Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 7 (Có đáp án)

docx 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_dia_li_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 7 (Có đáp án)

  1. CHỮA ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 7 Câu 1. Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ ? Giải thích sự phân hóa đó ? * Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá đa dạng: - Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam: + Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. + Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam. - Sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông: + Lấy kinh tuyến 100°T làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này có đa dạng các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới. + Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình, vị trí gần hay xa biển và ảnh hưởng của các dòng hải lưu đã tạo ra sự phân hoá đông – tây. - Sự phân hóa khí hậu theo độ cao: Thể hiện ở vùng núi Coóc-đi-e: + Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tùy thuộc vị trí. Trên cao thời tiết lạnh dần. Nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh viễn. + Nguyên nhân: Dãy Cooc-đi-e là dãy núi trẻ có độ cao lớn, cao trung bình 3000 – 4000m. Câu 2. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mĩ ? Địa hình chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến: - Phía Tây là hệ thống Coóc-đi-e: + Cao, đồ sộ, hiểm trở, dài 9000 km, cao trung bình 3000 - 4000m. + Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen các cao nguyên, sơn nguyên. + Nhiều khoáng sản đồng, vàng, quặng đa kim + Là hàng rào khí hậu, ngăn cản gió Tây và ảnh hưởng biển vào lục địa. - Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn: + Tựa lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam. + Cao ở phía Bắc và Tây bắc ,thấp dần về phía Nam và Đông Nam. + Nhiều sông, Hồ Lớn, hệ thống sông Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi. - Phía đông: Miền núi già A-pa-lát và sơn nguyên: + Dãy A-pa-lát chạy theo hưóng Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều than và sắt. Phần Bắc A-pa-lát thấp 400-500m.Phần Nam A-pa-lát cao 1000-1500m. + Bán đảo La-bra-đo: Câu 3. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ ? * Eo đất Trung Mĩ: Là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất. * Quần đảo Ăng – ti: Gồm vô số các đảo lớn nhỏ. * Lục địa Nam Mĩ có ba khu vực địa hình: - Phía tây: Dãy núi trẻ An- đét, cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 – 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. - Ở giữa: Đồng bằng rộng lớn bao gồm: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa địa hình cao dần về phía dãy An-đét. - Phía Đông: Là các sơn nguyên: + SN Guy-a-na: Hình thành từ lâu đời, bị bào mòn mạnh, trở thành miền đồi thấp xen thung lũng rộng. + SN Bra-xin: Hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ. Câu 4. Dân cư Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? Tại sao nói nền văn hóa Mĩ latinh ở đây là độc đáo ? - Phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (trên 1,7%) =>Dân số tăng nhanh. - Dân cư phân bố không đồng đều:
  2. + Tập trung ở ven biển, của sông hoặc trên các cao nguyên. + Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa. - Có nền văn hóa Mĩ la tinh độc đáo và đa sắc màu . - Nền văn hóa Mĩ latinh ở đây độc đáo do: Lịch sử sinh sống từ lâu của ba dòng văn hóa Âu, Phi, Anh-Điêng. Thực dân châu Âu đến xâm lược, xâm chiếm đất đai, quá trình buôn bán nô lệ da đen châu Phi kết hợp với văn hóa người Anh Điêng bản địa. Câu 5. Trình bày đặc điểm các hình thức sở hữu trong nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ ? Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ? - Ở Trung và Nam Mĩ có hai hình thức nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang: Các yếu tố Đại điền trang Tiểu điền trang 60% diện tích đất tự nhiên và Diện tích đất Dưới 5 ha đồng cỏ với quy mô hàng nghìn hecta Quyền sở hữu Các đại điền chủ ( 5% dân số) Các hộ nông dân (95% dân số) Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức Hình thức Máy móc hiện đại, sản xuất theo lối kéo của gia súc và lao động chân canh tác quảng canh. tay. Cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi cừu, S/p chính Cây lương thực bò, lạc đà. Mục đích SX Xuất khẩu thu ngoại tệ. Tự cung tự cấp - Sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất: + Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. + Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê. =>Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực. Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào? - Ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ đều đang thực hiện quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, tính chất đô thị hóa ở hai khu vực này hoàn toàn khác nhau: + Ở Bắc Mĩ: Đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. + Ở Trung và Nam Mĩ: Đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như: Thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị, hình thành các khu nhà ổ chuột, gia tăng tệ nạn xã hội II. Trắc nghiệm Câu 1: Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 2: Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương, đó là những đại dương nào? A. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Câu 3: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ? A. Đi-a-xơ ( 1450 – 1500). B. Cri-xtốp Cô-lôm-bô (1451-1506). C. Va-xcô đơ Ga-ma (1469-1524). D. Ph. Ma-gien-lan (1480 - 1521). Câu 4: Quốc gia nào sau đây không thuộc Bắc Mĩ? A. Pê-ru. B. Hoa Kì. C. Mê-hi-cô. D. Ca-na-đa Câu 5: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều Bắc – Nam vì ? A.Bắc Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ. B. Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ ảnh hưởng tới khí hậu.
