Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Một số dàn ý chi tiết và đề văn
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Một số dàn ý chi tiết và đề văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_mon_ngu_van_lop_9_mot_so_dan_y_chi_tiet_va_d.doc
Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Một số dàn ý chi tiết và đề văn
- MỘT SỐ DÀN Ý CHI TIẾT VÀ ĐỀ VĂN Dàn ý: Học đi đôi với hành. MB: Bác Hồ từng nói: "Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Thật vậy, phương pháp học tập lí thuyết gắn liền với thực hành đã được chứng minh tính hiệu quả của nó. Dân gian ta cũng từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Xã hội ngày càng vận động phát triển, theo đó, việc học cần phải được gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Vậy, chúng ta cần hiểu như thế nào về phương châm học tập này? TB: Mỗi gạch đầu dòng viết thành 1 đoạn. - Giải thích: + "Học" được hiểu là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức khác nhau. + Hành là thực hành, chỉ sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. => " Học đi đôi với hành" tức là gắn việc học lý thuyết với thực hành, học tập phải áp dụng vào thực tiễn. Mối quan hệ giữa "học" và "hành" vô cùng quan trọng. "Học" là cơ sở, nền tảng để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, dẫn đường chỉ lối cho "hành". "Hành" góp phần bổ sung, hoàn thiện cho kiến thức đã học, biến kiến thức thành hành động thiết thực trong cuộc sống. - Phân tích các biểu hiện: Học đi đôi với hành biểu hiện như thế nào? + Học lý thuyết thì phải làm bài tập vận dụng để khắc sâu kiến thức. (Học Toán thì phải về nhà làm bài tập ) + Các nội dung học tập phải gắn liền với thực tế cuộc sống, giúp người học vận dụng vào cuộc sống. (Học Tiếng Anh ko chỉ học Ngữ pháp mà còn phải học nghe, nói, luyện tập giao tiếp; học Vật lí và Công nghệ phải biết thực hành lắp mạch điện đơn giản ). + Thực hành dựa trên lý thuyết đã học, nhằm nhớ bài lâu hơn và cũng là cách kiểm chứng xem người học có hiểu bài chưa, có biết vận dụng không. (Học Hóa phải làm thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, giải thích các hiện tượng phản ứng xảy ra). + Học thông qua hành động, trải nghiệm để bản thân tự rút ra được những bài học ngoài sách vở, để mở mang hiểu biết hơn nữa. (Học từ các hoạt động ngoại khóa, thực hiện dự án học tập để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ) - Chứng minh: Tại sao đây là phương châm học tập đúng đắn? + Nếu chỉ học kiến thức trong sách vở, không thực hành thì kiến thức đó sẽ khô khan, khó nhớ. Dần trở thành học vẹt, học đối phó, học trước quên sau, ko mang tính ứng dụng. + Học giỏi kiến thức nhưng yếu kỹ năng dẫn đến việc chúng ta trở nên thụ động, thiếu kỹ năng sống, sau này ra đời không có được những năng lực cần thiết cho bản thân để sẵn sàng thích 1
- ứng với sự biến động của công việc nghề nghiệp cũng như giải quyết các tình huống trong cuộc sống. - Lợi ích: Học đi đôi với hành sẽ giúp chúng ta nhớ bài tốt hơn, khắc sâu hơn kiến thức. Bên cạnh đó còn giúp tiết học, môn học thêm thú vị, hấp dẫn, tránh sự nhàm chán. Rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo và sự nhanh nhẹn trong cuộc sống. Từ đó, việc học trở nên hiệu quả. - Phê phán và mở rộng. + Lối học vẹt, học thuộc lòng mà ko mang tính ứng dụng. + Học vì thành tích, học chỉ để thi cử mà ko ứng dụng gì vào cuộc sống. Lối học của VN hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết và ít có + Học vì thành tích, học chỉ để thi cử mà ko ứng dụng gì vào cuộc sống. Lối học của VN hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết và ít có nhiều cơ hội cho người học tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. Trong tương