Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chương I: Chuyển động. Vận tốc

doc 5 trang thaodu 16091
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chương I: Chuyển động. Vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_vat_ly_lop_8_chuong_i_chuyen_dong_van_toc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 8 - Chương I: Chuyển động. Vận tốc

  1. CHƯƠNG I: CHUYỂN ĐỘNG. VẬN TỐC I. LÍ THUYẾT: 1. Chuyển động: Để nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên, ta chọn một vật (gọi là vật mốc) mà ta coi là đứng yên. Nếu vị trí của vật mà ra xét, đối với vật mốc thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đó chuyển động. 2. Vận tốc: Vận tốc của một vật đang chuyển động là đại lượng cho ta biết mức độ chuyển động nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định (cũng có thể nói: được đo) bằng độ dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. s 3. Công thức tính vận tốc: v (1) t Trong đó: v là vận tốc s là độ dài quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó s Trong trường hợp chuyển động không đều thì vận tốc trung bình (vtb) được tính bằng công thức: v (2) tb t 4. Đơn vị vận tốc: Mét trên giây, kí hiệu m/s. Đơn vị khác: km/h. II. BÀI TẬP: A. Bài tập cơ bản: Câu 1: Một đoàn tàu chuyển động với vận tốc 54 km/h. Hãy tính vận tốc đoàn tàu theo đơn vị m/s. Câu 2: Vận tốc âm thanh trong không khí, ở nhiệt độ bình thường (t ≈ 250C) là 346m/s. Tốc độ của máy bay siêu thanh ở nhiệt độ ấy tối thiểu phải là bao nhiêu km/h? Câu 3: Nhà bạn Nam ở cách trường 2300m. Hằng ngày, Nam đi từ nhà lúc 6h25ph và đến trường trước lúc trống vào lớp (7h) được 8 phút. Tính vận tốc chuyển động của Nam theo đơn vị m/ph và km/h. Câu 4: Một vận động viên chạy 100m hết 9,85s. Một người đi xe máy với vận tốc 36km/h. Hãy so sánh độ lớn vận tốc của hai chuyển động trên. Câu 5: Tháng 4/2007, tại Ba – ranh trên đường đua ô tô công thức 1 gồm gần 57 vòng với tổng chiều dài 308,238km (mỗi vòng dài 5,412km) tay đua Marsa, người Bra – xin đã về nhất với thành tích 1h33ph37,5s. Hãy tính tốc độ trung bình của Marsa. Câu 6: Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo một đường coi là tròn, có bán kính 149,6 triệu kilômét, trong thời gian một năm (gần đúng bằng 365,25 ngày). Hãy tính tốc độ của Trái Đất theo đơn vị km/h và km/s. Câu 7: Kim giờ và kim phút của một đồng hồ báo thức có độ dài lần lượt là 4,5cm và 5cm. Tính tốc độ chuyển động của đầu mỗi kim theo đơn vị mm/s. Để tốc độ của kim phút là 1mm/s (cho mắt có thể trông thấy chuyển động của đầu kim) thì độ dài kim phải bằng bao nhiêu? Câu 8: Kim giờ và kim phút của đồng hồ trùng nhau cùng lúc vào đúng 12h. Hỏi từ 12h đến 6h, hai kim trùng nhau bao nhiêu lần và vào những lúc nào? Câu 9: Trong khoảng thời gian từ 6h đến 12h có bao nhiêu lần kim giờ và kim phút thẳng hàng với nhau và vào những lúc nào? Chúng vuông góc với nhau mấy lần, vào những lúc nào? Câu 10: Vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Hai học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. a. Biết vận tốc của mỗi học sinh