Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021- 2022

docx 6 trang Hoài Anh 3871
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021- 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021- 2022

  1. TỔ LÝ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I. MÔN VẬT LÝ LỚP 8 - NĂM HỌC : 2021- 2022 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng. Câu 1: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quĩ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Câu 2: Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào?Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép. D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. Câu 3: Một người đi xe đạp với vận tốc 4m/s, vận tốc này bằng với: A. 14,4 km/h B. 144 km/h C. 9 km/h D. 0,9 km/h Câu 4: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô chuyển động so với người lái xe. C. Ôtô đứng yên so với người lái xe. D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường. Câu 5: Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên hai quãng đường. Câu nào là đúng? s s1 s2 v1 v2 s A. v B. vtb C. vtb D. t t t1 t2 2 v Câu 6: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được là do mọi vật đều có: A. Quán tính B. Trọng lượng C. Thể Tích D. Khối lượng Câu 7: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. Câu 8: Lực là nguyên nhân làm: A. Giảm vận tốc của chuyển động. B. Tăng vận tốc của chuyển động. C. Thay đổi vận tốc của chuyển động. D. Không đổi vận tốc của chuyển động. Câu 9: Một xe bánh xích có trọng lượng P =45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích của xe lên mặt đất là S = 1,25m2. Gọi áp suất của xe lên mặt đất là p và áp suất của một người nặng 65kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 180cm2 là p’. Kết luận nào sau đây là đúng. A. p>p’ B. p’>p C. p’ =p D. Không thể xác định được kết quả. Câu 10: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
  2. A. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng). B. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. C. xe đạp đang xuống dốc. D. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. Câu 11: Đơn vị của áp lực và áp suất là: A. N và m2 B. N và Pa C. N/m2 và Pa D. kg và km/h Câu 12: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình 2 là p2 thì A. p2 = 3.p1 B. p2 = 0,9.p1 C. p2 = 9.p1 D. p2 = 0,4.p1 Câu 13: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao. Câu 14: Máy nén thủy lực có cấu tạo: A. gồm hai ống hình trụ khác nhau thông với nhau B . trong ống có chứa chất lỏng C. mỗi ống có một pít tông D. Cả A, B và C. Câu 15: Hãy chọn câu trả lời đúng Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. càng tăng B. càng giảm C. không thay đổi D. có thể tăng và có thể giảm Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ B. Săm xe đạp bơm căn để ngoài nắng có thể bị nổ C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. Câu 17: Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công? A. Gió thổi làm tốc mái nhà B. Gió thổi vào bức tường thành C. Gió thổi làm tàu bè giạt vào bờ D. Gió xoáy hút nước lên cao Câu 18: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn. Câu 19: Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển. B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực. C. phương chuyển động của vật D. tất cả các yếu tố trên đều đúng
  3. Câu 20: Vật nổi trong chất lỏng khi . A. P > FA. B. P P2 B. F1 > F2 và P1 > P2 C. F1 = F2 và P1 = P2 D. F1 P2 Câu 27: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho ta lợi về lực C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi D. Các máy cơ đơn giản cho ta lợi về cả lực và đường đi. Câu 28: Một thùng gỗ có khối lượng 30 kg đang chuyển động thẳng đều tên sàn nhà nhờ lực đẩy nằm ngang có độ lớn 1/5 trọng lượng của thùng. Tính lực ma sát trượt của thùng và sàn nhà A. 50N B. 6 N C. 60N D. 0,6N