lai, hy vọng Bộ GD sẽ có những cải tiến mới, để giúp việc học trở nên gần gũi và mang tính ứng dụng cao hơn. - Bài học: Là HS, để học tốt ta phải tích cực học tập, phải có thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững, nắm chắc lý thuyết và vận dụng thành thạo chúng vào thực hành; phải biết kết hợp hài hoà giữa học với hành và coi đó là một phương châm học tập cho bản thân. KB: Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là con đường lớn nhất dẫn ta đến với thành công. Học hành là việc vô cùng quan trọng, chi khi biết học hành đúng cách thì ta mới có thể vững bước trong học tập và trong cuộc sống. 2
- THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu cây lúa Việt Nam Gợi ý thơ về cây lúa: “Chiều về ngắm cảnh đồng quê Mênh mông cò lượn bốn bề xốn xang Một màu thảm lúa dát vàng Bồi hồi hoài niệm những trang sách đời” “Thương lắm chân tình cây lúa lại đơm bông Nhắn gởi yêu thương trong lòng người xa xứ Mỏi gót phong sương trên bước đường lữ thứ Xin hãy quay về nơi đất mẹ còn trông ” “Trời mưa cho lúa thêm bông Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền” II. Thân bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam 1. Khái quát nguồn gốc cây lúa: - Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với bắp, lúa mì, khoai mì và khoai tây. Cây lúa là cây lương thực quan trọng của người dân Việt Nam. Cây lúa có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân. - Cây lúa nước xuất phát đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có thể là nơi đầu tiên thuần hóa được loài cây này. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa, ngành lúa nước ở Việt Nam từ lâu đã rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu sớm nhất. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và đi khắp thế giới. Đến thế kỉ 18, người Tây Ban Nha đã đem các giống lúa nước gieo trồng ở Nam Mỹ. 2. Chi tiết về cây lúa: - Đặc điểm, hình dạng, kích thước của cây lúa: • Đặc điểm: cây lúa có thân mềm, cây lúa sống cần có nước, cần có sự chăm sóc, . • Hình dạng: cây lúa dài, thân mềm và có lá nhọn, • Kích thước: cây lúa cao khoảng 50cm và rất nhỏ, • Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng như các loài cỏ khác. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lúc nhỏ là thân lá. Khi lớn lên lóng mới dài ra. Lóng trên cũng dài nhất. Từ những mắt lóng sẽ đẻ ra nhánh lúa. Thân lúa được bao bọc bởi lá lúa. 3
- • Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Phiến lá mỏng, dẹp và có nhiều lông rậm. Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Mỗi cây lúa trưởng thành thường có từ 12 đến 18 lá. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi còn phát triển lá có màu xanh lục. Khi chín lá lúa chuyển sang màu vàng. - Cách trồng lúa: • Trước tiên phải chọn lúa, hạt thật chắc không bị sâu • Sau đó ngâm lúa và ủ lúa để cho lúa lên mộng • Sau đó đem vải lúa ngoài đồng • Khi lúa đã lên cây thì cần đủ nước, đủ phân và công sức thì cây lúa mới có thể phát triển. 3. Phân loại: Lúc ban đầu, lúa nước chỉ có vài loại cơ bản bao gồm giống lúa ưa cạn và giống lúa ưu nước. Giống lúa ưa cạn là giống lúa có thể phát triển ở vùng đất xốp không ngập nước. Nhưng nếu có ngập nước, giống lúa này vẫn phát triển tốt. Ngày nay, các tộc người thiểu số vẫn còn lưu giữ các giống lúa này. Giống lúa ưa nước là giống lúa được gieo trồng trên các vùng đất có nước ngập thường xuyên. Cây lúa phát triển tốt khi có nước ngâm ở chân.Với trình độ phát triên cao của khoa học, nhờ công nghệ lại tạo, người ta đã lai tạo được nhiều giống lúa mới có chất lượng gạo cao, dẻo, thơm, dễ gieo trồng, ngắn hạn và cho năng xuất cao. 4 . Vai trò của lúa: • Lúa dùng để bán lấy tiền • Lúa có thể làm ra gạo dể chúng ta ăn • Lúa có thể xuất khẩu • Lúa tăng thu nhập • Lúa có thể làm nhiều món ăn khác nhau. • Lúa đi vào thơ ca, văn học nghệ thuật, là biểu tượng của đất nước Việt Nam. “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần” (Gợi ý thêm: Đối với người dân Việt Nam từ ngàn đời nay, cây lúa đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa đất Việt, không chỉ đem lại sự ấm no đủ đầy mà nó còn trở thành một nét đẹp của bức tranh đất nước Việt bây giờ và mãi mãi, để nói lên được hình ảnh các người nông dân đã cần cù mộc mạc chân chất như thế nào. Là một loại lương thực chính của bữa cơm làng Việt nói riêng và Châu Á nói chung, ngay cả lẫn vào trong sự sang trọng của các nhà hàng cũng không thể thiếu 4
- hình ảnh chén cơm này. Đây còn là một dấu mốc chắc chắn về truyền thống văn hóa tốt đẹp nên gìn giữ và phát triển hơn nữa. Nếu như khi xưa nó chỉ đem lại sự ấm no cho một gia đình thì việc xuất khẩu gạo bây giờ còn góp phần làm giàu thêm cho đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên ngày càng làm cho nguồn gen của giống lúa trồng thêm phong phú và đa dạng hơn). III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây lúa Việt Nam THUYẾT MINH CÂY TRE ▪ Mở bài: Từ lâu, cây tre đã xuất hiện trong cuộc sống của con người Việt Nam. Cây tre đã sống gắn bó và đem lại nhiều lợi ích mà ít có loài cây nào sánh kịp. Đối với con người Việt Nam, cây tre là biểu tượng cho sự cần mẫn, đức hi sinh, tinh thần đoàn kết bất diệt. Tre sống và chiến đấu cùng con người, tre ăn đời ở kiếp với con người, tre đi vào đời sống tinh thần, làm nên nét văn hóa làng quê đậm đà bản sắc dân tộc trong mấy nghìn năm qua. (Thuyết minh cây tre Việt Nam) ▪ Thân bài: Nguồn gốc cây tre Cây tre thuộc bộ hòa thảo, lớp thực vật hai lá mầm, tông tre. Cây tre vừa mang đặc tính của loài cây thân cỏ (thân rỗng), vừa mang đặc tính của các loài cây thân gỗ (thân cao). Cây tre được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Phổ biến nhất là các nước nhiệt đới, vùng xích đạo và các khu vực cận xích đạo. Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Lào, Thái Lan, là những nước trồng nhiều tre. Phân loại Việc phân loại các loài tre khá phức tạp bởi số lượng loài được phát hiện là rất lớn. Đến nay, trên thế giwois người ta đã phát hiện khoảng 1300 loài thuộc 70 chi. vẫn còn rất nhiều loại được cho là có quan hệ họ hàng với tre chưa được đặt tên và nhiều loài khác chưa được phát hiện. Nước trồng nhiều tre nhất thế giới là Trung Quốc. Đặc điểm hình dáng, sinh thái - Khác với các loài cây thân cỏ, cây tre tỏ ra vượt trội về chiều cao và tuổi thọ. Một cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 đến 20 mét. Về cơ bản, cây tre cũng có cấu tạo hình dáng bên ngoài và đặc điểm sinh trương, phát triển giống như các loài thân cỏ khác. Quan sát một cây tre ta thấy gồm: Gốc rễ, thân ngầm, thân chính, cành, lá, hoa, quả. 5
- - Dưới gốc cây là thân ngầm. Thân ngầm đặc, thường nằm trong đất, là cơ quan phát rễ, có chức năng giữ cho cây đứng vững và cũng là cơ quan sinh sản của cây. Trên thân ngầm thường mọc lên các chồi măng. Măng tre là cây con phát triển, bên trông mềm, bên ngoài được bọc một lớp áo vỏ cứng. Lá cẩm lớp vỏ ấy khi bóc ra được gọi là mo. Măng tre có hình nhọn, thường phát triển rất nhanh. - Thân ngầm của cây tre thường nằm trong đất, đôi khi cũng trồi lên. Thân ngầm là nơi phát triển của bộ rễ và những mầm măng. Thân ngầm đặc, rất cứng, giúp cây đứng vững. Trên thân ngầm là thân chính. Thân chính của cây tre có nhiều lóng rỗng và đốt đặc. Thân tre to ở gốc và nhỏ dần ở ngọn. Mỗi lóng tre dài khoảng 40 đến 60cm. Một số loài có đốt ngắn hơn như le, tre gai, Tuy nhiên có loài có lóng dài đến 120cm như trúc xanh, giang, nứa, lồ ô, Tại các lóng tre có rễ giả. Bộ rễ giả này nếu gặp điều kiện ẩm ướt sẽ phát triển thành rễ tre. Thế nên, người ta thường hay giâm cành để tạo vường ươm mới. - Đốt tre đặc mang chồi, có vòng mo và vòng đốt. Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ. Khi già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân, đó chính là vòng mo. Tại các mấu mắt phát triển cành tre. Cành nhánh hướng về phía trên, đều mang lá. - Lá và bẹ lá là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá tre thon nhỏ, thô cứng thường rụng sau một thời gian phát triển. Mo tre là cơ quan bẹ lá, sau rụng đi hoặc bám chạ vào thân tre. Mỗi năm, tre thay lá rất nhiều lần, đặc biệt vào mùa khô tre có thể rụng hết lá để tránh bị thoát nước. Vai trò, lợi ích, ý nghĩa cây tre trong đời sống con người - Cây tre là một vật dụng xây dựng rất hữu ích và tiết kiệm. Tre dựng nhà, xây cửa, làm cầu, chắn sóng, Lạt tre buộc chặt kết nối các vật với nhau không gì sánh bằng. Trên đan liếp, nông bồ, phên giậu che chắn cho không gian sống của con người. Tre làm hàng rào bảo vệ vườn cây, ao cá, ruộng đồng. Cây tre làm sào phơi đồ, mái chèo tre lướt sóng, thuyền tre bồng bềnh trên sông phản ánh sâu sắc sức mạnh khai thác tự nhiên của con người trong công cuộc chinh phục vĩ đại. - Măng tre vốn là một loại thực phẩm ưa thích của nhiều người Việt Nam. Món ăn từ măng tre đơn giản, dễ chế biến. Tuy không mang lại nhiều dinh dưỡng cho người dùng như nó làm cho bữa ăn thêm đậm đà, ý vị. - Cây tre cũng là nguyên liệu của ngành thủ công mỹ nghệ và các nông cụ sản xuất. Những phẩm vật được làm từ nan tre, cây tre nhiều không sao kể xiết. Từ cái cày, cái thúng, cái ghế, cái giường, cho đến những đồ vật làm đẹp không gian như gáo tre, nón tre, đèn lồng tre, kệ tre, Chiếc đũa tre bao đời đã gắn bó với người nông dân trong những bữa cơm gia đình đầm ấm tạo nên nét đẹp văn hóa thuần Việt hết sức độc đáo. - Hình ảnh cây tre còn gắn với lịch sử vĩ đại của dân tộc. Từ truyền thuyết Thánh Giống nhổ cụm tre đánh giặc đến sự kiện Ngô Quyền đóng cọc tre phá tan thủy quân Nam Hán 6
- đã làm nên những trang sử hào hùng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cây tre cũng góp một phần lớn làm nên chiến thắng hào hùng. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre xung phong vào trận mạc, anh dũng chiến đấu chống giặc. Ụ tre lật đổ xe tăng. Lũy tre chống đạn, che chắn nhân dân, gậy tre giúp chiến sĩ vượt đường xa, Có thể nói, chưa bao giờ tre thôi gắn bó với con người trên từng bước đường gian khổ. - Cũng giống như hình ảnh cây đa, bến nước, cây tre cũng đi vào đời sống con người như một người bạn chân tình, hồn hậu. Tre đi vào thi ca, nhạc, họa với tư thế vừa mềm mại, vừa kiêu hãnh, biểu trưng cho phẩm chất anh hùng và ý chí bất khuất của dân tộc. - Thơ về cây tre: “Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu” “Măng non mọc giữa bờ tre Nắng mưa có mẹ chở che tháng ngày. Tre già chẳng quản khô gầy, Chắt chiu mầu mỡ đủ đầy nuôi con” “Tre xanh bạn với muôn nhà, Giúp đời giúp nước xông pha thân mình. Làng quê xanh luỹ tre xanh, Điểm tô cuộc sống yên lành tháng năm”. Cách trồng và chăm sóc - Muốn trồng tre trước hết phải chọn giống tre phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cây con để trồng là cành chiết hoặc giâm hom. Có thể trồng cây tre quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây mới trồng sinh trưởng thuận lợi. - Trồng cây tre gần như không cần đầu tư nhiều. Cây tre thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, bộ rễ phát triển và ăn sâu, thích hợp với các loại đất, có khả năng chịu hạn và úng, trồng được ở nhiều nơi từ miền núi cao đến vùng đồng bằng. - Khi cây tre đã bén rễ ta cần tưới nước vào mùa khô để cây phát triển tốt. Khi cây lớn phải thường xuyên dọn cành để bụi tre thông thoáng, tránh sâu bọ giúp cây phát triển tốt. Kết bài: Ở các nước Đông Á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Dù ngày nay, nền công nghiệp phát triển cao nhưng mãi mãi, cây tre vẫn giữ vững vai trò của 7