lần lượt là 4,8m/s và 4m/s. Tính thời gian ngắn nhất để hai học sinh gặp nhau trên đường chạy. b. Biết rằng sau 6ph 20s hai học sinh đó lại gặp nhau trên đường chạy. Hỏi vận tốc của hai hs hơn kém nhau bao nhiêu? Câu 11: Một vận động viên đi bộ và một vận động viên đua xe đạp hằng ngày cùng tập trên một đường dài 1,8km vòng quanh một công viên. Nếu họ đi cùng chiều thì sau 2h, người đi xe đạp vượt người đi bộ đúng 35 lần. Nếu họ đi ngược chiều thì sau 2h hai người gặp nhau 55 lần. Biết 2 người xuất phát tại cùng 1 điểm. Hãy xác định vận tốc mỗi người. Câu 12: Hằng ngày có 4 chuyến tàu thống nhất, khởi hành cách nhau 6h từ Hà Nội vào thành phố HCM và 4 chuyến tàu cũng cách nhau 6h từ thành phố HCM ra HN. Thời gian chạy của mỗi chuyến là 36h. Hỏi hành khách trên mỗi chuyến tàu gặp được bao nhiêu tàu Thống Nhát ngược chiều? Ducvan.sp@thuvienvatly.com1
  2. Câu 13: Hai thành phố A và B cùng trên xích đạo, cách nhau 5000km. Một máy bay chở khách hằng ngày bay từ A đến B và ngược lại với vận tốc 1000km/h. Hỏi khi tới nơi, hành khách phải lấy lại đồng hồ như thế nào cho đúng với giờ địa phương? Và nếu căn cứ vào giờ địa phương thì từ lúc cất cánh đến lúc đến máy bay có tốc độ là bao nhiêu? Cho biết: độ dài xích đạo là 40 000km, và hai địa điểm có kinh độ chênh nhau 150 thì lệch nhau 1h. Câu 14: Một người đi xe đạp, từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 20km/h. Sau khi khởi hành được nửa giờ thì xe hỏng, phải dừng lại sửa xe mất 15ph. Sau đó, người đó phải tăng tốc độ thêm 4km/h mới đến được B đúng giờ dự kiến. Hãy tính độ dài quãng đường AB và thời gian đi quãng đường ấy. Câu 15: Một người hằng ngày đạp xe đi làm từ 6h35ph và đến cơ quan lúc 6h59ph. Một hôm, anh ta khởi hành lúc 6h40ph và phải tăng tốc thêm 3km/h để tới cơ quan kịp giờ làm (lúc 7h). Hãy tính khoảng cách từ nhà đến cơ quan và vận tốc đạp xe hàng ngày của người đó. Câu 16: Hai vận động viên chạy thi trên cùng một đường. Người thứ nhất chạy nửa đường đầu với vận tốc 18km/h và nửa đường sau với vận tốc 15km/h. Người thứ hai chạy trong nửa thời gian đầu với vận tốc 18km/h và nửa thời gia sau với vận tốc 15km/h. a. Hỏi người nào tới đích trước? b. Cho biết người chạy chậm tới đích sau người kia 20s; hãy tính độ dài quãng đường. Câu 17: Một đoàn tàu khách dài 200m và một đoàn tàu hàng dài 300m chạy trên hai tuyến đường ray chạy song song. Nếu chúng đi ngược chiều nhau thì từ lúc hai tàu bắt đầu gặp đến lúc hai đuôi tàu rời xa hẳn nhau là 20s. Nếu tàu khách đuổi theo tàu hàng, thì từ lúc đầu tàu khách bắt kịp toa cuối của tàu hàng đến lúc toa cuối tàu khách vượt khỏi đầu máy tàu hàng là 1ph 40s. Tính vận tốc mỗi tàu. Câu 18: Để đo vận tốc âm thanh trong gang, một người dùng một ống rỗng bằng gang dài 1053m. Người đó áp tai vào một đầu ống và nhờ một người dùng búa gõ một nhát mạnh vào đầu kia. Người ấy nghe thấy hai âm thanh, một âm truyền qua gang tới trước và một âm qua cột không khí trong ống, tới sau âm kia 2,921s. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s, hãy tính vận tốc âm thanh trong gang. Câu 19: Hai bến A và B ở bên một con sông mà nước chảy với vận tốc 1m/s. Một canô đi từ A đến B mất 2h 30ph và từ B về A mất 3h 45ph. Biết rằng vận tốc riêng của canô (tức là vận tốc đối với nước lặng) không thay đổi, tính vận tốc ấy và khoảng cách giữa hai bến A và B. Câu 20: Trên một tuyến bay, hàng ngày một máy bay bay với vận tốc không đổi giữa hai sân bay A và B. Khi không có gió, thời gian bay là 3h. Khi bay xuôi chiều gió thì thời gian bay giảm được 10p. Biết vận tốc gió là 30km/h, hãy tính độ tăng thời gian bay khi bay ngược chiều gió. Câu 21: Trong một cuộc đua thuyền trên sông, mỗi thuyền phải đi từ một bến A xuôi xuống tới một cột mốc B, vòng qua đó rồi về A. Vận tốc dòng nước là 2m/s. Một thuyền có vận tốc riêng là 18km/h đã về nhất với tổng thời gian là 1h 30ph. Tính khoảng cách AB. Câu 22: Một người đạp xe với vận tốc không đổi từ một thị trấn A đến một thị trấn B. Lượt đi ngược gió nên vận tốc giảm 3km/h (so với vận tốc đi khi lặng gió), lượt về xuôi gió vận tốc tăng 3km/h, nhờ đó thời giảm thời gian đi 48ph và chỉ bằng 5/7 thời gian đi. Tính khoảng cách AB. Câu 23: Hai thị trấn A, B cách nhau 22km bằng một con đường gồm một đoạn dốc lên và một đoạn dốc xuống. Một người đạp xe đi từ thị trấn A sáng thị trấn B, mất 1h10ph. Biết rằng tốc độ của anh lúc lên dốc là 15km/h và lúc xuống dốc là 24km/h, hãy tính độ dài hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc. Câu 24: Hai xã A và B cách nhau một đoạn đường gồm nhiều đoạn lên và xuống dốc. Một người đạp xe lên dốc với vận tốc 18km/h và xuống dốc với vận tốc 24km/h, khi đi từ A đến B mất 1h57,5ph và từ b về A mất 1h50ph. Tính quãng đường AB. Câu 25: Một người đi xe đạp về thăm quê ở cách nhà anh ta 34km, mất đúng 2h. Trên đường quốc lộ, anh ta đi với vận tốc trung bình 20km/h, nhưng trên đường rẽ vào làng, anh ta chỉ đạt vận tốc 12km/h. Tính độ dài quãng đường quốc lộ và quãng đường rẽ vào làng. Câu 26: Trong một cuộc thi thể thao, mỗi vận động viên phải đi một đoạn đường bằng xe đạp, và chạy bộ nốt quãng đường còn lại trên cả đoạn đường dài 80km. Một vận động viên đạp xe với vận tốc 36km/h và chạy bộ với vận tốc 15km/h. Biết rằng thời gian chạy bộ ít hơn thời gian đạp xe 20ph, hãy tính độ dài của mỗi chặng đường. Câu 27: Một người dự định đi bộ về thăm quê, may nhờ được bạn đèo xe đạp đi đỡ một quãng đường, nên chỉ sau 2h50ph đã về đến nơi. Biết vận tốc lúc đi bộ là 6km/h, lúc đi nhờ xe là 2km/h và đoạn đường đi bộ dài hơn đoạn đường đạp xe 2,5km. Hãy tính độ dài cả đoạn đường. Ducvan.sp@thuvienvatly.com2
  3. Câu 28: Hai học sinh cùng đi thăm một người bạn cũ. Để tới nhà người đó, hai người phải đi một đoạn quốc lộ, rồi rẽ vào đường làng. Hai người khởi hành cùng một lúc, cùng một chỗ. Một người đi xe đạp với vận tốc 18km/h và đến nơi sau 2h. Người kia đi xe buýt với vận tốc 40km/h, nhưng xe đỗ không đúng chỗ rẽ nên người đó phải đi bộ ngược lại 1km tới chỗ rẽ và đi bộ tiếp với vận tốc 5km/h. Tuy thế, anh vẫn đến sớm hơn người đi xe đạp 10ph30s. Tính độ dài quãng đường rẽ vào làng. Câu 29: Lúc 6h sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 114km, với vận tốc v1 = 18km/h. Lúc 7h, một xe máy đi từ B về phía A với vận tốc v2=30km/h. 1. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và gặp nhau tại vị trí cách A bao nhiêu km? 2. Trên đường có một người đi bộ, lúc nào cũng cách đều người đi xe đạp và xe máy. Biết rằng người đó cũng khởi hành từ 7h. Hỏi: a. Vận tốc của người đó? b. Người đó đi theo hướng nào? c. Điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu? Câu 30: Hai thành phố A và B cách nhau 120km. Lúc 6h sáng, một người đi xe đạp từ A về B với vận tốc 18km/h và một người đi xe đạp từ B về A với vận tốc 24km/h. Lúc 7h, một xe máy đi từ A về phía B với vận tốc 27km/h. Hỏi lúc xe máy cách đều hai xe đạp là mấy giờ và xe máy ở cách mỗi xe đạp bao nhiêu? Câu 31: Bánh xe đạp đã bơm căng có đường kính 650mm. Khi xe đạp đi với vận tốc 21km/h thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong một giờ, một giây là bao nhiêu? Câu 32: Một cái bơm, mỗi giờ bơm được 2880l nước qua một ống dẫn có tiết diện 2 cm 2. Tính vận tốc của nước trong ống ra m/s và km/h. Câu 33: Một cái kim tiêm có đường kính trong 0,2mm được dùng để tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Giả sử, cô y tá bơm 2cm3 thuốc mất 20s thì tốc độ của thuốc vào tĩnh mạch là bao nhiêu? Câu 34: Một người đi xe máy từ thị trấn A đến thị trấn b, rồi trở về. Lượt đi, ngược gió, vận tốc bị giảm 4km/h nên trễ mất 15ph so với khi không có gió. Lượt về, xuôi gió, vận tốc tăng 4km/h nên tới nhà sớm hơn 12ph khi không có gió. Tính vận tốc riêng của xe và khoảng cách AB. Câu 35: Một máy bay trực thăng hằng ngày chở đồ tiếp tế cho đội bóng trên 1 hòn đảo. Một hôm, gặp gió thổi với vận tốc 25km/h. Lượt bay xuôi gió, thì đến sớm được 15min, lúc bay về ngược gió lại bị trễ 20min so với khi không có gió. Tính vận tốc riêng của máy bay và khoảng cách từ đất liền ra tới đảo. Câu 36: Vua Đường Minh Hoàng, một đêm nằm mơ thấy rằng, đêm rằm tháng tám âm lịch, nhờ cái thang của một đạo sĩ, nhà vua đã “leo” lên cung Trăng thăm chị Hằng. Các nhà thiên văn đã tính, cứ cho nhà vua đủ sức “leo” đều đặn với vận tốc 4km/h thì ông phải leo liên tục trong vòng 10 năm 6 tháng 2 ngày, mới tới được cung Quảng Hàn (cung Trăng). Hãy tính khoảng cách từ mặt đất lên đến mặt Trăng (lấy 1 năm bằng 365 ngày và một tháng bằng 30 ngày). Với ô tô có vận tốc 100km/h và máy bay phản lực siêu thanh, có vận tốc 1200km/h thì thời gian để hoàn thành cuộc du lịch của Đường Minh Hoàng sẽ là bao nhiêu? B. Bài tập nâng cao: Câu 1: Một tàu khách dài 900m chạy với vận tốc 36km/h. Một tàu khách thứ hai dài 600m chạy song song và cùng hướng với đoàn tàu trên. Hành khách ngồi trong đoàn tàu thứ nhìn ngang thấy đoàn tàu thứ hai chạy qua họ trong 60s. Nếu hai tàu trên vẫn chạy với vận tốc như trước nhưng ngược nhau thì hành khách ở tàu thứ hai nhìn thấy tàu thứ nhất trong bao lâu? Câu 2: Trong 1/3 đầu tiên của quãng đường ô tô chạy với vận tốc v1, còn trong 1/3 cuối của thời gian chuyển động ô tô chạy với vận tốc v 3. Trên đoạn thứ hai của quãng đường, vận tốc của ô tô bằng vận tốc trung bình của