Đề cương tham khảo ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015

pdf 5 trang thaodu 3971
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tham khảo ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_tham_khao_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề cương tham khảo ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015

  1. ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP HỌC KỲ II _ 2014-2015 Môn LÝ 8 A/ GIÁO KHOA 1) Khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ? -Công cơ học: Khi lực tác dụng lên vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực ta nói lực có sinh công. -Công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường di chuyển của vật không vuông góc với lực. 2) Phát biểu định luật về công? -Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 3) Công suất cho ta biết gì? Viết công thức, tên gọi, đơn vị của các kí hiệu trong công thức tính công suất -Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một lực ( một vật ) và công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. -Công thức tính công : P = Trong đó : P là công suất, đơn vị W (Oát) A là công thực hiện được, đơn vị J (Jun) t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây) 4) Khi nào vật có mang năng lượng ? -Vật mang năng lượng khi vật có khả năng thực hiện công 5) Động năng là gì ? Động năng của một vật phụ thuộc các yếu tố nào ? Vì sao nói các phân tử cấu tạo nên vật luôn có động năng -Động năng: Năng lượng của vật có được do vật chuyển động gọi là động năng. -Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố khối lượng và vận tốc. -Nói các phân tử cấu tạo nên vật luôn có động năng bởi vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. 6) Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? -Thế năng trọng trường: Năng lượng của vật có được khi vật ở một độ cao so với mặt đất (hoặc so với vị trí khác được chọn làm mốc) gọi là thế năng trọng trường. -Thế năng trọng trường phụ thuộc vào các yếu tố khối lượng và độ cao. 7) Nêu kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng ? Cho ví dụ minh họa -Khi một vật chuyển động, thế năng có thể chuyển hoá thành động năng và ngược lại, động năng có thể chuyển hoà thành thế năng. – Ví dụ : Quan sát chuyển động của xích đu, ta thấy : + Khi xích đu đi xuống, độ cao của xích đu giảm, còn tốc độ tăng, thế năng giảm và động năng tăng : có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng. + Khi xích đu đi lên : độ cao của xích đu tăng còn tốc độ giảm, thế năng tăng và động năng giảm : có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng. + Khi xích đu ở vị trí thấp nhất : Thế năng có giá trị nhỏ nhất và động năng lớn nhất. + Khi xích đu ở vị trí cao nhất : thế năng có giá trị lớn nhất còn động năng nhỏ nhất 8) Các chất được cấu tạo như thế nào ? Cho 1 ví dụ về hiện tượng khuếch tán và giải thích ví dụ đó -Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. -Ví dụ hiện tượng khuếch tán : Đổ nước nhẹ vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, tạo thành hai tầng riêng biệt. Để một thời gian ta có thể thấy chúng dần dần khuếch tán hoà lẫn vào nhau. -Giải thích ví dụ:
  2. +Nước được cấu tạo từ nhưng phân tử nước. Giữa các phân tử có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng. +Dung dịch đồng sunfat được cấu tạo từ nhưng phân tử dung dịch đồng sunfat. Giữa phân tử có khoảng cách và chúnh chuyển động không ngừng. +Khi đổ nước vào dung dịch đồng sunfat, các phân tử nước và phân tử dung dịch đồng sunfat đã chuyển động xen vào hoảng cách của nhau. => Tạo nên hiện tượng khuếch tán giữa nước và dung dịch đồng sunfat. 9) Hiện tượng khuếch tán là gì ?Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật có tính chất gì ? Trong nước nóng hay nước lạnh thì đường sẽ tan nhanh hơn ?Tại sao ? - Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các phân tử của chất này xen vào khoảng cách giữa những phân tử của các chất khác và ngược lại. -Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ giữa các phân tử nguyên tử cấu tạo nên vật có khoảng cách và chúng chuyển động hỗn loạn không ngừng. -Đường sẽ tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì khi ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh -> Chúng xen vào khoảng cách của nhau sẽ nhanh hơn => Đường tan nhanh hơn 10) Nhiệt năng là gì? Đơn vị của nhiệt năng ? Các cách làm biến đổi nhiệt năng ? Cho ví dụ mỗi loại ? -Nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. -Đơn vị nhiệt năng là J (Jun) -Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công hay truyền nhiệt. -Ví dụ thực hiện công: Chà xát miếng đồng lên mặt bàn. Ta thấy miếng đồng nóng lên => Miếng đồng đã bị thay đổi nhiệt năng. -Ví dụ truyền nhiệt:Nhúng miếng đồng vào nước nóng.Khi lấy ra ta thấy miếng đồng nóng lên => Miếng đồng đã bị thay đổi nhiệt năng. 11) Nhiệt lượng là gì? Cho biết ký hiệu và đơn vị của nhiệt lượng. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. -Ký hiệu nhiệt lượng là Q - Đơn vị nhiệt lượng là J (Jun). 12) Có mấy hình thức truyền nhiệt? Nêu đặc điểm của từng hình thức truyền nhiệt. So sánh sự dẫn nhiệt giữa các chất rắn, lỏng, khí ? -Có 3 hình thức truyền nhiệt là dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. - Đặc điểm của từng hình thức truyền nhiệt và so sánh sự truyền nhiệt : Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt Đặc điểm Nhiệt năng có thể Là sự truyền nhiệt Là sự truyền nhiệt truyền trực tiếp từ bằng các dòng chất bằng các tia nhiệt đi phần này sang phần lỏng hoặc chất khí. thẳng. khác của một vật, từ vật này sang vật khác. So sánh sự truyền -Xảy ra tốt trong chất -Xảy ra tốt trong chất -Xảy ra tốt cả 3 chất nhiệt rắn. lỏng và chất khí. rắn, lỏng, khí. -Xảy ra kém trong chất -Không xảy ra trong lỏng và chất khí. chất rắn.
  3. B/ GIẢI THÍCH 1) An dùng 1 tấm ván dài 18 dm thì phải dùng một lực kéo là 250N vậy nếu dùng tấm ván dài 2 m thì phải dùng 1 lực ít nhất bằng bao nhiêu? 2) So sánh công suất của hai người sau biết hai anh cùng làm một công việc như nhau. Anh thứ I làm xong mất 600 s và anh thứ II làm xong mất 6 phút. 3) Quan sát chuyển động của xích đu, em hãy cho biết có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? 4) Ném một quả bóng cao su từ trên cao xuống mặt đất (1). Khi quả bóng chạm đất, quả bóng bị nén lại (2), lực đàn hồi lại đẩy quả bóng nảy lên (3) và chuyển động lên cao (4). Hãy cho biết trong mỗi giai đoạn (1),(2),(3),(4) có sự chuyển hóa của các dạng cơ năng như thế nào ? 5) Hòn bi đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang: (1đ) a. Năng lượng lúc này của hòn bi là dạng năng lượng nào? b. Giải thích vì sao trong trường hợp này, trọng lực của hòn bi không sinh công? 6) Cơ năng của vật trong các trường hợp sau thuộc dạng cơ năng nào a) Sợi dây cao su bị kéo dãn. b) Quyển sách được đặt trên bàn. c) Em bé đang chạy trên sân. d) Máy bay đang bay trên bầu trời. 7) Cơ năng của từng vật trong các trường hợp sau thuộc dạng cơ năng nào? a) Xe ô tô đang chạy xuống dốc. b) Bóng đèn treo trên trần nhà. c) Quả bóng lăn trên sân. d) Cái bàn để trên mặt đất. 8) Tại sao quả bóng cao su được bơm căng dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ? 9) Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng? 10) Khi cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Ta nói miếng đồng nhận thêm nhiệt lượng. Đúng hay sai? Tại sao? 11) Hãy cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong các hiện tượng dưới đây. a. Đứng gần bếp lửa ta thấy nóng. b. Phơi khô quần áo nhờ ánh nắng mặt trời. c. Khói bay lên từ các nhà máy. d. Xào thức ăn đang nấu bằng đũa inox, thấy tay bị nóng. 12) Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp của gỗ không? 13) Giữa Mặt Trời và Trái Đất có khoảng chân không, Năng lượng Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng hình thức nào ? Tại sao ? 14) Tại sao nồi, chảo thường làm bằng kim loại còn tô, chén thường làm bằng sành, sứ ? 15) Tại sao ban ngày thì gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm gió lại thổi từ đất liền ra biển ? 16) Khi đun cùng một lượng nước như nhau trong hai chiếc ấm. Một ấm bằng nhôm, ấm còn lại bằng đất. Nước trong ấm nào mau sôi hơn? Vì sao ? 17) Tại sao muốn đun nóng chất lỏng ta phải đun từ phía dưới ? 18) Khi ướp lạnh các chai nước ngọt trong thùng đá, ta nên để chai nước ngọt phía trên hay phía dưới các cục đá (đáy thùng)? Vì sao? 19) Ta nên chọn để mặc những bộ quần áo như thế nào cho phù hợp với thời tiết nóng và lạnh? Vì sao em chọn như vậy? C/ BÀI TẬP 1) Một người kéo một vật lên cao 5 m với lực kéo 120 N thì mất 40 s . Tính công và công suất người đó đã thực hiện khi kéo vật ?