- mình trong đời sống con người. Càng phát triển con người có xu hướng tìm về với các giá trị tự nhiên nguyên thể, có ý nghĩa bảo vệ và phát triển môi trường sống ngày càng thân thiện, bền vững như đất mẹ đã ban tặng. THUYẾT MINH CON LỢN Bài mẫu "Ba bà đi bán lợn con Bán đi chẳng được lon ton chạy về Ba bà đi bán lợn sề Bán đi chẳng được chạy về lon ton" Từ xa xưa, lợn là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó. Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc. Lợn được thuần hóa từ lợn rừng. Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cùng khoảng thời gian này tại Trung Quốc. Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Cho đến ngày này, lợn càng ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. Ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều giống lợn phổ biến như lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách, Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triện mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn thân màu đen, chân ngắn, bụng sệ khiến cho lưng lúc nào cũng võng xuống trông rất nặng nề khó di chuyển. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Mỗi lứa lợn có thể đẻ tới hàng chục con. Mỗi con sinh ra nhỏ nhắn khoảng ba, bốn ki lô gam, thường có màu hồng trông rất đẹp. Những con lợn nằm thành từng đàn nung núc vây quanh mẹ. Đôi mắt lợn tròn, to đen, cái miệng dài khi ăn thức ăn thì nó sục vào máng húp tạo ra tiếng kêu rất to. Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi như: lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách, Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triện mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng có thân màu đen , hoặc đen khoang trắng, lông chúng thưa, mõm ngắn, bụng sệ khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo, có bốn chân nhỏ và thấp chính vì thế mà chúng di 8
- chuyển khá chậm chạp, ì ạch và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60-70 ki lô. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoắc tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ. Lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ , đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ, chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng , dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Trong các gia đình nông thôn, thường hộ nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm chục con, không chỉ nuôi láy thịt, phân của chúng còn được tận dụng bón cho cây trồng. Ngoài lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ , mõm dài ,lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán. Hiện nay , khi Việt Nam càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới , quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn Y-óoc-sai của nước Anh, chúng có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ và hai tai dựng, thân dài bụng thon gọn và bốn chân cao. Trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể lên tới 100 ki lô, cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới. Giống lợn này hiện nay hầu như đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng trên thị trường, Từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng, Hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết, Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Trư Bát Giới là nhân vật mang tính cách phát triển và phức tạp. Bát Giới có hình hài như một quái vật gớm ghiếc, "nửa lợn, nửa người" Tên gọi khác của Bát Giới là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho nghĩa là: "con lợn (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ. Có rất nhiều bài ca dao có sử dụng hình ảnh con lợn: 9