nó trên cả quãng đường. Cho biết v1 v3 . Trong ba đoạn của quãng đường, đoạn nào ngắn nhất, đoạn nào dài nhất, đoạn nào ô tô chuyển động lâu nhất, đoạn nào ô tô chuyển động với thời gian ít nhất? Câu 3: Từ điểm A trên bờ sông cần phải sang điểm B trên bờ sông B C đối diện theo đường thẳng AB (hình vẽ). Sông rộng AC = 1km, khoảng cách BC = 2km. Vận tốc lớn nhất của thuyền đối với nước là u = 5km/h, còn vận tốc của nước chảy là v = 2km/h. Liệu thuyền có v thể đi theo AB trong vòng 30 phút được không? Câu 4: Coi rằng khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe ô tô trên đường là bằng “một nửa vận tốc tính bằng mét”. Thí dụ khi xe chạy A với vận tốc 60km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 30m, khi Ducvan.sp@thuvienvatly.com3
  4. chạy với vận tốc 90km/h khoảng cách đó bằng 45m. Hai ô tô giống nhau chuyển động trên đường thẳng cùng vận tốc, đồng thời khoảng cách giữa chúng bằng khoảng cách an toàn tối thiểu. Cho rằng ô tô thứ nhất bắt đầu giảm vận tốc và sau một thời gian nào đó thì dừng lại. Người lái xe ô tô thứ hai bắt đầu phát hiện xe ô tô thứ nhất giảm vận tốc sau thời gian t nào đó và cũng bắt đầu giảm vận tốc cho tới khi dừng lại như xe trước. Nhưng nếu người lái xe thứ hai không phát hiện nhanh thì hai ô tô sẽ va chạm. Hãy tìm thời gian t lớn nhất của người lái xe theo công thức “một nửa vận tốc tính bằng mét” để các ô tô không va chạm. Câu 5: Hai ô tô 1 và 2 chở học sinh đi tham quan từ A đến B nhưng xuất phát không đồng thời. Khi ô tô 2 xuất phát, ô tô 1 đã đi được S = 20km. Sau một thời gian, ô tô 2 đi được S = 20km thì ô tô 1 đi thêm đoạn đường S1 = 16km. Trên đoạn đường ΔS = 1km, thời gian chạy của ô tô 2 ít hơn Δt = 12s so với ô tô 1. Hỏi sau khi chạy được quãng đường dài bao nhiêu kể từ điểm xuất phát, ô tô 2 đuổi kịp ô tô 1? Vận tốc v 1 và v2 của mỗi ô tô bằng bao nhiêu? Cho rằng vận tốc của mỗi ô tô trên đường không đổi. Câu 6: Có hai canô làm nhiệm vụ đưa thư giữa hai bến sông A và B. Hàng ngày vào lúc quy định, hai canô xuất phát từ bến A và B chạy đến gặp nhau, trao đổi bưu kiện rồi quay trở lại. Nếu hai canô cùng rời bến một lúc thì canô A đi hết 2 giờ còn canô B đi hết 3 giờ. Hỏi muốn hai canô đi mất thời gian bằng nhau thì canô ở B phải xuất phát chậm hơn canô A một khoảng thời gian là bao lâu? Biết hai canô có cùng tốc độ đối với nước và hàng ngày nước chảy ổn định. Câu 7: Một thuyền chuyển động từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông thẳng, bề rộng d với tốc độ v đối với nước. Biết nước chảy với tốc độ u = 2v. Thuyền phải chuyển động theo hướng nào để khi sang tới bờ bên kia thì bị trôi dọc theo bờ sông một khoảng nhỏ nhất? Khi đó, thời gian chuyển động của thuyền là bao nhiêu? Câu 8: Chu kì quay quanh Mặt Trời (thời gian quay một vòng quanh Mặt Trời) của Trái Đất và Sao Hỏa lần lượt là T1 365,25ngày, T2 686,9ngày. Hỏi: a. Cứ sau khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì Trái Đất và Sao Hỏa lại ở vị trí gần nhau nhất? b. Tính từ lúc gần nhau nhất, sau bao lâu thì Trái Đất và Sao Hỏa lại ở xa nhau nhất? Câu 9: Hai