  4. 2) Một trái dừa có khối lượng 2kg được thả rơi từ trên cao xuống một mương nước ở cách trái dừa 8m. Tính công của trọng lực tác dụng lên trái dừa khi rơi? 3) Một người đi xe đạp trên mặt đường nằm ngang. Khi đạp xe, người này tạo ra một lực kéo F = 60N và xe chuyển động thẳng đều với tốc độ 10,8 km/h. Hãy tính công suất của người này 4) Một người đi xe máy, động cơ có lực kéo không đổi 7000 N, đi trong 12 phút với vận tốc 5 m/s. Tính công và công suất của động cơ. 5) Một người kéo một vật với một lực kéo bằng 60N đi được quãng đường 12 m trong 10s . Tính công và công suất của người ấy ? 6) Một học sinh đi xe đạp với tốc độ không đổi 9km/h và lực đạp xe trung bình 60N. Tính công suất của học sinh này. 7) Một xe máy di chuyển với tốc độ 36 km/h bằng động cơ có công suất 1500 W a) Chứng minh rằng P = F.v b) Tìm độ lớn lực kéo của động cơ xe 8) Một máy bơm bơm nước lên cao 7,5 m. Công suất của máy là 150 W, khi máy hoạt động liên tục trong 1 giờ. Tính: a) Công của máy bơm? b) Lực do máy bơm tạo ra khi bơm nước lên. 9) Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1200N. Trong 1 phút công sinh ra là 780 000J. a. Tính vận tốc chuyển động của xe. b. Tính công suất của động cơ. 10) Một cái máy khi hoạt động với công suất 3000W thì nâng được một vật nặng 600kg chuyển động đều lên độ cao 25m trong 1 phút. a. Tính công có ích, công toàn phần của máy. b. Hiệu suất của máy. 11) Một người đi xe máy lên một con dốc. Khối lượng tổng cộng của người và xe là 150 kg. Cho rằng lực ma sát cản chuyển động của xe rất nhỏ. Độ dốc của mặt đường là 10% ( độ cao của dốc bằng 10% độ dài mặt đường). Hỏi động cơ của xe máy cần tạo ra một lực kéo để lên dốc là bao nhiêu? 12) Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 3m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 150N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng. 13) Một băng tải vận chuyển hàng hóa lên cao là một mặt phẳng nghiêng dài 7,5 m cao 2,5 m.Cho biết vật nặng trên băng tải có khối lượng 12kg. Tìm lực do băng tải tác dụng lên vật nặng để kéo vật đi lên ? 14) Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 3 m để đưa một vật có trọng lượng 1200 N lên cao 1,2 m. Tính lực cần tác dụng để đưa vật lên nếu: a) Ma sát không đáng kể? b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80% .Tính lực ma sát ? 15) Một công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật nặng lên cao 10 m , mất 30s . Lực kéo đầu dây tự do là 120 N. Tính công và công suất của người công nhân ? 16) Dùng một ròng rọc động để kéo một vật có trọng lượng 160 N di chuyển đều lên cao với lực kéo bằng 100 N, người công nhân phải kéo dây một đoạn dài 15 m mất 20 s. Tính : a) Công và công suất của người công nhân. b) Hiệu suất của ròng rọc. HIỆU SUẤT
  5. LÀ TỈ SỐ % GIỮA CÔNG CÓ ÍCH VỚI CÔNG TOÀN PHẦN. _ Công có ích là công đưa vật không dùng máy cơ đơn giản A1 = P*h _ Công toàn phần là công đưa vật bằng máy cơ đơn giản A = F*s H = 100%  A1 = A*H & A = lúc đó đưa giá trị của H về số thập phân ( 60% = 0,6)