- “"Yêu nhau chả lấy được nhau Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già Bao giờ sum họp một nhà Con lợn lại béo cau già lại non." “Nuôi heo thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nợp cheo cho làng Lựa được một con dâu sâu con mắt Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng”. "Con gà cục tác lá chanh Con lợn ụt ịt (ủn ỉn) mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà (Mẹ) ơi đi chợ mua tôi đồng riềng" Lợn là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người , gắn bó thân thiết với người nông dân , gắn bó với xóm làng, vườn tược , quê hương Việt Nam. Dàn ý thuyết minh về chiếc điện thoại di động I. Mở bài: - Giới thiệu về chiếc điện thoại di động trong cuộc sống con người. II. Thân bài: * Nguồn gốc ra đời: - Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell, ngày 10 tháng 3 năm 1876 ra đời. - Ngày 3 tháng 4 năm 1973 Martin Cooper đã cải tiến chiếc điện thoại cồng kềnh, nặng, thành điện thoại di động. * Cấu tạo: - Thẻ sim là nơi lưu trữ số điện thoại và được cung cấp bởi nhà mạng. - Pin và sạc là hai thiết bị không thể thiếu trong điện thoại di động, Pin là một thiết bị dự trữ và cung cấp năng lượng giúp cho chiếc điện thoại có thể hoạt động được trong thời gian nhất định. Sạc là một thiết bị chuyển điện năng từ mạng điện (hay ắc quy) thành điện năng mà điện thoại có thể sử dụng được và đưa vào dự trữ trong pin. - Mạng điện thoại di động của mỗi nhà cung cấp dịch vụ và mỗi quốc gia có sự khác nhau. Điện thoại di động đều kết nối bằng sóng vô tuyến đến một trạm gốc nơi có gắn anten trên một trụ cao hoặc tòa nhà. 10
- - Ngoài chức năng nghe gọi ra, điện thoại ngày nay còn tích hợp rất nhiều chức năng nghe gọi, chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc, tài liệu, chính vì thế mỗi điện thoại khác nhau sẽ có dung lượng lưu trữ khác nhau. * Công dụng: - Giữ liên lạc đơn giản và dễ dàng hơn. - Tận hưởng thời gian “chết” một cách thú vị. - Trò chuyện với bạn bè, lướt web đọc báo, chơi game, nghe nhạc hay xem video một cách dễ dàng. - Gửi và nhận email không phụ thuộc máy vi tính, chụp ảnh lưu giữ khoảnh khắc như một chiếc máy ảnh thông thường, nắm tất cả thời gian, kế hoạch và địa điểm trong lòng bàn tay. Chiếc smartphone sở hữu tất cả những ứng dụng như đồng hồ báo thức hay lịch nhắc việc chuyên nghiệp, * Tác hại: - Nhiều người quá lạm dụng sử dụng điện thoại quá nhiều gây ra các bệnh về mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, trầm cảm Đặc biệt ngày nay việc lạm dụng điện thoại vào mạng xã hội đang khiến con người ta dễ rơi vào bệnh trầm cảm, sống ảo, Trẻ em sử dụng điện thoại quá sớm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, hình thành tính cách trẻ, III.Kết bài: - Khẳng định lại lợi ích và tác dụng của điện thoại trong cuộc sống con người. THUYẾT MINH CHIẾC CẶP SÁCH I. Mở bài – Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. II. Thân bài 1. Nguồn gốc, xuất xứ: – Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. – Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo: – Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. 11
- + Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. 3. Quy trình làm ra chiếc cặp: – Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. + Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. + Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. + Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. 4. Cách sử dụng: – Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên = > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính. + Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. – Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 5. Cách bảo quản: 12
- – Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. 6. Công dụng: – Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. – Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. – Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. III. Kết bài – Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn mật thiết và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. Dàn ý thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm I. Mở bài: - Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại. - Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người. II. Thân bài: * Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm: 13
- Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng. -Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ. - Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền. * Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm: - Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng. - Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp. - Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra. * Cách thức và hoàn cảnh sử dụng. - Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình - Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió. * Tác dụng: - Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não. - Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt. III. Kết bài: Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người. “Chiếc mũ bảo hiểm Trông thật là oai Tương lai ngày mai An toàn trên hết” 14
- . Dàn ý thuyết minh về chiếc điện thoại di động I. Mở bài: - Giới thiệu về chiếc điện thoại di động trong cuộc sống con người. II. Thân bài: * Nguồn gốc ra đời: - Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell, ngày 10 tháng 3 năm 1876 ra đời. - Ngày 3 tháng 4 năm 1973 Martin Cooper đã cải tiến chiếc điện thoại cồng kềnh, nặng, thành điện thoại di động. * Cấu tạo: - Thẻ sim là nơi lưu trữ số điện thoại và được cung cấp bởi nhà mạng. - Pin và sạc là hai thiết bị không thể thiếu trong điện thoại di động, Pin là một thiết bị dự trữ và cung cấp năng lượng giúp cho chiếc điện thoại có thể hoạt động được trong thời gian nhất định. Sạc là một thiết bị chuyển điện năng từ mạng điện (hay ắc quy) thành điện năng mà điện thoại có thể sử dụng được và đưa vào dự trữ trong pin. - Mạng điện thoại di động của mỗi nhà cung cấp dịch vụ và mỗi quốc gia có sự khác nhau. Điện thoại di động đều kết nối bằng sóng vô tuyến đến một trạm gốc nơi có gắn anten trên một trụ cao hoặc tòa nhà. - Ngoài chức năng nghe gọi ra, điện thoại ngày nay còn tích hợp rất nhiều chức năng nghe gọi, chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc, tài liệu, chính vì thế mỗi điện thoại khác nhau sẽ có dung lượng lưu trữ khác nhau. * Công dụng: - Giữ liên lạc đơn giản và dễ dàng hơn. - Tận hưởng thời gian “chết” một cách thú vị. - Trò chuyện với bạn bè, lướt web đọc báo, chơi game, nghe nhạc hay xem video một cách dễ dàng. - Gửi và nhận email không phụ thuộc máy vi tính, chụp ảnh lưu giữ khoảnh khắc như một chiếc máy ảnh thông thường, nắm tất cả thời gian, kế hoạch và địa điểm trong lòng bàn tay. Chiếc 15