tấm ván nhỏ giống nhau trôi dọc theo một bờ sông thẳng có nước chảy với vận tốc không đổi. Ở một thời điểm nào đó, người ta truyền cho chúng vận tốc có độ lớn v 1,2m /đốis với nước. Khi đó, nếu chọn bờ sông làm mốc, vận tốc của tấm ván thứ nhất vuông góc với bờ sông, nếu chọn nước làm mốc thì tấm ván thứ hai vuông góc với bờ. Sau một thời gian đủ lớn, khi các tấm ván ngừng chuyển động đối với nước, khoảng cách từ tấm ván thứ nhất tới bờ tăng thêm S 1 = 3m, còn đối với tấm ván thứ hai tăng thêm S2=5m. Tìm vận tốc của dòng nước. Câu 10: Trước đèn tín hiệu dừng một đoàn ô tô 10 chiếc, chiếc nọ đỗ sau chiếc kia. Độ dài của mỗi ô tô là L=4,5m, khoảng cách giữa các ô tô cạnh nhau là s = 1m. Sau khi đèn xanh bật, chiếc xe đầu tiên khởi hành với vận tốc v = 54km/h và chuyển động đều với vận tốc đó. Người lái xe thứ hai thực hiện như người lái xe thứ nhất nhưng chậm hơn t = 1.6s kể từ khi xe thứ nhất rời vị trí. Những người lái xe tiếp theo thực hiện như người lái xe trước với khoảng thời gian t trên. Độ dài l của đoàn xe là bao nhiêu nếu tất cả đoàn xe chuyển động với vận tốc v? Câu 11: Hai anh em An và Bình cùng tập chạy trên ba đoạn đường phố tạo thành tam giác ABC như hình vẽ, mỗi người đều chạy với vận tốc có độ lớn không đổi. Biết AB = AC = 300m, BC = 100m. Đầu tiên hai anh em cùng xuất phát từ B, An chạy đường BC rồi CA, Bình chạy đường BA. Biết họ cùng đến A sau thời gian 3min. Sau khi đến A, cả hai lập tức đổi chiều, chạy theo chiều ngược lại với vận tốc cũ. Hỏi sau thời gian bao lâu hai anh em lại gặp nhau ở A? Câu 12: Bạn Linh đi du lịch trên sông bằng chiếc bè và sau 1h đi được từ bến A đến bến B. Đến bến B bạn Linh phát hiện mình quên chiếc túi ở bến A. Linh đã thuê thuyền máy từ bến B về bến A để kịp tìm túi và trở lại B ngay sau đó. Thời gian cả đi và về bằng thuyền máy là 32min. Hỏi bạn Linh đi từ B về A mất bao lâu? Biết thuyền máy chạy với công suất không đổi cả đi và về. Bỏ qua thời gian lấy túi ở bến A. Câu 13: Các ô tô chuyển động trên đường thẳng với vận tốc 50km/h và mật độ trung bình là 20 ô tô trên 1km đường. Khi đi tới chiếc cầu vận tốc của ô tô giảm xuống còn 5km/h và các ô tô gần như ở cạnh nhau với mật độ trung bình 125 ô tô trên 1km đường. Do đó bắt đầu hình thành chiếc “đuôi” của đoàn ô tô bị nghẽn. Hãy xác định vận tốc tăng của “đuôi” đoàn ô tô bị nghẽn. Câu 14: Hai con tàu chuyển động thẳng đều trên mặt biển với tốc độ bằng nhau và bằng v. Lúc t = 0 chúng cách nhau một khoảng bằng L và hai phương Ducvan.sp@thuvienvatly.com4 A B
  5. chuyển động tạo với nhau một góc α như hình vẽ. Hỏi ở thời điểm nào hai tàu gần nhau nhất? Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai tàu. Câu 15: Một nhóm gồm 3 học sinh dự kiến đi từ A tới B dài 22km, không có ô tô mà chỉ có một chiếc xe đạp. Đi trên xe đạp không quá 2 người, vận tốc người đi bộ là v0 5km / h , nếu đi xe đạp một người thì vận tốc là v1 20km / h còn đi xe đạp 2 người thì vận tốc là v2 15km / h . Cần bố trí như thế nào để nhóm người đi đến B với thời gian ít nhất, thời gian đó là bao nhiêu? Ducvan.sp@thuvienvatly.com5