  3. C. Phía tây có dòng biển lạnh, phía đông có dòng biển nóng. D.Hệ thống núi Cooc-di-e cao đồ sộ tạo thành bức tường thành ở phía tây. Câu 6: Hệ thống núi trẻ phía tây khu vực Nam Mĩ có tên là gì? A.Cooc-di-e. B. A-pa-lat. C. At-lat. D. An-det. Câu 7: Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là? A.Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it. B. Chủng tộc Môn-gô-lô-it. C. Người lai. D. Chủng tộc Nê-grô-it. Câu 8: Sơn nguyên có diện tích lớn nhất của khu vực Nam Mỹ là ? A.SN. Guy-a-na. B. SN. Mê-hi-cô. C. SN. Bra-xin. D. A-pa-lat. Câu 9: Ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng “Vành đai công nghiệp Mặt trời” là? A.Điện tử, vi điện tử, hàng không vũ trụ, B. Luyện kim, chế tạo máy. C. Dệt, thực phẩm. D. Chế tạo máy công cụ, hóa chất. Câu 10: Các ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của “ Vành đai công nghiệp mặt trời” ? A.Công nghiệp dệt may và thực phẩm. B. Công nghiệp hóa chất và lọc dầu. C. Công nghiệp hàng không vũ trụ. D. Công nghiệp điện tử và vi điện tử. Câu 11: Khu vực Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Hiện nay, số dân sống trong các đô thị chiếm? A.78%. B. 70%. C. 75%. D. 80%. Câu 12: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước Bắc Mĩ là? A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ. D. nông nghiệp và công nghiệp. Câu 13: Đồng bằng nào rộng lớn nhất khu vực Nam Mĩ? A. Đồng bằng A-ma-dôn. B. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô. C. Đồng bằng Pam-pa. D. Đồng bằng La-pla-ta. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung và Nam Mĩ? A. Thiên nhiên phong phú, đa dạng. B. Phía tây có hệ thống núi cao đồ sộ. C. Lãnh thổ là một khối cao nguyên khổng lồ. D. Lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam. Câu 15: Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo là do? A. Có nhiều thổ dân da đỏ sinh sống. B. Kết hợp dòng văn hoá: châu Âu và châu Á. C. Hoà huyết giữa người châu Phi và người Anh-điêng. D. Kết hợp ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh-điêng. Câu 16: Sắp xếp các đồng bằng ở Nam Mĩ theo thứ tự từ Bắc vào Nam? A. Ô-ri-nô-cô, A- ma- dôn, La- pla- ta, Pam- pa. B. Pam- pa, Ô-ri-nô-cô, A- ma- dôn, La- pla- ta. C. Ô-ri-nô-cô, La- pla- ta, Pam- pa, A- ma- dôn. D. Pam- pa, La- pla- ta, Ô-ri-nô-cô, A- ma- dôn Câu 17: Đâu là đặc điểm địa hình của khu vực phía tây Bắc Mĩ? A. Hệ thống Coocdie cao đồ sộ, hiểm trở, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen kẽ là các cao nguyên và sơn nguyên. B. Miền đồng bằng rộng lớn, tựa như 1 lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. C. Sơn nguyên trên bán đảo Labrado của Canada và dãy núi già Apalat trên đất Hoa Kì chạy theo hướng đông bắc – tây nam. D. Miền đồng bằng rộng lớn có nhiều hồ rộng và sông dài. Câu 18: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở khu vực Bắc Mĩ là? A. Khí hậu hàn đới. B. Khí hậu ôn đới. C. Khí hậu nhiệt đới.
  4. D. Khí hậu núi cao. Câu 19: Ý nào sau đây “không phải” là điều kiện tự nhiên thuận lợi để nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ cao? A. Có đồng bằng trung tâm rộng lớn B. Hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, khoa học kĩ thuật hiện đại C. Khí hậu phân hóa theo chiều bắc – nam và đông - tây D. có nhiều hồ rộng và sông dài Câu 20: Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm? A. eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ. B. eo đất Trung Mĩ, quần đảo Angti và lục địa Nam Mĩ. C. eo đất Trung Mĩ và quần đảo trong biển Caribe. D. quần đảo trong biển Caribe và lục địa Nam Mĩ.