- smartphone sở hữu tất cả những ứng dụng như đồng hồ báo thức hay lịch nhắc việc chuyên nghiệp, * Tác hại: - Nhiều người quá lạm dụng sử dụng điện thoại quá nhiều gây ra các bệnh về mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, trầm cảm Đặc biệt ngày nay việc lạm dụng điện thoại vào mạng xã hội đang khiến con người ta dễ rơi vào bệnh trầm cảm, sống ảo, Trẻ em sử dụng điện thoại quá sớm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, hình thành tính cách trẻ, Dàn ý thuyết minh về chiếc xe đạp I. Mở bài: - Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cả hai đều phải tập trung giới thiệu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc xe đạp. II. Thân bài: * Nguồn gốc, sự ra đời của chiếc xe đạp - Năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên được ra đời bởi một nam tước người Đức có tên là Baron von Drais. Ông đã có ý tưởng từ trước đó về một cỗ máy dùng sức người giúp ông đi nhanh hơn, cụ thể là quanh khu vườn hoàng gia. Và chiếc xe đạp đầu tiên ấy có tên là “Cỗ máy chạy bằng chân”, được làm hoàn toàn từ gỗ. Nó đã giúp ông đi được 13km chỉ trong 1 giờ đồng hồ mà thôi. Cách sử dụng chính là người ngồi lên sẽ dùng chân đẩy về phía sau, bánh xe sẽ đẩy xe lên phía trước. Nhưng chiếc xe này khó giữ được thăng bằng và sau này bị chính phủ cấm. - Năm 1860 - 1870, xe đạp ban đầu đã có thêm bàn đạp ở bánh xe trước, bánh trước cũng lớn hơn bánh sau rất nhiều. - Năm 1885, chiếc xe với hai bánh bằng nhau và khá đầy đủ các bộ phận ra đời. Chiếc xe này chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng. - Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn. * Hình dáng và các bộ phận của xe đạp - Tay lái: Tay lái của xe đạp bao gồm có phần tay nắm để lái, phanh và chuông. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau. Phanh xe là một phát minh vô cùng tuyệt vời giúp chúng ta làm chủ tốc độ trong quá trình sử dụng điều khiển xe. 16
- - Bánh xe: Là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường. - Bàn đạp: Đây là nơi mà chân chúng ta sẽ dùng để tác dụng lực lên làm bánh xe quay nhờ có hệ thống xích xe. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta. - Yên xe: Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái. - Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe * Các loại xe đạp khác nhau - Đầu tiên là loại xe đạp phổ biến mà chúng ta vẫn thường thấy, các bà các mẹ hay đi. Tay lái cong cong, xe khá là cao. - Xe đạp địa hình: Loại xe này có lốp to, có hệ thống giảm xóc rất tốt, phù hợp để đi trên đường đất đá gồ ghề, đường núi. Tuy nhiên xe hơi nặng và đi hơi lâu. - Xe đi đường dài: Dành cho các bạn dùng để khám phá du lịch dài ngày, hay còn gọi là xe đạp tour. - Hybrid bike: Loại xe này phù hợp đi trong thành phố, có tốc độ cao. - Ngoài ra còn một số loại xe đạp khác như xe đạp gấp, xe đạp tối giản tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng mà có sự lựa chọn khác nhau. * Công dụng và cách sử dụng xe đạp - Công dụng: + Trước hết thì xe đạp là công cụ giúp con người di chuyển thô sơ nhất, đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Gần như chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được. + Trong thời kỳ công nghiệp hóa khiến môi trường ô nhiễm thì sử dụng xe đạp sẽ không thải khí độc ra môi trường như nhiều loại phương tiện khác. Đồng thời dễ di chuyển ở những thành phố lớn vào giờ cao điểm, giao thông ùn tắc + Đạp xe là một cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ thừa, lượng calo thừa, giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp. 17
- - Cách sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngồi lên yên, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Xe sẽ di chuyển về phía trước, khi ta cần phanh lại đã có tay phanh * Cách bảo quản, giữ gìn xe đạp - Xe đạp khá nhỏ gọn nên chúng ta có thể cất ở một chỗ có diện tích nhỏ, hoặc có thể tháo ra cất đi nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài. - Cần chú ý tra dầu cho xích thường xuyên, đồng thời kiểm tra độ căng của hai bánh xe để tránh bị hỏng lốp III. Kết bài: - Nêu tình cảm, cảm nghĩ của chính mình về công dụng cũng như lịch sử, hình dáng của xe đạp. 18