích chi tiết, hình ảnh đặc sắc của văn bản. * Yêu cầu chung: - Về kĩ năng: Biết phân tích một chi tiết cụ thể đảm bảo tính khách quan, hoàn chỉnh. Vận dụng tốt các phương biểu đạt. Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Về kiến thức: + Tùy vào sự hiểu biết, quan sát của học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên nội dung phải dễ hiểu, hấp dẫn. + Giới thiệu xuất xứ của chi tiết. 0.5đ + Các câu phân tích phải có sự liên kết chặt chẽ; trình tự hợp lí. 1.5đ * Gợi ý: - So sánh thật dữ dội Tình thương mẹ trào dâng như bão nổi, giằng xé với bao phẫn uất. - Động từ mạnh, điệp từ khiến nhịp văn nhanh dần, mạnh mẽ Căm giận cao độ. Câu 2 Nhân vật “tôi” (trong đoạn trích trên) đã có tác động như thế nào đến 2.0đ suy nghĩ và hành động của em? Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau có thể khác với đáp án đã giới thiệu, miễn là thuyết phục, nội dung không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Gợi ý: - Nhân vật “tôi”- chú bé Hồng là một người có tuổi thơ đầy đắng cay. Qua dòng hồi kí, ta như cảm thấu được mọi cung bậc: đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận, sung sướng, hạnh phúc. Tất cả cung bậc đó được khởi 0.5đ nguồn từ một trái tim dạt dào tình cảm thương yêu dành cho mẹ. - Chú bé Hồng làm cho em suy nghĩ rất nhiều. Em cảm thấy hổ thẹn vì lâu nay em chưa thật sự thương yêu mẹ, còn làm rất nhiều việc khiến mẹ phải đau lòng như: ham chơi, lười làm việc nhà, hay nói dối, cãi lời mẹ, không quan tâm đến mẹ Từ hôm nay, em quyết tâm rèn luyện để trở thành một người có nghị lực, có trái tim yêu thương như nhân vật “tôi’- nhà văn 1.5đ Nguyên Hồng. Câu 3 Viết đoạn văn (5-7 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính 3.0đ trong đoạn trích trên. a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn biểu cảm: 0.25đ - Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề cần biểu cảm (nhân vật chính). - Thân đoạn: nêu được những nét tiêu biểu của nhân vật ấy và bộc lộ cảm nghĩ của mình. - Kết đoạn: tổng hợp vấn đề. b. Xác định đúng nội dung cần phát biểu cảm nghĩ: 0.25đ
- Nhân vật chú bé Hồng (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). c. Triển khai vấn đề phát biểu cảm nghĩ: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau có thể khác với đáp án đã giới thiệu, miễn là thuyết phục, nội dung không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; phối hợp tốt các phương thức biểu đạt (trọng tâm là biểu cảm); kết hợp chặt chẽ giữa nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật và bộc lộ cảm nghĩ. - Giới thiệu ngắn gọn: chú bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Hồi 0.25đ kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy: + Nỗi niềm của nhân vật: tình cảnh bơ vơ, tội nghiệp và nỗi buồn tủi của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ. Chú bé trở thành tấm bia chịu thay 0.5đ cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời. + Cảm nghĩ: Ta nhận ra vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã phải sớm gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm ! Sức chịu đựng của một 1.0đ cậu bé có chừng mực. Chúng ta không khỏi cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau ấy! - Mở rộng vấn đề: Những rung động cực điểm của một trái tim thơ ngây, 0.25đ yêu mẹ tha thiết, cháy lòng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0.25đ Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề biểu cảm. Hết