  4. Câu 29: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? A. 1120J B. 2420J C. 22400J D. 2240J Câu 30: Áp lực là lực ép có phương . với mặt bị ép. A. thẳng đứng B. vuông góc. C. nằm nghiêng D. nằm ngang B/ PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ một vật chuyển động và chỉ rỏ vật làm mốc. Câu 2: Viết công thức tính vận tốc ? Nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 3: Chuyển động đều là gì, chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ một vật chuyển động đều và một vật chuyển động không đều. Câu 4: Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ? Câu 5: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ sinh ra khi nào ? Cho ví dụ mỗi loại lực ma sát. Câu 6: Áp lực là gì ? Áp suất được tính như thế nào ? Viết công thức tính áp suất và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 7 :Viết công thức tính áp suất chất lỏng và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 8: Phát biểu lực đẩy Ác-si-mét. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 9: Hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 10: Khi nào có công cơ học ? Viết công thức tính công cơ học và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 11: Phát biểu định luật về công. Câu 12: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía nào? Tại sao? Câu 13: Tại sao trong máy móc, người ta phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì? Câu 14: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. Người nào đi nhanh hơn? Câu 15: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s . Ở quãng đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h.Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Câu 16: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 240m hết 60s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 30m hết 12s. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi quãng đường và trên cả quãng đường Câu 17: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Câu 21: (BT 13 3 SBT)Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Câu 22: (BT 14 4 SBT) Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? HẾT
  5. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 1. B 2.C 3. A 4. B 5.B 6.A 7. D 8. C 9.B 10. D 11.C 12.B 13.B 14.D 15.B 16.C 17.B 18.B 19.B 20.B 21.D 22.A 23.A 24.D 25.B 26.A 27.A 28.C 29.D 30.B HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Câu 12: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. Do quán tính, xe rẽ phải còn thân người chưa kịp chuyển động nên bị nghiêng về bên trái. Câu 13: Trong máy móc, giữa các chi tiết thường xuyên cọ xát lên nhau có lực ma sát trượt, lực này có hại vì nó làm mài mòn các chi tiết của máy. Để giảm tác hại này, người ta thường xuyên tra dầu mỡ để bôi trơn làm giảm ma sát trượt cho các chi tiết. Câu 14: Tóm tắt: Giải. s1=300m; -Vận tốc của người thứ nhất: t1=1ph=60s. s1 300 v1 5(m / s) s2=7,5km =7500m; t1 60 t2 = 0,5h =1800s. -Vận tốc của người thứ hai : Tính : v1 = ? v2 = ? s2 7500 v2 4,17(m / s) t 2 1800 Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn Bài 15: Tóm tắt: Giải. s1=3km= 3000m; - Thời gian đi hết quãng đường đầu là: v =2m/s. 1 s1 3000 t1 1500s s2=1,95km =1950m; v1 2 t = 0,5h =1800s. 2 Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường: Tính : v1 = ? v2 = ? s1 s2 3000 1950 vtb 1,5(m / s) t1 t2 1500 1800 Bài 16: Tóm tắt: Giải: s1=240m; Vận tốc trung bình của xe đạp khi xuống hết cái dốc: t1=60s. s 240 s2=30; v 1 4(m / s) tb1 t 60 t2 =12s. 1 Tính vtb1 = ? Vận tốc trung bình của xe đạp khi lăn hết quãng đường nằm ngang: vtb2 = ?
  6. vtb = ? s2 30 vtb2 2,5(m / s) t2 12' Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường: s1 s2 240 30 vtb 3,75(m / s) t1 t2 60 12 Bài 17: Tóm tắt: Giải: m1 = 60 kg; m2 = 4 kg; Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10.m1 = 10.60 = 600 N 2 2 S0 = 8 cm = 0,0008 m Trọng lượng của ghế là: P2 = 10.m2 = 10.4 = 40 N Áp suất: p = ? Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4.0,0008 m2 = 0,0032 m2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: P 600 40 p 200.000N / m 2 S 0,0032 Câu 18: Công thực hiện được trong trường hợp này là: A = F.s = p.h = 25 000.12 = 300 000 (J) Câu 22: Kéo vật lên cao băng ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về đường đi. Vật nâng lên 7m thì đầu dây tự do phải kéo 1 đoạn 14m. Công do người công nhân thực hiện: A = F.s = 160 . 14 = 2240 J